MỤC LỤC
Lời nói đầu……………………………………………………...........……1
Mục lục………………………………………………………….............…2
Tổng quan về động cơ một……………………….. ……………........…3
Chương I: Lựa chọn phương pháp điều chỉnh……………..……....….6
Chương II: Lựa chọn mạch động lực ……………………….…......….14
Chương III: Tính toán mạch động lực…....……………………......…..25
Chương IV: Chọn mạch điều khiển ...…………………………......….51
Chương V: Đánh giá các đặc tính và chỉ tiêu điều chỉnh…...............68
Chương VI : Thiết kế hệ tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ ….74
Chương VII : Đánh giá chất lượng của hệ tự động điều chỉnh …….93
Tài liệu tham khảo………………………………………………........….97
LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo tận tâm của các thầy cô đã giúp trang bị cho em những kiến thức cần thiết để em có thể vữn bước vào đời. Ngay từ khi bước chân vào trường em đã được các thầy cô dạy đại cương đã trang bị cho em những kiến thức khoa học cơ bản để em có thể tiếp thu được những kiến thức chuyên ngành dưới sự dạy bảo ân cần, khoa học của các thầy cô trong khoa Điện nói chung và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Thiết Bị Điện - Điện tử .
Với những kiến thức chuyên môn em đã tiếp thu được, sự lỗ lực trong quá trình làm đồ án và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, rất khoa học thầy: TS…....……….. đã giúp em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình làm đề tài Tôt nghiệp: THIẾT KẾ HỆ ĐIỀU CHỈNH ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP BẰNG HỆ ĐIỀU ÁP XUNG ĐỘNG CƠ” em cảm rất nhiều thú vị và thu lượm thêm nhiều kiến thức bổ ích và đặc biệt đã giúp em củng cố lại những gì mà mình đã học đồng thời em đã học được cách vận dụng những kiến thức đã và cách tìm kiếm kiến thức để giải quyết một công việc thực tế.
Một lần nữa em xin chân thành các thầy cô đã dạy giỗ em không những kiến thức chuyên môn mà còn kiến thức sống quý báu để em có thể vững bước vào cuộc sống
Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
Động cơ một chiều có đặc tính điều chỉnh tốc độ rất tốt vì vậy nó được dùng nhiều để nhiều trong các nghành công ngiệp có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ như cán thép ,giao thông vận tải …
* Phương trình đặc tính cơ và đặc tính cơ điện của động cơ một chiều:
Phương trình này cho ta biết được mối quan hệ tốc độ của động cơ với tải. Ta dùng chúng để khảo sát các trạng thái làm việc của động cơ
- Đối với động cơ một chiều ta có :
U = Eư + Iư
- Điện áp phần ứng của động cơ là giá trị định mức: Uđm
- Tải định mức : mô men định mức Mđm ,dòng điện định mức Iđm
CHƯƠNG I. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
Để có thể điều chỉnh được tốc độ động cơ một chiều ta có thể sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều chỉnh điện trở phần ứng
- Phương pháp điều chỉnh dòng kích từ
- Phương pháp điều áp phần ứng
I. Phưong pháp điều chỉnh điện trở phần ứng Rư
Phương pháp này còn được gọi là phưong pháp điện trở phụ có thể áp dụng cho động cơ kích từ độc lập,song song ,nối tiếp hay hỗn hợp .
1. Nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý của phưong pháp.
Ta thấy :
+ Khi Rf =0 đặc tính cơ có dạng như đường (1) . Đường này còn đựơc gọi là đường đặc tính cơ tự nhiên của động cơ . Khi động cơ làm việc xác lập với Mc,1 tương ứng với điểm a trên đặc tính cơ tự nhiên 1.
Ta thấy khi thêm điện trở phụ vào trong quá trình quá độ nó có tác dụng hạn chế dòng điện phần ứng nên nó còn có thể dùng để khởi động động cơ một chiều. Khi khởi động dòng khởi động.
2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
Phương pháp điều chỉnh điện trở phụ Rưp có một số ưu điểm như :đơn giản giá thành hạ,nhưng nó gồm những nhược điểm lớn sau:
Phương pháp điều chỉnh Rư chỉ có thể tạo được những tốc độ thấp hơn tốc độ cơ bản bằng cách giảm độ cứng của động cơ .Đây là phương pháp điều chỉnh không triệt để , dải điều chỉnh phụ thhuộc vào mô men tải ,độ chính xác duy trì tốc độ không cao, độ tinh điều chỉnh kém .
II. Điều chỉnh kích từ của động cơ một chiều.
1. Nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý của phương pháp (cho động cơ kích từ độc lập).
Để có thể điều chỉnh kích từ bằng cách đưa thêm điện trở phụ vào mạch kích từ hay điều chỉnh điện áp phần kích từ .
- Nguyên lý điều chỉnh:
Trong quá trình điều chỉnh kích từ ta giữ nguyên điện trở phần ứng ,điện áp phần ứng.
Ta thấy khi điều chỉnh kích từ :
Inm : không phụ thuộc vào kích từ
Mnm : sẽ giảm khi kích từ giảm
Đối với tải có Mc tỷ lệ nghịch với tốc độ thì có thể tăng đơn trị ,từ thông càng giảm thì tốc độ càng tăng và mô men cản giảm ,lúc này Iư nằm ở mức không gây nên sụt áp và sụt tốc quá lớn .
