ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ

Mã đồ án OTMH000000006
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 110MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung HT treo trước, HT treo sau, bản vẽ kết cấu HT treo trước, HT treo sau…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ.

Giá: 450,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.                                                                                             

CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ.                                     

I- Công dụng.                                                                                         

II- Các phân tử cơ bản.                                                                              

1- Phần tử dẫn hướng.                                                                           

2- Phần tử đàn hồi.                                                                                          

3- Phần tử giảm chấn.                                                                                

III- Phân loại.                                                                                            

1- Theo vật liệu chế tạo phần tử đàn hồi.                                                   

2- Theo sơ đồ dẫn hướng         .                                                                           

IV- Yêu cầu          .                                                                                               

V- Giới thiệu chung về hệ thống treo sử dụng trên xe UAZ.                       

CHƯƠNG II: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.                

I- Các hư hỏng thường gặp.                                                                     

1- Đối với hệ thống nhíp         .                                                                            

2- Đối với giảm chấn.                                                                                 

II- Cách khắc phục         .                                                                                     

KẾT LUẬN.                                                                                              

TÀI LIỆU THAM KHẢO.                                                                     

MỞ ĐẦU

   Trong vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, đời sống người dân được nâng cao, cùng với việc chính phủ đang đầu tư rất nhiều vào quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đã khiến ô tô trở thành phương tiện đi lại tiện nghi và phổ biến, được nhiều người quan tâm. Không như các nước phát triển, với Việt Nam thì ôtô vẫn là chủ đề mới mẻ, đặc biệt là những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên xe. Vì thế việc nghiên cứu về ô tô là rất cần thiết, nó là cơ sở để các nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trong nước kiểm tra chất lượng xe khi nhập cũng như sau khi xe xuất xưởng, đồng thời trang bị kiến thức cho những người dân mua và sử dụng xe có hiệu quả kinh tế cao.

   Khi xe chuyển động trên đường, có rất nhiều yếu tố tác động như: tải trọng, vận tốc chuyển động, lực cản không khí, điều kiện mặt đường… những yếu tố này luôn thay đổi và gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chuyển động của xe. Chúng làm quá trình chuyển động của xe mất ổn định, gây mệt mỏi cho người sử dụng, làm giảm tuổi thọ của xe… và đặc biệt là gây mất an toàn tính mạng cho người ngồi trên xe.

   Với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ vận tải về kỹ thuật cũng như về tính thẩm mỹ thì tính tiện nghi của ô tô ngày càng phải hoàn thiện hơn, đặc biệt là tính êm dịu chuyển động của xe để tạo cho con người cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe, các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình về kiểu dáng, độ bền, và đặc biệt sự tiện nghi, thân thiện mang lại sự thoải mái, an toàn cho người sử dụng. Và một trong những nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu cầu trên đó là nghiên cứu về hệ thống treo.

   Với các lý do trên đây mà em chọn đề tài về hệ thống treo vì em thấy đề tài này phù hợp với chuyên nghành em học trong trường, nghành công nghệ ôtô. Nội dung đồ án gồm 2 chương:

Chương I: Tổng quan về hệ thống treo.

Chương II: Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.

   Do thời gian làm đồ án có hạn cũng với kiên thức còn hạn chế, trong đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn.

   Em xin chân thành cảm ơn thầy: …………...…., và các thấy trong tổ môn công nghệ đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm đồ án môn này.

                                                         ……., ngày…tháng… năm 20….

                                                              Sinh viên thực hiện

                                                             ………………

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ

I- CÔNG DỤNG

Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi giữa khung hoặc vỏ xe với các cầu, các bánh xe của ôtô và thực hiện các chức năng sau:

+ Khi ô tô chuyển động, nó cùng với lốp hấp thụ và cản lại các rung động, các dao động và các va đập tác dụng lên xe do mặt đường không bằng phẳng, để bảo vệ hành khách, hành lý và cải thiện tính ổn định.

+ Xác định động học chuyển động của bánh xe, truyền lực kéo, và lực phanh sinh ra do ma sát giữa mặt đường và các bánh xe, lực bên và các mô men phản lực tới gầm và thân xe.

+ Dập tắt các dao động thẳng đứng của khung vỏ sinh ra do ảnh hưởng của mặt đường không bằng phẳng.

