ĐỒ ÁN LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HÀN KHỚP NỐI ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC VỚI ÁP SUẤT TÁC DỤNG LÊN THÀNH ỐNG 5BAR

Mã đồ án DACKNH000001
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 300MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết chế tạo, bản vẽ quy trình chế tạo, bản vẽ quy trình lắp ghép hàn, bản vẽ tách chi tiết…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HÀN KHỚP NỐI ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC VỚI ÁP SUẤT TÁC DỤNG LÊN THÀNH ỐNG 5BAR.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................6

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................... 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI SẢN PHẨM CHẾ TẠO ...... 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VẬT LIỆU CƠ BẢN, LOẠI QUÁ TRÌNH HÀN VÀ VẬT LIỆU HÀN 

I. LỰA CHON VẬT LIỆU .............................................................. 9

II. TÍNH TOÁN CÁC TIẾT DIỆN CỦA KẾT CẤU ....................... 9

1. Tính toán các tiết diện ống dẫn ................................................... 9

2. Lựa chọn các tiết diện mặt bích ................................................... 10

III. TÍNH CHON KÍCH THƯỚC MỐI HÀN VÀ KIỂM TRA MỐI HÀN. 11

1. Mối hàn giáp mối dọc ống .......................................................... 11

2. Mối hàn ghép ống với mặt bích .................................................. 12

3. Mối hàn ghép ống nhánh với ống chính ...................................... 13

CHƯƠNG III: CHẾ TẠO PHÔI HÀN

I. DỤNG CỤ GIA CÔNG ............................................................... 14

II. LỰA CHON THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU CẮT ............................ 14

1. Lựa chọn thiết bị cắt ................................................................... 14

2. Vật liệu cắt khí ............................................................................ 15

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ........................................................... 15

1. Vạch dấu ..................................................................................... 15

2. Chuẩn bị cắt ................................................................................ 17

IV .TIẾN HÀNH CẮT .................................................................... 17

1. Cắt tự động ................................................................................. 17

2. Cắt thủ công ............................................................................... 18

V. LỰA CHON THIẾT BỊ VẬT LIỆU HÀN .................................. 21

1. Lựa chọn thiết bị hàn .................................................................. 21

2. Lựa chọn vật liệu hàn .................................................................. 22

CHƯƠNG IV: GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH KẾT CẤU ............................ 24

I. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ ĐỒ GÁ HÀN ....................................... 24

1. Thiết kế đồ gá hàn ...................................................................... 24

2. Chuẩn bị liên kết ......................................................................... 27

II. CHẾ ĐỘ HÀN VÀ KỸ THUẬT HÀN ĐÍNH ............................ 29

1. Phân tích lựa chọn loại quá trình hàn đính ................................. 29

2. Tính toán lựa chọn chế độ hàn đính ............................................ 29

3. Kỹ thuật hàn đính ....................................................................... 30

CHƯƠNG V: QUÁ TRÌNH SỬ LÝ TRƯỚC KHI HÀN ...................... 37

I. XỬ LÝ NHIỆT TRƯỚC KHI HÀN ............................................ 37

II. XỬ LÝ HÓA CƠ ........................................................................ 37

1.Xác định nhu cầu làm sạch trước khi hàn .................................... 37

2. Lựa chọn phương pháp làm sạch ................................................ 37

CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ HÀN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÀN PHÙ HỢP.............. 39

I. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ HÀN CHO TỪNG MỐI HÀN       39

II. ĐỀ XUẤT, PHÊ CHUẨN VÀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ HÀN PHÙ HỢP        48

CHƯƠNG VII: KỸ THUẬT THỰC HIỆN CÁC ĐƯỜNG HÀN ........ 49

I. ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT THỰC HIỆN CÁC MỐI HÀN............... 49

1. Kỹ thuật hàn giáp mối ống Φ362................................................ 49

2. Kỹ thuật hàn giáp mối ống Φ162................................................ 52

3. Kỹ thuật hàn mặt bích với ống Φ362 .......................................... 55

4. Kỹ thuật hàn nối ống nhánh với ống chính ................................. 65

II. HOÀN THIỆN SẢN PHẨM....................................................... 68

CHƯƠNG VIII: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT ........ 68

I. CÁC BIÊN PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN ........ 68

1. Kiểm tra bằng mắt thường .......................................................... 70

2. Kiểm tra bằng thủy lực ............................................................... 71

II. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN..................................................... 71

