Xây dựng sơ đồ khối thuật toán điều khiển.
Sơ đồ trả dao.
Sơ đồ lấy dao.
Sơ đồ kết hợp lấy và trả dao.
Trục chính đi đến điểm thay dao.
Di chuyển đài dao từ A →B ( A là vị trí ban đầu, B là vị trí thay dao) .
2.4.6 Trục chính nhả dao.
2.4.7 Tìm dao (hốc dao) gần nhất và xoay đài dao.
2.5 Chương trình điều khiển.
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẰNG PHẦN MỀM SOLIDWORKS.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển rất nhanh, mang lại những lợi ích cho con người về tất cả những lĩnh vực vật chất và tinh thần. Để nâng cao đời sống nhân dân và hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu đưa đất nước đi lên thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để thực hiện điều đó thì một trong những ngành cần quan tâm phát triển nhất đó là ngành cơ khí nói chung và cơ điện tử nói riêng vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các thiết bị công cụ ( máy móc, robot…) của mọi ngành kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện việc phát triển ngành cơ khí cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công nghệ tiên tiến, công nghệ tự động hóa theo dây chuyền sản xuất.
Máy công cụ điều khiển số CNC ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp ở nước ta. Phát huy hiệu quả sử dụng, bảo dưỡng, vận hành máy CNC là vấn đề được đặc biệt quan tâm của chúng ta. Muốn phát huy hiệu quả tối đa khả năng thiết bị cũng như cải tiến nó cho phù hợp với con người Việt Nam đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về máy CNC.
Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử là nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo kĩ sư Cơ điện tử. Đồ án này giúp cho sinh viên có thể hệ thống lại các kiến thức của môn học như: Chi tiết máy, Vẽ kĩ thuật, Cơ học kĩ thuật, Nguyên lý máy, Sức bền vật liệu, lập trình trong cơ điện tử…Đồng thời cũng giúp chúng em học thêm một số phần mềm thiết kế, mô phỏng cần thiết như Solidworks, Auto CAD,Matlap…Ngoài ra giúp chúng em làm quen với công việc thiết kế và làm đồ án tốt nghiệp sau này.
Dù đã cố gắng hoàn thành đồ án này cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và cụ thể của các thầy cô trong bộ môn, nhưng theo hiểu biết còn hạn hẹp cộng với chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em rút thêm kinh nghiệm và bổ sung thêm kiến thức cho mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo của các thầy cô trong Viện Cơ Khí trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy :……………. đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày…….tháng….năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THAY DAO TỰ ĐỘNG
1. 1. Những đặc điểm chung của hệ thống thay dao tự động
Phân loại các cơ cấu cấp phát và kẹp chặt dụng cụ tự động
Thông thường, quá trình gia công các chi tiết được thực hiên tuần tự bằng nhiều dụng cụ khác nhau. Do đó, trên các thiết bị tự động hoá, yêu cầu dụng cụ tương ứng đã được lắp và điều chỉnh sẵn trong các đài dao hoặc chuôi côn chuyên dùng. Việc gá đặt dụng cụ vào cơ cấu công tác của máy (trục chính hoặc đài gá dao) kẹp chặt lấy dụng cụ và khi bị mòn có thể thực hiện thay bằng tay hoặc thay thế tự động. Khi gá đặt bằng tay, quá trình điều chỉnh và lắp đặt dụng cụ phụ như chuôi côn, đài dao, bạc trung gian, mâm cặp được tiến hành trực tiếp trên máy. Còn khi thay dụng cụ bằng phương pháp tự động, việc điều chỉnh và lắp đặt dụng cụ phụ được tiến hành bên ngoài máy nhờ các dụng cụ chuyên dùng, phương pháp này dùng phổ biến trên các máy điều khiển số CNC, bao gồm các giai đoạn chính sau :
- Ghép bộ và lắp ráp dụng cụ lấy ra từ kho dụng cụ
- Điều chỉnh kích thước của dụng cụ trên các thiết bị chuyên dùng.
- Nhập kho các bộ dụng cụ đã lắp và điều chỉnh.
a. Chứa và vận chuyển dụng cụ bằng đầu rơvônve
Đầu rơvônve có thể đặt thẳng đứng, nằm ngang hay nghiêng. Thay dụng cụ được thực hiện nhờ quay đâu rơvônve tới vị trí yêu cầu rồi cố định nó lại. Thời gian thay dụng cụ trung bình khoảng 1 – 4 giây.
Đầu rơvônve chính là cơ cấu công tác tiếp nhận trực tiếp lực cắt của máy. Do đó nó có độ bền, độ cứng vững và độ chính xác vị trí rất cao. Các dụng cụ để gia công mặt ngoài và trong trên đầu rêvônve không được cản trở nhau. Hai kiểu đầu rơvônve hay được sử dụng trên máy tiện CNC :
Một số trang bị ổ tích dụng cụ của một số nước:
Ổ tích dụng cụ ( magazin dụng cụ ) với cơ cấu thay dao tự động cho phép gia công nhiều bề mặt của chi tiết trong một hoặc một số lần gá đặt và do đó giảm được thời gian gia công .
