Làm ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO

 

Chào mừng bạn đến DOANCHATLUONG - Nền tảng trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam cho Đăng và Tải bài hoàn toàn chất lượng, uy tín. Chúng tôi là bên sở hữu nền tảng DOAN CHATLUONG chuyên nhận làm đồ án, luận văn, báo cáo với đội ngũ giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết.

I. KINH NGHIỆM LÀM  ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO

1. Khái quát

Làm đồ án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp là một công việc lớn, để đạt được kết quả tốt thật không dễ dàng. DOANCHATLUONG xin chia sẻ với các bạn sắp làm đồ án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp một số kinh nghiệm, hi vọng sẽ có ích cho các bạn.

1.1. Nghĩ đến việc lựa chọn đề tài sớm, ngay từ học kỳ 1 của năm cuối

Thời gian làm tốt nghiệp từ 2 - 6 tháng nhưng lại kề Tết, nhiều bạn để qua Tết vẫn chưa tìm được đề tài. Điều này rất ảnh hưởng đến kết quả bởi thời gian tiếp cận vấn đề bị rút ngắn.

Các bạn đừng băn khoăn nhiều về tên đề tài cụ thể mà trước hết hãy chọn một hướng đề tài sao cho phù hợp hoặc thăm vấn ý kiến của thầy, cô bô môn có thể sẽ là người hướng dẫn mình trong quá trình làm kháo luận tốt nghiệp.

1.2. Phải có thời gian và tích cực bổ sung kiến thức theo hướng đề tài đã chọn

Phải thực hiện ngay từ thời gian thực tập. Tất nhiên trước đó càng tốt.

Phải thừa nhận một thực tế rằng kiến thức lý thuyết các bạn học trên lớp là chưa đầy đủ để làm các đồ án, luận văn, báo cáo chuyên sâu, Vì vậy bạn phải thu thập thêm các nguồn tài liệu bổ sung cho kiến thức. Nội dung thu thập tài liệu tham khảo có thể:

- Lý thuyết về chuyên ngành đó.

- Các đồ án, khóa luận, báo cáo thực tế đã làm về chuyên ngành đó.

- Các đồ án, kháo luận, báo cáo của các trường khác tương tự.

1.3. Chọn tên đề tài đồ án tốt nghiệp

Hãy lựa chọn tên thật kỹ, đừng để đến lúc thể hiện mới đổi tên. Tên càng ngắn gọn, dể hiểu càng tốt. Phải sát với nội dung thể hiện. Nếu có tên hay, thể hiện được nội dung đồ án, luận văn, báo cáo thì cũng rất tốt.

Những lỗi nên tránh:

- Tên đề tài một đằng, nội dung một nẻo. Ví dụ tên là đồ án, luận văn cải tiến nhưng lại chỉ toàn thiết kế mới

- Các bạn hãy thận trọng với những khái niệm mới, cách trình bày bản vẽ…. gây khó hiểu. Nếu muốn đưa vào đề tài của mình thì phải tìm hiẻu kỹ, thể hiện rõ về các khái niệm, các bản vẽ (dễ bị các thầy vặn hỏi khi bảo vệ).

1.4. Bí ý quá làm thế nào

Có tình trạng đã làm đến hơn tháng rồi mà ý tưởng đồ án, luận văn, báo cáo vẫn mờ nhạt, chẳng có gì để thông qua, sợ thầy mắng nên ở luôn nhà, hy vọng có ý rồi mới đến thông.

Cách này là dở nhất bởi vì có khi ở nhà đến khi kiểm tra tiến độ lần 2 vẫn chưa có ý. Càng bị thầy phê bình.

Nên sớm tìm đến thầy hướng dẫn để được gợi ý những ý tưởng. Có thể gặp hỏi nhiều thầy, không nhất thiết chỉ có thầy hướng dẫn. Có thể tham khảo cả bạn bè. Đồ án, luận văn, báo cáo nói chung phải có ý tưởng không thì sẽ rất nhạt, khó mà khó có điểm cao được.