2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
Phương pháp điều chỉnh từ thông có chỉ tiêu kinh tế cao ,nó không đòi hỏi các thiết phức tạp ,công suất mạch điều khiển nhỏ và tổn thất năng lượng không nhiều. Nếu tính của tải phù hợp với đặc tính của mô men cản cho phép theo tốc độ thì năng lượng tổn hao khi làm với tốc độ thấp cũng chỉ xấp xỉ khi làm việc với tốc độ cơ bản .
III. Điều chỉnh tốc độ đông cơ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng
1. Nguyên lý điều chỉnh
Với động cơ một chiều khi giữ kích từ ,điện trở phần ứng không đổi và thay đổi điện áp phần ứng thì dòng phần ứng và mô men điện từ sẽ thay đổi do đó tốc độ cũng thay đổi .
Để thực hiện được phương pháp này ta cần phải có những bộ điều áp như máy phát một chiều ,bộ biến đổi van hoặc khuếch đại từ .
Phương trình cân bằng áp cho sơ đồ thay thế :
Eb = Eư + Iư .(Rư + Rb)
E = Eb - Iư .(Rư + Rb)
2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
Về các chỉ tiêu kỹ thuật và năng lựơng phương pháp điều áp được đánh giá tốt .Nó có các ưu điểm nổi bật sau :
+ Đây là phương pháp điều chỉnh triệt để nghĩa là nó có thể điều chỉnh tốc độ động cơ trong bất kỳ vùng tải nào
- Vì phần tử điều chỉnh đặt trong mạch điều khiển của bộ biến đổi nên tổn hao công suất điều chỉnh nhỏ. Nó là mạch có công suất nhỏ nên ta có thể điều chỉnh tinh ,có khả năng thành hệ tự động hóa để có thể có được những chỉ tiêu chất lượng cao hơn .
- Tuy do ảnh hưởng của điện trở của bộ biến đổi nên độ cứng có suy giảm nhưng vẫn còn cứng hơn so với các phương pháp điều chỉnh khác.Do vậy phơng pháp này cho sai tốc nhỏ ,khả năng quá tải lớn ,dải điều chỉnh rộng hơn và tổn thất năng lượng ít .
CHƯƠNG II . LỰA CHỌN MẠCH ĐỘNG LỰC
I. Lựa chọn hệ điều chỉnh tốc độ
Như ở trên đã phân tích ta có thể dùng một trong ba phương pháp để điều chỉnh tốc độ của động cơ một chiều kích từ độc lập :Điều chỉnh điện trở phần ứng ,điều chỉnh kích từ ,điều chỉnh điện áp phần ứng .Ta thấy được ưu nhược điểm của từng phương pháp ,qua đó ta thấy đựơc phương pháp điều áp phần ứng là hoàn toàn phù hợp để điều chỉnh động cơ của ta .Nó là phương pháp điều chỉnh triệt để ,sai tốc nhỏ khả năng quá tải lớn ,dải điều chỉnh rộng ,tổn thất năng lượng thấp .
1. Hệ máy phát động cơ ( F- Đ)
a. Sơ đồ nguyên lý
Khi ta điều chỉnh kích từ MF ta có thể điều chỉnh được điện áp đặt lên phần ứng của động cơ .Muốn đảo chiều của động cơ ta chỉ việc đảo chiều của dòng kích từ '
b. Những ưu nhược điểm của phương án
Ngoài những ưu nhược điểm của phương pháp điều áp phần ứng, hệ F- Đ còn có những nét đặc thù sau : hệ có đặc tính cơ tốt và rất linh hoạt khi chuyển đổi trạng thái làm việc .
3. Hệ điều áp xung động cơ
a. Bộ biến đổi xung là một nguồn điện áp dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ điện một chiều bằng cách thay đổi điện áp phần ứng : Phần chủ yếu của hệ là bộ nguồn và bộ điều khiển có sơ đồ nguyên lý và giản đồ thời gian ( ở đây ta chỉ xét trường hợp dògn điện là liên tục ) như hình vẽ.
Van V0 có tác dụng cải thiện dòng điện phần ứng ,nếu ta coi khi dẫn thì uv0=0 và dòng điện ngược Ing =0 .Thì khi đóng cắt khóa K điện áp có dạng hình vuông như hình h.10. Bản chất của phương pháp này là cấp điện áp gián đoạn cho động cơ .Do thời gian một chu kỳ đóng cắt của khóa K nhỏ hơn nhiều so với hằng số thời gian cơ học của hệ truyền động nên S.đ.đ phần ứng không đổi trong thời gian Tck .
b. Ưu nhược điểm của phương pháp
+ Bộ nguồn xung điện áp thường cần ít van điều khiển nên vốn đầu tư ban đầu và hệ đơn giản và làm việc chắc chắn .
+ Khi dùng nguồn một chiều chung cho toàn phân xưởng có công suất lớn hơn nhiều so với động cơ thì điện trở trong của nguồn có thể bỏ qua nên độ cứng của đặc tính cơ có thể xấp xỉ với đặc tính cơ tự nhiên .