1. Các quy định an toàn trước khi hàn ............................................ 72

2. Các biện pháp an toàn khi hàn ................................................... 72

KẾT LUẬN......................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 74

LỜI NÓI ĐẦU

   Đất nước ta đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương đường nối của Đảng là xây dựng và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực từ đó Đảng đã đề ra ba nhiệm vụ trọng tâm trong đó lấy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm then chốt. Để thực hiện được mục tiêu trọng tâm đó ngành công nghiệp cơ khí đã xác định rõ nhiệm vụ quan trọng của mình là đào tạo, tuyển dụng nguồn đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề vững vàng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một lớn mạnh của đất nước.

    Trước tình hình và yêu cầu cấp thiết của đất nước.. Đứng trước sự phát triển và hội nhập Quốc tế của đất nước ngày một lớn mạnh, nhu cầu sử dụng trang thiết bị hiện đại ngày một gia tăng do vậy nhu cầu tuyển dụng đội ngũ lao động có kiến thức, kỹ năng tay nghề cao đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn. Chính vì lý do đó mà người lao động cần phải được đào tạo song toàn (có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp).

     Là một sinh viên được học tập và rèn luyện dưới mái trường em đã xác định khi tốt nghiệp ra trường cần phải có một khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng đó trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường bản thân em đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong học tập cùng với sự tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo của tập thể các thầy cô giáo, của Khoa và Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được học tập, rèn luyện và nghiên cứu chuyên sâu hơn.

     Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa. Sau khi tìm hiểu thực tế em đã lựa chọn đề tài “Lập quy trình công nghệ hàn khớp nối đường ống dẫn nước của nhà máy cung cấp nước sạch với áp suất tác dụng lên thành ống là 5 bar ” làm đồ án tốt nghiệp của mình. Với mục đích phát huy khả năng, vận dụng kiến thức đã được học nhằm sau khi ra trường bản thân em áp dụng vào thực tế sản xuất làm ra nhiều sản phẩm phức tạp hơn đề tài em đã lựa chọn.

      Được thực hiện bảo vệ đồ án tốt nghiệp là một niềm vinh dự lớn và cũng là cơ hội để em phát huy khả năng của bản thân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để thu thập  kiến thức phục vụ cho việc tính toán thiết kế đề tài và đặc biệt với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy :…..………. thường xuyên quan tâm nhắc nhở động viên, chỉ bảo em thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều chính vì vậy nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và đóng góp ý kiến các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

                                                               ....... , ngày… tháng … năm 20....

                                                                Sinh viên thực hiện

                                                                 ……..………

CHƯƠNG I

TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI VÀ SẢN PHẨM CHẾ TẠO

I. TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ TÀI.

1. Mục đích.

. Áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực tiễn để tính toán và thiết kế khớp nối đường ống dẫn nước.

. Rèn luyện kỹ năng tính toán, thiết kế, lập quy trình công nghệ hàn khớp nối đường ống dẫn nước đúng yêu cầu kỹ thuật.

2. Nhiệm vụ.

. Thiết kế được khớp nối đảm bảo đúng hình dáng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật và đủ bền khi chịu tải trọng động.

. Lập quy trình công nghệ khoa học, hợp lý, cụ thể trong quá trình thực hiện

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.

. Phương pháp thiết kế khớp nối khi chịu tải trọng động.

. Quy trình lắp ghép từng đoạn khớp.

6. Phương pháp nghiên cứu.

. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sức bền, vật liệu hàn, kết cấu hàn, công nghệ hàn, khai triển hình gò để có cơ sở lý thuyết tiến hành lựa chọn vật liệu, thiết bị gia công khớp nối đường ống dẫn chất lỏng.

. Phương pháp thực tiễn: khảo sát một số kiểu khớp nối ống dẫn chất lỏng đang được ứng dụng rộng rãi trong thức tiễn.

II. PHÂN TÍCH KẾT CẤU.

Yêu cầu của đồ án là: “Lập qúa trình công nghệ hàn khớp nối đường ống dẫn nước của nhà máy cung cấp nước sạch với áp suất tác dụng lên thành ống là 5bar” kết cấu ống gồm một ống dẫn chính và được phân thêm một nhánh ở giữa đoạn ống chính để lắp ghép được với các đường ống dẫn khác thì mặt đầu các ống được hàn với mặt bích..

