ĐỒ ÁN QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO VÀ DI ĐỘNG TOYOTA VIOS

Mã đồ án OTMH000000071
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 190MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe Toyota vios…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO VÀ DI ĐỘNG TOYOTA VIOS.

Giá: 450,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....1

PHẦN I: MỞ ĐẦU..... 2

1.1. MỤC TIÊU.. 2

1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...... 2

1.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...... 2

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 2

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..... 2

1.4.1.1. Khái niệm....... 2

1.4.1.2. Các bước thực hiện...... 2

1.4.2. Phương pháp thống kê mô tả..... 2

1.4.2.1. Khái niệm...... 3

1.4.2.2. Các bước thực hiện. ....3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẺ TÀI ........3

2.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU........ 3

2.1.1. Công dụng của hệ thống treo.......... 3

2.1.2. Phân loại hệ thống treo........... 7

2.1.3. Yêu cầu của hệ thống treo......... 8

2.2. KẾT CẤU CÁC CỤM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TREO....... 8

2.2.1 Bộ phận đàn hồi ............8

2.2.2. Bộ phận dẫn hướng.......... 10

2.2.3. Thanh ổn định. ........11

2.2.4. Bộ giảm chấn. .....11

PHẦN III: BẢO DƯỠNG....... 13

3.1. HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ......... 13

3.1.1. Hư hỏng của hệ thống phụ thuộc........... 13

3.1.2. Hư hỏng của hệ thống treo độc lập. ...........16

3.1.2.1. Bộ phận dẫn hướng.......... 16

3.1.2.2. Bộ phận đàn hồi .........16

3.2. QUY TRÌNH THÁO HỆ THỐNG TREO.......... 17

3.2.1. Hệ thống treo độc lập. .........17

3.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc. ..........27

3.3. BẢO DƯỠNG.. ...........31

3.3.1. Các sự cố khi làm việc......... 31

3.3.1.1. Hệ thống treo phụ thuộc........... 31

3.3.1.2. Hệ thống treo độc lập. ........31

3.3.2. Kiểm tra bảo dưỡng một số bộ phận......... 33

3.3.2.1. Cụm moay ơ bánh trước. ...........33

3.3.2.2. Giảm chấn........ 36

3.3.2.3. Đòn dưới và cam quay. .......41

3.3.2.4. Thanh giằng và thanh ổn định. ..........44

3.3.2.5. Thanh ngang. .......45

3.4. QUY TRÌNH LẮP HỆ THỐNG TREO........... 47

3.4.1. Hệ thống treo độc lập. ..........47

3.4.2. Hệ thống treo phụ thuộc............ 55

3.5 KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE........ 64

3.5.1. Kiểm tra điều chỉnh. ........64

3.5.2. Điều chỉnh độ chụm....... 65

3.5.3. Điều chỉnh riêng góc doãng............ 67

KẾT LUẬN.........68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........69

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. MỤC TIÊU

Hiểu kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cơ cấu, hệ thống trên ôtô, nắm được cấu tạo, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm chi tiết. Hiểu và phân tích được các hư hỏng, những nguyên nhân, tác hại, bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Thực hiện tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết của hệ thống treo.

1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Xây dựng hệ thống bài tập thực hành, bảo dưỡng, kiểm tra, hệ thống treo.

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

1.4.1.1. Khái niệm

Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.

1.4.1.2. Các bước thực hiện

Bước 1: thu thập, tìm tòi các tài liệu về Hệ thống treo

Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống chặt chẽ theo từng 

Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá các kiến thức liên quan (liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.

1.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

1.4.2.1. Khái niệm

Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và ngiên cứu tài liệu để đưa ra kết luận chính xác, khoa học.

1.4.2.2. Các bước thực hiện

Từ thực tiễn nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết đưa ra hệ thống bài tập thực hành, bảo dưỡng, khắc phục hư hỏng của “HỆ THỐNG TREO".

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẺ TÀI

2.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU

2.1.1. Công dụng của hệ thống treo

* Hệ thống treo liên kết thân xe với các bánh xe và thực hiện các chức năng sau dây:

Trong lúc xe chạy, hệ thống này cùng với lốp xe sẽ tiếp nhận và làm tất các dao động, rung động và chấn động do mặt đường không bằng phẳng để bảo vệ hành khách và hàng hoá làm cho xe chạy ổn định hơn. 