II. Chọn mạch động lực
Để thực hiện được phương pháp băm xung - động cơ ta cần phải có một nguồn điện một chiều .Nếu như ta chỉ có nguồn điện xoay chiều thì ta có thể tiến hành chỉnh lưu để tạo ra nguồn điện một chiều.
1. Chọn máy biến áp
Chọn máy biến áp ba pha ba trụ ,để hạn chế được tác hại của từ thông và s.đ.đ bậc cao trong máy biến áp ta lựa chọn kiểu đấu dây trong máy biến áp là kiểu đấu /Y.
2. Lựa chọn sơ đồ chỉnh lưu
Khối chỉnh lưu có tác dụng tạo ra nguồn điện một chiều ,do khối này không có yêu cầu điều chỉnh điện áp nên ta chỉ xét đến các sơ đồ chỉnh lưu không điều khiển .
Công suất sơ cấp và điện áp thứ cấp mấy biến áp theo dòng điện tải
S1ba =1,05.Ud.Id
S2ba =1,48.Ud.Id
Công suất của máy biến áp theo điện áp ,dòng điện tải :
Sba =1,26.Ud.Id
* Nhận xét :
+ Điện áp chỉnh lưu tương đối bằng phẳng nhưng vẫn chưa cao
+ Do ảnh hưởng của sóng hài bậc cao và dòng điện một chiều đến máy biến áp dễ làm lõi sắt bão hoà nên máy biến áp phải thiết kế có công suất lớn hơn khá nhiều so vơí công suất chỉnh lưu
+ Để khép kín mạch thành phần sóng hài bậc ba và bội số của nó thì sơ cấp máy biến áp phải đấu
b. Chỉnh lưu cầu ba pha .
- Sơ đồ nguyên lý.
Công suất sơ cấp và điện áp thứ cấp máy biến áp theo dòng điện tải
S1ba = S2ba=1,05 Ud.Id
Công suất của máy biến áp theo điện áp ,dòng điện tải :
Sba = S1ba = S2ba=1,05 Ud.Id
* Nhận xét :
+ Sơ đồ chỉnh lưu này là một trong những sơ đồ có chất lượng chỉnh lưu tốt nhất trong các sơ đồ chỉnh lưu thường gặp .
+ Dùng chỉnh lưu này hệ số sử dụng máy biến áp là tốt.
+ Trong thực tế dòng điện tải là dòng chạy các pha với nhau ,điện áp chỉnh lưu tức thời Ud bằng điện áp dây Udây nên máy biến áp có thể đấu Y hay .
4. Nguyên lý của hệ băm áp
Với các sự lựa chọn ở trên ta có được sơ đồ nguyên lý như hình h.15 động van - động cơ có sơ đồ nguyên lý như hình vẽ.
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN MẠCH ĐỘNG LỰC
I. Tính toán từ các số liệu ban đầu
1. Số liệu ban đầu
Động cơ một chiều có các thông số cơ bản sau :
- Công suất định mức : Pđm = 5,4 Kw
- Điện áp định mức : Uđm = 220 V
- Vận tốc góc định mức: 105 r/s
- Dòng điện định mức : I đm =27 A
2. Các số liệu tính toán :
- Tốc độ quay định mức : nđm =9,555.105 =1003 v/p
- Điện cảm phần ứng của động cơ được tính theo công thức Umanxki-Lindvil: Lư = 0,0065 H=6,5 mH
Số đôi cực của động cơ p,tốc độ quay nđm =1003 v/p thì suy ra được số đôi cực p =3
- Điện trở phần ứng ở nhiệt độ làm việc ,chọn nhiệt độ làm việc của động cơ là tlv =900c.
Rư = 0,275(1+0,004.70) = 0,373
II. Tính chọn mạch động lực
1. Chọn IGBT
Việc chọn van động lực dựa vào các yếu tố cơ bản đó là :dòng tải ,sơ đồ đã chọn ,điều kiện toả nhiệt ,điện áp làm việc .
- Dòng định mức của van
Iđm=ki.Ilv
- Điện áp ngược đặt lên IGBT
Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van cũng chính là điện áp ngược lớn nhất đặt lên các diode ở trong mạch chỉnh lưu. Ta có :
Umax = knv.U2max
Trước tiên ta tính điện áp không tải của bộ chỉnh lưu :Ud0
Ud0 = Ud + 2.UD + UIGBT +Uba +Ud
Ud : điện áp tải ,Ud =220 (V)
UD : sụt áp trên các diode , chọn UD =1,5 V
UIGBT : sụt áp trên IGBT , chọn UIGBT =2,4 V
Uba : sụt áp trên các cuộn dây của máy biến áp chọn: Uba =0,7%UdV
Ud : sụt áp trên dây dẫn , vì sụt áp này rất nhỏ khi ta đặt bộ biến đổi gần với động cơ
Vậy:
Ud0 = 220 + 2.1,5 + 0,07.220 + 2,4 =240,8 V
2. Chọn các diode ở mạch chỉnh lưu và diode Vo
a. Chọn diode ở mạch chỉnh lưu
* Dòng định mức của diode
Ta có thể tính được theo công thức sau:
Iđmv =kI.Ilvv.
