MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C .........................................................................................................5
1.1. Giới thiệu chung về phương pháp khoan cọc nhồi...........................................................................................................................5
1.1.1. Sự ra đời của máy khoan cọc nhồi ở một số nước.......................................................................................................................5
1.1.2. Công nghệ tạo cọc khoan nhồi.....................................................................................................................................................10
1.2. Công dụng, đặc tính kỹ thuật của máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25..........................................................................................13
1.2.1. Công dụng máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25..........................................................................................................................13
1.2.2. Đặc tính kỹ thuật máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25.Bauer BG-25C.......................................................................................16
1.3. Kết cấu và nguyên lý làm việc củamột số cơ cấu công tác chính...................................................................................................21
1.3.1. Cơ cấu tời nâng hạ chính.............................................................................................................................................................21
1.3.2. Cơ cấu ép cần khoan...................................................................................................................................................................22
1.3.3. Cơ cấu công tác...........................................................................................................................................................................23
Chương 2: KẾT CẤU NGHUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA HTTĐTL MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C.. 26
2.1. Kết cấu, nguyên lý làm việc của bơm chính....................................................................................................................................26
2.1.1. Kết cấu của cụm bơm chính.........................................................................................................................................................26
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực chính..............................................................................................................................28
2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của cụm bơm phụ...........................................................................................................................30
2.2.1. Kết cấu cụm bơm phụ..................................................................................................................................................................30
2.2.2. Nguyên lý hoạt động cụm bơm phụ.............................................................................................................................................31
2.3. Kết cấu, nguyên lý hoạt động của mô tơ quoay sàn.......................................................................................................................32
2.3.1. Kết cấu mô tơ quay sàn...............................................................................................................................................................32
2.3.2. Nguyên lý hoạt động của mô tơ quay sàn....................................................................................................................................33
2.4. Kết cấu, nguyên lý làm việc của khớp quoay trung tâm..................................................................................................................34
2.4.1. Kết cấu khớp quay trung tâm.......................................................................................................................................................34
2.4.2. Nguyên lý làm việc khớp quoay trung tâm...................................................................................................................................34
2.5. Kết cấu, nguyên lý làm việc của mô tơ di chuyển...........................................................................................................................35
2.5.1. Kết cấu mô tơ di chuyển..............................................................................................................................................................35
2.5.2. Nguyên lý hoạt động mô tơ di chuyển.........................................................................................................................................36
2.6. Kết cấu, nguyên lý hoạt động phanh dừng.....................................................................................................................................38
2.6.1. Kết cấu phanh dừng....................................................................................................................................................................38
2.6.2. Nguyên lý hoạt động của phanh dừng.........................................................................................................................................39
2.7. Kết cấu, nguyên lý hoạt động van phanh di chuyển.......................................................................................................................40
2.8. Kết cấu và nguyên lý làm việc của van đối trọng............................................................................................................................41
2.8.1. Kết cấu của van đối trọng............................................................................................................................................................41
2.8.2. Nguyên lý hoạt động van đối trọng..............................................................................................................................................42
Chương 3: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HTCT MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C..............................................................................42
3.1. Điều khiển và hiển thị.....................................................................................................................................................................42
3.1.1. Cabin...........................................................................................................................................................................................42
3.1.2. Bảng điều khiển cơ bản của máy................................................................................................................................................42
3.1.3. Bảng điều khiển các chế độ hoạt động.......................................................................................................................................42
3.2.Khởi động và dừng máy..................................................................................................................................................................42
3.2.1. Khởi động....................................................................................................................................................................................42
3.2.2. Dừng máy....................................................................................................................................................................................42
3.3. Di chuyển.......................................................................................................................................................................................42
3.3.1. Lựa chọn chế độ di chuyển.........................................................................................................................................................42
3.3.2. Di chuyển trên công trường cùng với thiết bị khoan...................................................................................................................42
3.3.3. Hoạt động quay sàn....................................................................................................................................................................43
3.3.4. Điều chỉnh cột.............................................................................................................................................................................43
3.3.5. Dẫn động cụm dẫn động cần Kelly.............................................................................................................................................43
3.3.6. Tời chính và tời phụ....................................................................................................................................................................43
3.3.7. Điều khiển bàn ép.......................................................................................................................................................................43
3.3.8. Dừng đo độ sâu..........................................................................................................................................................................43
3.3.9. Kiểm tra an toàn trước khi bắt đầu khoan..................................................................................................................................43
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................................................44
LỜI NÓI ĐẦU
Công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ trong đời sống xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển mạnh của kinh tế đòi hỏi ngày càng cấp bách việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là công việc xây dựng mới và hiện đại hoá các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu dân cư, các công trình giao thông như: Cầu cống, đường xá v.v…Trong xây dựng các công trình đó thì công tác xử lý nền móng là một công việc vô cùng quan trọng. Sự ổn định vững chắc nền móng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình sau này.
