MỤC LỤC
MỤC LỤC...............
LỜI NÓI ĐẦU ........................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE KAMAZ – 5320...................
1.1. Đặc điểm của xe KAMAZ - 5320 ..............
1.2. Tính năng kỹ thuật của ô tô KAMAZ – 5320...............
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CÂU CƠ CẤU PHANH KAMAZ - 5320................
2.1. Sơ đồ hệ thống dẫn động phanh khí nén trên xe KAMAZ - 5320..............
2.2. Cơ cấu phanh trên xe KAMAZ - 5320...............
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo .................
2.2.2. Nguyên lý làm việc..............
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN MÔ MEN PHANH DO CƠ CẤU PHANH SINH RA VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA CƠ CẤU PHANH KAMAZ – 5320............
3.1. Tính toán mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra ................
3.1.1. Xác định mô men phanh cần sinh ra ở cơ cấu phanh................
3.1.2. Xác định lực tác dụng lên guốc phanh.................
3.2. Kiểm tra khả năng làm việc của cơ cấu phanh...............
3.2.1. Tính toán xác định công ma sát riêng.................
3.2.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh..................
3.3.3. Tính toán xác định tỉ số khối lượng toàn bộ ô tô trên tổng diện tích ma sát má phanh......................
3.3. Tính toán xác định nhiệt phát ra trong quá trình phanh..................
3.4. Kiểm tra hiện tượng tự xiết.....................
KẾT LUẬN...............
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô giứ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội.Ô tô được sử dụng để phục vụ nền kinh tế quốc dân trong và lĩnh vực quốc phòng
Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới đã được áp dụng nhanh chóng vào công nghệ chế tạo ô tô nhằm mục đích làm giảm cường độ lao động người lái, đảm bảo an toàn cho xe, người, hàng hóa và tăng vận tốc cũng như tăng tính kinh tế nhiên liệu của xe.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau. Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá, kiểm nghiệm các hệ thống, cụm, cơ cấu cho xe là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm cho xe có được biện pháp sủ dụng tốt nhất.
Trong quá trình học tập em đã được giao đồ án môn học với đè tài: ”Kiểm nghiệm cơ cấu phanh trên xe KAMAZ - 5320”.
Mục đích của của đò án này là tìm hiểu, phân tích đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc, kiểm nghiệm cơ cấu phanh qua đó đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh trong mọi điều kiện hoạt động. Từ những mục đích trên nội dung đò án gồm các phấn sau:
Lời nói đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Kamaz - 5320.
Chương 2: Phân tích kết cấu của cơ cấu phanh trên xe Kamaz - 5320.
Chương 3: Tính toán mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra và kiểm tra khả năng làm việc của cơ cấu phanh xe Kamaz - 5320.
Kết luận.
Với điểu kiên thời gian có hạn, các nội dung trong đồ án chỉ là bước đánh giá kiểm nghiệm các thông số kỹ thuật của cơ cấu phanh, là cơ sở để xem xét và thực tế khả năng làm việc của cơ cấu phanh, cũng như củng cố kiến thức về hệ thống phanh nói riêng và các kết cấu của ô tô nói chung. Vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Kính mong sự góp ý của các thầy!
Hà nội, ngày … tháng .. năm 20…
Học viên thực hiện
………………
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE KAMAZ - 5320
1.1. Đặc điểm của xe KAMAZ - 5320
Xe KAMAZ 5320 (Hình 1.1) do nhà máy Kamxki , Liên Xô (cũ) sản xuất,là một loại xe có tính năng thông qua cao, có công thức bánh xe 6x4 . Xe được thiết kế để có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ từ - 400C đến + 450C với độ ẩm không khí lên đến 80% ở nhiệt độ + 200C, môi trường có độ bụi cao 1,0g/cm3, tốc đọ gió 20m/giây và hoạt động ở độ cao không quá 3000m so với mực nước biển.
1.2. Tính năng kỹ thuật của ô tô KAMAZ – 5320.
Một số thông số cơ bản của xe KAMAZ – 5320 như bảng 1.1.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CÂU CƠ CẤU PHANH KAMAZ - 5320
2.1. Sơ đồ hệ thống dẫn động phanh khí nén trên xe KAMAZ - 5320.
Hệ thống phanh trên xe KamAZ - 5320 là hệ thống phanh khí nén dẫn động nhiều dòng (Hình 2.1)
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống dẫn động:
Nguồn cung cấp khí nén trong hệ dẫn động là máy nén khí 9. Bộ điều chỉnh áp suất 11, bộ bảo hiểm chống đóng băng 12 và bình chứa ngưng tụ 20 tạo thành phần cung cấp của hệ dẫn động. Từ đây, không khí đã được lọc sạch, được tiếp dưới áp suất quy định và với số lượng cần thiết vào những phần còn lại của hệ thống dẫn động phanh khí nén và tới các nguồn tiêu thụ khí nén khác, hệ thống dẫn động phanh khí nén được chia ra thành các dòng độc lập ngăn cách lẫn nhau bởi các van bảo vệ.