* Khối lượng được treo và khối lượng không được treo:  

Thân xe được đỡ bằng các lò xo, khối lượng của thân... đặt trên lò xo được gọi là “khối lượng được treo". Bánh xe, các cầu xe và các bộ phận khác của xe không được lò xo đỡ thì tạo thành “khối lượng không được treo”. Nói chung với khối lượng được treo càng lớn thì xe chạy cùng êm, vì với khối lượng lớn thì khả năng thân xe bị xóc nẩy lên càng thấp. 

* Sự dao động của khối lượng được treo:

Dao động của khối lượng được treo có thể phân ra như sau:

a) Sự lắc dọc:

Lắc dọc là dao động lên xuống của đầu và đuôi xe so với trọng tâm của xe.

Xe bị lắc dọc khi chạy qua rãnh hoặc mô hoặc lên đường mấp mô, có nhiều ổ gà. Xe có lò xo (nhíp) mềm dễ bị lắc dọc hơn xe có lò xo cứng.

d) Sự xoay đứng:

Đảo hướng là chuyển động của đường tâm dọc của xe sang bên trái và phải so với trọng tâm xe. Khi xe bị lắc dọc thì cũng dễ bị đảo hướng.

* Sự dao động của khối lượng không được treo:

Dao động của khối lượng không được treo có thể phân ra như sau:

a) Sự dịch đứng:

Là chuyển động lên xuống của bánh xe thường xuất hiện khi xe chạy với tốc độ trung bình và cao trên đường gợn sóng

c) Sự uốn:

Là hiện tượng xảy ra khi mômen tăng tốc hoặc mômen phanh tác dụng lên nhịp, có xu hướng làm quay nhíp quay trục bánh xe. Dao động uốn này có ảnh hưởng làm cho xe chạy không êm

2.1.2. Phân loại hệ thống treo

* Theo kết cấu của hệ thống treo người ta chia ra:

Hệ thống treo độc lập

Hệ thống treo phụ thuộc

* Theo phần tử đàn hồi của hệ thống treo, người ta chia ra:

Loại nhíp lá

Loại lò xo

Loại thanh đàn hồi

Loại cao su...

2.1.3. Yêu cầu của hệ thống treo

Phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe có thể chạy trên mọi địa hình khác nhau.

Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không hạn chế. Quan hệ động học của bánh xe phải hợp thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động lực học và động học của chuyển động bánh xe, không gây nên tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung và vỏ có độ bền cao, có độ tin cậy lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật, không gặp hư hỏng bất thường.

2.2.2. Bộ phận dẫn hướng

Bộ phận dẫn hướng của hệ thống treo rất đa dạng, nó bao gồm:

Thanh đòn liên kết.

Các khớp trụ, khớp cầu.

* Thanh đòn liên kết:

Hình dạng của thanh đòn liên kết tuỳ thuộc vào việc truyền lực và không gian bố trí. Độ ngang quyết định độ cứng liên kết giữa hai bên, bởi vậy tiết diện cần hợp lý, vị trí bố trí đòn ngang cần được xem xét chu đáo trên cơ sở đảm bảo liên kết “mềm” giữa hai bên bánh xe theo quan hệ động học tối ưu.

2.2.4. Bộ giảm chấn

+ Ưu điểm:

Làm việc êm dịu, nhanh chóng dập tắt dao động.

Thích hợp với nhiều loại xe

Kết cấu gọn nhẹ

+ Nhược điểm:

Đối với loại xe có tải trọng lớn (Ví dụ hệ treo Mac Pher Son) yêu cầu trục giảm chấn có đường kính lớn, vì vậy cần có buồng khí lớn. Vì vậy sự thay đổi áp suất làm việc của giảm chấn ở khoảng rộng. 

PHẦN III: BẢO DƯỠNG

3.1. HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ

3.1.1. Hư hỏng của hệ thống phụ thuộc

Hư hỏng của hệ thống phụ thuộc thể hiện như bảng dưới.

3.1.2. Hư hỏng của hệ thống treo độc lập

3.1.2.1. Bộ phận dẫn hướng

3.1.2.2. Bộ phận đàn hồi

3.2. QUY TRÌNH THÁO HỆ THỐNG TREO

3.2.1. Hệ thống treo độc lập

* THÁO ĐAI ỐC MOAY Ơ CẦU TRƯỚC:

Dùng SST và búa, nhả phần hãm của đai ốc moayơ cầu xe.

