MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1. DAO TIỆN ĐỊNH HÌNH
1. Phân tích chi tiết gia công
2. Tính toán profin dao tiện định hình
3. Xác định chiều rộng và kích thước kết cấu của dao
4. Kết cấu phần phụ của dao
5. Yêu cầu kỹ thuật của dao
Chương 2. DAO PHAY ĐỊNH HÌNH HỚT LƯNG
1. Phân tích chi tiết
2. Tính toán profin dao
2.1. Chọn loại dao và tính các kích thước chính của dao
2.2. Xác định profin chi tiết
3. Yêu cầu về kỹ thuật
Chương 3. DAO PHAY LĂN RĂNG
1. Xác định profin dao phay đĩa modun
2. Các yêu cầu kĩ thuật của dao phay đĩa modun
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Dụng cụ cắt đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành Cơ Khí chế tạo. Phần lớn công việc gia công chi tiết cơ khí là công việc cắt gọt một lượng dư nhất định từ phôi để tạo ra các sản phẩm theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Để đạt được chất lượng gia công cao đòi hỏi phải có dụng cắt chính xác,phù hợp với yêu cầu. Thiết kế dụng cụ cắt kim loại là môn học cần thiết nhằm mục đích giúp cho sinh viên biết cách thiết kế, chế tạo các dụng cụ cắt thông thường, cũng như các dụng cắt không thông thường trong nghành Cơ Khí. Trong lĩnh vực gia công vật liệu có nhiều dạng gia công khác nhau,do vậy số dụng cụ gia công và dụng cụ cắt rất đa dạng và phong phú.
Trong phạm vi đồ án môn học này, sinh viên có nhiệm vụ thiết kế 3 dụng cụ cắt được sử dụng khá phổ biến hiện nay:
1. Dao tiện định hình.
2. Dao phay định hình hớt lưng.
3. Dao phay lăn răng.
Với những kiến thức đã học, các tài liệu tham khảo ,cùng với sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn, em đã hoàn thành được bản đồ án môn học này. Em xin chân thành cảm ơn thầy: TS…………….. đã hướng dẫn em hoàn thành đồ án này.
Hà nội, ngày … tháng … năm 20….
Sinh viên thực hiện
……………….
Chương 1
DAO TIỆN ĐỊNH HÌNH
Yêu cầu: Thiết kế dao tiện định hình để gia công chi tiết như hình vẽ.
- Vật liệu gia công là thép 40XG giới hạn bền: sb = 85Kg/mm2
- Với các số liệu kích thước được ghi trên hình vẽ.
1. Phân tích chi tiết gia công
- Vật liệu gia công là thép 40XG có sb = 85Kg/mm2 đây là vật liệu thuộc nhóm có độ cứng HB = 235+290 , đây là loại vật liệu có độ cứng không cao
- Độ dài chi tiết gia công nhỏ , đường kính chi tiết nhỏ , chiều cao profin chi tiết gia công nhỏ. Bề mặt gia công chủ yếu là mặt trụ tròn và có 2 mặt côn và để tránh sai số cho 2 mặt côn này người ta thường sử dụng cách gá nâng để đảm cho cho profin chi tiết được chính xác, tuy nhiên yêu cấu cho phép sai số nên ta có thể sử dụng phương pháp gá thẳng để giảm độ phức tạp.
2. Tính toán profin dao tiện định hình
Để xác định profinlưỡi cắt của dao ta phải xác định profin lưỡi cắt ở tiết diện pháp tuyến với mặt sau của dao (kích thước profin cần thiết để chế tạo dao) và profin ở tiết diện mặt trước (kích thước để kiểm tra profin dao).
- Góc sau a : Có ảnh hưởng lớn đến ma sát của dao và chi tiét, biến dạng của bề mặt gia công, sự mài mòn và tuổi bền của dao, độ nhãn của bề mặt gia công… Khi cắt dao bị mòn theo mặt sau là chủ yếu nên chọn a lớn.
- Với vật liệu thép 45 có có sb = 600 N/m2 tra bảng thông số hình học phần cắt dao tiện ta được :
Từ hình vẽ ta có:
+ h1,h2,h6,h5 : là chiều cao profin trên mặt phẳng pháp tuyến với mặt sau
+ t1,t2,t5,t6 : là chiều cao profin trên mặt trước
* Tính chiều cao profin ứng với điểm I của dao tron mặt phẳng N_N và chiều cao của profin dao thep mặt trước.
Ta có:
hi : là chiêu cao profin ứng với điểm I của dao trong mặt phẳng N_N.
ti : là chiều cao profin của dao theo mặt trước, lấy chuẩn gốc là điểm cơ sở 1.
ri : là bán kính cơ sở ứng với điểm i.
