MỤC LỤC
MỤC LỤC.
LỜI NÓI ĐẦU.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÀO VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN.
1.1.CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI MÁY ĐÀO.
1.1.1 Công dụng các loại máy đào.
1.2. Giới thiệu về hệ thống truyền động thuỷ lực trên máy đào một gầu kiểu gầu nghịch.
1.2.1 Đặc điểm cấu tạo máy đào một gầu thuỷ lực loại gầu nghịch.
1.2.2 Hệ thống truyền động dùng trên máy đào một gầu.
1.3. Tổng thể máy đào lựa chọn và các thông số cơ bản.
1.4. Tình hình sử dụng, khai thác máy đào.
1.4.1. Tình hình sử dụng máy đào (xúc).
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO 5.0 VÀ MỘT SỐ TÍNH TOÁN CƠ BẢN.
2.1 Giới thiệu chung.
2.2 Giới thiệu phần mềm Automation Studio 5.0.
2.3 Giao diện chính của phần mềm Automation Studio 5.0.
2.3.1 Mở phần mềm Automation Studio 5.0.
2.3.2 Diagram Editor (Trình biên tập sơ đồ thiết kế).
2.4 Các chức năng chính của phần mềm Automation Studio 5.0.
2.5 Các chỉ tiêu đánh giá phần mềm.
2.6. Tính toán các cơ cấu của thiết bị làm việc của máy đào một gầu truyền động thủy lực kiểu gầu nghịch.
2.6.1. Xác định lực tác dụng lên các xi lanh của bộ công tác máy đào.
2.6.2 Tính toán cơ cấu lái của máy đào một gầu truyền động thủy lực kiểu gầu nghịch di chuyển bánh lốp.
2.6.3 Tính toán cơ cấu phanh của máy đào một gầu truyền động thủy lực kiểu gầu nghịch di chuyển bánh lốp.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THUỶ LỰC CỦA MÁY ĐÀO VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO 5.0.
3.1 Xây dựng sơ đồ thuỷ lực bộ công tác chính của máy đào.
3.1.1 Các thông số ban đầu.
3.1.2 Xây dựng sơ đồ truyền động thuỷ lực.
3.1.4 Mô phỏng quá trình làm việc hệ thống thuỷ lực bộ công tác chính trên phần mềm Automation Studio 5.0.
3.2 xây dựng sơ đồ thuỷ lực hệ di chuyển của máy đào.
3.2.1 Các thông số ban đầu.
3.2.2 Xây dựng sơ đồ truyền động thuỷ lực.
3.2.3 Tính toán lựa chọn các phần tử thuỷ lực.
3.2.4 Mô phỏng quá trình làm việc hệ thống thuỷ lực cơ cấu di chuyển trên phần mềm Automation Studio 5.0.
3.3 xây dựng sơ đồ thuỷ lực hệ thống lái của máy đào.
3.3.1 Các thông số ban đầu.
3.3.3 Tính toán lựa chọn các phần tử thuỷ lực.
3.3.4 Mô phỏng quá trình làm việc hệ thống thuỷ lực hệ thống lái trên phần mềm Automation Studio 5.0.
3.4 xây dựng sơ đồ thuỷ lực hệ thống phanh của máy đào.
3.4.1 Xây dựng sơ đồ truyền động thuỷ lực.
3.4.2 Tính toán lựa chọn các phần tử thuỷ lực.
3.4.3 Mô phỏng quá trình làm việc của hệ thống phanh trên phần mềm Automation Studio 5.0.
3.5 xây dựng sơ đồ thuỷ lực hệ thống nâng hạ chân chống, lưỡi ủi của máy đào.
3.5.1 Các thông số ban đầu.
3.5.2 Xây dựng sơ đồ truyền động thuỷ lực.
3.5.3 Tính toán lựa chọn các phần tử thuỷ lực.
3.5.4 Mô phỏng quá trình làm việc hệ thống thuỷ lực nâng hạ chân chống trên phần mềm Automation Studio 5.0.
3.6 xây dựng sơ đồ thuỷ lực của toàn bộ máy đào.