Chú ý:

Cắm SST vào rãnh với mặt phẳng hướng lên trên.

Không được làm hỏng đầu của SST bằng cách dùng máy mài.

Mở hãm hoàn toàn trước khi tháo đai ốc moay ơ cầu xe.

* THÁO ĐĨA PHANH TRƯỚC  

Đánh các dấu ghi nhớ lên đĩa và moay ơ cầu xe và tháo đĩa.

* THÁO CỤM THANH NỐI THANH ỔN ĐỊNH PHÍA TRƯỚC  

Tháo bu lông và tách thanh nối thanh ổn định ra khỏi bộ giảm chấn.

Gợi ý:

Nếu khớp cầu quay cùng với đai ốc, hãy dùng đầu lục giác (6 mm) để giữ.

* THÁO CỤM CẦU TRƯỚC (CỤM MOAYƠ TRƯỚC) 

Dùng búa nhựa, đóng lên đầu của bán trục và nhả khớp vùng lắp giữa bán trục và cầu trước.

Gợi ý:

Nếu khó nhả khớp chi tiết lắp chặt, hãy đóng lên đầu của bán trục bằng búa và thanh đồng.

Hãy đẩy cầu trước ra khỏi xe để tháo bán trục ra khỏi cầu trước.

3.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc

* THÁO TRỐNG PHANH SAU (cho Phanh trống phía sau)

Nhả phanh đỗ và tháo trống phanh sau.

Nếu trống phanh sau không tháo được dễ, thì tiến hành theo quy trình sau.

Tháo nút lỗ và cắm một tô vít qua lỗ vào tấm bắt lưng phanh, và tách cần điều chỉnh tự động ra khỏi bộ điều chỉnh.

Dùng một tôvít khác, thắt guốc phanh vào bằng cách vặn bu lông điều chỉnh.

* THÁO CỤM XI LANH PHANH ĐĨA PHÍA SAU (cho phanh đĩa phía sau)

Hãy cố định chốt trượt bằng cờlê, tháo 2 bu lông và tháo xi lanh phanh đĩa.

THÁO ĐĨA PHANH SAU (cho Phanh đĩa phía sau)

Đánh các dấu ghi nhớ lên đĩa và moay ơ cầu xe và tháo đĩa.

3.3. BẢO DƯỠNG

3.3.1. Các sự cố khi làm việc

3.3.1.1. Hệ thống treo phụ thuộc

3.3.1.2. Hệ thống treo độc lập

3.3.2. Kiểm tra bảo dưỡng một số bộ phận

3.3.2.1. Cụm moay ơ bánh trước

a) Quy trình tháo:

- Bước 1: Tháo bánh xe

- Bước 2: Tháo cụm cơ cấu phanh, sau đó tháo lắp ở moay ơ, chốt chẽ, lắp khoả đai ốc hãm.

Chú ý:

+ Cơ cấu phanh và ống dẫn đầu phanh không được tháo dời trừ cần thiết,

+ Giá đỡ cơ cấu phanh (nối với ống dẫn dầu phanh) trên đòn dưới

+ Cẩn thận không để rơi ổ bị côn ngoài moay ở và kéo dời đĩa phanh và moay ở vì chúng lắp thành cụm với cam quay.

- Bước 4: Sau khi lau sạch mỡ trong mony ở bánh xe, kéo ổ bị ra bằng dụng cụ tháo ổ bi ST- 1404 A/B) và đòn kéo (ST- 1402)

Chú ý: Tháo ổ bị cùng với đệm làm kín

b) Kiểm tra:

- Tiến hành kiểm tra theo trình tự sau, bảo dưỡng hoặc thay thế nếu có khuyết điểm

- Lau sạch dầu ở cam quay và kiểm tra có bị rạn nứt hoặc cong không kiểm tra độ kín khít và độ mòn.

- Kiểm tra giảm xóc lắp vào khớp cầu có rạn nứt không.