Dòng I : Dòng I dẫn động các cơ cấu phanh công tác cầu trước gồm có một phần của van bảo vệ ba nhánh 17, bình chứa 24 với sức chứa 20 lít có khoá xả nước ngưng đọng và cảm biến 18 báo giảm áp suất trong bình chứa, một phần áp kế hai kim 5, khoang dưới của tổng van phanh 16, van 7 kiểm tra lối ra (C), van hạn chế áp suất 8, hai bầu phanh 1, các cơ cấu phanh ở cầu trước của xe và các ống dẫn và ống mềm nối giữa các thiết bị này.
Dòng IV: Đây là dòng của cơ cấu dẫn động hệ thống phanh phụ và các đối tượng tiêu thụ khác không có bình chứa riêng, nó bao gồm: Một phần van bảo vệ kép 13, khoá khí nén 4, hai xilanh 23 của cơ cấu dẫn động bơm điều tiết, xilanh 10 của cơ cấu dẫn động tay đòn dừng động cơ, cảm biến điện khí nén 14, các ống dẫn và ống mềm nối giữa các thiết bị này.
2.2. Cơ cấu phanh trên xe KAMAZ - 5320.
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo
Cơ cấu phanh trên xe Kamaz - 5320 là cơ cấu phanh guốc, chốt tựa cùng phía, kết cấu mở dạng cam đối xứng có biên dạng là đường Acximet. (Hình 1.4).
Do sử dụng cam phanh đối xứng cho nên khi dịch chuyển cam đẩy các guốc phanh về hai phía hành trình như nhau. Do vậy mô men ma sát ở các guốc phanh là bằng nhau: Mp1 = Mp2 . Do vậy các tấm ma sát mòn đều, khong phát sinh các lực phụ tác dụn lên ổ trục bánh xe nên chất lượng phanh ổn định.
2.2.2 Nguyên lý làm việc
Cụm cơ cấu phanh lắp trên mâm phanh 2, nối cứng với bích cầu, các tấm ma sát 9 có cấu tạo hình lưỡi liềm tương ứng với đặc tính mài mòn của chúng và được lắp trên hai guốc phanh 7. Các guốc phanh này tựa tự do lên các bánh lệch tâm của chốt 1 lắp trên mâm phanh 2, trục của các guốc phanh cùng với các mặt tựa lệch tâm cho phép định tâm đúng các guốc phanh so với trống phanh khi lắp ráp các cơ cấu.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN MÔ MEN PHANH DO CƠ CẤU PHANH SINH RA VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG LÀM
VIỆC CỦA CƠ CẤU PHANH KAMAZ - 5320
3.1. Tính toán mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra .
3.1.1. Xác định mô men phanh cần sinh ra ở cơ cấu phanh.
Mô men phanh sinh ra ở các cơ cấu phanh cua ô tô đảm bảo giảm tốc độ hoặc giảm tốc độ đến khi dừng ô tô hoàn toàn với gia tốc chậm dần trong giới hạn cho phép.
Do bánh xe sử dụng áp suất thấp nên λ1 = 0,93…,0,935 ta chọn λ1 = 0,9325,
Thay vào công thức (3.5) ta được: λk = 0,475575,
* Mô men phanh sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh của mỗi bánh xe ở các cầu:
Mô men phanh sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh của mỗi bánh xe ở các cầu là:
Đối với cơ cấu phanh bánh xe cầu trước; Mpt = 14037,94 Nm
Đối với cơ cấu phanh bánh xe cầu sau: Mps = 6371,43 Nm
3.1.2. Xác định lực tác dụng lên guốc phanh
Thông số hình học của cơ cấu phanh như bảng 3.1.
Lực đẩy từ cơ cấu doãng ma phanh tác dụng lên má phanh xác định trên cơ sở áp suât khí nén được đưa vào bấu phanh và diện tích tác dụng của bầu phanh.
Thay số được: cosy = 0,98.
Trường hợp áp suất phân bố lên má phanh theo quy luật hình sin(p= pmax,Sinβ).
Kết quả tính toán như bảng 3.2.
Do cùng kết cấu nên khi bỏ qua tác dụng của bộ điều hòa lực phanh thì mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra ở mỗi bánh là như nhau.Cơ cấu phanh đạt hiệu quả phanh tốt nhất khi mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra bằng với mô men phanh yêu cầu theo hệ số bám, khi đó áp suất khí nén đưa tới bầu phanh là
[5,9 ÷ 6] KG/cm2 nếu coi áp suất phân bố trên bề măt má phanh là đều (p=const) và [6,1 ÷ 6,2] KG/cm2 nếu coi áp suất phân bố trên bề măt má phanh theo quy luật hình sin (p = pmax.Sinβ).