Dòng điện định mức của van cần thhiết là : Iđm = 2,5 .15 = 39 (A)
Điện áp ngược lớn nhất đặt nên diode cũng chính bằng điện áp ngược đặt nên IGBT : UND= UIGB = 593,1 V
Vậy ta lựa chọn loại diode RP6040 có các thông số cơ bản sau :
Dòng điện cực đại Imax =40 A
Điện áp ngược cực đại Umax =600 V
Đỉnh xung dòng điện Ipic =700 A
Tổn hao áp khi ở trạng thái mở 1,5 V
Dòng điện thử cực đại Ith =120 A
Dòng điện rò ở nhiệt độ 25oC Ir =100
Nhiệt độ cho phép Tcp =200oC
* Chọn diode V0 , diode V0 có tác dụng cho dòng tải đi qua khi IGBT khoá, vậy dòng làm việc của diode V0:
IlvV0 = IđmĐC =27 A
- Điện áp ngược mà diode phải chịu :
UNmax = UNIGBT =600 V
Ta lựa chọn phương án dùng 2 diode RD6040có các thông số như ở trên mắc song song với nhau
3. Tính toán máy biến áp
- Điện áp không tải
Ud0 =Ud +2UD + Uba + UIGBT = 220 +2.1,5 +0,075.220 + 1,5 = 240,8 V
- Công suất tối đa của mạch chỉnh lưu :
Pdmax = Udo.Id = 240,8.27 =6,5 Kw
- Công suất của máy biến áp :
Sba =1,05.Pdmax = 1,05.6,5 = 6,83 Kw
Chọn máy biến áp có công suất : Sđm = 7 Kw
- Số vòng dây cuộn sơ cấp : w1 = 299 vòng
* Tiết diện dây quấn:
Vì máy biến áp có công suất nhỏ nên ta chọn tiết diện dây dẫn là tiết diện hình tròn
Ta lựa chọn sơ bộ mật độ dòng trong dây dẫn là j =2,7 A/mm2
Chuẩn theo đường kính chuẩn của dây dẫn ,ta chọn loại dây quấn có các kích thước như sau :
Đường kính trong : d = 1,88 mm
Đường kính ngoài : dn= 1,97 mm
Tiết diện đồng : qcu = 2,776 mm2
Tiết diện dây quấn kể cả cách điện : q= 3,047 mm2
- Chọn ống dây làm bằng vật liệu cách điện có bề dày s0 =0,1 cm
- Khoảng cách trụ tới cuộn thứ cấp a02 = 0,5 cm
- Đường kính trrong của ống cách điện :
Dt =dFe + 2.a02 - 2s02 =73 +2.5 -2.1 = 81 mm
- Đường kính trong của cuộn thứ cấp :
Dt2 =Dt +2.s01 = 81 +2.1 = 83 mm
- Chọn bề dày cách điện giữa các lớp dây ở cuộn thứ cấp :
cd2 = 0,1 mm
- Bề dày cuộn thứ cấp
Bd1 =(dn+cd2).n2l= (3,61 + 0,1).3 = 11,13 mm
- Đường kính ngoài của cuộn thứ cấp
Dn2 =D2 + 2Bd2 =83 + 2.11,13 =105,3 mm
* Tính toán mạch từ :
- Lựa chọn số bậc của trụ : với trụ có đường kính d =73 mm =7,3 cm chọn số bậc nửu trụ là 4 như hình vẽ.
* Toàn bộ tiết diện bậc thang :
Q = a1.b1 + a2.2b1 + a3.2b1+ a4.2b1 = 67,2.28,7 + 56,9.16,98 +43,8.11,8 + 26,3.10,3 = 3678 mm2
- Tổng chiều dày bậc thang : dt = 69,3mm
- Để đơn giản trong việc chế tạo gông từ ta chọn gông từ hình chữ nhật có các kích thước cơ bản sau :
+ Chiều dày của trụ : b = dt =69,3 mm
+ Chiều cao của gông bằng chiều dày của lá thép thứ nhất : a =67,2 mm
- Tiết diện của gông : Qg = a.b = 69,2.67,2 =4654,5 mm2
- Chiều rộng của cửa sổ mạch từ :
c = 2.(a01+ Bd1 + a12 +Bd2) + a22 =2.(5 + 10,35+10 + 11,13) + 20 = 92,9 mm
- Khoảng cách giữa hai tâm trụ :
c’ =c + d = 92,9 + 73 =165,9 mm
- Chiều rộng của mạch từ :
L = 2.c + 3d = 2.92,9 + 3.73 = 404,8 mm
- Chiều cao của cửa sổ mạch từ :
H = h +2a +2.b = 126,1 + 2.67,2 = 270,5m
Với các kích thước tính toán được ta có được kết cấu của mạch từ như hình vẽ.
II. Tính toán mạch trợ giúp
Khi IGBT chuyển trạng thái thì năng lượng tổn haolà rất lớn so với trạng thái nó dẫn dòng bình thường hoặc ở trạng thái khoá dòng đi qua .Hơn nữa nhiệt độ cho phép của IGBT không được lớn ,thường nhỏ hơn 2000C do vậy ta cần phải có thêm các mạch trợ giúp để giảm tổn hao bên trong IGBT trong quá trình chuyển trạng thái .