3. Xác định chiều rộng và kích thước kết cấu của dao
Tra bảng các kích thước của dao với chiều sâu lớn nhất của hình dáng chi tiết gia công tmax :
Chọn tmax =14 mm ta được các kích thước của dao như hình vẽ :
Tra bảng (2-6) trong quyển hướng dẫn thiết kế dụng cụ cắt kim loại ( trường ĐHBKHN 1988) ta được các kích thước như hình vẽ : H=75mm.
4. Kết cấu phần phụ của dao
Tính theo công thức:
Ld = Lc + b1 + b + c + a
Chiều rộng lưỡi cắt chung là :
Lc= 40 + 0,6 + 7 + 1,5 + 2 = 51,1 mm
5. Yêu cầu kỹ thuật của dao
Vật liệu cắt: thép gió P18
Độ cứng sau nhiệt độ luyện:62-65 HRC
Vật liệu phần thân: thép 45. Độ cứng sau nhiệt độ luyện:40-45 HRC
Nơi sản xuất (ĐHBK_HN)
Vật liệu làm dao : P18
Các kích thước cơ bản : dài 75, j=15°,j1=45°,
Chương 2
DAO PHAY ĐỊNH HÌNH HỚT LƯNG
Yêu cầu: Thiết kế dao phay định hình hớt lưng có góc trước g > 0 để gia công chi tiết có vật liệu gia công là thép 45, sb = 650 N/mm2, có độ cứng HB =150-235
1. Phân tích chi tiết
Chi tiết có dạng rãnh với profile phức tạp, bao gồm các đường thẳng và cung tròn. Chiều rộng của rãnh l=20mm , chiều sâu lớn nhất là 9.29mm.
2. Tính toán profin dao
2.1. Chọn loại dao và tính các kích thước chính của dao
a) Chọn loại dao :
Với chiều sâu lớn nhất của chi tiết cần gia công là 9.29mm và chiều rộng của rãnh gia công là l=20mm ta tra bảng (9_V) trong sách “Hướng dẫn thiết kế dụng cụ cắt kim loại_Đậu Lê Xin_Hà Nội 1983” (*) ta được đường kính D = 100mm.
Do D=100 nên ta chọn loại dao răng liền thân hớt lưng, có góc trước g>0 và dạng đáy răng là dạng thẳng.
Vật liệu chế tạo dao: thép gió P18
Độ cứng sau nhiệt luyện đạt : 62-65 HRC
b) Các kích thước chính của dao :
Do dao làm bằng vật liệu là thép 45.
D=100; d(A) = 32 ; d1 = 34 ; h=10 ; H=20 ; Z = 10 ; K=6 ; K1 = 7 ; R = 2.
2.2. Xác định profin chi tiết
Ta có:
hcmaxi : Chiều cao max của profin chi tiết tại điểm i
hci : Chiều cao của profin chi tiết tại điểm i
hci = Rf - Ri
Với: Rf = D/2 = 50 mm ta chia profin chi tiết thành nhiều điểm sẽ tính được profin dao tại các điểm, nối các điểm tương ứng ta được profin dao. Tuy nhiên ở đây ta thấy trên chi tiết có 1 đoạn có dạng cung tròn vì thế biên dạng dao để cắt đoạn này sẽ có dạng một đường cong phức tạp và để vẽ được tương đối chính xác đoạn biên dạng dao ở đây thì ta phải lấy khá nhiều điểm trong đoạn này.
3. Yêu cầu về kỹ thuật
Vật liệu làm dao : thép P18, độ cứng 65 HRC
Độ đảo hướng kính của các lưỡi cắt <= o,o3
Độ đảo mặt đầu <= 0,03
Độ đảo hướng tâm của mặt trước <= 0,06 mm
Chương 3
DAO PHAY LĂN RĂNG
Yêu cầu: Yêu cầu thiết kế dao phay lăn răng modun: m =2
1. Xác định profin dao phay đĩa modun
Dao phay lăn răng m =1-20 được tiêu chuẩn hoá , các bộ phận kết cấu của nó được xác định.
2. Các yêu cầu kĩ thuật của dao phay đĩa modun
Theo bảng 13_VIII (*) ta có :
- Vật liệu làm dao là P18.
- Độ cứng sau tôi là : HRC62-65.
- Độ bón các mặt :
Mặt trước mặt lỗ gá dao và mặt tựa không thấp hơn : 8.
Bề mặt sau hớt lưng không mài thì không thấp hơn 7, bề mặt sau có mài thì không thấp hơn 7.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hướng dẫn thiết kế dụng cụ cắt” - Tập1, Tập 2 - ĐHBK 1977
2. “Hướng dẫn làm bài tập dung sai” - Ninh Đức Tốn 2001
3. Tiêu chuẩn GOCT.
4. Tiêu chuẩn TCVN.
5. Bài giảng vẽ kỹ thuật.
6. Bài giảng “Thiết Kế Dụng Cụ Cắt Kim Loại”
7. Bài giảng “Thiết kế dụng cụ công nghiệp”
8. Sổ tay công nghệ chế tạo máy - ĐHBK
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"