ĐỒ ÁN QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS

Mã đồ án OTMH000000087
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 260MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe Toyota vios, bản vẽ kết cấu máy nén khí, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota vios, bản vẽ quy trình nạp ga hệ thống điều hòa không khí, bản vẽ nguyên nhân, triệu trứng và biện pháp khắc phục…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS

Giá: 750,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............1

LỜI NÓI ĐẦU...................2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS 1.5 G 2016.................. 3

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Vios 1.5G 2016........................................................... 3

1.2. Các thông số cơ bản của xe Toyota Vios 1.5 G 2016.................................................. 5

CHƯƠNG 2: CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.........................7

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ DẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP..............11

3.1. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios 1.5G.................................11

3.2. Một số bệnh thường gặp ở hệ thống điều hòa không khí Toyota Vios.................... 12

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHÊ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ...................13

4.1. Nội dung chẩn đoán........................................................................................................ 13

4.2. Lập quy trình chẩn đoán................................................................................................. 13

4.3. Kiểm tra hệ thống lạnh.................................................................................................... 15

4.4. Quy trình đọc mã và xóa lỗi........................................................................................... 17

4.5. Chẩn đoán bằng cách nghe nhìn................................................................................... 18

CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ...........................18

5.1. Bảo dưỡng máy nén......................................................................................................... 18

5.2. Vệ sinh bình ngưng......................................................................................................... 20

5.3. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt.............................................................................................. 20

5.4. Bảo dưỡng bơm............................................................................................................... 20

5.5. Bảo dưỡng quạt............................................................................................................... 21

CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH THÁO LẮP CÁC CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ............................ 21

6.1. An toàn kĩ thuật tháo lắp................................................................................................ 21

6.2. Quy trình tháo................................................................................................................. 22

6.3. Quy trình lắp.................................................................................................................... 36

6.4. Công tác chuẩn bị............................................................................................................ 39

CHƯƠNG 7: CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ .........41

KẾT LUẬN............................................................................................................................ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................49

LỜI NÓI ĐẦU

   Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của hệ thống điều hòa không khí trên oto, có thể nói như vậy bởi vì bất cứ hãng oto nào trên thế giới cũng đều đang và phát triển hệ thống điều hòa không khí trên những chiếc xe của mình.

   Hệ thống điều hòa không khí không những giúp người ngồi trên xe thoải mái, dễ chịu thông qua việc điều hòa được nhiệt độ theo tùy ý người sử dụng mà nó còn cân bằng được độ ẩm, lọc và làm sạch không khí bên trong oto. Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, hệ thống điều hòa không khí trên oto ngày nay có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến và được khiển bởi “bộ não” ECU. Đặc biệt hơn, hệ thống này còn có khả năng làm tan các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt kính.

   Và ngày hôm nay, em rất vinh dự khi được thầy kí duyệt đồ án “Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota vios”. Cảm ơn thầy đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em cũng như các bạn khác trong quá trình hình thành đồ án. Do khả năng còn nhiều hạn chế và thời gian thực hiện ngắn hạn để tìm tòi và học hỏi, nếu có khuất điểm, kính mong thầy dạy bảo thêm.

   Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS 1.5G 2016

1.1  Giới thiệu chung về xe Toyota Vios 1.5G 2016

Thiết kế của Toyota Vios 2016 gần như không thay đổi so với phiên bản hiện tại. Đầu xe nổi bật với cụm hốc hút gió và lưới tản nhiệt hình thang đối xứng khỏe khoắn kết hợp cụm đèn trước Halogen dạng bóng chiếu (phiên bản G CVT) tạo nên dáng vẻ bề thế hơn.

Các phiên bản (G CVT, E CVT, E MT) đều được trang bị đèn sương mù phía trước giúp hỗ trợ đáng kể khả năng quan sát của người lái khi lái xe trong những điều kiện thiếu ánh sáng. Trong khi đó, gương chiếu hậu bên ngoài có chức năng gập và điều khiển điện, được tích hợp đèn báo rẽ cho các phiên bản G CVT & E.