1.  Chi tiết số 1.

 - Số lượng: 01 Chiếc

 - Chi tiết số 1 là chi tiết có kết cấu hình ống có chiều dài L=3000mm có đường kính ngoài Dn=362mm, đường kính trong dt = 350mm, chi tiết được chế tạo từ thép tấm bằng phương pháp gia công cuộn ống, giao tuyến của ống được thực hiện bằng phương pháp hàn

2. Chi tiết số 2.

- Số lượng: 02 Chiếc

-Chi tiết số 2 là chi tiết có kết cấu hình ống có đường kính ngoài:Dn=162mm

5. Chi tiết số 5.

- Số lượng: 10 Chiếc

- Gân tăng cứng có hình dạng hình tam giác, có kích thước chế tạo là: L= 13mm, chiều cao b= 17mm, chiều dầy c= 6mm. Chi tiết này được ghép vào ba mặt bích của đầu ống bằng phương pháp hàn……

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VẬT LIỆU CƠ BẢN, LOẠI QUÁ TRÌNH HÀN VÀ VẬT LIỆU HÀN

I. PHÂN TÍCH LỰA CHON VẬT LIỆU CƠ BẢN CỦA CHI TIẾT

1. Phân tích, lựa chọn các loại vật liệu cơ bản.

Chất lượng và tuổi bền của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu được sử dụng, các tính chất của vật liệu được chọn phải đáp ứng các điều kiện làm việc của sản phẩm

Cơ tính: cần xác định chế độ làm việc và khả năng chịu tải của sản phẩm như: cường độ, hướng tác dụng của lực, độ bền cực đại mà chi tiết phải chịu, tính mài mòn và khả năng mài mòn.

3. Cơ tính của vật liệu cơ bản.

- Tính hàn tốt, cho phép hàn với nhiều phương pháp hàn, khoảng điều chỉnh chế độ hàn rộng mà mối hàn vẫn đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.

- Không cần sử dụng các biện pháp công nghệ trước khi hàn và sử lý nhiệt sau khi hàn.

 4. Các chú ý khi hàn chủng loại vật liệu đã chọn.

   Vật liệu đã chọn thuộc nhóm thép cacbon thấp, có tính hàn tốt vì vậy không cần sử lý nhiệt trước khi hàn và gia công cơ học sau khi hàn.

III. TÍNH TOÁN TIẾT DIỆN CỦA KẾT CẤU

   1.Tính toán các tiết diện ống dẫn.

       Trong quá trình làm việc với áp lực bên trong ống chịu tác dụng của các lực:

         - Áp lực tác dụng theo phương dọc trục: Áp dụng công thức mục 24-2 sách sức bền vật liệu tập 3 của Lê Quang Minh- Nguyễn Văn Vượng - NXBGD.

                                 P= π .R2 .p hay  p= σm.2 π.R.S

Trong đó:

- P: Áp lực tác dụng theo phương dọc trục.

- R: Bán kính ống.

- σm: Ứng suất kéo dọc trục

Trong quá trình làm việc kết cấu còn chịu nhiều tác động của ngoại lực khác như: Trọng lượng ống, trọng lượng chất lỏng. Vậy để kết cấu làm việc cứng vững không bị biến dạng và sử dụng lâu bền ta lựa chọn thép có chiều dày S =  6mm để chế tạo. Chiều dày của ống nhỏ bằng chiều dày của ống lớn.

2. Lựa chọn tiết diện mặt bích.

  -  Để đảm bảo độ cứng vững lựa chọn chiều dày mặt bích lớn: S = 6mm.

  -  Chiều dày mặt bích nhỏ lấy bằng chiều dày của ống nhỏ: S = 6mm.

III. TÍNH CHỌN KÍCH THƯỚC MỐI HÀN VÀ KIỂM TRA ĐỘ BỀN MỐI HÀN

   1. Mối hàn giáp mối dọc ống.

Với mối hàn giáp mối, do que hàn được quy định về cơ tính và thành phần hoá học nên cơ tính kim loại mối hàn tương đương với cơ tính của kim loại cơ bản.

Vậy mối hàn đảm bảo điều kiện bền.