1.5. Làm thế nào để nhận được ý hay từ phía thầy

Không phải thầy nào cũng có sẵn ý tưởng cho đồ án, luận văn, báo cáo của bạn, chỉ khi thầy cùng suy nghĩ với bạn, có các tư liệu, thông tin đầy đủ về vấn đề đó như đánh giá hiện trạng, tài tiệu tham khảo tại các trang website uy tín... thì mới có thể có ý tưởng gợi ý cho bạn. Nếu thày không đi được đến hiện trạng thì bạn phải có dàn ý đề tài mô tả thật kỹ, nếu không thì thầy cũng chẳng có tư liêụ, cảm xúc gì để cho ra ý tưởng.

1.6. Có phải đến hiện trạng không

Điều này là bắt buộc. Nếu bạn định chọn đề tài có trong các cơ quan, công ty, xý nghiệp, xưởng hoặc thành phố nào đó… thì phải xem khả năng có đi đến được tận nơi thực tế để tìm hiểu không đã. Nếu điều này thực hiện được thì sẽ rất thuận tiện cho việc triển khai đề tài của mình găn liền với thực tiễn sản xuất, công trường.

1.7. Cần có một sức khỏe tốt, cả về thể xác lẫn tinh thần

Có một cảnh báo rằng hầu như năm nào cũng có những sinh viên trở nên rất ít nói hoặc luôn ngửa mặt lên trời, miệng lẩm bẩm sau khi làm đồ án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp. Đó là hệ quả của sự tập trung căng thẳng quá mức mà vốn trong quá trình học chúng ta chưa phải giải quyết khối lượng công việc lớn như vậy. Sức khỏe là rất quan trọng trong giai đọan này. Các bạn đừng ỷ vào sức trẻ, nghĩ rằng mình có thể thức đêm một tháng liền.

Các kết quả là của một quá trình, từng tuần, từng ngày. Nếu có kế hoạch làm việc tốt thì sẽ tránh được những suy sụp về sức khỏe.

1.8. Quan tâm đến máy tính và ổ cứng của bạn

Khi làm đồ án, luận văn, báo cáo chủ yếu sử dụng trên máy tinh, nên hãy để ý virut, chết ổ cứng lại rất hay xảy ra đặc biệt vào tuần cuối trước khi nộp đồ án, luận văn, báo cáo. Luôn cảnh giác và ghi đĩa lưu thường xuyên.

1.9. Lời khuyên về thể hiện

- Cần thể hiện rõ ràng, không để nền rối rắm dưới hình, khó đọc. Ví dụ nền đen hoặc có hình khác làm nền rối mắt (đây là cách thể hiện các thầy không ưa nhất).

- Không cần có bản về sơ đồ nghiên cứu, không biết bắt chước nhau thế nào mà rất nhiều bạn hi sinh hẳn một bản vẽ để vẽ ra thứ mà không được tính điểm.

- Không phải cứ có nhiều hình vẽ, thuyết minh quá dài vì diễn giải là hay. Hãy chọn hình vẽ thể hiện với góc nhìn tốt nhất, đầy đủ, dễ hiểu là đủ và trình bày thuyết minh tính toán, dẫn dắt thông số cụ thể để cho người đọc dễ nắm bắt.

- Nếu không quá lụt, trước khi nộp khoảng 1-2 tuần, cho thầy giáo xem nội dung và bố cục bản vẽ. Sẽ tránh được những sai sót đáng tiếc do thể hiện. Ví dụ nội dung quan trọng bạn lại để hình rất bé.

1.10. Nếu in được bản vẽ nào trước được thì cứ in, vì đến 3 ngày sát lúc nộp đồ án, luận văn, báo cáo tất cả các máy in màu xung quanh các trường đại học, đặc biệt các trường đào tạo kỹ thuật đều đã nóng sắp cháy rồi

1.11. Nói thật to khi bảo vệ đồ án

Để được điểm 9 - 10 ngoài chất lượng bài đầy đủ nội dung, đương nhiên bạn phải trình bày tốt. Đừng e lệ quá, nhất là các bạn nam ngành kỹ thuật.

1.12. Chuẩn bị tốt cho bảo vệ sơ khảo vì đây là điểm rất quan trọng, ảnh hưởng đến điểm tốt nghiệp. Các thầy trong hội đồng chính thức cũng thường hay dựa vào điểm này để dánh giá

Nhiều bạn lại coi nhẹ lúc bảo vệ sơ khảo, nói năng ấp úng do không kịp chuẩn bị, dẫn đến điểm bị đánh giá thấp thật đáng tiếc.

