ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA

Mã đồ án OTMH000000004
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 110MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng quan về hệ thống khởi động, bản vẽ kết cấu máy khởi động, bản vẽ chèn thuyết minh…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA.

Giá: 450,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu.

Chương 1.

TỔNG QUAN HỆ THỐNG  KHỞI ĐỘNG.

1.Vai trò, sơ đồ, nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động.

1.1. Vai trò.

1.2. Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động:

1.3. Nhiệm vụ.

1.4. Phân loại.

1.4.1.  Loại giảm tốc.

1.4.2. Loại bánh răng đồng trục.

1.4.3. Loại bánh răng hành tinh.

2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động.

3. các biện pháp cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động trên ôtô.

3.1 dùng bi-gi có hệ thống sấy.

3.2 phương pháp đổi nối tiếp điện áp trong quá trình khởi động.

Chương 2.

CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỒNG KHỞI ĐỘNG..

1.  Nguyên lý hoạt động của máy khởi động.

1.1 Nguyên lý tạo ra mô men.

1.2 Nguyên lý quay liên tục.

1.3. Lý thuyết trong động cơ điện thực tế.

2. Hoạt động của hệ thống khởi động.

3. Các chế độ làm việc của máy khởi động.

Chương 3.

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG MÁY KHỞI ĐỘNG.

1.Công tắc từ < Rơle gài khớp.

2. Phần ứng và ổ bi.

3. Phần Cảm.

4. Chổi than và giá đỡ chổi than.

5. Hộp số giảm tốc.

6. Ly hợp một chiều.

7. Bánh răng bendix và trục xoắn ốc.

8.  Động cơ điện khởi động.

9.  Kiểm tra 1 số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống khởi động.

9.1 Đèn báo nạp sáng tối nhưng bấm nút khởi động thì động cơ không quay.

9.2  Đèn sáng lờ mờ nhưng động cơ không quay.

9.3  Bánh răng khởi động tách ra khỏi vành răng bánh đà chậm sau khi khởi động và có tiếng ồn không bình thường khi khởi động..

9.4 Tìm Pan trên từng chi tiết .

KẾT LUẬN.

LỜI MỞ ĐẦU

      Theo xu hương phát triển toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam đang tiến sang một thời kì mới thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước gắn liền với việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.Sự chuyển đổi này đã ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động kinh tế cũng như những hoạt động khác của xã hội.Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế,khoa học kỹ thuật và nhu cầu của con người tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu về giao thông vận tải và thị hiếu của con người. Nhiều hệ thống trang thiết bị cũ kỹ trên ô tô đã dần được thay thế bởi các hệ thống kết cấu hiện đại.. Tuy vậy chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc khai thác sử dụng và làm quen với các hệ thống đó. Hơn nữa khi công nghệ sản xuất ô tô liên tục được nâng lên theo xu thế cạnh tranh kéo theo sự thay đổi cơ bản trong công nghệ sửa chữa thì một số thói quen trong sử dụng, sửa chữa cũng không còn thích hợp. Chuyển từ việc sửa chữa chi tiết sang sửa chữa thay thế. Do đó trong quá trình khác thác nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật chuẩn đoán.

     Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng loại xe khác nhau của các hãng như Toyota, Camry, Honda, Mekong Auto, Isuzu... Mỗi hãng xe khác nhau có công nghệ sản xuất khác nhau,thậm chí cùng 1 hãng xe ở những dòng xe khác nhau cũng có cấu tạo và kỹ thuật chuẩn đoán khác nhau. Do vậy để làm tốt công tác quản lý chất lượng ô tô, có thể quyết định nhanh chóng các tác động kỹ thuật tiếp sau, cần thiết phải nắm vững kỹ thuật chuẩn đoán trên ô tô ngày nay.Chuẩn đoán trên ô tô là một công tác phức tạp cần đòi hỏi người tiến hành phải nắm được kết cấu cụ thể. Cũng để giúp cho các sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn vấn đề này các giảng viên của khoa CN ô tô đã giao cho em tìm hiểu đề án môn học “Nghiên cứu hệ thống khởi động trên xe TOYOTA”.

     Do thời gian, điều kiện nghiên cứ và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án môn học của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhân được sự giúp đỡ của các thấy cô giáo và bạn đọc.