3.6.1 Xây dựng sơ đồ mạch tổng thể của máy.
3.6.2 Tính toán lựa chọn các phần tử thuỷ lực.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
LỜI MỞ ĐẦU
Thiết kế tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành Máy Xây Dựng của trường Đại học Công Nghệ Giao thông Vận tải. Nhằm giúp cho sinh viên có được những cái nhìn tổng quan hơn về quá trình tình toán thiết kế ra những máy móc và thiết bị phục vụ trong ngành. Hơn nữa, nó còn giúp cho sinh viên hệ thống lại những gì đã học và áp dụng vào trong quá trình tính toán thiết kế máy.
Được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo:TS………..….. và của các thầy trong bộ môn em đã hoàn thành đề tài thiết kế tốt nghiệp “Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực của máy đào một gầu có dung tích gầu 1m3 với sự trợ giúp của phần mềm Automation Studio 5.0.’’ Nội dụng cơ bản thiết kế tốt nghiệp gồm 3 chương:
1.Tổng quan về máy đào và các thông số cơ bản
2. Giới thiệu phần mềm automation studio 5.0
3. Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực của máy đào một gầu truyền động thủy lực kiểu gầu nghịch với sự trợ giúp của phần mềm Automation studio 5.0
Việc ứng dụng phần mềm Automation Studio 5.0 để thiết kế tốt nghiệp các hệ thống máy xây dựng hiện đại chưa được phổ biến rộng rãi và còn khá mới mẻ đối với sinh viên ngành MXD. Vì vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và trình độ còn có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày …. tháng … năm 20….
Sinh viên thực hiện
……………..
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÀO VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
1.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI MÁY ĐÀO
1.1.1. Công dụng các loại máy đào
Máy xúc đào được xem là thiết bị chính yếu trong công tác làm đất nói riêng và quá trình xây dựng nói chung. Máy xúc, đào chuyên làm nhiệm vụ khai thác đất và đổ vào phương tiện vận chuyển hoặc tự vận chuyển trong cự ly ngắn (đào, đắp kênh mương…)
Trong quá trình xây dựng đường xá, đê đập, đập thủy điện, khai thác mỏ…thì máy xúc, máy đào đặc biệt là máy đào được đánh giá là thiết bị quan trọng nhất. Khối lượng đất đá do máy đào đảm nhiệm trung bình là 45% khối lượng công việc.
Ngoài ra, máy đào còn được thiết kế các bộ công tác, bộ công tác gầu thuận, bộ công tác gầu nghịch, bộ công tác gầu ngoạm, bộ công tác cần trục, bộ công tác búa đóng cọc, … để máy có thể làm các việc khác nhau như trục, cẩu các thiết bị hoặc vật liệu nặng lên cao, làm búa đóng cọc, san lấp mặt bằng, phá dỡ công trình …
1.1.2. Phân loại các loại máy đào
Có nhiều cách phân loại các loại máy xúc, đào. Sau đây là một số cách phân loại máy xúc, đào:
- Theo đặc điểm bộ công tác: máy đào gầu thuận, máy đào gầu ngược, máy đào gầu ngoạm, máy đào gầu kéo (kiểu dây băng), máy đào gầu bào, …
1.2.2.2. Truyền động thuỷ lực
So với hệ thống truyền động cơ học, hệ thống truyền động thuỷ lực có độ nhạy rất cao. Quá trình điều khiển nhẹ nhàng, linh hoạt, kết cấu nhỏ gọn, có khả năng truyền lực lớn, đi xa.
- Điều khiển thuỷ lực không bơm: Kiểu điều khiển này được dùng riêng biệt cho một vài cơ cấu trong máy như dùng để phanh hãm bánh xe di chuyển, hãm tời,...Đây là một kiểu điều khiển trực tiếp, về nguyên tắc giống như điều khiển cơ học, nghĩa là dùng sức người.