1.13. Nếu bạn muốn kết quả đồ án, luận văn, báo cáo đạt được điểm cao thì bạn nên tìm kiểm nguồn đồ án, luận văn, báo cáo từ những khóa trước ở các trường thông qua nền tảng internet để học hỏi cách trình bày, bổ xung thêm kiến thức cho đa dang và xem cách bảo vệ. Đây cũng là cách bạn giảm được áp lực và rút ngắn thời gian tìm sách từ nguồn thư viện

1.14. Tất cả các bạn đã ra trường đều cho rằng đồ án, luận văn, báo cáo tốt nghịêp là dấu ấn của cuộc đời, không bao giờ quên. Hãy làm đồ án, luận văn, báo cáo thật tốt, sẽ là dấu ấn đẹp, chúng ta sẽ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp ở tương lai sau khi ra trường

Trí thức ở đâu ta vươn cao tới đấy

                                                                                                   Trích lờiChủ tịch Hồ Chí Minh”

2. Những câu hỏi thường gặp khi bảo vệ đồ án, luận văn, báo cáo

2.1. Câu hỏi về đề tài nghiên cứu

Bạn đã chọn đề tài này vì lý do gì? Đây là câu hỏi đầu tiên mà hầu hết các hội đồng phản biện thường hay hỏi bạn. Mục đích của câu hỏi này là để kiểm tra sự hiểu biết và quan tâm của bạn đối với đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi xoay quanh lý do vì sao nghiên cứu được tiến hành, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, và tính khả thi của nghiên cứu.

- Tại sao bạn quyết định nghiên cứu về chủ đề này?

- Mục tiêu của nghiên cứu của bạn là gì?

- Đã từng có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề tương tự chưa? Nếu có thì điểm khác của bạn so với các đề tài trước đó là gì?

- Tại sao bạn cho rằng nghiên cứu của bạn là khả thi và thực hiện nó?

Bạn nên trả lời các câu hỏi này một cách rõ ràng và thuyết phục, nêu ra những lý do chính mà bạn đã chọn đề tài này, như là:

- Đề tài có tính mới, có ý nghĩa thực tiễn hoặc khoa học.

- Đề tài liên quan đến ngành học, sở thích hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

- Đề tài có khả năng thực hiện được trong điều kiện và thời gian cho phép.

Bạn cũng nên tránh trả lời bằng những lý do quá chung chung hoặc không liên quan đến câu hỏi hoặc đề tài của bạn, như là:

- Đề tài được giáo viên hướng dẫn gợi ý hoặc bắt buộc.

- Đề tài dễ làm, ít tốn kém hoặc ít cạnh tranh.

- Đề tài không có gì đặc biệt, chỉ làm theo yêu cầu của trường

2.2. Câu hỏi về phương pháp nghiên cứu đề tài

Bạn đã tiến hành nghiên cứu như thế nào? Đây là câu hỏi để kiểm tra quá trình nghiên cứu của bạn, từ việc xác định vấn đề, đặt ra giả thuyết, thu thập và phân tích dữ liệu, cho đến việc đưa ra kết luận và kiến nghị. Các câu hỏi xoay quanh phương pháp và quy trình nghiên cứu đã sử dụng, độ chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, và tính đúng đắn của các giả thiết và phương pháp đã đưa ra, như là:

- Phương pháp nghiên cứu của bạn là gì?

- Tại sao bạn chọn phương pháp nghiên cứu này?

- Phương pháp nghiên cứu của bạn có đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy không?

- Các giả thiết và phương pháp đã đưa ra có đúng đắn không?

Bạn nên trả lời các câu hỏi một cách logic và có bằng chứng, minh hoạ bằng những số liệu, bản vẽ, biểu đồ hoặc bảng số nếu có. Bạn cũng nên nói rõ những khó khăn, thách thức hoặc giới hạn mà bạn gặp phải trong quá trình nghiên cứu, và cách bạn đã giải quyết hoặc ứng phó với chúng.

2.3. Câu hỏi về kết quả nghiên cứu đề tài

Bạn đã đạt được những kết quả gì từ đề tài nghiên cứu? Đây là câu hỏi để kiểm tra kết quả nghiên cứu của bạn, xem bạn đã đạt được mục tiêu đề ra hay không, và có những đóng góp gì cho lĩnh vực liên quan. Các câu hỏi xoay quanh kết quả của nghiên cứu, tính hợp lý và khả năng áp dụng của các kết quả, và độ quan trọng của kết quả nghiên cứu đề tài đối với lĩnh vực liên quan, như là:

- Kết quả nghiên cứu đề tài của bạn là gì?