Những magazin dụng cụ đầu tiên đã được sử dụng trong các máy nhiều nguyên công . Khi số lượng dụng cụ £ 30 thì các magazin dụng cụ được chế tạo dưới dạng tang trống , còn khi số lượng dụng cụ > 30 thì magazin dụng cụ được chế tạo dưới dạng băng xích . Hiện nay các magazin dụng cụ được sử dụng trong hầu hết các loại máy công cụ và số lượng dụng cụ trong các magazin dụng cụ tăng lên đáng kể
CHƯƠNG II : THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ THỐNG THAY DAO
DÙNG CHO MÁY CNC
2.1 Xây dựng sơ đồ động hệ thống thay dao tự động
Khái niệm sơ đồ động
Sơ đồ động của máy là những hình vẽ quy ước biểu diễn các bộ truyền, các cơ cấu liên kết với nhau tạo nên các xích truyền động, xác định những chuyển động cần thiết của máy. Đồng thời trên đó còn chỉ rõ công suất và số vòng quay của động cơ điện, đường kính bánh đai, số răng của bánh răng, số đầu mối của trục vít, số răng của bánh vít
Sử dụng biến tấn để điều khiển động cơ:
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí.
Tiện ích sử dụng của biến tần :
- Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động cơ là ta có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số ta có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng.
- Hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần có kết cấu đơn giản, làm việc được trong nhiều môi trường khác nhau.
- Khả năng điều chỉnh tốc độ động cơ dễ dàng.
Nguyên lý hoạt động :
Khi cuộn hút van 5/2 được cấp điện, dưới tác dụng của lực từ do cuộn dây sinh ra, con trượt của van điều khiển 5/2 bị kéo sang phải. Khí nén được đưa vào buồng bên trái của xi lanh ( buồng A) sinh lực đẩy pittong sang phải (đài dao được đưa đến điểm thay dao). Ngược lại, khi cuộn hút van 5/2 mất điện, dưới tác dụng của lực kéo lò xo làm con trượt của van điều khiển 5/2 bị kéo sang trái, khí nén được đưa vào buồng bên phải của xi lanh ( buồng B) hệ thống đài dao được đưa trở lại vị trí ban đầu.
Trong hệ thống dẫn động khí nén, van lọc có tác dụng tách các phần tử chất bẩn và hơi nước ra khỏi khí nén. Van điều áp có tác dụng giữ cho áp suất lên xylanh được điều chỉnh không đổi ở áp suất p. Van tra dầu có tác dụng giảm lực ma sát, sự ăn mòn và sự gỉ của các phần tử trong hệ thống điều khiển bằng khí nén.
Phân tích lựa chọn cảm biến:
Ở đây ta cần sử dụng các cảm biến để giới hạn hành trình di chuyển của trục chính, hành trình di chuyển của đài dao khi tiến vào thay dao và nhận biết vị trí của dụng cụ cần thay.
Để giới hạn hành trình di chuyển trong đồ án này em sử dụng công tắc hành trình kiểu đòn với kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn, tốc độ đóng ngắt nhanh. Để nhận biết vị trí của dụng cụ cần thay em sử dụng cảm biến quang.Cảm biến quang có thể phát hiện vật không cần phải tiếp xúc với tốc độ đáp ứng nhanh. Đầu cảm biến nhỏ, dễ dàng cho việc lắp đặt .
- Dao được đánh số từ 1 →16 theo chiều kim đồng hồ
- Ổ dao hướng với trục chính trên mặt phẳng thay dao,tạo với vị trí T thành một đường thẳng ở vị trí ổ dao thứ I ( Tx )
- Con dao (hốc dao cần lấy ở vị trí ổ dao thứ J ( Ty )
- C: là kí hiệu của việc quay đài dao ngược chiều kim đồng hồ từ Ty→Tx
2.5 Chương trình điều khiển.
Chương trình điều khiển hệ thống thay dao tự động ở chế độ Man (tay)
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẰNG PHẦN MỀM SOLIDWORKS
Sau khi lắp ghép các chi tiết với nhau ta được hình ảnh của toàn bộ hệ thống thay dao tự động
Ta tiến hành các bước mô phỏng:
3.1 Bước 1: Tạo new motion study bằng cách di chuyển chuột và chọn vào motion study 1
3.6 Bước 6: Trục chính đi xuống lấy dao,tới vị trí thì dừng lại
3.7 Bước 7: Xylanh khí nén đẩy cụm đài dao ra ngoài cho tới khi cảm biến nhận biếthành trình đài dao bên trái thì dừng lại
3.8 Bước 8: Trục chính đi lên kết thúc quá trình thay dao
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc tập trung, khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo :…….....……, đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Qua quá trình làm đồ án đã giúp tôi làm quen với những công việc cụ thể, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân em củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo :…….....……, cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Chất, Lê Uyển “Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí T1,T2”.
[2] Trương Hữu Chí, Võ Thị Ry, “Cơ điện tử, hệ thống trong chế tạo máy”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2005
[3] L.V. Doanh, P. T. Hàn, Ng. V. Hòa, Đ. V. Tân, “Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006
[4] Nguyễn Mạnh Tiến, “Điều khiển Robot Công nghiệp”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2007
[5] John Billingsley, “Essentials of Mechatronics”, A John Wiley & Sons, Inc., Publication, 2006.
[6] Robert H. Bishop, “The Mechatronics Handbook”, CRC Press LLC, 2002
[7] Khalil, H.K., “Nonlinear Systems”, Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ07458, 1996.
[8] Nguyễn Văn Khang, “Bộ điều khiển logic khả lập trình PLC và ứng dụng”, nhà xuất bản Bách Khoa, 2009.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"