     Em xin chân thành cảm ơn giảng viên : …………….. đã giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án môn học này.

                                                               ….,ngày…tháng…năm 20…

                                                                 Sinh viên thực hiện

                                                               ..……………..

Chương 1

TỔNG QUAN HỆ THỐNG  KHỞI ĐỘNG

1.Vai trò, sơ đồ, nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động

 1.1. Vai trò

- Hệ thống khởi động đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống điện ôtô.Hệ thống khởi động sử dụng năng lượng từ bình acquy và chuyển năng lượng này thành cơ năng quay máy khởi động.  Máy khởi động truyền cơ năng này cho bánh đà trên trục khuỷu động cơ thông qua việc gài khớp. Chuyển động của bánh đà làm hỗn hợp khí nhiên liệu được hút vào bên trong xylanh, được nén và đốt cháy để quay động cơ. Hầu hết các động cơ đòi hỏi tốc độ quay khoảng 200rpm.

 - Khi bạn khởi động động cơ nó không thể tự quay với công suất của nó. Trước khi tia lửa điện xuất hiện ta phải dùng lực từ bên ngoài để làm quay động cơ. Máy khởi động thực hiện công việc này. Máy khởi động sẽ ngừng hoạt động khi động cơ đã nổ

 - Có hai hệ thống khởi động khác nhau được dùng trên xe.Cả hai hệ thống này đều có mạch điện riêng…một mạch điều khiển và một mạch motor.Một hệ thống  có motor khởi động riêng. Hệ thống này được dùng trên hầu hết các dòng xe đời cũ. Loại còn lại có motor khởi động giảm tốc. Hệ thống này được dùng trên hầu hết các dòng xe hiện nay.Một công tắc từ công suất lớn hay Solenoid sẽ đóng mở motor.Nó là thành phần của cả hai mạch điều khiển và mạch motor.

1.2. Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động:

   Hệ thống khởi động bao gồm : máy khởi động (động cơ điện), ắc quy và mạch khởi động ( trong mạch khởi động gồm có dây nối từ ăc quy đến máy khởi động ), rơle kéo đóng máy khởi động và công tắc (khoá) khởi động.  Sơ đồ khối của hệ thống được minh hoạ trên hình 1.2

1.3. Nhiệm vụ

Hệ thống khởi động trên ô tô có nhiệm vụ khởi động động cơ bằng cách kéo động cơ quay với tốc độ cần thiết, đảm bảo cho động cơ có thể tạo hòa khí và nén hòa khí đến nhiệt độ thích hợp để quá trình cháy hòa khí và sinh công diễn ra.

1.4. Phân loại:

Hiện nay hệ thống khởi động thường sử dụng 3 loại máy khởi động

- Loại giảm tốc: loại R và loại RA

- Loại bánh răng đồng trục ; loại G và loại GA

 - Loại bánh răng hành tinh: loại D

1.4.1.  Loại giảm tốc

 Motor  khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ dưới. Đó là kiểu của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh của bánh răng giảm tốc. Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động thông thường, nó vận hành ở tốc độ cao hơn. Bánh răng giảm tốc chuyển mô men xoắn tới bánh răng chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor. Bánh răng chủ động quay nhanh hơn bánh răng trên bộ khởi động thông thường và mô men xoắn lớn hơn rất nhiều (công suất khởi động).

1.4.2. Loại bánh răng đồng trục

Motor khởi động thông thường bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ. Bánh răng chủ động trên trục của phần ứng động cơ và quay cùng tốc độ. Một lõi hút trong công tắc từ(solenoid) được nối với nạng gài. Khi kích hoạt nam châm điện thì nạng gài sẽ đẩy bánh răng chủ động khớp với vành răng bánh đà.

Khi động cơ bắt đầu khởi động khớp ly hợp một chiều ngắt nối bánh răng chủ động ngăn cản mô men động cơ làm hỏng motor khởi động.

Công suất đầu ra là 0.8, 0.9 và 1KW. Trong hầu hết trường hợp thay thế bộ khởi động cho motor cũ bằng motor có bánh răng giảm tốc.

Bánh răng dendix được lắp ở cuối của truc rotor

1.4.3. Loại bánh răng hành tinh

Bánh răng hành tinh cũng dùng để giảm tốc nhằm tăng momen quay.