Bôi trơn mỡ trong ổ bị và moay ở theo trình tự sau:

* Các chi tiết được bôi trơn:

+ Ổ bi: bôi mỡ đầy đủ cho mỗi bề mặt lăn và cả 2 đầu, quệt mạnh mỡ bằng tay thành trong của moay ở. Bôi đều mỡ vào thành trong của moay ở phía trong năm

+ Đệm lắm kín: Bôi từng lớp mỡ và chặn bụi sao cho mỡ không chảy ra ngoài đậy: bôi mỡ vào phía trong của nắp đậy

- Bước 3: Sau khi bôi mỡ, lắp ổ bị trong vào moay ơ, cẩn thận để không làm biến dạng đệm làm kín, ép ổ bi vào trong moay ở sao cho đầu ngoài của nó ngang bằng với đầu của moay ơ và phía được làm kín quay ra ngoài.

- Bước 4: Lắp cụm moay ơ vào cam quay cẩn thận sao cho không làm hỏng đệm làm kín. Lắp ổ bi phí ngoài, vòng đệm và đai ốc.

- Bước 6: Lắp nắp đạy vào đai ốc vặn lại mũ cho đến khi chốt chẽ vừa khít sau đó cắm chốt trẻ và mở chốt

Đại ốc chi văn lại khoảng 15o

Chú ý:

+ Độ rơ dọc trục của moay ơ là 0,01-0,07mm (0,0004–0,0027).

+ Lắp cơ cấu phanh đĩa và xiết chặt đến mô men xoắn tiêu chuẩn

3.3.2.2. Giảm chấn

a) Quy trình tháo

* THÁO BỘ GIẢM CHẤN TRƯỚC VÀ LÒ XO TRỤ 

Tháo 2 bu lông, 2 đai ốc và tháo giảm chấn với lò xo trụ ra khỏi dầm cam lái.

Chú ý:

Trong khi xiết chặt và tháo các đai ốc, hãy giữ các bulông khỏi bị quay.

Dùng đầu lục giác 6, cố định cần giảm chấn.

* THÁO ĐAI ỐC GIÁ ĐỠ PHÍA TRƯỚC VÀ GIẢM CHẤN TRƯỚC

Dùng đầu lục giác 6, cố định cần giảm chấn và nới lỏng đai ốc.

Dùng SST, nén lò xo trụ.

Chú ý:

Không được dùng súng hơi. Nó sẽ làm hỏng SST.

Tháo đai ốc.

* THÁO VÒNG BI ĐỠ THANH GIẰNG 

Dùng thanh đồng và máy ép, tháo vòng bi lắp thanh giằng ra khỏi phần trên của đế lò xo trụ.

c) Quy trình lắp:

Lắp lại giảm chấn theo trình tự sau đây:

- Bước 1: Bối dầu lên thành xi lanh giảm xóc và bề mặt piston. Phải rất cần thận để tránh những bụi bẩn dính vào phần này

- Bước 2: Cẩn thận đưa piston vào trong xi lanh Dùng ngón tay ép cuppen đẻ nó và trong xi lanh. Cẩn thận tránh làm hỏng cuppen

- Bước 3: Lắp cụm piston-xi lanh với vỏ giảm xóc

- Bước 4: Nạp dầu sạch vào trong giảm xóc: 300cc

- Bước 6: Đặt vòng hãm “O” thường xuyên phải thay khi giảm xóc đã bị tháo rời

- Bước 7: Bọc lên đầu cần piston bằng dụng cụ bịt nắp dầu giảm chấn đặc biệt (ST1409), ấn nhanh phớt sau khi đã nạp đủ lượng dầu quy định để bịt kín đúng clễ đặc biệt (ST-1408) siết chặt nắp cho đến khi cạnh bu lông chạm tới đầu ngoài xi lanh giảm xóc.

Chú ý:

Phải thay phát dầu mỗi khi tháo giảm xóc

Đặt lò xo trụ lên giảm chấn:

- Bước 1: Đặt dụng cụ ép lò xo đặc biệt (ST-1406) lên lò xo bằng chốt hãm của nó loên vòng thứ nhất một cái trên và một cái dưới nên hết cỡ và đặt lò xo lên phía trên giảm xóc.

- Bước 2: Kéo thẳng cần piston giảm xóc ra hết cỡ, sau đó lồng ụ cao su vào.

- Bước 3: Với tấm đế lò xo ăn sâu vào rãnh phía của cần piston cũng như vậy trong lỗ hình chữ D của tấm để lò xo đó, đặt nắp trên giảm chân sau đó đặt liên đại ốc tự hãm. Trong trường hợp này, phải làm sao cho phần chân bụi được khít với hình dạng của tần để lò xo.

