MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………2
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH ĐÓNG NẮP CHAI BIA………4
1.1. Tìm hiểu chung về đóng nắp chai bia:............... 4
1.2. Kích thước tiêu chuẩn của đầu nắp chai bia và nắp chai:.................4
1.2.1. Chai bia :....................4
1.2.2. Nắp chai bia:...................5
1.3. Các phương án lựa chọn...............5
1.3.1. Hệ thống cấp nắp chai tự động:...................5
1.3.2. Hệ thống đóng nắp chai tự động:..................8
1.3.3. Hệ thống cấp chai tự động ...............12
1.3.4. Tổng quát.....................12
CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NẮP CHAI..........................13
2.1. Tính toán hệ cấp phôi dạng xích tải.........................14
2.1.1. Số liệu thiết kế:.....................14
2.1.2. Tính toán hệ thống xích tải:.....................14
2.2. Xác định công suất động cơ và phân phối tỉ số truyền cho hệ thống truyền động.................18
2.2.1. Chọn động cơ điện:.......................18
2.2.2. Bảng thông số kỹ thuật động cơ điện......................19
2.3. Các thông số của nắp chai:....................20
2.4. Tính toán độ nghiêng của băng tải nắp..................20
2.5. Thiết kế thùng chứa nắp..................22
2.6. Thiết kế khuôn định hướng nắp.................22
2.7. Tính toán độ cong của ống dẫn để nắp chai di chuyển được.....................24
2.8. Tính toán sao gạt nắp .....................28
CHƯƠNG 3 : CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TẢI CHAI…………..28
3.1. Tính toán sao gạt chai .....................28
3.2. Một số phương án truyền động gián đoạn....................29
3.2.1. Cơ cấu bánh răng khuyết.....................29
3.2.2. Cơ cấu Man...................30
3.3. Cơ cấu Man....................31
3.3.1. Giới thiệu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động....................31
3.3.2. Tính toán cơ cấu Man:.........................32
3.3.3. Tính toán hệ thống xích tải:.........................36
3.3.4. Chọn động cơ điện:..........................37
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐÓNG NẮP CHAI................38
4.1. Tính toán kết cấu đóng nắp chai:.....................38
4.2. Thiết kế hệ thống khí nén đóng nắp chai với các thông số:......................42
4.3.Thiết kế sơ đồ khí nén:.....................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………....…………44
LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án tự động hóa là một trong những đồ án quan trọng của sinh viên ngành Kỹ thuật. Đồ án này được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu cho sinh viên các hệ thống sản xuất tiên tiến và linh hoạt, những phương pháp mới trong sản xuất công nghiệp để nâng cao tầm quản lý và định hướng phát triển của sự nghiệp Cơ khí sau này.
Trong quá trình thực hiện, sinh viên được giao tính toán hệ thống cấp phôi (nắp chai) dạng xích tải, tải chai, đóng nắp chai. Đây là một hệ thống trong quy trình sản xuất bia. Tuy đơn giản về mặt kết cấu nhưng hệ thống này có đầy đủ những yêu cầu cơ bản để khi thực hiện, sinh viên nắm được những kỹ thuật then chốt làm nền móng cho quá trình học tập và đi sâu vào lĩnh vực sản xuất tự động.
Mục đích của đồ án này là làm cho sinh viên biết ứng dụng những hiểu biết của mình về Cơ khí để áp dụng thiết kế cho một bài toán thực tế trên cơ sở những gì đã học. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm đầu đời cho chính bản thân để sẵn sàng bước vào con đường Kỹ thuật chế tạo.
Xin chân thành cám ơn những bài học kinh nghiệm quý báu của các Thầy Cô trong bộ môn Cơ điện tử và sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy : TS……………… đã giúp cho sinh viên hoàn thành bài tập này !
Thành phố HCM, ngày … ngày … năm 20….