Trục rotor sẽ truyền lực qua bánh răng hành tinh đến bánh răng bendix.

Nhờ trọng lượng nhỏ momen lớn, ít tiếng ồn. Nên được sử dụng ở nhiều loại xe nhỏ đến trung bình.

2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động.

  Do tính chất, đặc điểm và chức năng nhiệm vụ của hệ thống khởi động như đã trình bày ở  trên, những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống khởi động điện bao gồm:

- Khi động cơ ôtô đã làm việc, phải cắt được khớp truyền động của hệ thống khởi động ra khỏi trục khuỷu của động cơ ôtô/

- Có thiết bị  điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ôtô ( nút nhấn hoặc công tắc khởi động) thuận tiện cho người sử dụng.

Công suất tối thiểu của máy khởi động trong hệ thống khởi động điện được tính theo công thức sau:

Pkt= nmin .Mc

Trong đó:

 nmin  - tốc độ quay nhỏ nhất tương ứng với trạng thái nhiệt đọ của động cơ ôtô khi khởi động, vong/ phút ( với trị số tốc độ này, động cơ ôtô phải tự động làm việc được sau ít nhất hai lần khởỉ động, thời gian khởi động kéo dài khôngo quá 10s đối với động cơ xăng và không quá 15s đối với động  cơ diezen, khoảng thời gian cách giữa hai lần khởi động liên tiếp không quá 60s). Trị số n­min­ phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng xilanh cáo trong động cơ và nhiệt độ của động cơ ôtô lúc bắt đầu khởi động. trị số tốc độ đó bằng:

    nmin ­=(40-50) vòng đối với động cơ xăng.

    nmin ­=(80-120) vòng/ phút đối với động cơ diezen.

    Mc - mômen cản trung bình của động cơ ôtô trong quá trình khởi động, N.m.

3. Các biện pháp cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động trên ôtô

3.1. Dùng bugi có hệ thống sấy.

Hiệu quả lamg việc của hệ thống khởi động phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ của động cơ ôtô khi khởi động. Ở nhiệt độ thất, việc khởi động động cơ rất khó khăn do các nguyên nhân sau:

Độ nhớt của dầu bôi trơn lớn, làm tăng trị số mômen cản (Mc) đặt trên trục động cơ khởi động. Độ nhớt cuat nhiên liệu tăng lên, làm giảm khả năng bay hơi để hoà trộn với không khí trong quá trình hình thành hỗn hợp công tác trong xilanh của động cơ ôtô, làn tăng trị số tốc độ thấp nhất khi khởi động (nmin) giảm trị số áo suất và nhiệt độ trong xilanh của động cơ ôtô ở chu kỳ nén, ảnh hưởng xấu đến khả năng bén lửa, cháy và giãn nở sinh công của hỗn hợp công tác.

Dung lượng phóng điện của ắc quy ở nhiệt độ thấp giảm.

để cải thiện đặc tính làm việc của hệ thống khởi động ngưởi ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhay hỗ trợ cho qua trình khởi động khi nhiệt độ môi trường thấp. một trong những biện pháp trên được áp dụng rộng rãi là dùng bu-gi có bộ phận sấy.

3.2. Phương pháp đổi nối tiếp điện áp trong quá trình khởi động.

Dòng điện khi khởi động rất lớn, vì vậy tổn thất điện áp trên đường dây nối từ ắc quy đến máy khởi động, trong ắc quy và máy khởi động là đánh kể, nên ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của hệ thống khởi động. một trong những biện pháp giảm tổn thất điện áp trên các bộ phận trên trong hệ thống khởi động là nâng trị số điện áp cấp cho máy khởi động khi khởi động. Nguyên tăc chung của biện pháp này là: ở chế độ bình thường, các thiết bị điện trên xe được cung cấp nguồn điện có trị số điện áp bằng 12V (đối với xe mà hệ thống cung cáp điện có điện áp định mức 12V). Khi khởi động, riêng hệ thống khởi động được cung cấp nguồn điện có trị số điện áp bằng 24V (hoặc cao hơn) trong khi đó các phụ tải điện khác vẫn được cung cấp nguồn có trị số điện áp bằng 12V.