Hiện nay, trên các máy đào hiện đại có trang bị hệ thống điều khiển theo chương trình, thiết bị cảm biến tốc độ tự động sang số. Hệ thống điều khiển điện tử liên tục kiểm soát tình trạng hoạt động của hệ thống truyền động để nhanh chóng phát hiện các hỏng hóc một cách hiệu quả. Hệ thống điều khiển công suất bằng điện tử có thể cho máy làm việc với các chế độ công suất khác nhau tuỳ theo điều kiện làm việc nặng nhẹ, giúp tiết kiệm nhiên liệu đảm bảo quá trình hoạt động của máy êm dịu và có hiệu suất cao nhất. Tình trạng kỹ thuật của máy được thể hiện trên các biển báo, có các tín hiệu báo động cần thiết, giúp người vận hành kịp thời khắc phục được các hư hỏng có thể xảy ra.
1.2.2.4. Hệ thống di chuyển máy đào một gầu
Hệ thống di chuyển dùng để di chuyển máy trong quá trình làm việc, đồng thời truyền áp suất và tải trọng ngoài lên nền. Các máy đào hiện nay thường được trang bị bộ di chuyển bánh xích và bánh lốp.
a. Bánh xích: Hệ thống di chuyển bánh xích được sử dụng rộng rãi trên các máy đào một gầu, đặc biệt là các máy chuyên dùng thi công trên nền đất yếu. Bánh xích gồm có các phần tử cấu tạo chính sau: bánh sao chủ động lấy công suất từ động cơ truyền đến, bánh dẫn hướng, các con lăn tỳ, hai hoặc nhiều con lăn đỡ, vòng xích, dầm tựa. Việc sử dụng dẫn động thuỷ lực cho phép sử dụng dẫn động riêng biệt từng bánh xích từ một động cơ thuỷ lực độc lập và kết cấu của khung di chuyển giữa rất đơn giản so với máy đào có dẫn động cơ khí. Sự đơn giản hoá kết cấu được xác định bằng việc không sử dụng xích động của truyền động bánh răng và truyền động xích mà sử dụng các ly hợp vấu, ly hợp ma sát điều khiển được và các cơ cấu khác để truyền năng lượng từ động cơ đặt trên bàn quay đến các bánh xích.
1.2.2.5. Hệ thống tựa quay của máy đào một gầu
Toa quay của máy đào được đặt trên khung di chuyển thông qua vòng ổ quay con lăn. ở trên toa quay có thiết bị động lực (động cơ điezen) và thiết bị thuỷ lực, hệ thống điều khiển, bộ phận quay, bình nhiên liệu, ca bin điều khiển và đối trọng. Bộ phận dưới của cần, xi lanh thuỷ lực nâng cần là một bộ phận được lắp cố định với toa quay. Các bộ phận còn lại có thể tháo ra được khi thay thế thiết bị công tác này bằng một kiểu thiết bị công tác khác. Ca bin điều khiển được trang bị hệ thống thông gió, cách âm và các thiết bị khác để làm việc được ở các điều kiện thời tiết khác nhau. Trong buồng lái còn bố trí ghế ngồi êm, các thiết bị kiểm tra, đo lường và các cần điều khiển. Ngoài ra ca bin điều khiển còn được trang bị hệ thống chiếu sáng, tín hiệu,...
1.4.1.4. Máy xúc gầu ngoạm
- Phạm vi sử dụng: Máy xúc gầu ngoạm được sử dụng để bóc dỡ nguyên liệu rời ở bến xe, bến cảng, trong các kho chứa nguyên nhiên liệu. Máy có thể bốc dỡ nguyên liệu ở độ cao, thấp hay ngang tầm đặt máy.
Chương 2
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO 5.0 VÀ MỘT SỐ TÍNH TOÁN CƠ BẢN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Phần mềm Automation Studio được thiết kế bởi tập đoàn công nghệ Famic của Canada, là một phần mềm tính toán thiết kế, mô phỏng hoạt ảnh các sơ đồ mạch của nhiều hệ thống khác nhau, như sơ đồ mạch thủy lực, mạch khí nén, mạch điện điều khiển, mạch điện kỹ thuật số mạch PLC. Được tạo ra cho ngành tự động hóa công nghiệp, đặc biệt phát huy hết cho thiết kế kỹ thuật cơ khí, giáo dục và phục vụ nhu cầu nghiên cứu. Sự mô phỏng trong phần mềm Automation Studio là một công cụ đạt hiệu quả cao, được lập trình tự động trong phần mềm.