Sinh viên thực hiện
………………
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH ĐÓNG NẮP CHAI BIA
1.1. Tìm hiểu chung về đóng nắp chai bia:
Đây là một phần trong quá trình sản xuất bia, sau khi chiết bia vào chai, chai được thiết bị cấp chai đưa vào bộ phận đóng nắp chai để thực hiện quá trình đóng nắp chai. Do yêu cầu sản xuất ngày một tăng vì vậy đòi hỏi một quy trình có tính tự động hóa cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung hơn nữa là giữ lại vị đậm đà của hương vị bia cũng như yêu cầu riêng của từng nhà sản xuất bia riêng biệt.
1.2. Kích thước tiêu chuẩn của đầu nắp chai bia và nắp chai:
1.2.1. Chai bia :
Hình dáng chai bia như hình 1.2.
1.2.2. Nắp chai bia:
Các bộ phận chính của hệ thống đóng nắp chai:
- Hệ thống cấp nắp chai tự động.
- Hệ thống cấp chai tự động.
- Hệ thống đóng nắp chai tự động.
1.3. Các phương án lựa chọn
1.3.1. Hệ thống cấp nắp chai tự động:
1.2.1.1. Phương án 1: Phương pháp cấp phôi rung
* Nguyên lý làm việc:
Phôi được vận chuyển trong mâm xoay từ thấp lên cao, qua thanh gạt để định hướng phôi theo 2 chiều nằm sấp hay nằm ngửa, nắp chai tiếp tục được vận chuyển qua bộ phận như hình để loại bỏ các nắp nằm sấp như vậy nắp chai đã được định hướng.
1.3.1.3. Phương án 3: Dùng đĩa nghiên
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
* Ưu điểm:
- Năng suất cao.
- Được sử dụng rộng rãi nên tài liệu, thông tin khá đầy đủ.
* Khuyết điểm:
- Phôi phải đổ vào thùng trên cao nên bất tiện.
1.2.3. Hệ thống đóng nắp chai tự động:
1.2.3.1. Phương án 1: Sử dụng đầu đóng dẫn động bằng cam. Kết cấu đầu đóng nắp chai.
* Nguyên lý làm việc :
Khi chai đã vào vị trí của đầu đóng nắp chai, nắp bia đã tiếp xúc với miệng chai thì cụm đầu đóng đi xuống theo hành trình làm việc của cam dẫn hướng, khi đó lò xo (9) bị chày (3) nén lại (do phản lực ở miệng chai tác dụng lên chày đóng lớn hơn lực bung của lò xo (9) làm cho nắp ở miệng chai tiếp xúc trực tiếp vào khuôn đóng (1). Cụm đầu đóng tiếp tục đi xuống nhưng khuông đóng (1) bị nắp và miệng chai giữ lại, thông qua chi tiết (7) làm lò xo (11) hơi bị nén lại. Khi lực nén của lò xo (11) thắng được lực chống biến dạng của vành nắp thì khuôn (1) sẽ không bị đẩy lên nữa mà sẽ đi xuống cùng cụm piston làm bóp chặt nắp vào miệng chai theo hình dạng của khuôn đóng. Đây cũng là lúc kết thúc hành trình đi xuống của cụm piston đóng nắp.
Lò xo (9) có tác dụng giảm chấn giữa miệng chai và nắp đồng thời làm nhiệm vụ đẩy chair a khỏi khuôn đóng khi cụm piston đi xuống đóng nắp không làm bể miệng chai và tạo lực ép lên côn đóng (1) để làm biến dạng vành nắp.
1.2.3.2. Phương án 2: đóng nắp chai dẫn động bằng hệ thống khí nén.
Cấu tạo đầu đóng nắp tương tự như trên nhưng thay vào đó là hệ được dẫn động bằng hệ thống khí nén vì vậy kết cấu nhỏ gọn hơn.
Do nắp chai là chi tiết tiêu chuẩn nên hệ thống đóng nắp bằng khí nén cũng tiêu chuẩn và được bán toàn bộ vì vậy giảm thời gian gia công, thay thế sửa chữa.
1.3.3. Hệ thống cấp chai tự động :
Thường chai được tải bằng hệ thống băng xích tải với các thanh hai bên đảm bảo chai vào đúng vị trí làm việc.
1.3.4. Tổng quát :
Sau khi phân tích ưu nhược điểm các phương án, em chọn phương án thiết kế gồm :
- Hệ thống cấp nắp chai theo kiểu băng tải khuôn định hướng.