1. Mạch trợ quá trình mở
Mạch này có tác dụng hạn chế tổn hao trong quá trình IGBT chuyển sang trạng thái khoá dòng (từ trạng thái đóng sang trạng thái mở ). Để thực hiện được nhiệm vụ này ta có thể sử dụng mạch trợ giúp gồm các phần tử tụ điện C, diode D,điện trở R1, sơ đồ mạch trợ giúp như hình h.15
* Nếu không có mạch trợ giúp khi bắt đầu có tín hiệu khoá IGBT thì :
ic + iD =I = const
Trong quá trình này khi ic bắt đầu giảm thì iD tăng nên ngay lập tức , diode D0 làm ngắn mạch tải làm cho hiệu điện thế giữa emiter và colector :
UCE =U- 0,6 V
* Nếu có thêm mạch trợ giúp ,trong quá trình quá độ mở ta có :
ic +i1 = I = const
i1 : dòng điện nạp tụ
Khi dòng ic bắt đầu giảm tuyến tính thì dòng i1 cũng tăng tuyến tính ,tụ C được nạp bằng dòng địên : i1 =I - ic
2. Mạch trợ giúp khi đóng
Tương tự quá trình quá độ mở ,khi IGBT chuyển từ trạng thái khoá sang trạng thái dẫn dòng tải ,năng lượng tổn hao trong nó cũng rất lớn .Để giảm tổn hao này ta dùng mạch trợ giúp gồm các phần tử : cuộn kháng L2 ,diode D2 và điện trở R2 được mắc theo sơ đồ như hình vẽ.
III. Tính toán bảo vệ
1. Bảo vệ quá dòng
Chọn aptomat để đóng cắt mạch động lực,tự động bảo vệ khi quá tải và ngắn mạch van,ngắn mạch thứ cấp máy biến áp, ngắn mạch đầu ra của bộ biến đổi.
- Chọn aptomat có : Iđm = 13,4 A
Chọn áptomat có :
Iđm =15 A
Uđm=380 V
+ Chỉnh dòng ngắn mạch :
Inm = 2,5.Iđm = 30,5 A
+ Chỉnh định dòng quá tải
Iqt= 1,5I1d =18,3 A
- Để có thể thực hiện việc đóng cắt tự động,với tần số đóng cắt cao ta có thể lựa chọn thêm công tắc tơ có:
Iđm = (1,1- 1,3) I2
= (1,1 - 1,3) 22,14 = 24,35 - 27,78 A
2. Bảo vệ quá nhiệt cho cho van bán dẫn
Khi làm việc với dòng điện chạyh qua van có sụt áp do đó có tổn hao công suất P , tổn hao này sinh ra nhiệt làm nóng van bán dẫn . Do van bán dẫn chịu được nhiệt độ nhất định nên nó có thể bị chọc thủng do quá nhiệt .Để có thể tránh được hiện tượng này ta cần phải thiết kế hệ thống toả nhiệt hợp lý .Như trên ta đã lựa chọn cách làm mát cho van là làm mát bằng không khí do vậy ta chỉ cần thiết kế cánh tản nhiệt với đủ diện tích làm mát cần thiết >
2.1. Tính toán cho IGBT
- Tổn hao công suất của loại IGBT đã chọn là:
P = U.Ilv = 2.27= 54 W
Chọn loại cánh tản nhiệt có 12 cánh ,kích thước mỗi cánh axb = 9x9 cmxcm
Tổng diện tích của cánh :
S = 12.9.9 = 1944 cm2 = 0,1944 m2
2.2. Tính chọn các diode trong mạch chỉnh lưu
- Tổn hao công suất của loại IGBT đã chọn là:
P = U.Ilv = 1,5.15,6=23,4 W
Tổng diện tích của cánh :
S = 6.5.5 =300 cm2 = 0,03 m2
2.3 Tính chọn cho diode D0
Dòng điện làm việc của diode D0 là : Ilv .IđmDC = 27 A
Do vậy ta cũng chọn cánh tản nhiệt giống như cho IGBT
IV. Bảo vệ mất kích từ
Khi khởi động động cơhay động cơ đang làm việc nếu mạch kích từ có vấn đè như không có điện hoặc kông có đủ kích từ thì động cơ rơi vào trạng thá nguy hiểm .Để tránh được hiện tượng này ta dùng một rơle dòng điện đặt ở mạch kích từ .Nếu như có hiện tượng mất kích từ hay thiếu kích từ thì tếp điểm của rơle này sẽ không cho phép khởi động hoặc tác động khong cho động cơ làm việc nữa.
CHƯƠNG IV. CHỌN MẠCH ĐIỀU KHIỂN
Mạch điều khiển có nhiệm vụ điều khiển sự đóng cắt của IGBT một cách hợp lý để cho động cơ làm việc với tốc độ mong muốn .
Để có thể lựa chọn được sơ đồ mạch điều khiển hợp lý ta cần phải biết được nguyên tắc điều khiển băm xung ,nguyên tắc đóng mở của van bán dẫn :
- Loại van bán dẫn ta dùng là IGBT ,nó là loại van điều khiển hoàn toàn bằng áp ,dòng điều khiển của loại van này rất nhỏ .Để điều khiển nó ta chỉ cần tạo ra một nguồn có đủ áp là được ,ta hoàn toàn có thể dùng đầu ra của các vi mạch điện tử để điều khiển trực tiếp nó. Nó cũng là loại van có cực điều khiển cách ly nên ta không cần cách ly giữa mạch điều khiển và mạch lực .