Với chiều dày chi tiết: S = 6 (mm) kích thước mối hàn tra bảng 1.1 trang 4 sách Công nghệ Hàn ta có:

·        Bề rộng mối hàn:

b  = 9 (mm)

·        Khe hở lắp ghép:

a = 1-0,5 (mm)

2. Mối hàn ghép ống mặt bích.

Mối hàn mặt bích trong quá trình làm việc chịu tác động của lực dọc trục. Căn cứ vào chiều tác dụng của lực ta tiến hành hàn một phía mối hàngóc. Để đảm bảo độ ngấu ta tiến hành vát mép tấm mặt bích có chiều dày 6mm. 

4. Mối hàn ghép ống nhánh với ống chính.

Đây là mối hàn góc có chiều dài mối hàn là:

    L = C = 3,14.285 = 3,14.285 = 894 (mm)

5. Lựa chọn vật liệu hàn.

     - Để liên kết hàn làm việc đảm bảo độ bền theo yêu cầu, kim loại mối hàn cần đảm bảo độ bền dẻo dai và có thành phần hoá học phù hợp với kim loại cơ bản.Yêu cầu đối với que hàn là:

·        Đảm bảo về cơ tính và thành phần hoá học.

·        Đảm bảo thành phần hoá học cần thiết cho kim loại mối hàn.

·        Đảm bảo tính công nghệ tốt:

·        Dễ gây hồ quang và hồ quang cháy ổn định.

Với thép CT38 do hàm lượng P và S phân bố đều nên hạn chế sự nứt kết tinh mối hàn.

CHƯƠNG III

 CHẾ TẠO PHÔI HÀN

I. DỤNG CỤ GIA CÔNG.

   Đe, kìm, búa nắn phôi, thước mét đo phôi, ê ke, mũi vạch, bộ dụng cụ mỏ cắt hơi, compa, bảo hộ lao động…vv..

II. LỰA CHON THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU CẮT.

     1. Lựa chọn thiết bị cắt.

Các chi tiết được gia công ở dạng tấm hình chữ nhật và các hình khai triển. Vì vậy để quá trình gia công được đảm bảo năng suất chất lượng và phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế ta lựa chọn thiết bị cắt khí Ôxy- axêtylen tự động nhãn hiệu Huawei do Trung Quốc sản xuất và mỏ cắt khí cầm tay

3. Công tác chuẩn bị.

      a. Vạch dấu.

          - Dùng thước đo,  ke vuông, ê ke, compa, mũi vạch để vạch dấu các chi tiết. Do sử dụng phương pháp cắt khí nên quá trình cắt phần mép cắt bị ôxy hoá vì vậy khi vạch dấu ta lấy dư về mỗi một phía 2mm.

b. Chuẩn bị cắt.

   Ghép nối các chi tiết của trạm cắt khí, van giảm áp, ống dẫn khí, và máy cắt, mỏ cắt. Kiểm tra quá trình lắp ghép đảm bảo kín chắc và an toàn. Sau đó mở van các bình khí và điều chỉnh áp suất theo các thông số cho trong bảng

  4. Tiến hành cắt.

     a. Cắt tự động.

- Đặt đường ray xe tự hành các đường vạch dấu một khoảng từ 100 ÷ 200 mm

- Điều chỉnh thanh ray song song với đường vạch dấu.

b. Cắt thủ công.

· Trước tiên mở van ôxy hỗn hợp sau đó mở van axêtylen và mồi lửa. Điều chỉnh lấy ngọn lửa thường.

· Đưa ngọn lửa về vị trí đầu đường cắt và nung kim loại đến trạng thai nóng chảy và từ từ mở van ôxy cắt.

CHƯƠNG IV

GÁ LẮP VÀ HÀN ĐÍNH KẾT CẤU

I. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ HÀN

1. Thiết kế đồ gá hàn

 a. Đặc điểm và yêu cầu đồ gá.

- Do kết cấu được đưa vào sản xuất hàng loạt nên  nhất thiết phải chế

tạo đồ gá.

- Mặt khác việc lắp ghép các chi tiết để hàn là khâu rất quan trọng đối với quy trình công nghệ hàn.

b.Chọn vật liệu chế tạo.

Đồ gá sản xuất ra chỉ có tác dụng định vị cho kết cấu, gá, kẹp chặt kết cấu trong quá trình hàn đính và hàn các chi tiết cũng như kết cấu. Để đảm bảo tính kinh tế mà vẫn đảm bảo về chất lượng của đồ gá trong quá trình làm việc thì vật liệu được chọn để làm đồ gá không cần thiết phải có cơ tính tốt. 