3.3.2.4. Thanh giằng và thanh ổn định

a) Quy trình tháo:

Bước 1: Tháo thanh ổn định và thanh giằng khỏi đòn dưới.

Bước 2: Tháo gia bắt thanh giằng khỏi khung xe.

Bước 3: Tháo thanh ổn định khỏi giá bắt thanh giằng.

b) Kiểm tra bảo dưỡng:

- Kiểm tra độ cong của thanh giằng giá trị chuẩn 3mm. Nếu cong có thể nắm lại nếu cong nhiều thì thay mới.

- Để thanh cân bằng lên sàn và kiểm tra độ biến dạng nếu biển dụng nhiều thì thay thế.

3.3.2.5. Thanh ngang

a) Quy trình tháo:

Kích xe lên và kê chắc lại. Tháo đai ốc lắp thanh ngang với thân xe.

Đặt các khội gỗ hoặc tương tự và dưới cacte dầu động cơ. Tháo các bu lông giữ giả với động cơ. Tháo các bu lông giữ thanh ngang với dầm xe,sau đó đưa thành ngang ra ngoài.

b) Kiểm tra:

Kiểm tra xem thang ngang có bị rạn nứt, cong gãy Jomvà sai kích thước lắp thép không. Nếu các thanh ngang bị cong hoặc bị các biến dạng khác, điều chính nó phù hợp với các kích thước cho phép như được minh hoa trong hình hoặc thay thể thanh ngang trong trường hợp cụ thể.

3.4. QUY TRÌNH LẮP HỆ THỐNG TREO

3.4.1. Hệ thống treo độc lập

* XIẾT CHẶT HẲN CỤM ĐÒN TREO DƯỚI PHÍA TRƯỚC TRÁI, PHẢI 

Xiết chặt hoàn toàn 2 bu lông.

* LẮP NẮP CHẮN BỤI PHANH

Lắp tạm thời nắp chắn bụi phanh đĩa mới, như trên hình vẽ.

Dùng SST và một búa, đóng nắp chắn bụi phanh đĩa.

Chú ý:

Hãy ép đều tay nắp chắn bụi phanh đĩa trong khi trượt nhẹ SST vào.

Hãy ép nắp chắn bụi phanh đĩa cho đến khi nó chạm chắc vào đế máy ép.

Dùng đục, cố định 3 điểm trên chu vi.

Chú ý:

Gập chắc chắn đầu vào rãnh ăn khớp.

* LẮP CỤM CẦU TRƯỚC (CỤM MOAYƠ TRƯỚC) 

Lắp cụm cầu trước vào bộ giảm chấn.

Lắp 2 bu lông và 2 đai ốc.

Gợi ý:

Hãy giữ các bulông khỏi bị quay khi xiết chặt đai ốc.

Hãy đẩy cầu trước ra khỏi xe để gióng thẳng then hoa của bán trục với cầu trước và lắp cầu trước.

Chú ý:

Không được đẩy cầu trước ra khỏi xe nhiều quá mức cần thiết.

Không được làm hỏng cao su khớp ngoài.

Kiểm tra xem có vật thể lạ bám vào rôto cảm biến tốc độ và phần lắp không.

Không được làm hỏng rôto cảm biến tốc độ.

* LẮP CẢM BIẾN TỐC ĐỘ PHÍA TRƯỚC  

Lắp cảm biến tốc độ vào cam lái bằng bu lông.

Chú ý:

Kiểm tra rằng đầu cảm biến tốc độ và phần lắp không có vật lạ bám vào.

Lắp cảm biến tốc độ mà không làm thay đổi góc lắp ban đầu của nó.

Lắp ống mềm và cảm biến tốc độ bằng bulông.

* KIỂM TRA VÒNG BI MOAYƠ CẦU TRƯỚC  

Kiểm tra độ rơ moay ơ cầu xe.

Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ rơ ở gần tâm của moayơ cầu xe.

Lớn nhất: 0.05 mm (0.0020 in.)

3.4.2. Hệ thống treo phụ thuộc

* LẮP LÒ XO TRỤ SAU TRÁI, PHẢI

Lắp cao su lò xo dưới lên dầm cầu.

Lắp đệm lo xo trụ trên sao cho khe hở khớp với đầu của lò xo trụ.

Chú ý:

Khe hở giữa đệm lo xo trụ trên và đầu của lò xo trụ phải nhỏ hơn 10 mm.