- Giữ nguyên chu kỳ xung điện áp ( tck) điều chỉnh thời gian dẫn dòng của van ( thời gian đóng tđ )
- Giữ nguyên thời gian đóng tđ ,còn thay đổi chu kỳ xung điện áp tck
- Đồng thời điều chỉnh cả tđ và tck
Trong ba phương pháp trên ta sẽ chọn cách thứ nhất vì nó đơn giản hơn cả
Từ việc phân tích nguyên lý và đặc điểm của phương pháp băm xung điện áp người ta có được nguyên lý điều khiển băm xung một chiều như sau:
+ Tạo một điện áp tựa hình răng cưa urc ,điện áp này có tần số của tần số xung áp đặt lên động cơ .
+ Dùng một điện áp điều khiển uđk (điện áp một chiều ) để so sánh với urc.Tại những thời điểm urc = uđk thì ta phát lệnh cho van bán dẫn mở hay khoá
+ Để điều chỉnh được tỷ số ta chỉ cần điều chỉnh uđk
1. Ta có sơ đồ khối của mạch điều khiển
Trên cơ sở phân tích những đặc điểmcủa van bán dẫn IGBT và nguyên lý điều khiển của băm áp một chiều ta thấy bộ điều khiển gồm những khối cơ bản sau: khối tạo tần số và khối so sánh.
- Khâu tạo tần số : có nhiệm vụ tạo rađiện áp tựa có tần số mong muốn .Điện áptựa có thể có dạng tam giác vuông hay dạng tam giác cân .Tuy nhiên ta sẽ tạo ra dạng xung tam giác câncho đơn giản hơn.
2. Lựa chọn các khâu
2.1. Khâu tạo tần số
Như đã nói khâu này phải tạo ra được điện áp tựa hình tam giác để thực hiện nhiệm vụ này ta có thể lựa chọn một trong những cách sau :ta có thể dùng các bọ dao động da hài ,tạo dao động định thời timer 555,bộ dao động dùng khuếch thuật toán để tậo trực tiếp ra dạng xung hình tâm giác cân.Tuy nhiên chất lượng các điện áp tựa này là chưa cao .Do vậy ta chỉ dùng nó để tạo ra điện áp xung vuông có tần số monng muốn vì chất lượng của điện áp xung này là tương đối tốt.Sau đó ta dùng các mạch tích phân để tạo ra điện áp tựa mong muốn .
Như vậy trong khâu tạo điện áp tựa ta cần thêm khâu tích phân nữa để tạo được điện áp tựa hình răng cưa như mong muốn. Khâu tích phân ta có thể dùng mạch tích phân RC , dùng tranzito, tụ điện, điôt-tụ điện. Nhưng các mạch tích phân này tạo những điện áp tựa không tốt. Để tạo được điện áp tựa có chất lượng tốt người ta thường chọn mạch tích phân dùng khuếch đại thuật toán. Mạch tích phân này gồm một IC thuật toán, một tụ điện và các điện trở được mắc theo sơ đồ như hình vẽ.
2.2 Khâu so sanh
Khâu so sánh có nhiệm vụ xác định thời điểm chuyển trạng thái củaIGBT
đồng thời tạo xung điện áp đủ biên độ để điều khiển đượcIGBT . Để làm nhiệm vụ so sánh xác định thời điểm ura=udk người ta thường dùng tranzito hay khuyếch thuật toán. Ta sẽ chọn khuyếch thuật toán để đảm bảo được yêu cầu đó đồng thời đảm bảo tính đồng nhất về linh kiện trong mạch điều khiển.
Ở trong sơ đồ này :
Nếu urc > udk thì ura= + ucc.
Nếu urc< udk thì ura=- ucc.
Giản đồ thời gian của urc, udk, ura.
3. Tính chọn các thông số
3.1. Chọn các khuyếch đại thuật toán
Trong mạch điều khiển ta cần ba khuyếch thuật toán .Ta chọn IC TL084 do hãng Texas instrument chế tạo IC này gồm 4 khuyếch thuật toán thông số kỹ thuật của nó là:
Điện áp nuôi vcc=±18(v).
Hiệu điện thế giữa hai đầu vào:±30(v).
Nhiệt độ làm việc t=-25-:-850C
Công suất tiêu thụ 0,86w
Tổng trở đầu vào: Rin=106(MW)
Dòng điện ra Ira=30 (pA)
3.2. Tính chọn khâu tạo tần số
Khâu tạo dao động khuyếch thuật toán đã chọn TL084
Ta lựa chọn tần số cơ bản là 5kHz
Chọn R1=73(KW) ; RBT1=5(KW) ; R2=R3=5(KW).
Điện áp ra ở mạch tạo tần số ura=ubh=15(v).
3.3 Tính toán khâu so sánh.
Khuyếch thuật toán đã chọn ICTL084.