- Trong Diagram Editor cho phép bạn thiết lập và mô phỏng những sơ đồ thiết kế và tạo ra các bản báo cáo.
- Trong khi đó Project Explorer được sử dụng quản lý file (tập tin) và phân loại tất cả các tài liệu kết hợp với mô phỏng.
- Library Explorer cung cấp những thư viên kí hiệu cần thiết để tạo ra những sơ đồ cấu thành lên những dự án của bạn.
Phần mềm này cho phép bạn biên soạn tài liệu và dự án của bạn. Bạn có thể in và xuất những sơ đồ của bạn với nhiều cách khác nhau kết hợp với những danh sách và các bản báo cáo để sắp xếp hoàn chỉnh công việc trên tập tin của bạn.
2.2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO 5.0
Automation Studio 5.0 là một gói chương trình trong đó có nhiều modules khác nhau. Mỗi một module, cũng có thể gọi là một Workshop, gồm có 1 thư viện thành phần cùng với nó bạn có thể tạo ra sơ đồ khác nhau như sơ đồ thủy lực, khí nén, điện tử, điện kỹ thuật số.
2.3. GIAO DIỆN CHÍNH CỦA PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO 5.0
2.3.1. Mở phần mềm Automation Studio 5.0
Sau khi đã cài đặt phần mềm, biểu tượng phần mềm xuất hiện ngoài màn hình. kích đúp chuột vào biểu tượng phần mềm Automation Studio 5.0 , giao diện chính của phần mềm xuất hiện.
2.6. TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU CỦA THIẾT BỊ LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐÀO MỘT GẦU TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC KIỂU GẦU NGHỊCH
2.6.1. Xác định lực tác dụng lên các xi lanh của bộ công tác máy đào
Lực tác dụng lên bộ công tác tại hai vị trí I và II của gầu nghịch gồm có:
- Trọng lượng của gầu Gc, của tay gầu Gt và của gầu chứa đầy đất Gg + đ - Lực cản đào tại răng gầu do chướng ngại vật gây ra Pd
- Lực cản đào tiếp tuyến tại răng gầu P1 ở cuối giai đoạn đào và tích đất vào gầu.
Với chiều sâu đào đất Hn:
Hn = lt1 +lg = 2,30 + 1,420 = 3,72 (m).
- Lấy tổng mô men các lực đối với khớp quay O2 ta có:
Với Gt = 7600 (N); Gg = 6300 (N)
P1- lực cản đào tiếp tuyến tại răng gầu
Với P1 = 7171,2 (N)
Xác định các cánh tay đòn:
a1 - khoảng cách từ lực P1 đến khớp quay O2
Xi lanh nâng cần có thể dùng một hoặc hai chiếc tuỳ theo dung tích của gầu.
Ta có: Gc = 13500 (N) ; Gt = 7600 (N) ; Gg+đ = 20146,15 (N)
Xác định các lực:
+ Ta có Gg+đ = 20146,15 (N)
Chiều sâu tầng đào Hn: Hn = lg = 1,420 (m).
Hệ thống lái dùng để thay đổi hoặc duy trì hướng chuyển dộng của máy đào.
Yêu cầu của hệ thống lái:
- Đảm bảo quay vòng máy đào thật ngoặt trong thời gian rất ngắn trên một diện tích bé.
2.6.3. Tính toán cơ cấu phanh của máy đào một gầu truyền động thủy lực kiểu gầu nghịch di chuyển bánh lốp
2.6.3.1. Đặc điểm cấu tạo của cơ cấu phanh máy đào
Hệ thống phanh trên máy đào là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động của máy ,có công dụng sau:
Giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại khi xe đang chuyển động.