II. CHUẨN BỊ LIÊN KẾT

 - Đối với kết cấu khớp nối ống ta chia kết cấu thành nhiều phần sau đó ghép các phần với nhau và hoàn thiện kết cấu để hạn chế ứng suất và biến dạng. Kết cấu gồm các liên kết sau:

1.Liên kết hàn giáp mối dọc ống.

Đây là liên kết giáp mối không vát mép đối với cả hai ống, ống lớn và ống nhỏ. Đối với liên kết hàn giáp mối L=3000 (mm) và S=6 (mm) ta dùng phương pháp hàn phân đoạng nghịch. Thực chất của phương pháp này là chia chiều dài của môi hàn này ra thành các đoạn ngắn có chiều dài ≤ 300(mm) nhằm tránh tập trung ứng suất.

2. Liên kết hàn giữa ống và mặt bích.

Đây là dạng mối hàn góc chữ L theo chu vi khép kín, chi tiết ống có chiều dày S=6 mm và mặt bích có chiều dày S=6mm.

II. CHẾ ĐỘ VÀ KỸ THUẬT HÀN ĐÍNH       

1. Phân tích lựa chọn loại quá trình hàn đính

Để đảm bảo mối hàn nhỏ gọn, chắc ngấu ta sử dụng que hàn có đường kính dq ≤ 3mm để đính. Vậy ta chọn que có đường kính dq = 2.5 mm.

3. Kỹ thuật hàn đính.

a. Hàn đính ống Φ362.

Đây là mối hàn giáp mối chiều dày S=6mm;  có vát mép các thông số cụ thể vát mép hình chữ V có góc vát 60 độ.

b. Hàn đính ống Φ162.

 Đây là mối hàn giáp mối có chiều dày S=6 mm có vát mép và hàn một phía như ống. Chiều dài mối hàn là L=1200 mm khi đính ta tiến hành đính từ giữa ra hai đầu.

d. Hàn đính mặt bích ống Φ150

Mối hàn có chiều dài L=C= 508,68 (mm), hàn theo chu vi khép kín các thông số và chế độ hàn và phương pháp đính như đối với mối hàn ống 330 với mặt bích.

CHƯƠNG V

 QUÁ TRÌNH XỦ LÝ TRƯỚC KHI HÀN

I. XỬ LÝ NHIỆT TRƯỚC KHI HÀN

Vật liệu ta chọn để chế tạo là thép CT38 có đặc tính kĩ thuật như sau:

+Giới hạn bền kéo: [σk] = 38 (Kg/mm2).

+Hàm lượng Cacbon %C = (0.14 ÷ 0.22)%.

+Tính hàn tốt, cho phép hàn với nhiều phương pháp hàn khác nhau khoảng điều chỉnh chế độ hàn rộng mà mối hàn vẫn đảm bảo chất lượng và yêu cầu kĩ thuật.

II. XỬ LÝ CƠ HÓA.

1. Xác định nhu cầu làm sạch trước khi hàn.

    Trước khi hàn ta phải làm sạch mép đường hàn và lan rộng ra hai bên 15 ÷ 20 mm các vết bẩn như : dầu mỡ, lớp ôxit bề mặt gỉ sắt...là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối hàn như không ngấu, lẫn xỉ, rỗ khí...

2.Lựa chọn phương pháp làm sạch

 Có rất nhiều phương pháp làm sạch khác nhau như: làm sạch bằng thủ công, làm sạch bằng axit,...dựa vào điều kiện thực tế và đặc tính của vật liệu ta không cần sử dụng axit để làm sạch mà chỉ cần làm sạch bằng máy cũng đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

4. Gia công cơ sau khi hoàn thiện.

Kết cấu khớp nối đường ống dẫn nước trong nhà máy nước sạch được liên kết với hệ thống đường ống thông qua các mặt bích, để đảm bảo độ kín khít người ta sủ dụng các đệm (roong) caosu có đường kính tương ứng với đường kính của mặt bích đe lót vào bề mặt tiếp xúc giữa hai mặt bích. Vì vậy khi lắp ghép bề mặt các mặt bích phải đảm bảo tương đối phẳng.