Chương 2

CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỒNG KHỞI ĐỘNG

1.  Nguyên lý hoạt động của máy khởi động.

Nguyên lý hoạt động của máy khởi động dựa trên các nguyên lý sau:

Nguyên lý tạo ra mô men

Nguyên lý quay liên tục

Lý thuyết trong động cơ điện

1.1. Nguyên lý tạo ra mô men.

Đường sức từ sinh ra giữa cực bắc và cực nam của nam châm.Nó đi từ cực bắc đến cực nam.Khi đặt một nam châm khác ở giữa hai cực từ, sự hút và sự đẩy của hai nam châm làm cho nam châm đặt giữa quay quanh tâm của nó.

Mỗi đường sức từ không thể cắt ngang qua đường sức khác.Nó dường như trở thành ngắn hơn và cố đẩy những đưòng sức gần nó ra xa. Đó là nguyên nhân làm nam châm ở giữa quay theo chiều kim đồng hồ.

Trong động cơ điện thực tế phần giữa là khung dây.

Khi chiều của từ trường trùng nhau, đường sức từ trở nên mạnh hơn (dày hơn).

Khi chiều của từ trường đối ngược thì đường sức từ trở nên yếu đi (thưa hơn).

Những đường sức cùng chiều trở nên dày, trong khi những đường sức ngược chiều trở nên mỏng.

Lực sinh ra trong khung dây cung cấp năng lượng làm quay động cơ điện.

1.2. Nguyên lý quay liên tục.

Đặt hai đầu khung dây lên điểm tựa để nó có thể quay. Tuy nhiên khung dây chỉ tiếp tục quay khi lực sinh ra theo chiều cũ.

Khi khung dây có gắn cổ góp và chổi than được quay, dòng điện chạy qua dây dẫn từ sau đến trước phía cực bắc của nam châm.Trong khi dòng chạy từ trước ra sau phía cực nam của nam châm. Điều đó làm khung dây tiếp tục quay.

1.3. Lý thuyết trong động cơ điện thực tế.

Trước tiên ta phải quấn nhiều khung để tăng từ thông để sinh ra momen lớn. Tiếp theo ta đặt một lõi sắt bên trong các khung dây cũng nhằm tăng từ thông để tạo ra momen lớn.

Nguyên lý làm việc HTKĐ

Khi quay chìa khoá trong ổ khoá khởi động  (công tắc ) 3 sang bên phải (hoặc nhấn nút khởi động nếu có trên ôtô), cuộn hút của rơle khởi động 4 có điện, rơle kkởi động  tác động  cặp tiếp điểm 5 của nó đóng lại. Khi đó cuộn dây hút 11, cuộn dây kích từ 16 và phần ứng 15 của động cơ điện khởi động được cấp điện theo mạch từ cực dương ắcquy (+A) →cặp tiếp điểm 5 của rơle khởi  động → cuộn hút 11 của rơle → cuộn dây kích từ 16 của động cơ điện khởi động → phần ứng 15 của động cơ điện khởi động→ mát (vỏ máuy ). Còn cuộn dây giữ 12 của rơle kéo đựơc cấp nguồn theo mạch từ dương cực ắc quy (+A)→cặp tiếp điểm 5 của rơle khởi động  →cuộn giư 12 của rơle kéo → mát máy ( vỏ máy ). Trong  trường hợp này, từ thông sinh ra trong cuộn hút 11 và trong  cuộn giữ 12 tác dụng cùng chiều nhau, lực điện từ của rơle kéo sẽ kéolõi thép 13 chuyển động  sang bên trái, cánh tay đòn sẽ làm cho bánh răng khởi động 14 ăn khớp với bánh răng bánh đà động cơ ôtô.  Khi bánh răng đã ăn khới với bánh đà của động cơ lõi thép 13 đẩy đĩa tiếp xúc 8 sang trái làm cho tiếp điểm 7, 9, 10 kín. kết quả là cuộn dây hút 11 của rơle khởi động bị ngăn mạch phần ưng 15 của cuộn dây kích từ của động cơ khởi động được đấu điện trực tiếp với ắc quy ( dòng điện không đi qua cuộn hút 11  của rơle khởi động ) theo mạch : từ dương  cực ắc quy ( +A)→ cặp tiếp điểm 9, 10 của rơle kéo → cuộn dây kích từ 16 của động cơ điện  khởi động → phần ứng 15 của động cơ điện khởi động  → mát ( vỏ máy ). Sau khi khởi động  máy phát 1 phát ra điện dòng điện trong  cuộn dâyộn dây 4 của rơle khởi động giảm xuống , vì điện ấp đặt lên cuộn dây 4 của rơle khởi động trong trường hợp này bằng:

URKĐ = Uaq - Ump

Trong đó:  URKĐ - Điện áp đặt lên cuộn dây 4 của rơle khởi động, V.