Lắp lò xo trụ vào dầm cầu.

Chú ý:

Dấu sơn của lò xo trụ phải quay về phía dưới và phía sau của xe.

* LẮP ỐNG MỀM SAU TRÁI, PHẢI

Lắp ống mềm bằng một kẹp mới vào dầm cầu xe.

Dùng cờlê vặn đai ốc nối (10 mm), lắp ống dầu phanh.

* KIỂM TRA VÒNG BI MOAY Ơ CẦU SAU  

Kiểm tra moay ơ cầu xe và độ rơ vòng bi.

Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ rơ ở gần tâm của moayơ cầu xe.

Lớn nhất: 0.05 mm (0.0020 in.)

Nếu độ đảo vượt quá giá trị lớn nhất, hãy thay thế moay ơ cầu xe và vòng bi.

Kiểm tra moay ơ và độ đảo vòng bi.

Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo bề mặt của moay ơ cầu xe.

Lớn nhất: 0.07 mm (0.0028 in.)

LẮP ĐĨA PHANH SAU (cho Phanh đĩa sau)  

Gióng thẳng các dấu ghi nhớ của đĩa và moay ơ cầu xe, và lắp đĩa.

Chú ý:

Khi thay đĩa phanh, hãy chọn vị trí mà có độ đảo nhỏ nhất.

* ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TREO 

Hạ xe ra khỏi kích.

Nhún xe lên và xuống vài lần để ổn định hệ thống treo.

* ĐỔ DẦU PHANH VÀO BÌNH CHỨA  

Tháo cánh thông gió trên vách ngăn giữa số 2

Đổ dầu phanh vào bình chứa.

3.5 KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH CÁC GÓC ĐẶT BÁNH XE

Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm

Công việc kiểm tra và điều chỉnh độ chụm thực hiện sau khi đã bảo dưỡng, cơ cấu hình thang lái chốt chuyển hướng, cụm moay ở

Trước khi kiểm tra, điều chỉnh cần kiểm tra bánh xe có độ dơ hay không kiểm tra áp suất không khí trong bánh xe. Nếu đúng yêu cầu kĩ thuật mới tiến hành công việc trên.

3.5.1. Kiểm tra điều chỉnh

- Bước 1: Để ô tô ở trên đường phẳng hai bánh xe ở vị trí chạy thẳng dặt thước tì vào hai má nốp saọc họ các đầu dây xích chớm chạm lề đọc kích thước

- Bước 2: Đọc kíc thước và đánh dấu vào vị trí vừa đo ở hai mã nếp

- Bước 3: Tiếp tục tiến hành dịch chuyển ô tô về phía trước sao cho hai tình trước quay 180

3.5.3. Điều chỉnh riêng góc doãng

Góc doăng của bánh xe là góc tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.

KẾT LUẬN

   Sau một thời gian hơn 1 tháng, với sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt được sự hướng dẫn của Thầy: TS…………... đến nay bài luận của em đã hoàn thành đứng như yêu cầu. Gồm:

- Bản vẽ: Tổng thể xe Toyota Vios

- Thuyết minh: 60 trang

   Sau khi tìm hiểu quy trình Kiểm tra, bão dưỡng hệ thống treo và di động Toyota vios thì vấn đề bão dưỡng, kiểm tra hệ thống treo trên xe là rất quan trọng vì xe luôn luôn vận hành với quãng đường và thời gian dài. Từ các kiến thức khi học môn công nghệ sữa chữa bảo dưỡng ô tô liên hệ đến công việc thực tế cho em nắm chắc hơn kiến thức đã học. Để hoàn thành đồ án của mình em có sử dụng một số tài liệu hướng dẫn sửa chữa bảo dưỡng của xe TOYOTA VIOS của hãng Toyota Việt Nam.

   Quá trình làm bài có nhiều sai sót mong các thầy giáo bộ môn và các bạn góp ý. Em xin cảm ơn thầy giáo: TS ………….. đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài của mình.

                                                                                                          TPHCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                        Sinh viên thực hiện

                                                                                                   ……..…….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô: TS Hoàng Đình Long.

2. Chẩn đoán và bảo dưỡng ô tô: Trần Thanh Tùng.

3. Giáo trình hướng dẫn bảo dưỡng xe Toyota Vios: Hãng TOYOTA

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"