Khối động cơ này mang lại hiệu suất vận hành cao với công suất cực đại 107 mã lực/6.000 vòng/phút và mômen xoắn cực đại 140 Nm/4.200 vòng/phút. Hệ thống động cơ mới sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa, giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường và gia tăng tuổi thọ cho động cơ.

Đặc biệt, ở phiên bản 1.5G và phiên bản 1.5E CVT mới, Vios 2016 được trang bị hộp số vô cấp CVT với 7 cấp số ảo. Với động cơ và hộp số hoàn toàn mới, hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu của Vios được gia tăng đáng kể.

1.2 Các thông số cơ bản của xe Toyota Vios 1.5G 2016

Thông số xe Toyota Vios 1.5G như bảng 1.1.

CHƯƠNG 2: CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

2.1 Bộ ly hợp điện từ trên xe Toyota Vios

- Cấu tạo: Tất cả các máy nén của hệ thống lạnh trên ôtô đều được trang bị bộ ly hợp kiểu điện từ.

- Khi động cơ hoạt động, pulley máy nén quay theo nhưng trục máy vẫn đứng yên cho đến khi bật công tắc A/C, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp với pulley vào trục của máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động.

- Hoạt động: Khi động cơ hoạt động, puly quay theo do nó được nối với trục khuỷu nhờ dây đai dẫn động, nhưng máy nén chưa hoạt động do ly hợp từ chưa đóng. Khi bật công tắc hệ thống điều hòa không khí, bộ điều khiển cấp dòng cho stato. Lực điện từ sẽ hút đĩa ép và kéo đĩa ép ép lên bề mặt ma sát của puly.

2.2. Thiết bị ngưng tụ (giàn nóng) trên xe Toyota Vios.

- Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng.

- Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.

2.3. Bình lọc và hút ẩm trên xe Toyota Vios

- Bình lọc và hút ẩm có vỏ làm bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứa chất khử ẩm (desicant). Chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môi chất rất tốt như oxyt nhôm, silica alumina và chất silicagel.

- Một số loại có lắp cảm biến áp suất trên bình lọc. Tín hiệu áp suất cao của môi chất được chuyển thành tín hiệu điện áp báo về cho ECU để điều khiển tốc độ quạt và máy nén.

2.4. Van tiết lưu trên xe Toyota Vios.

- Van tiết lưu được lắp giữa bộ bốc hơi và bình lọc có tác dụng:

- Phối hợp với cảm biến nhiệt độ để điều khiển lưu lượng của môi chất lạnh và nhiệt độ của giàn lạnh.

2.6. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh trên xe Toyota Vios.

- Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh là một nhiệt điện trở được lắp ở giàn lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh.

- Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và điều khiển luồng khí trong thời gian quá độ.

* An toàn khi sử dụng môi chất lạnh:

+ Môi chất lạnh trong hệ thống lạnh trên ôtô không gây cháy hay nổ nhưng cũng cần phải chú ý các vấn đề sau:

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh và phải sử dụng dụng cụ bảo hộ.

+ Không rửa hay làm sạch bằng hơi nóng hay gió nén, chỉ sử dụng Nitơ để làm sạch.

+ Môi chất lạnh ở nhiệt độ thường thì không độc, tuy nhiên nếu tiếp xúc với ngọn lửa hoặc nhiệt độ cao thì sẽ phân hủy thành Clohydric và Flohydric ảnh hưởng đến sức khỏe.

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN, MỘT SỐ DẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP

3.1 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios 1.5G

- Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất

- Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt.

- Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh.

- Sụt áp trong máy nén.

- Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh.

3.2. Một số bệnh thường gặp ở hệ thống điều hòa không khí Toyota Vios

a. Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường nhưng không mát hoặc mát rất yếu:

- Lúc này có hai tình huống xả yra. Thứ nhất là xe còn mới được bảo dưỡng thường xuyên, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ thống điều hòa không khí bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tùy điều kiện vận hành, bụi bẩn dần bám vào lưới lọc, khi quá nhiều sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn lại trong giàn lạnh mà không vào được trong ca bin xe.

- Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận, tấm lưới lọcnày thường nằm bên trong hốc được ố trí sâu trong hộp đựng gang tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp gang tay, cậy lắp hốc lọc gió là có thể lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả lắp hộp mới có thể thao tác. Dùng súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới lọc cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng tuần nếu xe thường xuyên được sử dụng ở những nơi có nhiều bụibẩn như công trường, đường đất.

c. Hệ thống điện lạnh trên ô tô sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không hề mát.

- Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những nơi yếu kém về chuyên môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.

d. Hệ thống điện lạnh trên ô tô làm việc bình thường nhưng có mùi hôi.

Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm giàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ giàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. 

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHÊ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

4.1. Nội dung chẩn đoán

-  Xác định triệu chứng.

- Kiểm tra sơ bộ.

- Kiểm tra hệ thống lạnh.

4.2. Lập quy trình chẩn đoán

a. Xác định triệu chứng

 Để định dạng hư hỏng và kiểm tra các triệu chứng người thợ cần kiểm tra kỹ lưỡng các triệu chứng và tình trạng khí nó xảy ra. Nừu triệu chứng xảy ra không liên tục, cần hỏi về những điều kiện khi nó xảy ra.

c. Kiểm tra hệ thống lạnh

* Đồng hồ áp suất để đo hệ thống lạnh

- Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh khi hút chân không hay nạp gas. Khi ta vặn van LO và HI trên phía trước của đồng hồ sẽ mở và đóng van áp suất thấp và áp suất cao.

* Xả khí:

- Trạng thái van dùng để xả khí:

- Van áp suất thấp: đóng

- Van áp suất cao: đóng

- Đường ống nạp được nối vào hệ thống lạnh.

* Nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động:

Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động:

- Van áp suất thấp: đóng

- Van áp suất cao: mở

4.3. Quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota Vios.

a. Quy trình đọc mã lỗi:

Bật công tắc máy ON.

- Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R.

- Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.

- Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển thị.

- Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được bước kiểm tra tiếp theo.

- Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước.

b. Quy trình xóa mã lỗi:

Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau:

- Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút REAR DEF.

- Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa bộ nhớ của hộp.

4.4. Chẩn đoán bằng cách nghe nhìn

- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát kỹ dây curoa không bị mũn khuyết, tước sợi, trai bóng và thẳng hàng giữa buly và truyền động . Nên dùng thiết bị chuyên dùng .

- Chân gắn máy nén phải được xiết đủ lực vào thân động cơ, không nứt vỡ long lỏng.

- Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mũn khuyết ,  xì hơi  và  phải  bố  trí  xa  các bộ phận di động.

- Phốt của trục mỏy nộn phải kớn. Nếu bị hở sẽ nhận thì dầu qua trục máy nén, trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén .

- Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt, chạy đầy đủ mọi tốc độ quy định.Nếu không đạt yêu cầu này, cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió.

CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT HỆ THỐNG

ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

5.1. Bảo dưỡng máy nén

- Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

- Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.

- Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

- Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

5.2. Vệ sinh bình ngưng

- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.

- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

a. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi:

- Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.

- Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.

b. Dàn ngưng kiểu tưới:

Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường kí nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển,. Vì vậy dàn thường bị bám bẫn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẫn.

5.3. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

- Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng.

- Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:

- Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.

- Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước

- Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.

5.5. Bảo dưỡng quạt

- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường

- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.

- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.

CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH THÁO LẮP CÁC CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

6.1 An toàn kĩ thuật

- Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như phía sau bảng động cơ.

- Khi cần thiết phải đo kiểm trắc nghiệm các bộ phận điện cần đến nguồn điện ắc quy thì phải cẩn thận tối đa.

- Khi ráp trở lại một đầu rắc co phải thay mới vòng đệm O có thấm dầu nhờ bôi trơn chuyên dùng

- Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát..

- Siết nối ống và các đầu rắc co phải siết đúng mức quy định, không được siết quá mức.