Vấn đề đặt ra là phải giảm giá thành khi thi công nền móng để góp phần hạ giá thành toàn bộ công trình. Ở nước ta hiện nay để xử lý nền móng công trình người ta có nhiều phương án khác nhau như dùng búa đóng cọc Diezel, dùng búa rung động, dùng máy ép cọc bấc thấm, máy ép cọc tĩnh, dùng máy khoan cọc nhồi v.v…Tuy nhiên tuỳ từng điều kiện kinh tế, điều kiện thi công mà mỗi phương pháp thi công có các mặt ưu, nhược điểm khác nhau như phương pháp thi công bằng búa đóng cọc Diezel thì gây ồn, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh. Với máy khoan cọc thì giá thành mỗi đầu cọc khá cao, với búa đóng cọc rung động thì gây chấn động tới các công trình xung quanh, với máy ép cọc bậc thấp thì giá thành đắt và hiệu quả xử lý nền không cao.v.v..
Thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi là một tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới và trong những năm gần đây thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi đã được áp dụng ở Việt Nam.
Kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khi thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi có thể thích hợp với nhiều vùng địa chất khác nhau có khả năng tạo ra cọc có chiều sâu, đường kính phù hợp với yêu cầu khi thi công đặt biệt nó có thể tạo ra cọc có chiều sâu lớn mà vẫn cho năng suất cao mà chất lượng cọc vần đảm bảo. Đặc biệt bằng các thiết bị khoan như mũi khoan ruột gà, mũi khoan phá đá, mũi khoan gầu xoay v.v…thì khi khoan có thể xuyên qua các vùng địa chất cứng mà các thiết bị thi công khác không đáp ứng được.
Phương pháp cọc khoan nhồi còn rất thích hợp cho việc tạo móng xây chen giữa các khu dân cư mà ít làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh (Bằng cách sử dụng ống vách ngăn rung động và chống lở vách), tránh được ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc chế tạo cọc ngay tại nền móng công trình tránh được chi phí cho vận chuyển cọc từ nơi sản xuất cọc tới chân công trình v.v…Vì vậy việc áp dụng kỹ thuật tạo cọc cho nền móng công trình bằng phương pháp cọc khoan nhồi đảm bảo về mặt chất lượng, tính kinh tế, điều kiện môi trường được đảm bảo là một yếu tố mà đang được nhiều công ty, cũng như các đơn vị thi công đặc biệt quan tâm trong việc sử dụng các thiết bị khoan cọc nhồi.
Xuất phát từ những lý do trên, em nhận thấy đề tài: “KHAI THÁC THIẾT BỊ CÔNG TÁC CỦA MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C” là đề tài rất hay có ý nghĩa thiết thực đối với nước ta hiện nay và bản thân em.
Em xin chân thành came ơn!
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25
1.1. Giới thiệu chung về phương pháp khoan cọc nhồi
Trong hoàn cảnh hiện nay nhà cao tầng ra đời như là một hệ quả tất yếu của việc tăng dân số đô thị, thiếu đất xây dựng và giá cao. Những công trình thế này cho phép có nhiều tầng hay nhiều không gian sử dụng hơn, tận dụng được mặt đất hơn, chứa được nhiều người và nhiều hàng hóa trong cùng một khu đất. Nhà cao tầng được xem như là “Cỗ máy làm ra của cải” trong nền kinh tế đô thị.