- Hệ thống đóng nắp chai tự động dẫn động bằng khí nén.
- Hệ thống xích tải cấp chai tự động.
* Nguyên lý hoạt động:
Chai được băng tải vận chuyển vào cơ cấu đóng nắp chai, sau đó được đĩa sao gạt đưa vào vị trí đóng nắp chai.
Nắp được định hướng sau đó vận chuyển trong máng dẫn, đến sao gặt nắp, tại đây, khoảng cách tương đối giữa nắp và chai tương đối nhỏ ( khoảng 5mm hoặc nhỏ hơn). Nắp sẽ được sao gạt gạt đến miệng chai và có tốc độ di chuyển bằng tốc độ di chuyển chai. Khi đến vị trí cần cần thiết thì nắp rơi tự do ( ~ khoảng 5mm hoặc nhỏ hơn ) xuống thẳng miệng chai.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CẤP NẮP CHAI
2.1. Tính toán hệ cấp phôi dạng xích tải
2.1.2. Số liệu thiết kế:
Hệ dẫn động băng xích tải gồm:
- Động cơ điện
- Bộ truyền xích
- Hộp giảm tốc gắn liền với động cơ.
- Xích tải :
Yêu cầu của hệ thống cấp phôi:
+ Năng suất: 10000 chai/8h = 10000 nắp chai/8h
+ Nắp chai có kích thước như hình vẽ:
2.1.2. Tính toán hệ thống xích tải:
Theo [CT trang 129,1], ta có:
- Năng suất cấp phôi thực tế: Qtt = 0.6 yv/zL = 10000 nắp/8h
- Năng suất lý thuyết: Qlt = yv/zL ≥ 10000/0.6 = 16666.67 nắp/8h
=> cứ 1s, hệ thống phải cấp 0.6 nắp
Vậy vận tốc nhỏ nhất của xích tải : vmin = 0.03 m/s
Tìm vận tốc lớn nhất của xích tải:
Tra [Đồ thị trang 494, 1]
Với số lượng nắp tối đa trên thanh tải = y/L = 130/32.6 ≈ 4 nắp
Ta suy ra vận tốc lớn nhất của băng tải: vmax ≈ 0.25 m/s
Vậy vận tốc giới hạn của xích tải là
0.03 ≤ v ≤ 0.25 m/s
Ta tiến hành tính toán thiết kế cho băng tải quay với vận tốc v = 0.2 m/s
Tìm lực vòng trên xích tải:
- Giả sử xích tải vuông góc với mặt sàn
- Cho chiều cao xích tải sơ bộ H = 2000
Ta có:
+ Khối lượng mỗi nắp chai: m=0.002 kg
+ Khối lượng mỗi thanh tải: cho mthanh = 0.014kg
+ Khối lượng mỗi bản xích: mxích = 0.212 kg
Vậy khối lượng tổng cộng tạo lực vòng xích tải:
M = 4m×10+10mthanh +(2000/38.1)×mxích
=> M=4×0.002×10+10×0.014+(2000/38.1)×0.212 = 11.35kg
Số liệu thiết kế:
+ Lực vòng trên xích tải: F(N) = 200
+ Vận tốc xích tải v(m/s) = 0.2
+ Số răng đĩa xích tải dẫn z(răng) = 21
+ Bước xích tải p(mm) = 38.1
+ Thời gian phục vụ L(năm) = 6
2.2. Xác định công suất động cơ và phân phối tỉ số truyền cho hệ thống truyền động
2.2.1. Chọn động cơ điện:
Ta có:
v : vận tốc xích tải : v = 0.2 m/s
z : số răng đĩa xích tải: z = 21răng
p : bước xích: p = 38.1 mm
Dựa vào catalog của Oriental Motor
Hộp giảm tốc có uhgt = 3÷180
Truyền động xích có ux= 1÷5
2.2.2. Bảng thông số kỹ thuật động cơ điện
Thông số kỹ thuật động cơ điện như bảng 2.1.