Giữ xe đứng yên trong khoảng thời gian dài mà không cần có sự có mặt của người lái xe.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THUỶ LỰC CỦA MÁY ĐÀO VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA PHẦN MỀM AUTOMATION STUDIO 5.0
3.1. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ THUỶ LỰC BỘ CÔNG TÁC CHÍNH CỦA MÁY ĐÀO
Khi tay điều khiển phải ở vị trí 7( hình 5.4), van điều khiển mở ra dẫn dòng dầu điều khiển đẩy van phân phối chính 14 sang phải, thực hiện quá trình mở van. Dòng dầu cao áp qua van đến khoang dưới của xi lanh tay gầu 16 thực hiện quá trình đưa tay gầu vào. Vị trí 9 dòng dầu điều khiển được cụm van phân phối phụ 13 khóa, vì vậy quá trình điều khiển được tam dừng. Để hệ thống thủy lực của toa quay ở thời điểm phanh được an toàn ta bố trí cụm van an toàn 25. Các van giảm áp 8, 9, 29, 31 có tác dụng điều áp vào trong đường dầu công tác và đường dầu điều khiển. Các van cân bằng 15, 17 có tác dụng cân bằng áp suất của 2 khoang của xi lanh khi van phân phối ở vị trí trung gian.
Lưu lượng Q1 = vp.Ap = 0,08.86,59.10-4 = 6,92.10-4 m3/s = 41,52 l/ph
Lưu lượng Q2 = vr.Ar = 0,08.42,41.10-4 = 3,39.10-4 m3/s = 20,34 l/ph
Tra bảng (1- phụ lục) ta chọn loại xi lanh tiêu chuẩn có đường kính D = 100 mm có đường kính cán piston: d = 70 mm, có hành trình công tác L = 1000 mm.
3.6. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ THUỶ LỰC CỦA TOÀN BỘ MÁY ĐÀO
3.6.1. Xây dựng sơ đồ mạch tổng thể của máy
Sơ đồ thủy lực tổng thể máy đào là kết quả tổng hợp của tất cả các sơ đồ mạch của các bộ máy công tác thành phần của máy.
Sơ đồ thủy lực của toàn bộ máy đào được trình bày trong hình 3.39
3.6.2. Tính toán lựa chọn các phần tử thuỷ lực
1. Tính chọn bơm thủy lực cho bộ công tác chính và cơ cấu di chuyển, cơ cấu nâng hạ chân, chống lưỡi ủi.
Tính toán bơm thủy lực cung cấp dầu cao áp cho toàn bộ hệ thống công tác của máy đào dựa trên áp suất dầu công tác và lưu lượng tiêu thụ của các bộ phận công tác của máy đào.
Do xi lanh của cần, tay gầu, gầu, và cơ cấu quay có thể hoạt động đồng thời, vì vậy cần phải chọn bơm có công suất và lưu lượng thỏa mãn điều kiện cung cấp đủ cho các bộ công tác hoạt động đồng thời nay. Các cơ cấu này cần lưu lượng cung cấp lớn, và cần phải điều chỉnh được lưu lượng.
Cơ cấu di chuyển và cơ cấu nâng hạ chân chống lưỡi ủi, làm việc độc lập với nhau và với các cơ cấu khác, vì vậy chỉ cần chọn bơm có công suất và lưu lượng thỏa mãn điều kiện lớn nhất về công suất và lưu lượng tính toán. Các cơ cấu này cần lưu lượng cung cấp lớn, và cần phải điều chỉnh được lưu lượng.
Dựa vào giá trị của lưu lượng riêng, áp suất yêu cầu của hệ thống thủy lực và bảng tra các loại bơm thủy lực ta chọn được bơm có mã hiệu K3V112DT với các thông số sau:
K3V112DT: Là loại bơm kép kiểu piston rô to hướng trục điều chỉnh lưu lượng bằng đĩa nghiêng.
2. Tính chọn bơm thủy lực cho hệ thống lái và phanh.
Do hệ thống lái và phanh làm việc độc lập với nhau, vì vậy chỉ cần chọn bơm có công suất và lưu lượng thỏa mãn điều kiện lớn nhất về công suất và lưu lượng tính toán.