                  Uaq - Điện áp của bình ácquy, V

                  Ump- Điện áp phát ra của máy phát điện, V.

Vì vậy, rơle khởi động không tác động, cặp tiếo điểm 5 của nó ra dẫn đến cuộng đay giữ 12 của rơle kéo khoong được cấp điện, Từ thông tác dụng lên lõi thép 13 giảm xuống đột ngột và dưới lực kéo của lò xo hồi làm cho lõi thép 13 di chuyễn sang bên phải (về vị trí ban đầu). Các tiếp điểm 7, 9 và 10 hở ra, cắt nguồn cấp cho động cơ điện khởi động (phần cảm ứng 15 và cuộn dây kích từ 10 của động cơ điện khở động bị cắt điện).

Tiếp điểm 7 dùng để ngắn mạch điện trở phụ đấu nối tiếp với cuộn dây so cấp của biên áp đánh lửa khi khởi động động cơ ôtô.

Thực hiện khởi động động cơ.

Khi động cơ đã nổ thì tốc độ của nó tăng lên. Nếu người lái chưa kịp ngắt công tắc khởi động 2 thì bánh đà quay nhanh hơn lúc được bánh răng khởi động kéo và vành răng bánh đà trở thành chủ động dẫn động bánh răng khởi động quay theo với tốc độ nhanh hơn tốc độ của ly hợp 11. Do đó ly hợp trượt và cho phép bánh răng khởi động quay trơn không ảnh hưởng đến máy khởi động.

3. Các chế độ làm việc của máy khởi động:

Máy khởi động điện dụng trên ôtô có ba chế độ làm việc đặc trưng :

- Chế độ hãm

- Chế độ vòng tua

- Chế độ không tải

a. Chế độ hãm là chế độ mà khi đó trị số dòng khởi động đạt bằng trị số cực đại (Ikd= Ikdmax), mômen điện từ (Mdt) và mômen (M2) của động cơ điện khởi động đạt giá trị lớn nhất, tương ứng với thời điểm bánh răng khởi động của động cơ khởi động bắt đầu làm quay bánh đà của động cơ ôtô

b. Chế độ quay vòng tua la chế độ mà khi đó công suất truyền từ động cơ điện khởi động sang động cơ ôtô đạt giá trih cực đại. với giá trị này, mômen động cơ (M2) trên trục động cơ khởi động không được bé hơn mômen cản khi khởi động (Mc), ứng với tốc độ vòng quay khi khởi động bé nhất (nmin).

Chương 3

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG MÁY KHỞI ĐỘNG

Hệ thống khởi động đòi hỏi yêu cầu không cao về bảo dưỡng. Đơn giản, chỉ cần ắc quy được nạp điện đầy đủ và tất cả các mối nối điện sạch và không gỉ kín.

Chuẩn đoán về hệ thống khởi động là tương đối dễ. Hệ thông tổ hợp điện và cơ khí. Nguyên nhân của sự cố khởi động có lẽ là do phần điện (vd… công tắc bị hỏng), hay là do phần cơ (cung cấp sai nhiên liệu ,hay là hỏng răng bánh đà).

Triệu chứng đặc trưng của sự cố về hệ thống khởi động bao gồm:

Động cơ không quay.

Động cơ quay chậm.

Chốt bộ khởi động chạy.

Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay.

Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát.