Một bộ phận khá quan trọng là móng công trình. Một công trình có độ bền vững, có độ ổn định cao và sử dụng lâu dài và an toàn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng móng công trình. Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng được áp dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam bởi cọc khoan nhồi đáp ứng được các đặc điểm riêng của nhà cao tầng không những thế cọc khoan nhồi còn được ứng dụng khá phổ biển trong thi công móng của trụ cầu của các công trình giao thông lớn vì:
- Tải trọng tập trung lớn ở chân các cột.
- Nhà cao tầng rất nhạy cảm với lún, đặc biệt là lún lệch vì nó gây ảnh hưởng lớn đến sự làm việc tổng thể của toàn bộ tòa nhà hay mố cầu cũng như các công trình quan trọng khác.
- Nhà cao tầng được xây dựng trong khu đông dân cư, mật độ nhà khá dầy. Nên việc chống lún và rung động để đảm bảo cho các công trình lân cận là một đặc điểm rất quan trọng cần chú ý khi xây dựng các tòa nhà cao tầng hiện nay.
1.1.1. Sự ra đời của máy khoan cọc nhồi ở một số nước
a. Nga:
Năm 1950 theo kiến nghị của giáo sư Khlebnikov.E.H ( trường MADI) ở Liên xô cũ đã chế tạo thử nghiệm và dựa vào sử dụng tập hợp máy khoan cọc nhồi tạo ra cọc có chân mở rộng, để tăng cường sức chụi tải nền đất.
b. Pháp:
Năm 1954 lần đầu tiên ở Pháp dùng cọc nhồi khoan nhồi trên cầu đường sắt theo công nghệ đào đất bằng gầu ngoạm đặc biệt của máy khoan BennotoN-1
Đến năm 1959 tổ hợp khoan hiện đại EDF_55 ra đời . Thiết bị khoan do hăng Bennoto sản xuất có thể khoan trong các loại đất khác nhau.
c. Đức:
- Trước hết phải kể đến hãng Salzgihen, tổ hợp máy khoan do hãng này sản xuất có nhiều kiểu thiết bị khác nhau. Loại nhỏ có nhãn hiệu P_10; PC-15;PR-15. Loại lớn PS_150; S-200 và S-300 có thể khoan cọc đường kính từ 0,39-0,6 tới 1,2-1,5m
- Tổ hợp máy khoan PS-150 do CHLB Đức hợp tác với hãng Hitachi (Nhật) sản xuất năm 1996. Tổ hợp S-200 xuất xưởng năm 1966. Một trong những hãng chế tạo máy khoan nhồi nổi tiếng là hãng BAUER với những tổ hợp máy có tính năng hiện đại, năng suất cao và có thể thi công qua nhiều địa tầng phức tạp, với các bộ công tác thích hợp.
e. Việt Nam:
Sau đó hàng loạt cọc khoan nhồi đường kính lớn (0,8-1,5m) được sử dụng trong những công trình nhà cao tầng ở các thành phố lớn và trong công trình cầu và các công trình dân dụng khác.
Ví dụ: Nhà tám tầng 34 Ngô Quyền-Hà Nội, Cầu Đông kinh- Lạng sơn, Cầu Sông Gianh – Quãng Bình, Cầu Hoà Bình… cọc khoan nhồi lớn đã được xây dựng thành công.
Đến nay phương án nền móng dùng cọc khoan nhồi bê tông tại chỗ đường kính 1-1,5m là những phương án khả thi trong các công trình xây dựng cầu và nhà cao tầng, xây mới và gia cố cải tạo.
1.1.2. Công nghệ tạo cọc khoan nhồi.
Nói chung các loại cọc khoan nhồi đường kính lớn thi công theo công nghệ hiện đại có thể phân theo 3 nhóm chính như sau:
a. Công nghệ đúc “khô”:
Trình tự công nghệ này được mô tả như sau:
- Khoan tạo lỗ và mở rộng chân cọc.
- Đổ bê tông bịt đầy hoặc bằng ống rút thẳng đứng (nếu hút nước ảnh hưởng trạng thái ổn định của lỗ cọc) hoặc bằng vòi xúc (chú ý hạn chế độ cao rơi tự do của bê tông, tránh hiện tượng phân tầng).
b. Công nghệ dùng ống vách:
Trình tự công nghệ được mô tả trên hình (1.5) bao gồm.
- Khoan tạo lỗ trong lớp đất dính
- Thêm vữa sét vào lỗ khi đã khoan đến lớp đất rời, thấm nước.