2.3. Các thông số của nắp chai:
- Khối lượng: 0.002kg
- Vật liệu: thiếc không gỉ có trọng lượng riêng là 8.080g/cm3
- Thể tích: 286.520 mm3
- Trọng tâm:
X= -0.016 mm ≈ 0.0 mm
Y= 3.729 mm ≈ 3.7 mm
Z= -0.004 mm ≈ 0.0 mm
2.5. Thiết kế thùng chứa nắp
Thùng chứa nắp được ở phần dưới cũng của băng tải nắp có tác dụng chứa nắp chưa đóng và định hướng sơ bộ cho nắp để nắp áp mặt vào băng tải và được gàu đưa lên. Nhưng vẫn đảm bảo được sự di chuyển của gàu và băng tải.
Phần cuối của thùng chứa được thu hẹp từ chiều cao 1,5h đến 1,1h ( với h là chiều cao của nắp chai ). Chiều dài đoạn thu hẹp dài hơn khoảng cách giữa 2 gàu trên băng tải đảm bảo nắp không bị lọ ra ngoài. Độ nghiêng thành bên của rãnh thu hẹp so với phương thẳng đứng trong khoảng 0o đến 10o.
2.6. Tính toán độ cong của ống dẫn để nắp chai di chuyển được
Ta tính toán thiết kế cho nắp chai di chuyển bởi trọng lượng nắp (sau khi được định hướng)
Tính toán góc nghiêng của ống dẫn:
Vậy ta xác định được profile của ống dẫn là:
- Chiều cao dt≈ 7
- Chiều rộng b ≈ 33
- Độ cong ống R ≥ 159
- Độ dốc ống α≥ 19.50
2.7. Tính toán sao gạt nắp :
Kích thước rãnh gạt chọn Ø62
Đường kính ngoài sao gạt chọn R = Rgatchai / 2
Chọn bề dày của sao gạt: B = 10 mm.
Số vị trí rãnh gạt: chọn 3 vị trí.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TẢI CHAI
* Thông số ban đầu:
- Năng suất: Q = 10000chai/8h.
- Đường kính chai: D = 60 mm.
- Chọn hệ thống gồm 1 đầu đóng.
Ta có nhịp sản xuất: 2,88 s/chai.
Chọn thời gian di chuyển 1 bước của Man t = 1s.
Thời gian đứng yên của Man t = 1,88s.
3.1. Tính toán sao gạt chai :
Kích thước rãnh gạt chọn Ø62
Đường kính ngoài sao gạt chọn R = 200mm
Chọn bề dày của sao gạt: B = 5 mm.
Số vị trí rãnh gạt: chọn 6 vị trí.
3.2. Một số phương án truyền động gián đoạn
Cơ cấu sao gạt hoạt động không liên tục vì vậy cần một cơ cấu chuyển chuyển động quay liên tục thành chuyển động quay gián đoạn. Trên thực tế có nhiều cơ cấu biến chuyển động quay liên tục thành chuyển động quay gián đoạn. Sau đây là một số cơ cấu điển hình:
3.2.1. Cơ cấu bánh răng khuyết:
* Nguyên lý làm việc :
Bánh răng chủ động bị bỏ đi một số răng. Số răng đầy đủ khi chưa bỏ là Z1, số răng còn lại là Z1 do vậy gọi là bánh răng khuyết.
Bánh răng bị động có đầy đủ số răg là Z2.
Trong thời gian bánh răng chủ động quay được 1 vòng thì bánh răng bị động có lúc quay, có lúc dừng, thực hiện chuyển động quay không liên tục.
3.2.2. Cơ cấu Man:
Cơ cấu Man như hình 3.2.
* Ưu điểm:
Làm việc êm hầu như không va đập ở đầu và cuối vòng quay của khâu bị dẫn và được dùng khi vận tốc góc của khâu dẫn trung bình và nhỏ.
Chọn cơ cấu Man để tính toán trong hệ thống.
3.2. Cơ cấu Man:
3.2.1. Giới thiệu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
* Giới thiệu:
Cơ cấu man là cơ cấu biến chuyển động quay liên tục thành chuyển động quay gián đoạn nhờ trên khâu dẫn có chốt và trên khâu bị dẫn có những rãnh tiếp xúc không liên tục nhau.