CHƯƠNG VI

TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ HÀN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÀN PHÙ HỢP

I. TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ HÀN CỦA TỪNG MỐI HÀN

   Chế độ hàn là tổng hợp các thông số cơ bản của quá trình hàn để nhận được mối hàn có hình dáng, kích thước và chất lượng như mong muốn. các thông số cơ bản của phương pháp hàn hồ quang tay gồm: đường kính que hàn, dòng điện hàn, điện áp hàn, vận tốc hàn, số lớp hàn và năng lượng đường.

1. Đường kính que hàn.

 Đường kính que hàn là thông số chủ yếu của chế độ hàn vì nó có tính quyết định đến các thông số khác. Để lựa chọn đường kính que hàn ta căn cứ vào:      

· Căn cứ vào chiều dày chi tiết, chi tiết càng lớn thì tiết diện kim loại đắp càng lớn nên đường kính que hàn cũng phải lớn để đảm bảo năng suất nhưng để đảm bảo an toàn quy định đường kính que hàn không lớn hơn 6mm.

2. Cường độ dòng điện hàn.

  Cường độ dòng hàn là thông số quan trọng của chế độ hàn vì nó ảnh hưởng tới hình dáng, kích thước và chất lượng mối hàn. Đối với chế độ hàn thì Ih được xác định trong phạm vi nhất định, do đó khi hàn không được điều chỉnh Ih quá giá trị cho phép nếu không sẽ không đảm bảo về chất lượng. 

4.  Đề xuất phê chuẩn và lựa chọn các thiết bị hàn phù hợp

 Hiện nay có rất nhiều thiết bị hàn, đối với kết cấu được giao có chiều dài mối hàn ngắn và trung bình. Căn cứ vào điều kiện sản xuất thực tế ta lựa chọn phương pháp hàn hồ quang tay.Yêu cầu đối với thiết bị hàn hồ quang tay là:

-  Điện áp hàn từ 15÷30V. Điện áp không tải ≤80V để đảm bảo an toàn cho người thợ khi làm việc.

 - Dòng điện hàn từ 15÷400A.

CHƯƠNG VII

KỸ THUẬT THỰC HIỆN CÁC ĐƯỜNG HÀN

I. ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT THỰC HIỆN CÁC MỐI HÀN

1. Kỹ thuật hàn giáp mối ống Φ362.

a.Chế độ hàn:

*Đường kính que hàn:

Khi hàn giáp mối dq phụ thuộc vào chiều dày vật liệu. Với S = 6(mm), thì ta có: ta tiến hành vát mép và hàn nhiều lớp

  * Điện áp hàn:

Điện áp hàn đối với hàn hồ quang tay: Uh = (16÷28 ) V.Chọn Uh =25V

b. Thực hành Hàn.

Sau khi tính toán các chế độ xong ta tiến hành hàn.Mối hàn có chiều dài L=3000 mm, để giảm tập trung ứng suất, biến dạng ta tiến hành phân đoạn nghịch chiều dài mỗi đoạn là 300 mm để không phải nối mối hàn ở mỗi đoạn.

2. Hàn giáp mối ống Φ162

Chọn chế độ hàn: Đây là liên kết hàn giáp mối có chiều dày là S= 6 (mm) vát mép một phía nên khi ta tiến hành hàn nhiều lớp để mối hàn đảm bảo lớp thứ nhất ta chọn que hàn có đường kính là 2,5 mm để mối hàn tạo hình dáng tốt và có thể đưa que hàn vào rãnh hàn được dễ dàng. 

3. Thực hành hàn.

Đưa phôi vào vị trí thuận tiện nhất để hàn. Đối với mối hàn này có chiều là 1200 mm ta tiến hành phân đoạn và hàn từ giữa ra hai đầu. Khởi đầu đoạn hàn, mồi hồ quang hàn cách điểm khởi đầu đoạn hàn một khoảng 10÷15 mm, khi hồ quang phát sinh kéo dài hồ quang để gia nhiệt cho đầu đoạn hàn và hồ quang về vị trí đầu đoạn hàn.

4. Hàn mặt bích với ống Φ362

a. Chọn chế độ hàn.

Đây là liên kết hàn góc có chiều dày là 6 (mm) vát mép một phía nên khi ta tiến hành hàn nhiều lớp để mối hàn đảm bảo lớp thứ nhất ta chọn que hàn có đường kính là 2,5 mm để mối hàn tạo hình dáng tốt và có thể đưa que hàn vào rãnh hàn được dễ dàng. 

b.Thực hành hàn.