Ngoài ra hệ thống lái và phanh là hệ thủy lực đơn giản, lưu lượng dầu cần cung cấp nhỏ, không cần phải điều chỉnh lưu lượng của bơm. Vì vậy ta lựa chọn bơm cho hệ thống là bơm bánh răng. Tốc độ bơm thường từ 1500 2000 v/ph, Hiệu suất bơm từ 0,6 0,85.
Ưu điểm của loại bơm này là kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, chắc chắn, làm việc tin cậy, tuổi bền cao. Kích thước nhỏ gọn, có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn và phù hợp với điều kiện làm việc của hệ thống lái và phanh.
Khi chọn bơm bánh răng ta cần phải tính lưu lượng riêng trên một vòng quay cần thiết của bơm và từ đó chọn ra bơm có thông số kĩ thuật đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng cho hệ thủy lực.
Để tính chọn bơm, ta chọn trước số vòng quay lớn nhất của bơm là: nb = 3200 vg/ph
Lưu cần cung cấp của bơm chính là lưu lượng tiêu thụ của hệ thống: Qb = 37,58 l/ph = 37,58.103 cm3/ph
Lưu lượng riêng của bơm : qb = 11,74 cm3/vg
Dựa vào giá trị của lưu lượng riêng, áp suất yêu cầu của hệ thống thủy lực và bảng tra các loại bơm thủy lực ta chọn được bơm thủy lực có Mã hiệu K3V/NV với các thông số sau:
- Lưu lượng riêng qb: 16,8 cm3/vg
- Áp suất bơm pb: 210 bar
- Vận tốc làm việc lớn nhất Vmax: 3200 vg/ph
Khi chọn bơm có lưu lượng riêng như trên thì lưu lượng dầu do bơm cung cấp sẽ thay đổi:
Qb max = 11,74.3200 = 37568 cm3/ph = 37,568 l/ph
3. Tính chọn bơm thủy lực cho hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển là hệ thủy lực đơn giản, lưu lượng dầu cần cung cấp nhỏ, không cần phải điều chỉnh lưu lượng của bơm. Vì vậy ta lựa chọn bơm cho hệ thống là bơm bánh răng. Tốc độ bơm thường từ 1500 - 2000 v/ph, Hiệu suất bơm từ 0,6 - 0,85.
Khi chọn bơm bánh răng ta cần phải tính lưu lượng riêng trên một vòng quay cần thiết của bơm và từ đó chọn ra bơm có thông số kĩ thuật đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng cho hệ thủy lực.
Dựa vào giá trị của lưu lượng riêng, áp suất yêu cầu của hệ thống thủy lực và bảng tra các loại bơm thủy lực ta chọn được bơm thủy lực có Mã hiệu H3V112 với các thông số sau:
- Lưu lượng riêng qb: 12 cm3/vg
- áp suất bơm pb: 50 bar
- Vận tốc làm việc lớn nhất Vmax: 2700 vg/ph
4. Tính chọn van phân phối
Cơ sở lựa chọn van phân phối đó là:
Kiểu đóng mở van: Kiểu đóng mở van bằng gián tiếp bằng thủy lực, điều khiển thông qua van của tay điều khiển điện trên ca bin rất dễ dàng.
Trên các cơ sở đó ta chọn cụm van phân phối có mã hiệu: SX12. Có các thông số kỹ thuật chính sau:
Áp suất dầu công tác: p = 250 bar
Áp suất lớn nhất trong khi làm việc là 350 bar
Lưu lượng dầu trong mạch thủy lực: Q = 120 l/ph
5. Tính chọn các loại van khác trong hệ thống thủy lực.
Van an toàn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho bơm, cho hệ thống trong trường hợp xảy ra quá tải hay tắc mạch, cho nên ta chọn van an toàn theo áp lực dầu lớn nhất để mở van an toàn (hay áp lực lớn nhất cho phép trong đường ống).
- Các van phân phối: Hoạt động nhờ bởi van điều khiển dầu trợ lực và nó có chức năng phân phối dòng dầu chính đến các mạch công tác.