* Ứng dụng:
Trong đồng hồ cơ; Trong máy công cụ(cơ cấu ăn dao của máy bào, cơ cấu ụ dao máy tiện tự động).Trong máy chiếu phim (cơ cấu đưa phim của máy). Trong dây chuyền lắp ráp và sản xuất tự động,...
Theo hình trên, cơ cấu Man có khâu dẫn(1) mang chốt(3) quay quanh tâm O1; khâu bị dẫn(2) là đĩa mang những rãnh(4) có thể quay quanh tâm O2. Khi khâu 1 quay liên tục, sẽ có lúc chốt 3 lọt vào rãnh 4 của đĩa 2 ở vị trí A và gạt đĩa này quay quanh O2 một góc đến khi chốt ra khỏi rãnh ở vị trí B thì đĩa 2 sẽ ngừng quay nhờ cung tròn trên đĩa 1 tiếp xúc với cung tròn trên đĩa 2. Lúc này rãnh kế tiếp của đĩa 2 ở vị trí chờ chốt trên đĩa 1 vào để truyền động và quá trình này xảy ra liên tục.
3.2.2. Tính toán cơ cấu Man:
3.2.2.1. Thông số ban đầu:
Hiệu suất của cơ cấu: ɳ = 0.75 ÷ 0.85
Số rãnh trên đĩa bị dẫn: 6 rãnh.
Số chốt trên đĩa dẫn: 1 chốt
Chọn đường kính đĩa bị dẫn R = 88 (mm).
3.2.2.2. Thông số hình học của cơ cấu Man:
Thông số hình học của cơ cấu Man mồm:
- L = O1O2 : khoảng cách trục
- R1 = O1A : bán kính tay quay.
- Z : Số răng của đĩa chữ thập.
Bán kính tay quay: R1 = L. sinαo = L. sin = 25,4 mm.
Bán kính nhỏ của đĩa chữ thập: R2min = L – R1 = 25,4 mm.
Chiều rộng rãnh đĩa chữ thập: dR = (0,2÷ 0,4). R1 = 5,08÷10,16 (mm).
Chọn dR = 8 mm.
3.2.2.3. Tính toán các thông số động học của cơ cấu Man:
Ký hiệu:
Chu kỳ chuyển động: T
Hệ số chuyển động: K
Vận tốc góc lớn nhất của đĩa chữ thập: ω2max
Gia tốc góc lớn nhất của đĩa chữ thập: ε2max
3.2.2.5. Tính toán các chi tiết của cơ cấu Man
Kết cấu trục con lăn của chốt tay quay vừa có ma sát trượt, vừa có ma sát lăn, trong đó dùng ổ đỡ cầu (tự định vị), bảo đảm điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa con lăn và rãnh của chữ thập.
Đường kính trục và con lăn của chốt:
d0 (0,5 ÷ 0,65).dp = 7,5 ÷ 9,75. Chọn d0 = 9 mm
dp = 2rp = (0,2 ÷ 0,4).R1 = 8,28 ÷ 16,56. Chọndp = 15 mm
3.2.3. Tính toán hệ thống xích tải:
3.2.3.1. Tính toán hệ thống xích:
Chọn loại xích là loại xích ống, đây là chi tiết được bán trên thị trường, có đầy đủ các kích thước tiêu chuẩn.
- Số dãy xích: 1 dãy. Vật liệu inox.
- Với kích thước chai D = 60 mm. Chọn xích tải có bề rộng W = 88,9 mm.
- Chọn khoảng cách làm việc giữa hai trục dẫn A = 2 (m)
- Số mắc xích: t = A/p = 2000/38,1 = 52,49. Chọn t = 53 (mắc xích).
- Chọn số răng đĩa xích Z = 27 (răng).
Với các kích thước sau :
- Số răng : Z = 27
- Đường kính đỉnh răng : DE = 166,8 mm
- Đường kính vòng chia : DP = 165,2 mm
- Khoảng cách A = 85,8 mm ; DF = 19
3.2.3.2. Chế độ làm việc của đĩa xích:
Để cung cấp chai cho cơ cấu đóng nắp, sao gạt làm việc đồng bộ vì vậy chọn vận tốc của băng tải lớn hơn hoặc bằng vận tốc của sao gạt.