- Hạ ống vách khi đã qua hết lớp đất khô.
- Lấy hết vữa sét và làm khô lỗ khoan.
c. Công nghệ dùng vữa sét hoặc dung dịch khoan:
Trình tự công nghệ gồm có các bước được trình bày trên hình(1.6) bao gồm.
- Khoan qua lớp đất dính.
- Thêm vữa sét khi gặp lớp đất để sạt lỗ hoặc có nước ngầm.
- Đặt lồng thép vào hố khoan vẫn đầy vữa sét.
- Đổ bê tông dưới nước bằng ống rút thẳng đứng cho tới khi bê tông thay chỗ và dồn hết vữa sét ra ngoài bể chứa.
1.2 Công dụng, đặc tính kỹ thuật của máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25
1.2.1 Công dụng máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25.
Máy khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền để hình thành hố đào) bằng phương pháp khoan. Để xây dựng lên được các cây cầu, các tòa nhà cao tầng thì máy khoan cọc nhồi chiếm một phần rất quan trọng. Khi công trình bắt đầu khởi công thì công việc đầu tiên cần làm là khoan để đổ dầm móng, có các loại máy khoan khác nhau với độ khoan sâu khác nhau,nhờ có máy khoan có thể giảm được sức lao động, rút ngắn thời gian mang lại chất lượng và hiệu quả công việc cao.
1.2.2. Đặc tính kỹ thuật máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25.
Thông số kích thước của máy khoan cọc nhồi Bauer BG-25 thể hiện như hình 1.8 và 1.9.
a. Các thông số của cụm dẫn động quay cần Kelly:
Các thông số của cụm dẫn động quay cần Kelly gồm:
Pth = 205 [ kW]
Qth = 2 x 250 [lít/phút]
Tỉ số truyền: i = 26.18
b. Các thông số của máy Bauer BG-25C:
Các thông số của máy Bauer BG-25C thể hiện như bảng 1.1.
c. Nhiên vật liệu sử dụng
Nhiên vật liệu sử dụng máy Bauer BG-25C thể hiện như bảng 1.2.
1.3. Kết cấu và nguyên lý làm việc củamột số cơ cấu công tác chính
1.3.1. Cơ cấu tời nâng hạ chính
Tời là thiết bị dùng để nâng vật lên cao hoặc kéo dịch chuyển trong mặt phẳng nằm ngang hay nghiêng. Tời được sử dụng trong máy khoan cọc nhồi là kết nối với cần kelly dẫn động thiết bị công tác. Tời chính và tời phụ có kết cấu giống nhau, bên trong có tang cuốn cáp.
1.3.3. Cơ cấu công tác
a. Kết cấu cơ cấu công tác:
Thiết bị công tác của máy khoan là một hệ thống được nối lồng vào nhau gồm 3 thiết bị chính. ở trên cùng là thiết bị cần Kelly nối liền với thiết bị mũi khoan ở dưới cùng, ở giữa là cụm cụm dẫn động cần Kelly dẫn hướng cần Kelly khi hoạt động.
Cần Kelly gồm có 3 đoạn được lồng vào nhau. Các đoạn ống được lồng vào nhau có các rãnh dẫn hướng và các rãnh hãm. Đoạn ống nhỏ nhất ở trong cùng được nối với mũi khoan bằng khớp nối, phía trên khớp nối có lò xo giảm chấn để làm êm dịu quá trình khoan.
Chương 2
KẾT CẤU NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA HTTĐTL CỦA MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C
2.1. Kết cấu, nguyên lý làm việc của bơm chính
2.1.1. Kết cấu của cụm bơm chính
Cụm bơm chính có chức năng chuyển đổi cơ năng của động cơ đốt trong thành áp năng của dòng dầu thủy lực để duy trì sự làm việc của cả hệ thống. Cụm bơm chính của máy khoan cọc nhồi BAUER BG - 25 gồm 3 bơm chính P1, P2 và P3. Bơm chính là bơm pittông hướng trục, đĩa nghiêng loại A11VO. Có kích thước nhỏ gọn, lưu lượng lớn, mô men quán tính nhỏ, có khả năng tạo áp xuất rất cao.