- Van an toàn chính: Hoạt động dựa trên áp lực phân phối của bơm chính và giới hạn áp lực cực đại cho hệ thống thủy lực
- Các van an toàn mạch: Hoạt động dựa trên áp lực từng mạch riêng và để tránh áp lực đột ngột tăng ở trong từng mạch công tác riêng do lực bên ngoài tác động lên thiết bị công tác để không ảnh hưởng tới các mạch thủy lực khác.
- Các van một chiều tải: Hoạt động dựa trên áp lực bơm chính và để cho phép áp lực bơm tăng đủ vượt trên áp lực mạch trước khi cấp
- Van chống giảm tụt cho cần đào: Để tránh không cho dầu ở trong khoang đỉnh piston xi lanh không rò dỉ ngược về van con trượt phân phối khi van phân phối ở vị trí trung gian.
- Van chống giảm tụt cho tay gầu: Để tránh không cho dầu ở trong khoang cán piston xi lanh không rò rỉ ngược về van con trượt phân phối khi van phân phối ở vị trí trung gian.
- Van cân bằng : Hoạt động bởi áp lực cấp của bơm chính để đảm bảo cho mô tơ di chuyển quay phù hợp với lượng dầu cấp (đặc biệt trong khi di chuyển xuống dốc). Van an toàn giao nhau được bố trí ở trong thân vỏ van cân bằng. Van này hoạt động để giảm áp lực bất kỳ nào tăng ở trong mạch phân phối chính giữa mô tơ di chuyển và van cân bằng khi xe đột ngột dừng.
- Van điều khiển lưu lượng: Hoạt động nhờ bởi dầu điều khiển để cho phép dầu bơm chính đi qua và thay đổi góc nghiêng (đĩa) của mô tơ di chuyển.
- Các van phanh di chuyển và dầu phanh: Hoạt động bởi dầu bơm chính để nhả phanh đỗ trong hoạt động di chuyển. Dầu nhả phanh và lò xo đóng phanh.
- Van phanh quay tháp: Van này nhận dầu điều khiển từ van điện từ phanh dừng quay tháp đã có điện bất kỳ khi nào hệ điều khiển thiết bị công tác hoặc quay tháp cần được hoạt động. Cho phép dầu điều khiển tác động lên piston điều khiển để nhả phanh dừng quay tháp. Lò xo đóng phanh và dầu điều khiển nhả phanh.
- Van chống lực phản hồi: Để cho phép các chi tiết của tháp quay dừng với sốc của tải là nhỏ nhất ở tại vị trí mong muốn.
- Van an toàn quay tháp.
Sau khi thiết kế hệ thống thủy lực, để thống kê và tính chọn đủ các phần tử trong hệ thống thủy lực. Với sự trợ giúp của phần mềm Automation Studio 5.0 ta có bảng thống kê tự động các phần tử trong sơ đồ mạch thiết kế.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc tập trung, khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo: TS…...………. đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Qua quá trình làm đồ án đã giúp tôi làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư cơ khí trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân tôi củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để phụ vụ cho quá trình ra trường sau này.
Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo: TS……...……. cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PHẠM HỮU ĐỒNG, HOA VĂN NGŨ, LƯU BÁ THUẬN
Máy làm đất, Nhà xuất bản Xây Dựng.
[2]. VŨ THẾ LỘC, VŨ THANH BÌNH
Máy làm đất, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[3]. VŨ THANH BÌNH, NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆM
Truyền động máy xây dựng và xếp dỡ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[4]. NGUYỄN KHẮC TRAI
Cơ sở thiết kế ô tô, Nhà xuất bản Giao thông Vận Tải - 2006.
[5]. NGUYỄN HỮU CẨN
Phanh ô tô, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 2004
[6]. I.L.BERKMAN, A.V.RANNEV, A.K.REIS
Máy xúc xây dựng một gầu vạn năng, Nhà xuất bản Mir - 1984 (bản tiếng việt)
[7]. CATERPILLAR
Sách hướng dẫn bảo dưỡng và vận hành máy đào 345B. (bản tiếng Việt). Năm 2000.
[8]. EATON CHAR - LYNN COMPANY
Tài liệu thiết kế hệ thống lái C-STOV-MC001-E. (bản tiếng Anh). Năm 2003, http://www.eaton.com
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"