Chọn v = 200 mm/s
Khối lượng mỗi chai: m = 0,5 kg.Tính toán trong trường hợp tải nặng nhất. Chai được lắp đầy trên băng tải.
3.2.4. Chọn động cơ điện:
Công suất tính toán: vì chế độ làm việc là động và khối lượng tải là khá nặng nên lấy : F = 180N
Dựa vào catalog của Oriental Motor:
Hộp giảm tốc có uhgt = 3÷180
Truyền động xích có ux= 1
Chọn động cơ: theo Catalog của Oriental Motor như bảng 3.1.
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐÓNG NẮP CHAI
4.1. Tính toán kết cấu đóng nắp chai:
Nắp chai là một chi tiết được tiêu chuẩn hóa có các kích thước như dưới.
Với :
+ Chiều cao nắp : Ho = 6 (mm).
+ Đường kính : dn = 26,5 (mm).
+ Đường kính : d1 = 32 (mm).
Theo sơ đồ nguyên lý:
- Giai đoạn 1: Đầu tiên khuôn đóng đi xuống tác động lên 21 gờ lồi làm biến dạng dẻo ở vị trí nếp gấp ôm sát vào thành miệng chai, đầu đóng tiếp tục đi xuống thực hiện quá trình vuốt nắp chai.
Qua tìm hiểu về nhà cung cấp nắp chai của công ty bao bì BALPAC thì nắp chai được chế tạo bới thép lá kỹ thuật đã được in sẵn nhãn mác, với chiều dày 025 ± 0,01mm
+ Độ cứng T4 - CA theo tiêu chuẩn
+ Lớp bao phủ crom: 50 mg/m2/một mặt
+ Lớp mạ cromoxyt: 10 mg/ m2/một mặt (chống oxy hoá)
+ Lớp vecni chống trầy xước khi qua máy dập hoặc cọ sát thông thường.
- Giai đoạn 2: Vuốt cho nắp ôm sát miệng chai. Sơ đồ lực như hình.
Ngoài lực làm biến dạng dẻo nắp chai còn có lực ma sát giữa khuôn đóng và nắp chai.
Lực ma sát giữa nắp và khuôn: Fms = f.N/tgα = 0,15. 150/tg32 = 36 N
Vì vậy tổng lực cần tác động: F = N + Fms = 150 + 36 = 186 (N)
4.2. Thiết kế hệ thống khí nén đóng nắp chai với các thông số:
Hệ thống khí nén đóng nắp chai với các thông số:
- Lực đóng nắp chai : F = 186 N
- Khối lượng của đầu đóng : G = 4N
Phương trình cân bằng lực của cụm pittông xét ở hành trình công tác:
p1.A1 – p2.A2 – F + G – Fmsp - Fmsc – Fqt = 0
4.3. Thiết kế sơ đồ khí nén:
Chọn các phần tử khí nén và điện:
- Xilanh tác động.
- Van đảo chiều 5/2
- Máy nén khí.
- Đồng hồ đo áp suất.
Cuộn sêlônô
Chọn áp suất p1 = 5 bar. Vì cụm cơ cấu xilanh – piston được tiêu chuẩn hóa và có bán trên thị trường. Theo handbook của nhà sản xuất STNC của Đài Loan chọn cụm xilanh – piston có kích thước sau:
D = 50 mm ; d = 20 mm.
Với :
Hành trình đầu đóng: S = 25 mm.
Chọn thời gian đi xuống của xilanh là 0,8s
Thời gian chờ là 0,58 s
Thời gian đi lên là 0,5 s
Vận tốc đi xuống của xilanh: v = S/t = 25/0,8 = 31, 25 mm/s.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi tiết cơ cấu chính xác tập 1. Tác giả Nguyễn Trọng Hùng.
2. Trịnh Chất-Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí, 2 tập, 2008
3. Catalog
+ Oriental Motor
+ IWIS conveyors
+ Handbook-STNC
4. Website:
http://www.orientalmotor.com
http://www.3dcontentcentral.com
5. Điều khiển khí nén và thủy lực. TH.S Lê Văn Tiến Dũng
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"