II- PHÂN LOẠI

-  Theo vật liệu chế tạo phần tử đàn hồi:

+ Bằng kim loại (Nhíp lá, lò xo, thanh xoắn).

+ Loại khí

+ Loại thủy lực

+ Loại cao su

-  Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng:

+ Hệ thống treo phụ thuộc

+ Hệ thống treo độc lập

-  Theo phương pháp dập tắt dao động:

+ Loại giảm chấn thủy lực (Loại tác dụng 1 chiều, 2 chiều)

+ Loại ma sát cơ (Ma sát trong bộ phận đàn hồi, trong bộ phận dẫn hướng).

-  Theo phương pháp điều khiển:

+ Hệ thống treo bị động( Không được điều khiển),

+ Hệ thống treo chủ động.

*Phần tử đàn hồi cao su:

Vấu cao su hấp thụ dao động nhờ sinh ra nội ma sát khi nó bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.

-  Ưu điểm:

+ Có độ bền cao không cần bảo dưỡng, bôi trơn,

+ Cao su có thể thu năng lượng trên 1 đơn vị thể tích lớn hơn thép 5÷ 10 lần,

+ Trọng lượng bộ phận làm bằng cao su nhỏ và đường đặc tính của cao su là phi tuyến nên dễ thích hợp với đường đặc tính mà t mong muốn.

-  Nhược điểm:

+ Suất hiện biến dạng thừa dưới tác dụng của tải trọng kéo dài, nhất là tải trọng thay đổi.

+ Thay đổi tính chất đàn hồi khi nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là độ cứng của cao su sẽ tăng lên khi làm việc ở nhiệt độ thấp.

+ Cần thiết phải đặt giảm chấn và bộ phận dẫn hướng.

Ưu nhược điểm của cao su phụ thuộc vào công nghệ chế tạo và chất lượng cao su.

2) Theo sơ đồ dẫn hướng.

a) Loại phụ thuộc với cầu liền:

Hệ thống treo hụ thuộc loại nhíp bao gồm các lá nhíp và các bộ phận dùng để bắt chặt các phần tử đàn hồi dọc theo xe. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp có 2 loại: Loại nửa elip và loại đảo lật.

Nếu đòn dọc là những thanh nhỏ chỉ có khả năng chịu kéo hoặc nén thì trong bộ phận dẫn hướng phải có them một đòn ngang.

Do lò xo có hình trụ rỗng nên người ta tận dụng không gian bên trong lò xo để bố trí giảm chấn. Do những đặc điểm trên đây mà hệ thống treo đòn dọc có kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng phần không được treo nhỏ.

d) Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, hai đòn ngang:

 Hệ thống treo độc lập với hai đòn ngang có cấu tạo như sau:

  Một đòn ngang phía trên và một đòn ngang phía dưới. Mỗi một đò ngang không phải chỉ là một thanh mà thường có cấu tạo dạng khung hình tam giác hoặc hình thang. Cấu tạo như vậy cho phép các đòn ngang làm được chức năng của bộ phận dẫn hướng. Đầu trong của mỗi đòn ngang được liên kết bản lề với khung hoặc dầm ô tô. Đầu còn lại được liên kết với đòn ngang đứng bởi các khớp cầu. Bánh xe được cố định với đòn đứng. Nếu là bánh xe dẫn hướng thì bánh xe cùng đòn đứng có thể quay quanh một trụ để quay bánh xe khi quay vòng.

h) Hệ thống treo độc lập phần tử đàn hòi thanh xoắn:

Hệ thống treo với phần tử đàn hồi thanh xoắn có ưu điểm là kết cấu, kích thước và trọng lượng của phần tử đàn hồi nhỏ, không gian chiếm chỗ ít, bố trí thuận tiện. Vì vậy loại hệ thống treo này thường trên cả ô tô du lịch và ô tô tải.

Đối với hệ thống treo độc lập hai đòn ngang thì thanh xoắn được bố trí dọc theo thân xe. Một đầu thanh xoắn được ngàm cố định trên khung hoặc dầm, đầu còn lại liên kết cố định bằng then hoa với đầu trong của đòn treo trên hoặc đòn treo dưới. Như vậy khi chịu tải trọng, thông qua các đòn chéo thanh xoắn sẽ chịu một mô men xoắn và biến dạng góc. 

2) Phần tử đàn hồi.