* Bơm P1 cấp dầu có áp suất cao cho các cơ cấu chấp hành:
- Mô tơ tời phụ
- Mô tơ di chuyển xích phải
- Mô tơ tời chính
- Mô tơ quay cụm dẫn động cần Kelly KDK I
* Bơm P3 cấp dầu có áp suất cao cho các cơ cấu chấp hành:
- Hai mô tơ quoay vòng sàn quay
- Xy lanh co dãn xích di chuyển
- Xy lanh co dãn đối trọng
- Ép bàn ép chậm
- Xy lanh ra vào cột
Khối xi lanh (5) được lắp trên trục (1) nhờ các then hoa; trục (1) được đỡ trên vỏ bơm(7) thông qua gối đỡ (2). Nhờ lắp với ổ bi đũa trên gối đỡ (2) nên trục (1) có thể quay quanh tâm của nó một cách dễ dàng.
Phần đuôi của thân pit tông (4) có dạng hình cầu lõm, được ép chặt vào chân pit tông (có dạng hình cầu) để tạo thành pit tông có thân và chân liên kết với nhau bằng khớp cầu. Mặt phẳng của đế tỳ ở chân pit tông (4) luôn tỳ chặt vào mặt phẳng A của đĩa nghiêng (3) và trượt tương đối trên bề mặt này theo một đường tròn trong suốt quá trình làm việc.
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực chính.
Dưới tác dụng của mô men dẫn động từ động cơ đốt trong, trục (1) chuyển động và làm cho khối xi lanh (5) quay theo. Khi đó, các pit tông trong khối (5) thực hiện hai chuyển động đồng thời: chuyển động quay theo khối xi lanh (5) và chuyển động tịnh tiến theo chiều trục của khối xi lanh (5). Trong suốt quá trình chuyển động, các chân pit tông (4) luôn tỳ chặt lên mặt A của đĩa nghiêng (3). Do đó, nếu như góc ỏ hợp bởi đường tâm x của đĩa nghiêng (3) và hướng trục của khối xi lanh (5) khác không thì sẽ xảy ra sự chênh lệch thể tích giữa hai khoang E và F bên trong khối xi lanh (5).
2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của cụm bơm phụ
2.2.1. Kết cấu cụm bơm phụ
Cụm bơm phụ của máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25 gồm có 5 bơm bánh răng ăn khớp ngoài, được kí hiệu trên sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực lần lượt là :
- Bơm thủy lực 50
- Bơm thủy lực 11 ( 02 bơm)
- Bơm thủy lực 8
- Bơm thủy lực 16
Bơm thủy lực 50 có lưu lượng Qmax = 113 l/ phút, áp suất công tác Pmax =30 kg/ cm2. Bơm có chức năng tăng tốc cho mơ tơ quoay cụm dẫn động cần Kelly ở chế độ không tảI hoặc làm sạch gầu.
Bơm thủy lưc 11 có lưu lượng Qmax= 24 l/ phút, áp suất công tác Pmax= 90 kg/ cm2. Bơm có chức năng cung cấp dầu cho phanh và ly hợp tời chính, phụ.
Bơm thủy lực 8 có lưu lượng Qmax = 18 l/phút, áp suất công tác Pmax = 240 kg/cm2. Bơm có chức năng bơm lọc dầu thủy lực.
2.2.2. Nguyên lý hoạt động cụm bơm phụ
Dưới tác dụng của mô men dẫn động từ động cơ đốt trong, bánh răng chủ động trên trục chủ động quoay, ăn khớp với bánh răng bị động trên trục bị động nên bánh răng bị động cũng quoay theo.
Khe hở giữa 2 bánh răng với nhau và với bạc lót nhỏ đảm bảo tạo ra áp suất trong khoang hút của bơm hút dầu từ thùng lên khoang bơm và nén lại rồi đẩy ra đường đẩy của bơm với áp suất cao hơn.