Chọn điện trở vào R6=R7 sao cho iv<1mA
4. Tính chọn nguồn nuôi
Nguồn nuôi có nhiệm vụ tạo ra nguồn một chiều để nuôi mạch điện điều khiển và cung cấp năng lượng cho việc điều khiển van. Ta chọn các khuyếch thuật toán đều có đòi hỏi nguồn nuôi có điện áp ổn định ở mức ±15(v), công suất tiêu tán là nhỏ. Như vậy nguồn nuôi phải có điện áp ra ổn định ở mức ±15(v), có công suất đủ lớn để bù vào công suất tổn hao của mạch điều khiển và cung cấp công suất cho việc điều khiển van.
4.1. Chọn máy biến áp và vi mạch điện áp
Thông số chung của vi mạch :
- Điện áp đầu vào Uv=7-:-35(v).
- Điện áp đầu ra:
Ur=18(v).Với IC7818
Ur=-18(v).Với IC7918
- Dòng điện đầu ra Ira=0-:-1(A).
Chọn máy biến áp một pha, thứ cấp có hai cuộn dây có:
Công suất S=1,5VA
Điện áp thứ cấp: u=23V
Điện áp sơ cấp u=220V.
4.2. Chọn Diode cho bộ chỉnh lưu.
Dòng định mức của diode:
Iđm³KI. IDhD=10.0,023=0,23A
Điện áp ngược lớn nhất diode phải chịu:
UNmax=.23=32,5(V)
Điện áp ngược của diode
Unc³KU .UNmax
Theo kinh nghiệm Ku³1,6 Chọn Ku=2
Unc=2.32,5=43(V).
Chọn diode có Iđm=0,3(A) UN=45V
Chương V. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC TÍNH VÀ CHỈ TIÊU ĐIỀU CHỈNH
Với một hệ truyền động đặc tính quan trọng nhất là đặc tính cơ của động cơ. Ta cần quan tâm đến đặc tính cơ của bản thân động cơ, đặc tính cơ của truyền động.
1. Đặc tính cơ tự nhiên:
Ta thấy độ cứng của động cơ tự nhiên khá lớn nên khi chưa xét đến ảnh hưởng của diện trở bộ biến đổi thì sai tốc s% < 5% ,ở mức có thể chấp nhận được .
2. Đặc tính của hệ biến đổi động cơ
a. Xét đặc tính cơ cao nhất:
- Điện áp đặt nên phần ứng của động cơ là :
- Tổn hao cơ bằng tổn hao điện áp phần ứng :
Ucơ = Rư.Iđm =0,373.27 = 10,07 V
Suy:
Ubmax = 105.1,905 + 0,689.27 + 10,07 V
Ta thấy ngay ở đặc tính cơ cao nhất thì sai tốc đã lớn vượt quá mức 5%
b. Ở đặc tính cơ thấp nhất
- Ta lựa chọn dải điều chỉnh D = 25 - 1
Nmin = 9,55.4,2 = 40,1 v/p
- Điện áp đặt lên phần ứng của động cơ
Udmin = 4,2.1,905 + 0,689.27 + 10,7= 37,3 V
Ta thấy do bộ biến đổi có điện trở trong tương đối lớn nên nó làm giảm độ cứng của đặc tính cơ đi nhiều, làm cho sai tốc lớn nhất là 95% là rất lớn. Ta phải tìm cách tăng độ cứng của đặc tính cơ của động cơ
CHƯƠNG VI. THIẾT KẾ HỆ TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ CỦA ĐỘNG CƠ
Như chương III đã đánh giá , để điều chỉnh được tốc độ của động cơ có sai tốc nhỏ ( hiện nay sai tốc có tể chấp nhận được là khoảng 5%) và dảiđiều chỉnh rộng thì hệ hở như ta đã lựa chọn là không đáp ứng được. Để có thể khắc phục được điều này ta dùng hệ điều chỉnh tốc độ .
Để có thể điềuchỉnh được các thông số đầu ra (ở đây là tốc độ ) ta dùng phản hồi âm tốc độ và phản hồi âm dòng điện .
+ Ở đây ta ding phản hòi âm tốc độ có tác dụng làm cho sai số nhỏ nó làm ổn định tốc độ của động cơ .trong điều kiện lý tưởng ta có thể dạt đượcsai tốc s = 0% .
+ Còn mạch vòng điều chỉnh dòng điện để khống chế dòng điện phần ứng hay momen của động cơ , tránh cho động cơ rơi vào tình trạng quá tải. Vì lúc khởi động dòng điện phần ứng rất lớn nên ta dùng phản hồi dòng .khi dòng điện tải vượtquá trị số cho phép (thường Iưcp< 2,5Iđm ),khi dòng điện Iư vượtquá trị số cho phép thì lưểng phản hồi dòng đủ lớn để cho tốc độ động cơ bằng không
III. Nguyên lý chung xây dựng một hệ điều khiển tối ưu
Tìm hàm truyền củađối tượng cần điều khiển
Giả sử hàm truyền của đối tượng là w(P)
IV. Tính toán thiết kế mạch vòng dòng điện
1. Mô tả mạch vòng phản hồi
Từ hệ thống điều khiển một chiều 2 mạch vòng ta có sơ đồ cấu trúc mạch vòng dòng điện như hình vẽ.