- Tính hợp lý của kết quả nghiên cứu đề tài của bạn như thế nào?

- Khả năng áp dụng của kết quả nghiên cứu đề tài của bạn là gì?

- Độ quan trọng của kết quả nghiên cứu đề tài của bạn đối với lĩnh vực liên quan là gì?

Bạn nên trả lời câu hỏi này một cách tự tin và khách quan, không nên quá khoa trương hoặc khiêm tốn về kết quả của mình. Bạn cũng nên so sánh kết quả của mình với những nghiên cứu đề tài trước đó, để chỉ ra sự khác biệt và ưu điểm của đề tài của mình. Kể cả khi kết quả của bạn có thấp hơn các nghiên cứu đề tài trước đó, bạn cũng nên trung thực và đưa ra các phân tích, các đánh giá mang tính logic về nguyên nhân tại sao.

2.4. Câu hỏi về kết luận và đề xuất

Bạn có những đề xuất gì cho việc ứng dụng hoặc nghiên cứu đề tài tiếp theo? Đây là câu hỏi để kiểm tra khả năng ứng dụng thực tiễn và tiềm năng phát triển của nghiên cứu của bạn, xem bạn có thể đưa ra những gợi ý hữu ích cho những người quan tâm hoặc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài. Các câu hỏi xoay quanh những kết luận và đề xuất được đưa ra sau khi thực hiện nghiên cứu, tính hợp lý và khả thi của những đề xuất này, và cách mà nghiên cứu này có thể được phát triển trong tương lai, như là:

- Những kết luận của nghiên cứu đề tài của bạn là gì?

- Tính hợp lý và khả thi của những đề xuất được đưa ra là gì?

- Cách mà nghiên cứu đề tài này có thể được phát triển trong tương lai như thế nào?

Bạn nên trả lời câu hỏi này một cách sáng tạo và thiết thực, không nên đưa ra những kiến nghị quá lý tưởng hoặc không khả thi. Bạn cũng nên cân nhắc đến những yếu tố như thời gian, chi phí, nguồn lực, pháp lý, đạo đức, văn hoá… nếu như phát triển đề tài này mở mức độ cao hơn. Hãy tự đặt suy nghĩ cho bản thân rằng bạn sẽ tiếp tục phát triển luận văn của mình và ứng dụng nó vào thực tiễn chứ không phải là nhằm mục đích hoàn thành học phần và tốt nghiệp ra trường. Khi đó, các đánh giá và đề xuất của bạn sẽ trở nên sâu sắc và thực tiễn hơn, thể hiện sự tâm huyết của bạn với đề tài của mình.

3. Cách trả lời câu hỏi chuyên nghiệp, tự tin và chính xác

Đối mặt với câu hỏi từ các thầy cô và chuyên gia phản biện là cơ hội để bạn thể hiện khả năng phân tích, đánh giá và bảo vệ ý kiến của mình về đề tài đang nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng trả lời hiệu quả khi phản biện luận văn. Để có thể trả lời một cách tự tin, chính xác và thuyết phục, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

3.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng

Bạn nên đọc kỹ đồ án, luận văn, báo cáo của mình và có thể thêm của người khác, tìm hiểu về chủ đề, phương pháp, kết quả và kết luận của các đồ án, luận văn. Bạn cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể được đặt ra, những điểm mạnh và yếu của đồ án, luận văn, báo cáo của mình và của người khác, những ý kiến đồng tình hoặc phản biện có căn cứ.

3.2. Lắng nghe và hiểu câu hỏi

Khi được hỏi, bạn nên lắng nghe kỹ và hiểu rõ ý của người đặt câu hỏi. Nếu không rõ, bạn có thể yêu cầu người hỏi giải thích lại hoặc đặt lại câu hỏi. Bạn không nên trả lời vội vàng mà không hiểu rõ câu hỏi hoặc trả lời không liên quan đến câu hỏi.

3.3. Trả lời một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác

Bạn nên trả lời một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác, không nói lan man hoặc lạc đề. Bạn nên sử dụng ngôn ngữ khoa học, chuyên ngành, có dẫn chứng , hình vẽ và minh họa khi cần thiết. Bạn không nên trả lời một cách mơ hồ, khó hiểu hoặc sai sự thật.