3.2. Kiểm tra khả năng làm việc của cơ cấu phanh,
3.2.1. Tính toán xác định công ma sát riêng,
Công ma sát được xác định trên cơ sở các má phanh thu toàn bộ động năng của ô tô khi phanh ô tô ở vận tốc ban đầu nào đó.
Thay vào công thức (3.14) ta được: lms = 4858,7 [KN/m2]
Trị số công ma sát riêng cho phép đối với cơ cấu phanh xe tải là: [lms] = 3000 đến 7000[KN/m2].
Ta thấy đạt yêu cầu cho phép.
3.2.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh
Đối với cầu trước: p1 = 1,72 [MN/m2];
Áp suất trên bề mặt má phanh đối với cầu trước là lớn nhất
Áp suất trên bề mặt má phanh phụ thuộc vào vật liệu chế tạo má phanh và tang phanh, Đối với các má phanh hiện nay giá trị áp suất cho phép trên bề mặt má phanh nằm trong khoảng [p] = 1,5 – 2,0 [MN/m2]. So sánh với tiêu chuẩn trên ta thấy má phanh đảm bảo độ bền trong quá trình làm việc.
3.2.3. Tính toán xác định tỉ số khối lượng toàn bộ ô tô trên tổng diện tích ma sát má phanh
Thời hạn phục vụ của ma phanh được đánh giá bằng tỉ số q.
Thời hạn phục vụ của ma phanh được đánh giá bằng tỉ số q. q = 2,43.104[kg/m2];
Theo quy định với xe tải [q] = 2,5 ÷ 3,5.104 [kg/m2];
So sánh với chỉ tiêu cho phép ta đánh giá được
3.2.5. Kiểm tra hiện tượng tự xiết
Hiện tượng tự xiết xảy ra khi má phanh bị ép vào trống phanh chỉ bằng lực ma sát mà không cần tác động lực P của cơ cấu doãng má phanh lên guốc phanh
Trong trường hợp này mô men phanh về lý thuyết sẽ tiến đến vô cùng
1. Trường hợp p =const:
Ta có:
e= 0
β0 =2,09 rad
ρ = 0,24 m
Thay vào (3.20) có: μtx = 0.667
2. Trường hợp p=pmax,Sinβ:
Ta có:
e = 0
β0 =2,09 rad
ρ = 0,32 m
Thay vào (3.20) có: μtx = 0,45
Ta nhận thấy cả trong 2 trường họp nêu trên μtx đều lớn hơn μ = 0,35 đã chọn. Vậy cơ cấu phanh trước không có hiện tượng tự xiết.
* Kết luận: Thông qua quá trình tính toán , xác đinh các thông số của cơ cấu phanh và quá trình tính toán kiểm nghiệm đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh, ta nhận thấy cơ cấu phan trên xe Kamaz – 5320 hoàn toàn có khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện.
KẾT LUẬN
Qua quá trình làm đồ án môn học tuy thời gian không nhiều, song với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong bộ môn Xe Quân Sự, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: T.S………… , đồ án môn học đã được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Đồ án tập trung đi sâu vào các nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Kamaz - 5320.
Chương 2: Phân tích kết cấu của cơ cấu phanh trên xe Kamaz - 5320.
Chương 3: Tính toán mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra và kiểm tra khả năng làm việc của cơ cấu phanh xe Kamaz - 5320.
Qúa trình tính toán kiểm nghiệm các chi tiết đều đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, độ tin cậy cao. Tuy nhiên đồ án mới dừng lại ở tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh và đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu mà chưa xét tới các ảnh hưởng của các yếu tố khác trên hệ thống phanh.
Quá trình làm đồ án do kiến thức còn hạn chế, tài liệu khó, thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy giáo và góp ý của các bạn để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong các nội dung tiếp theo cũng như quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấu tạo Ôtô Quân sự . Tập 1,2 (Phần lí thuyết) HVKTQS.
Tác giả: Vũ Đức Lập & Phạm Đình Vy
2. Cấu tạo Ôtô Quân sự. Tập 1,2 (Phần hình vẽ) HVKTQS.
Tác giả: Vũ Đức Lập & Phạm Đình Vy
3. Cơ sở kết cấu Ôtô Quân sự và xe bọc thép bánh hơi. HVKTQS.
Tác giả: Vũ Đức Lập.
4. Thiết kế và tính toán Ôtô- máy kéo. Tập 2 NXB ĐH&THCN.
Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn & Phan Đình Kiên.
5. Lý thuyết Ôtô Quân sự. HVKTQS.
Tác giả: Nguyễn Phúc Hiểu.
6. Hướng dẫn thiết kế môn học. Tập 5 Hệ thống phanh. HVKTQS
Tác giả: Vũ Đức Lập.
7. Kết cấu và tính toán ô tô. NXB Giao thông vận tải.
Tác giả: Ngô Khắc Hùng.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"