2.3 Kết cấu, nguyên lý hoạt động của mô tơ quoay sàn
2.3.1 Kết cấu mô tơ quay sàn
Môtơ TL: loại piston hướng trục
- Kiểu : KMF90 ABE-3
- Lưu lượng lý thuyết : 87,8 (cc/ vòng)
- Áp suất van an toàn : 27,9 Mpa (285 kg/cm2 )
- Vận tốc cho phép : 2260 vòng/phút
- Áp lực mở phanh : 2,1 Mpa (21 kg/cm2 )
2.3.2. Nguyên lý hoạt động của mô tơ quay sàn
Khi dầu có áp suất cao được dẫn từ bơm vào động cơ (qua cửa nạp), các píttông 10 sẽ chuyển động tịnh tiến (vào, ra) trong khối xylanh 11.
Đầu dưới của píttông có dạng cầu, nằm trong mặt bích trục 2, nên chuyển động tịnh tiến của các píttông 10 trong khối xylanh 11 sẽ biến thành chuyển động quay của trục 2, tạo ra mômen quay ở đầu ra trục 2 của động cơ.
Sau khi trao đổi năng lượng cho động cơ, chất lỏng từ động cơ cũng quay về hệ thống. Trong quá trình làm việc, khối xylanh 11 cũng luôn luôn quay nhờ độ chênh áp (Dp) . Số vòng quay của trục 2 sẽ tỷ lệ với lưu lượng dẫn vào động cơ.
2.4. Kết cấu, nguyên lý làm việc của khớp quoay trung tâm
2.4.1. Kết cấu khớp quay trung tâm
Khớp quay trung tâm được dùng cho hệ thống ống nằm giữa cấu trúc bên trên (phần có thể quay) và bộ phận khung gầm (phần lắp cố định).
2.4.2. Nguyên lý làm việc khớp quoay trung tâm
Dầu từ van điều khiển được lắp ở cấu trúc bên trên chảy vào các mô tơ di chuyển được lắp ở bộ phận khung gầm phía dưới.
Dầu từ van điều khiển di chuyển đi vào lỗ trong cửa dầu của thân (2) chảy qua các vòng rãnh tròn bên ngoài của thân (2) và đi vào lỗ thẳng đứng của trục (6). Từ đó nó đi tới mô tơ di chuyển.
2.6. Kết cấu, nguyên lý hoạt động phanh dừng
2.6.1. Kết cấu phanh dừng
Phanh dừng được lắp trong mô tơ di chuyển. Khi máy chuyển động, áp suất dầu từ mạch di chuyển sẽ đẩy pít tông của phanh (2) về vị trí “nhả”, và mô tơ di chuyển hoạt động, rồi truyền lực tới hệ truyền động cuối.
Khi đưa cần điều khiển di chuyển về vị trí “trung gian”, dầu từ van điều khiển di chuyển sẽ không chảy tới mô tơ di chuyển, và pít tông của phanh (2) bị lò xo (12 ” theo hình 2.11” ) đẩy vào vị trí “gài” (phanh họat động).
Trục ra (6) ăn khớp với các bánh răng bên trong của đĩa (4) bằng then hoa phía bên ngoài.
Các răng bên trong vỏ phanh (5) ăn khớp với các răng bên ngoài của tấm đệm (3).Vỏ phanh (5) được nối với vỏ (1) bằng bu lông .Các đĩa (4) và tấm đệm (3) ăn khớp xen kẽ nhau. Pít tông (2) dùng lực của các lò xo (12) để đẩy đĩa (4) và tấm đĩa (3) vào vỏ phanh (5). Vỏ phanh (5) hoạt động như một xi lanh.
2.6.2. Nguyên lý hoạt động của phanh dừng
- Khi kéo cần điều khiển di chuyển từ vị trí “trung gian” tới vị trí “di chuyển”, dầu có áp từ bơm chính qua van điều khiển di chuyển tới mô tơ di chuyển và van phanh di chuyển. Dầu có áp suất chảy tới van phanh di chuyển sẽ dịch chuyển ống đối trọng của van phanh di chuyển và chảy tới phanh dừng.
Dầu có áp chảy vào buồng F của phanh dừng thông với chu trình xả về thùng dầu. Tuy nhiên nó bị giới hạn bởi van tiết lưu (C), do đó áp suất tăng lên và đẩy pít tông của phanh (2) sang trái.
- Kéo cần điều khiển di chuyển từ vị trí “di chuyển” về vị trí “trung gian”
Dầu từ van điều khiển di chuyển chảy tới mô tơ di chuyển và vna phanh di chuyển ngừng hoạt động, do đó ống van đối trọng của van phanh di chuyển sẽ trở về vị trí trung gian.