3.4. Thái độ tôn trọng và linh hoạt

Bạn nên có thái độ tôn trọng và linh hoạt khi phản biện đồ án, luận văn, báo cáo. Hãy bắt đầu với việc cảm ơn người đặt câu hỏi, người phản biện và hội đồng bảo vệ đồ án, luận văn, báo cáo. Bạn nên biết nhận xét tích cực và tiếp thu những góp ý chân thành. Bạn nên biết bảo vệ quan điểm của mình một cách lịch sự và logic, không cố chấp hoặc xúc phạm người khác.

Như vậy, trên đây là một số câu hỏi thường gặp khi phản biện khoá luận tốt nghiệp và một số lời khuyên khi trả lời các câu hỏi của thầy cô phản biện. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị cho những câu hỏi khác có thể xuất hiện trong buổi bảo vệ, tùy thuộc vào đề tài, ngành học và hội đồng phản biện của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên luyện tập trước khi bảo vệ để có thể trình bày một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục. Hãy nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc bạn bè, người thân của mình lắng nghe và cho ý kiến về đồ án, luận văn, báo cáo của bạn.

 

II. QUY TRÌNH NHẬN ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO

1. Nhận đề tài và yêu cầu

Bạn vui lòng gửi thư tới chúng tôi về địa chỉ email dichvudoanchatluong.vn@gmail.com hoặc hotline 0389.339.986. Các yêu cầu gửi tới chúng tôi có thể gồm:

- Phiếu giao đề tài từ giáo viên hướng dẫn, nhà trường.

- Tên đề tài chính xác và dàn ý triển khai đề tài yêu cầu cần thực hiện.

- Đề tài (có thể là bản vẽ, hình ảnh) và yêu cầu đề tài cần thực hiện.

- Thời gian nộp và thời gian dự kiến bảo vệ.

- Yêu cầu mong muốn hoàn thành từ đề tài về thời gian, các yếu tố khác.

Lưu ý: Gửi thông tin đề tài, yêu cầu phải luôn chính xác tuyệt đối, sau này có sai sót chúng tôi không chịu trạch nhiệm với bất kỳ lý do gì.

Xem trước bảng giá dịch vụ (tại mục III. BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ LÀM ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO bên dưới) nếu đồng thuận thì mới gửi đề tài và yêu cầu tới DOANCHATLUONG. Ngoài ra, vui lòng không gửi thư tới chúng tôi.

2. Phân tích đề tài, yêu cầu và gửi báo giá

Sau khi chúng tôi nhận được đề tài và yêu cầu, bộ phận chuyên môn của chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích đề tài và yêu cầu từ các bạn gửi. Qúa trình này sẽ kéo dài từ 1 đến 2 ngày tính từ khi nhận được thư. Tùy thuộc và dạng đề tài, mức độ nguồn thông tin từ đề tài và yêu cầu mà chúng tôi gửi thư phản hồi sớm hay muộn.

Sau khi nghiên cứu, phân tích đề tài và yêu cầu từ các bạn gửi, có kết quả từ bộ phận chuyên môn. Chúng tôi sẽ gửi báo giá và thời gian dự kiến thực hiện tới các bạn theo biểu mẫu báo giá quy định bên chúng tôi.

Lưu ý: Trong thời gian 1 đến 3 ngày kể từ khi gửi báo giá tới các bạn, mà chúng tôi không nhận được thư phản hồi từ các bạn thì bản báo giá đó hết hiệu lực.

3. Thỏa thuận và đặt tiền cọc

Bản báo giá chúng tôi gửi tới các bạn, được các bạn xem xét và đồng thuận với kinh phí và thời gian dự kiến triển khai đồ án, luận văn, báo cáo. Hai bên sẽ đi đến thỏa thuận hợp tác và chúng tôi (bên thực hiện làm đô án, luận văn, báo cáo) sẽ tạm ứng 35-40% giá trị từ bản báo giá đã gửi tới các bạn ở mục 2. Số tiền còn lại sẽ được tạm ứng tiếp theo tùy theo tiến triển, chất lượng công việc triển khai và thanh toán đủ trước khi bàn giao đồ án, luận văn, báo cáo.