2. Tính chọn linh kiện
- Chọn hệ số phản hồi dòmg kphi =0,2
- Thời gian trễ: 2.10-4 s
- Từ phương trình hàm truyền và sơ đồ mạch hiệu chỉnh dòng điện có: Rphi .C = Tư = 0,01
R1 = 4,35Rphi = 43,5 k
* Tính toán bộ cảm biến dòng:
- Chọn biến dòng ,có tỷ số biến dòng 100/5
- Chọn điện trở củabiến dòng Rbd =2
- Dòng thứ cấp máy biến áp lực : I2 =22,14 A
- Như vậy điện áp trên tải :
U = Ibd.Rbd =1,107.2 = 1,214 V
- Khi qua bộ chỉnh lưu cầu 3 pha : Ur =2,34.2,214 = 5,18 V
- Chọn kphi =0,2 ,điện áp phản hồi dòng :u phi = 0,2.27 = 5,4 V
Ở đây: T03 = ac.bc.T0 : hằng số tích phân của mạch vòng tốc độ ngoài .Các hệ số ac,bc nó xác định mức dao động của mạch hiệu chỉnh tốc độ .Theo điều kiện tối ưu thì : ac =bc = 2
2. Tính toán thiết kế mạch
2.1. Thiết kế mạch
Dùng một khâu tích phân tỷ lệ :
- Thực hiện hàm truyền khâu lọc thông bậc một.
- Sơ đồ khâu hiệu chỉnh .
2.2 Tính toán linh kiện
- Ta có :
+ ki = 0,2
+ kp = 1,905
Mô men quán tính của hệ : J = 1,3JĐC 1,3.0,17 = 0,211 kg/m2
- Chọn máy phát tốc : loại 2000 v/p - 100 V
- Ta dùng một biến trở để điều chỉnh điện áp phản hồi tốc độ: uph = 0,11.105 = 11,5 V
- C 1 =1,7 nF
* Chọn khâu lọc th”ng bậc một :
R4.C2 =T03 = 16.10-4
C2 = 64.10-9 =64 nF
* Chọn ung
Trong các hệ truyền động dùng hệ hiệu chỉnh nối tiếp việc hạn chế dòng được thực hiện bằng cách hạn chế tín hiệu vào của bộ hiệu chỉnh dòng .Muốn vậy người ta hạn chế tín hiệu ra của khâu hiệu chỉnh ttốc độ .Để thực hiện điều này có khống chế mắc theo sơ đồ như hình vẽ trên.
- Khi dòng điện I =I max =2,5Iđm = 67,5 A thì điện áp ra tương ứng bộ hiệu chỉnh tốc độ : ur= uđi = 0,2.67,5 = 13,5 V
- Chọn điện áp ngưỡng ung = 13,5 V
Với những lựa chọn cho mạch tự động điều chỉnh tốc độ ta có sơ đồ của hệ tự động điều chỉnh tốc độ như hình vẽ.
CHƯƠNG VII. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH
Xét quá trình quá độ:
1. Xét hệ hở
* Xét sự quá độ của tốc độ:
Sơ đồ cấu trúc của hệ hở (ở đây ta bỏ qua phản hồi S.đ.đ).
* Xét sự biến thiên của dòng điện tải
- Chương trình :
ằ a=tf([10.54],[0.00000008 0.000408 0.01])
ằ grid
ằ step(a)
ằ a=tf([10.54],[0.00000008 0.000408 0.01 0])
ằ a=tf([0.0793],[0.00000008 0.000408 0.01])
ằ grid
ằ step(a)
ằ a=tf([0.0793],[0.00000008 0.000408 0.01])
chạy trên Matlabta thu được kết quả như hình vẽ (h.41)
2. Xét toán hệ kín
- Chạy chương trình trên Mablab với chương trình như hình vẽ (h.42):
- Chương trình:
ằ a=tf([10], [.00000128 .0016 1])
ằ grid
ằ step(a,'b-')
Kết quả thu được như hình 42.a
* Nhận xét: Ta thấy chất lượng điều chỉnh là rất tốt so với hệ hở ,độ quá điều chỉnh chỉ khoảng 4,5% ,thời gian quá độ nhỏ.
3. Đánh giá chung về phương pháp điều chỉnh
Với hệ điều chỉnh dùng tối ưu modul đối xứng cho ta chất lưểng tự động rất tốt với hệ số khuếch đại luôn bằng một ( k = 1) và hàm truyền củahệ luôn ở dạng tối ưu nên chất lưểng động rất tốt với quá độ nhỏ. Sai lệch vớđiều chỉnh khi nhiễu tải dạng cần trục là 0;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn thiết kế điện tử công suất của Trần Văn Thịnh
2. Điện tử công suất của Nguyễn Bính
NXB Khoa học kỹ thuật ;Hà Nội 1998
3. Điện tử công suất (Sách giành cho các trường trung học chuyên nghiệp)
NXB Giáo Dục ;Hà Nội 2002
4. Thiết kế máy biến áp của Phạm Văn Bình và Lê Văn Doanh
NXB Khoa học kỹ thuật ;Hà Nội 1999
5. Sơ đồ chân linh kiện bán dẫn của Nguyễn Minh Trí
NXB Khoa học kỹ thuật ;Hà Nội 2000
6. Lý thuyết điều khiển tuyến tính của Nguyễn Doãn Phước
NXB Khoa học kỹ thuật ; Hà Nội 2000
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"