Bộ phận đàn hồi nhận và truyền lên khung xe các lực thẳng đứng của đường, làm giảm tải trọng động khi xe chuyển động trên đường nhấp nhô, đảm bao tính năng êm dịu của ôtô. Bộ phận đàn hồi gồm một hay nhiều phần tử đàn hồi, được chia ra thành phần tử đàn hồi bằng kim loại(nhíp, lò xo trụ, thanh xoắn), phần tử đàn hồi phi kim loại (Vấu cao su, đệm khí, thủy khí)…

3) Phần tử giảm chấn.

Giảm chấn được dụng trên xe với mục đích:

-  Giảm và dập tắt nhanh các va đập truyền lên khung xe khi bánh xe lăn trên đường không bằng phẳng, nhờ vậy mà bảo vệ được bộ phận đàn hồi và tăng tính tiện nghi cho người sử dụng.

CHƯƠNG II

CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

I- CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP.

   Hệ thống treo xe UAZ bao gồm hệ thống nhíp và giảm chấn, trong quá trình làm việc không tránh khỏi những hư hỏng. Trong đó những hư hỏng thường gặp nhất là:

1) Đối với hệ thống nhíp:

    Khi làm việc lâu do bị dao động, rung xóc, cọ xát nhiều, các bộ phận như : nhíp sẽ mất dần tính đàn hồi, mòn; các chốt và bạc chốt, ụ chặn bị mòn, gãy; các quai nhíp, quang nhíp cũng sẽ bị mòn; bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp bị lỏng dần, gãy dẫn đến xô lệch các bó nhíp.

2) Đối với giảm chấn:

    Trong quá trình làm việc, cũng như các bó nhíp, giảm chấn cung chịu tác động của các yếu tố như rung xóc, dao động…. Do nó có nhiệ vụ làm giảm các rung động, dao động nên nó phải chịu áp lực rất lớn, làm việc liên tục. Vì vậy sau một thời gian, giảm chấn cũng sẽ bị mòn ở vòng chắn dầu, khớp nối van và lò xo sẽ bị mòn;giá đỡ ống lót và bu lông giữ cố định ống nối bị lỏng; bề mặt ống giảm chấn bị rạn nứt… gây ra hiện tượng rung xóc, tiếng động, rò rỉ dầu trong giảm chấn…

II- CÁCH KHẮC PHỤC.

    Để hệ thống treo luôn làm việc trong trạng thái tốt nhất, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.

    Đối với bộ phận nhíp, cần thường xuyên xiết lại các bu lông, đai nhíp, chốt nhíp, quai nhíp;bôi dầu bôi trơn vào các vị trí chịu ma sát nhiều như: đai nhíp, chốt nhíp, chốt chuyển hướng…

    Đối với giảm chấn: Thường xuyên kiểm tra các bu lông giữ cố định giảm chấn xem có bị lỏng không, nếu bị lỏng thì cần xiết chặt để tránh giảm chấn bị rơi ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của giảm chấn,nếu giảm chấn hoạt động không tốt thì cần sửa chữa hoặc thay thế.

     Ngoài ra, cũng cần thường xuyên kiểm tra các đệm cao su, các thanh nối … đê đảm bảo cho hệ thống treo hoạt động được tốt và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống.

KẾT LUẬN

  Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu đào tạo rất lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô. Nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống treo trên xe. Kiến thức trong đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan hệ thống treo, hư hỏng, cách khắc phục và kiểm tra hệ thống. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.

   Trong quá trình thực hiện Đề tài này tôi đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết vễ sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe.

   Mặc dù thời gian thực hiện đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong Khoa Công nghệ ô tô cùng bạn bè. Đến hôm nay em đã hoàn thành đề tài của mình. Trong đồ án này em đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng gó ý kiến của các thầy và các bạn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1- Kết cấu và tính toán ô tô. NGÔ HẮC HÙNG.

  2- Thiết kế tính toán ô tô - máy kéo. NGUYỄN HỮU CẨN- PHAN ĐÌNH KIÊN

  3- Lý thuyết ô tô máy kéo. NGUYỄN HỮU CẨN- DƯ QUỐC THỊNH- PHẠM VĂN THÁI- NGUYỄN VĂN TÀI- LÊ THỊ VÀNG.

  4- Giáo trình giảng dạy môn kết cấu ô tô. ĐHBK Hà Nội.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"