6.2 Quy trình tháo

Trước khi tháo cần tiến hành xả gas hệ thống điều hòa.

a. Phương pháp lắp ráp bộ đồng hồ đo áp suất vào hệ thống:

* Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị như sau:

- Che đậy hai bên vè xe tránh làm trầy sước sơn.

- Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc trên các ống dẫn môi chất lạnh.

* Bước 2. Khoá kín cả hai van của hai đồng hồ đo.

* Bước 3. Ráp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén (hình 2.1), thao tác như sau :

+ Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút (cửa phía thấp áp) của hệthống.

+ Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén (cửa phía caoáp).

b. Quy trình xả ga hệ thống lạnh:

Thao tác xả ga với thiết bị chuyên dùng:

- Tắt máy động cơ ôtô, máy nén không bơm.

- Lắp ráp bộ đồng hồ đo áp suất hay kết nối thiết bị xả ga chuyên dùng vào hệ thống điện lạnh ôtô.

c. Xả ga với bộ áp kế thông thường

Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.

6.2 Quy trình lắp

- Sau khi tháo các chi tiết trong hệ thống ra: Dùng các dụng cụ chuyên dùng, vệ sinh xạch sẽ các chi tiết trong hệ thống sau đó thực hiện quy trình lắp ngược lại các bước của quy trình tháo.

* Chú ý: Các vị trí lắp các đường ống phải có gioăng, long đen đồng hoặc nhôm làm kín.

- Sau khi lắp xong cần tiến hành rút chân không và nạp ga cho hệ thống như sau:

+ Rút chân khônghệ điện lạnh:

+ Thao tác việc rút chân không như sau:

6.3. Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị được thể hiện như bảng 6.5.

CHƯƠNG 7: QUY TRÌNH SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

7.1. Kiểm tra sửa chữa máy nén khí

a. Bộ ly hợp từ:

Quan sát tình trạng bị rò rỉ mỡ bôi trơn của các vòng bi. Xem kỹ lưỡng mặt ma sát của đĩa bị động bộ ly hợp từ có bị bám dầu nhờn không. Phải sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.

b. Kiểm tra vòng bi pu ly máy nén bằng cách:

+ Khởi động động cơ

+ Công tắc A/C off, lắng nghe tiếng khua bất thường. Nếu có tiếng kêu phải thay mới vòng bi của puly máy nén.

Sửa chữa một số hư hỏng thường gặp như bảng 7.1.

KẾT LUẬN

   Trong quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios, em đã đưa ra được các bước trong quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí xe theo quy trình cũng như quy trình sửa chữa các hư hỏng thông dụng của hệ thống điều hòa không khí với các bước tháo lắp cụ thể với loại xe Toyota Vios 1.5G 2016 em đã lựa chọn. Tuy nhiên do việc tiếp xúc thực tế của em còn hạn chế nên em chưa đưa ra được các hình ảnh cụ thể của hệ thống điều hòa không khí xe cũng như các bước thực hiện cụ thể của công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí vào bài thuyết minh của em. Em sẽ cố gắng tìm hiểu cụ thể hơn tại các garage, các trạm dịch vụ sửa chữa để có thêm nhiều kiến thức chính xác hơn phục vụ cho công việc của em sau này. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của thầy: TS……………. và sự giúp đỡ của bạn bè. Em đã hoàn thành được bản thuyết minh cho Đồ án với đề tài: “Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí Toyota Vios. Do còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, thời gian và do trình độ có hạn nên bản thuyết minh của em còn nhiều thiếu xót mong Thầy góp ý để đề tài em được hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                          TPHCM, ngày… tháng… năm 20…

                                                                                                          Sinh viên thực hiện

                                                                                                        ……………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Ngọc Thạch - Nguyễn Thành Trí.

KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000.

2. Nguyễn Oanh.

ÔTÔ THẾ HỆ MỚI - ĐIỆN LẠNH ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Đồng Nai - 1999.

3. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam.

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN II - TẬP 18

4. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam.

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN III - TẬP 12

5. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùng.

MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH. Nhà Xuất Bản Giáo Dục - 1999.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"