Hàn lớp thứ nhất. Đây là mối hàn chu vi khép kín đường kính ống là: 362mm. Để hạn chế biến dạng biến dạng khi thực hiện ta tiến hành phân đoạn và hàn đối xứng qua tâm. Với mối hàn dài L=C=1136,68 (mm) ta chia làm 6 đoạn, chiều dài mỗi đoạn là 189,5 mm và xoay ống về vị trí thuận tiện nhất để hàn. 

6. Hoàn thiện sản phẩm.

Sau khi hoàn thiện sản phẩm ta tiến hành làm sạch mối hàn, kiểm tra độ vuông góc, độ biến dạng sản phẩm sau khi hoàn thiện. 

CHƯƠNG VIII

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN VÀ CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

I.  CÁC BIỆN PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN.

Để kiểm tra chất lượng mối hàn hiện nay có rất nhiều biện pháp kiểm tra như sau:

· Kiểm tra bằng quan sát mắt thường.

· Kiểm tra bằng thuỷ lực.

· Kiểm tra bằng thẩm thấu.

1. Kiểm tra bằng quan sát mắt thường.

Đây là phương pháp kiểm tra rất thông dụng để kiểm tra toàn bộ quá trình hàn. Phương pháp này chỉ phát hiện được khuyết tật nằm ở trên bề mặt mối hàn.

2 . Kiểm tra bằng thuỷ lực

 Vì đây là khớp nối ống dẫn chất lỏng nên ta phải kiểm tra độ kín của ống nên ta dùng phương pháp kiểm tra bằng thuỷ lực. Để kiểm tra ta tiến hành bơm nước vào kết cấu kiểm tra sao cho áp suất kiểm tra bằng 1,5÷2 lần áp suất làm việc và giữ khoảng 5÷6 phút, tiếp theo ta giảm áp xuất xuống bằng áp suất làm việc, rồi dùng búa gõ nhẹ xung quanh mối hàn và quan sát xem kết cấu có rò rỉ nước hay không, đánh dấu vị trí rò rỉ đó, sau đó tháo nước và tiến hành chỉnh sửa.

5. Phương pháp phát quang và chỉ thị màu.

Trước khi kiểm tra cần làm sạch và khô bề mặt vật hàn phủ lên bề mặt vật hàn chất thấm. Sau khoảng thời gian từ (5 ÷ 20) phút dưới tác dụng của lực mao dẫn, chất thấm sẽ thẩm thấu vào khuyết tật trên bề mặt của vật hàn. Sau đó, làm sạch bề mặt vật hàn bằng dung dịch NaOH nồng độ 5% ở nhiệt độ từ (40 ÷ 50)0C.

KẾT LUẬN

     Sau khi em được khoa giao cho làm đồ án tốt nghiệp công nghệ Hàn  với đề tài là " Lập quy trình công nghệ hàn khớp nối đường ống dẫn nước của nhà máy cung cấp nước sạch với áp suất tác dụng lên thành ống là 5bar”

    Với sự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo trong khoa đặc biệt là thầy :................., với sự nỗ lực của bản thân đến nay em đã hoàn thành bản thuyết minh và đồ án tốt nghiệp.

    Qua việc làm đồ án em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn. Trong quá trình thực hiện mặc dù rất cố gắng xong, việc thiết kế đồ án cũng như những hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm thực tế  nên không thể tránh khỏi được những thiếu xót.Vậy em mong được sự đóng góp của các thầy, các cô và đặc biệt của các bạn đồng nghiệp để đồ án của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

    Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô đã quan tâm và tạo điêu kiện cho em đuợc làm đồ án tốt nghiệp, nó cũng sẽ giúp em nhiều sau nay khi ra trường. Và em cũng cảm ơn các thầy, các cô và bạn đồng nghiệp đã giúp chúng em hoàn thành đề tài này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công nghệ hàn - NXB- KH - KT Hà Nội

2 .Vật Liệu hàn - NXB- KH - KT Hà Nội

3. Kết cấu hàn - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Sao Đỏ 2007

4. Lý Thuyết Hàn - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Sao Đỏ 2007

5. Sức bền Vật Liệu - Trường  Đại học Bách Khoa HÀ NỘI

6. Cẩm nang hàn - Hoàng Tùng - Nguyễn Thúc Hà - Ngô Lê Thông - Chu Văn Khang - NXB- KH - KT Hà Nội

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"