Khi pít tông của phanh bị đẩy ngược trở lại tạo ra một khoảng trống giữa pít tông vủa phanh và vỏ (1).
2.7. Kết cấu, nguyên lý hoạt động van phanh di chuyển
Van phanh di chuyển dùng để ngăn ngừa tốc độ của mô tơ khi nó tăng lên do tải trọng của máy khi xuống dốc. Van phanh di chuyển gồm có van đối trọng và van an toàn
Lượng chảy danh định: 177 lít/phút
Áp suất thiết định của van an toàn 360 kG/cm2 (ở mức 5 lít/phút)
Áp suất ngắt lõi van: 8,5 ± 1,2 kG/cm2
2.8. Kết cấu và nguyên lý làm việc của van đối trọng
2.8.1. Kết cấu của van đối trọng
Khi xe xuống dốc, bánh sao sẽ quay nhanh hơn số vòng quay của mô tơ di chuyển do tải trọng của chính nó làm cho các mô tơ quay nhanh hơn. Tuy nhiên có van đối trọng nên mọi tải trọng sẽ tác động lên mô tơ, vì vậy máy sẽ di chuyển tới một tốc độ tương đương ứng với tốc độ động cơ.
2.8.2. Nguyên lý hoạt động van đối trọng
* Khi dầu bắt đầu chảy:
Khi kéo cần điều khiển di chuyển tới vị trí “F” hoặc “R”, dầu từ bơm chính sẽ chảy vào cửa PA thông qua van điều khiển di chuyển và đẩy vào van kiểm tra (C1).
* Khi máy chuyển động xuống dốc:
Do tác động của tải trọng, mô tơ di chuyển sẽ quay nhanh hơn khi nó quay trong điều kiện bình thường dưới tác dụng của dầu. Do đó, áp suất dầu ở phía đầu vào (MA) của mô tơ giảm đi. Khi áp suất dầu buồng (E1) giảm xuống thấp hơn khoảng 7,3-9,7 kG/cm2 thì ống dẫn động (1) sẽ dịch chuyển sang trái và ngắt đường dầu chảy ra từ D2 của ống dẫn động (1). Kết quả là áp suất dầu từ phía đầu ra (MB) của mô tơ tăng lên. Do áp suất dầu này hoạt động như một lực cản của mô tơ nên máy sẽ ngăn được tình trạng chuyển động với tốc độ lớn hơn tốc độ của đông cơ.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian thực hiện đề tài được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS……………. và các thầy giáo trong bộ môn Máy xây dựng, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ của đề tài đặt ra, cụ thể như sau:
Trình bày giới thiệu chung về máy khoan cọc nhồi, đặc điểm cấu tạo, tính năng tác dụng nói chung của một số bộ phận của máy khoan cọc nhồi BG25C
Đồ án là một tài liệu hướng đẫn cơ bản cho người sử dụng máy khoan cọc nhồi trong quá trình làm quen và sử dụng máy kết hợp với sự hướng dẫn của các bên trong quá trình bàn giao máy cũng như sự giúp đỡ của các chuyên gia của hãng Bauer. Đồ án cũng chứng minh thấy khả năng làm việc của máy khoan cọc nhồi BG25C. Đây là cơ sở cho người khai thác máy khoan cọc nhồi, đặc biệt là người lái máy chọn chế độ khoan cho phù hợp, tránh chọn nhầm chế độ khoan nặng nề với môn men cao khi khoan ở các cấp đất mà chỉ cần với mô men khoan trung bình của hệ thống dẫn động cần Kelly thực hiện được.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng đẫn nhưng đồ án vẫn chưa giải quyết hết các cơ cấu chấp hành điện - thủy lực hiện đại của hãng BAUER rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy và các bạn học viên.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đình Thuận (2002), Sử dụng máy xây dựng, NXB Giao thông vận tải.
[2]. Vũ Thế Lộc, Vũ Thanh Bình (2000), Máy làm đất, NXB Giao thông vận tải.
[3]. Vũ Đình Lai, Giáo trình Sức BềnVật Liệu, NXB GTVT, 2007.
[4]. Shop manual Bauer BG25
[5]. Catalog Bauer BG25
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"