1. Công tắc từ (Rơle gài khớp).

Rơle kéo có hai cuộn dây: Cuộn dây hút 11(Wh) và cuộn dây giữ tác động và cặp tiếp điểm 5 đóng, lúc này cả hai cuộn dây trên đều có dòng điện chảy qua, từ thông sinh ra trong hai cuộn dây đó tác dụng cùng chiều và có tác dụng hút lõi thép 13. Lúc này đĩa tiếp xúc bằng đồng 8 chưa nối các tiếp điểm 7, 9 và 10 cho nên phần ứng 15(M) và cuộn dây kích từ 16(WKT) được đấu với ắcquy thông qua cuộn dây hút 11(Wh) trong trường hợp này tương ứng với K1 kín còn K2 hở, vì vậy trị số điện áp đặt lên động cơ không lớn sẽ làm cho trục động cơ xoay đi một goác nhỏ tạo điều kiện cho bánh răng khởi động cơ thể tự lựa tốt hơn trong quá trình đi vào ăn khớp với vành bánh răng bánh đà. Khi tiếp điểm 9-10 kín, trong trường hợp này tương ứng với K1 và K2 đều kín, cuộn dây hút 11 (Wh) bị nối tắt, động cơ điện khởi động được nối trực tiếp với ácquy, điện áp đặt lên động cơ khởi động bằng trị số định mức, làm cho qúa trình khởi động thực hiện được một cách dễ dàng.

Khi tiếp điểm chính đóng, động cơ điện quay để khởi động động cơ. Khi tiếp điểm chính đóng lõi được giữ bằng sức từ động của cuộn giữ.

Tiếp điểm chính đóng →Cuộn hút bị ngắt điện→ Chỉ có cuộn giữ làm việc→ Động cơ điện quay→ Động cơ khởi động.

·  Giai đoạn 3: Hồi vị.

Khi động cơ đã nổ, trả công tắc máy về vị trí off. Lõi trả về làm tiếp điểm hở ra, máy khởi động ngừng quay.

Công tắc từ khởi động ở vị trí off→ Cuộn hút và cuộn giữ có dòng điện→ Lực từ của hai cuộn khử nhau→ Lõi trở về nhờ lò xo hoàn lực→ Tiếp điểm chính hở→ Ngừng quay (kết thúc).

Tỉ số truyền của cặp bánh răng: Bánh răng của máy khởi động và vành bánh răng bánh đà của động cơ ôtô thường chọn bằng( i=9-18). Để tránh hiện tượng cắt chân răng ở bánh răng của bánh răng này thường chọn từ 9 đến 11 răng. Để hạn chế kích thước của vành bánh răng bánh đà đối với một số động cơ điện khởi động công suất lớn thường có thêm bộ truyền bánh răng trung gian. Bộ truyền này có thề là một cặp bánh răng trụ hoặc bộ truyền bánh răng hành trình.

Khớp truyền động là cơ cấu truyền mômen từ động cơ điện của máy khởi động (MKĐ) đến vành bánh răng bánh đà của động cơ ôtô. Với tỷ số truyền trên bánh răng của MKĐ phải quay 10 hoặc 20 vòng để kéo vành bánh răng bánh đà quay được 1 vòng. Khi hoạt động, tốc độ của rôto động cơ điện đạt trị số trong khoảng(2000-3000) vòng/phút sẽ kéo trục khuỷu của động cơ ôtô quay khoảng 200 vòng/ phút đủ cho động cơ ôtô khởi động được.

Sau khi động cơ đã nổ, số vòng quay độc lập của nó có thể lên đến (3000-4000) vòng/ phút. Nếu lúc này bánh răng của động cơ điện trong MKĐ còn ăn khớp với vành bánh răng bánh đà, rôto của động cơ điện trong MKĐ  sẽ bị cuốn theo với vận tốc (3000-4000) vòng/ phút. Với tốc độ lớn như vậy, lực li tâm do nó tạo ra cực mạnh sẽ làm bung tất cả dây quấn ra khỏi rãnh của rôto và phá hỏng cổ góp của động cơ điện trong MKĐ.

Khớp truyền động cơ trong MKĐ có các nhiệm vụ sau:

- Truyền mômen của MKĐ làm quay vành bánh răng bánh đà động cơ ôtô.

- Bảo vệ MKĐ bằng cách tách rôto của động cơ điện khỏi động ra khỏi vành bánh răng bánh đà khi động cơ ôtô đã nổ được. Cơ cấu truyền động được được thiết kế theo hai kiểu:

+ Kiểu văng ra: Khi khởi động, bánh răng của khớp truyền động sẽ văng từ trong rôto ra ngoài để ăn khớp với vành bánh răng bánh đac của đông cơ ôtô.

8.  Động cơ điện khởi động.

Động cơ dùng trong hệ thống khởi động là động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp hoặc hỗn hợp.

Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có mômen khởi động lớn song có nhược điểm là tốc độ không tải(ω0) quá lớn, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ làm việc của động cơ. Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp tuy mômen khởi động không lớn bằng so với động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp nhưng trị số tốc độ không tải bé hơn.

9.  Kiểm tra 1 số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống khởi động.

9.1. Đèn báo nạp sáng tối nhưng bấm nút khởi động thì động cơ không quay.

Nguyên nhân là do không có điện vào máy khởi động do hở mạch tại công tắc từ trong máy, rơle, cầu chì.  

Để khắc phục kiểm tra ta dùng đồng hồ điện vạn năng kiểm tra mạch điện khởi động theo cách phân đoạn. 

Kiểm tra hở mạch.                 

9.2. Đèn sáng lờ mờ nhưng động cơ không quay.

Nguyên nhân là do acquy yếu hoặc chập mạch trong máy khởi động, bánh răng khởi động bị trượt hoặc do mạch khởi động có điện trở lớn.

Ta tiến hành kiểm tra nạp ắc quy và sửa chữa máy khởi động, thay thế chi tiết hỏng, làm sạch cổ góp điện và chổi than.

Kiểm tra hở mạch cổ góp.

Đo điện trở giữa hai đoạn dây bất kỳ của cổ góp.

Điện trở tiêu chuẩn là dưới 1Ω.

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn ta phải thay ro to.

Kiểm tra ngắn mạch của cổ góp.

Đo điện trở của một đoạn cổ góp và lõi của roto

Điện trở tiêu chuẩn là dưới 10kΩ trở lên. Nếu kết quả không như tiêu chuẩn ta thay rôto

Nếu độ đảo cổ góp lớn hơn giá trị lớn nhất ta gia công lại bằng máy tiện

Đo đường kính cổ góp.

Đường kích lớn nhất là 28 mm.

Đường kính nhỏ nhất là 27 mm.

Nếu đường kính nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hay thay thế cụm ro to.

Đo chiều sâu rãnh cắt của cổ góp..

Chiều dài bạc tiêu chuẩn 14mm.

Chiều dài chổi than nhỏ nhất 9mm.

Nếu chiều dài nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hãy thay cụm giá đỡ chổi than và cụm càng máy khởi động

Kiểm tra cách điện của chổi than .

Đo điện trở giữa cực (+) và (-) của các giá đỡ chổi than.

Điện trở tiêu chuẩn 10kΩ trở lên.

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn thay cụm giá đỡ chổi than.

Kiểm tra lò xo chổi than :

Dùng cân kéo đọc giá trị ngay khi lò xo chổi than tách ra khỏi lò xo chổi than.

Tải lắp lò xo tiêu chuẩn 13.7 đến 17.6 N

Tải lắp lò xo nhỏ nhất 8.8 N

Nếu tải lắp lò xo nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất ta thay cụm giá đỡ chổi than.

9.3. Bánh răng khởi động tách ra khỏi vành răng bánh đà chậm sau khi khởi động và có tiếng ồn không bình thường khi khởi động.

Nguyên nhân là do kẹt lõi sắt của rơle ly hợp một chiều hỏng hoặc kẹp trên trục roto, nặng gạt yếu.

Khe hở ăn khớp của bánh răng khởi động và vành răng bánh đà quá lớn

KẾT LUẬN

    Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô.

    Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu đề tài về Hệ thống Nạp và Khởi động trên xe TOYOTA, nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống trên xe TOYOTA. Kiến thức trong Đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan hệ thống nạp và khởi động. Cấu tạo và nguyên lý làm việc; Hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục và kiểm tra hệ thống; cơ sở thiết lập mô hình hoạt động thực tế. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.

    Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã kết  hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết vễ sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe TOYOTA.

    Mặc dù  thời gian thực hiện đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong Khoa Công nghệ ô tô cùng bạn bè. Đến hôm nay tôi đã hoàn thành  đề tài của mình. Trong đề tài này tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!                               

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang sửa chữa Toyota.

2. Cẩm nang sửa chữa Toyota Vios.

3. Cẩm nang sửa chữa Toyota Inova

4. Giáo trình giảng dạy ĐHSP KT

5. Giáo trình Kỹ thuật sữa chữa ô tô.

Tác giả: TS Hoàng Đình Long

6. Kỷ thuật sữa chửa Điện Ô tô hiện đại.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"