4. Tiến hành làm

Chúng tôi sẽ tiến hành triển khai làm đề tài từ yêu cầu mà các bạn đã gửi tới chúng tôi. Các yêu cầu cần triển khai ở đề tài sẽ được chúng tôi khai triển triệt để nội dung cho các bạn. Trong quá trình làm chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể với các bạn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

Khi chúng tôi làm xong các phần nồi dung đã hoàn thành trong yêu cầu đề tài. Các bạn muốn nhận để đi thông thầy hướng dẫn thì phải báo trước chúng tôi từ 1 đến 2 ngày để chúng tôi có sự chuẩn bị về chất lượng để gửi tới các bạn. Ngoài thời gian trên chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận bất kể ly do gì.

5. Bàn giao và chỉnh sửa bài

Sau khi chúng làm xong và đáp ứng đủ nội dung như đề tài yêu cầu. Chúng tôi sẽ bàn giao tới các bạn toàn bộ bài làm dưới dạng file mềm (kể các các bản vẽ thiết kế), đồng thời các bạn phải có nhiệm vụ thanh toán đủ kinh phí như bản báo giá đã gửi tới các bạn trước khi các bạn nhận toàn bộ bài làm.

Kê từ khi các bạn nhận được bài làm đã xong từ bên chúng tôi gửi đến lúc trước khi bảo vệ. Nếu có sai sót, lỗi hay vướng mắc gì các bạn phải liên hệ sớm nhất với chúng tôi và để chúng tôi tiến hành chỉnh sửa bài sao cho phù hợp với các bạn (thời gian nhận phản hồi 2 đến 5 ngày kể từ khi nhận bài hoàn chỉnh từ bên chúng tôi). Ngoài thời gian trên chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận bất kể ly do gì mà các bạn yêu cầu.

6. Hướng dẫn bảo vệ

Trước khi các bạn bảo vệ chính thức hãy liên hệ với chúng tôi để được phân công người phụ trách hướng dẫn đề tài cho các bạn. Các bạn vui lòng liên hệ, đặt lịch với chúng tôi từ 1 đến 2 ngày để chúng tôi có sự chuẩn bị và có thể gửi các câu hỏi cho chúng tôi trước thì càng tốt.

Lưu ý: Chúng tôi chỉ thảo luận và hướng dẫn các bạn những kiến thức liên quan đến đề tài. Trong quá trình thảo luận không tránh khỏi những quan điểm khác nhau về góc độ nhìn nhận. Vì vậy chúng tôi rất mong sự cộng tác từ các bạn.

 

III. BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ LÀM ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO

Chúng tôi xin gửi tới các bạn bản báo giá dịch vụ làm đồ án, luận văn, báo cáo như bên dưới. Bản bảo giá này được công bố trên nền tảng trực tuyến DOANCHATLUONG (tại mục III. BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ LÀM ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO).

TT

Dạng đề tài

Gía đề tài

Ghi chú

1

 Đề tài tốt nghiệp

 13 đến 15 triệu

 - Không mô hình

 - Dành cho 2 - 3 sinh viên

 Đề tài tốt nghiệp

 8 đến 10 triệu

 - Không mô hình

 - Dành cho một sinh viên

2

 Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 1,3 đến 1,5 triệu

 Dành cho 1- 2 sinh viên

3

 Đồ án môn học

 2,3 đến 2,8 triệu

 Dành cho 2 - 3 sinh viên

 Đồ án môn học

 1,8 đến 2,1 triệu

 Dành cho một sinh viên

4

 Bài tập lớn

 1,1 đến 1,3 triệu

 Dành cho một sinh viên

 

Lưu ý: Bản báo giá này sẽ được chúng tôi thay đổi bất kể khi nào sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của chúng tôi. Và sẽ được chúng tôi đăng trên nền tảng DOANCHATLUONG.

Hiện tại chúng tôi tạm thời chỉ nhận đề tài thuộc lĩnh vực cơ khí, ô tô. Các ngành liên quan điện & tự động hóa, xây dựng tạm thời chưa nhận.

 

Thông tin nhận ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN, BÁO CÁO

Hotline/zalo: 0389.339.986

Email: dichvudoanchatluong.vn@gmail.com

Địa chỉ truy cập nền tảng: www.doanchatluong.vn

Facebook: doanchatluong.vn