ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ GIA CÔNG PHAY MẶT CHI TIẾT BÍCH DẦU BƠM

Mã đồ án CKMDG0000008
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 50MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ thiết kế đồ gá, bản vẽ chi tiết nêm, bản vẽ mỏ kẹp…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện dao gia công và chi tiết đồ gá tiêu chuẩn........... THIẾT KẾ ĐỒ GÁ GIA CÔNG PHAY MẶT CHI TIẾT BÍCH DẦU BƠM.

Giá: 350,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Lời nói đầu

I.Chọn máy để gia công chi tiết

II.Chọn dụng cụ cắt

III.Tính toán thiết kế nguyên lí làm việc

3.1.Phân tích chi tiết

3.2.Chọn loại đồ gá

3.3.Chọn chuẩn

3.4.Phương án kẹp chặt

3.5.Chọn các phần tử của cơ cấu kẹp chặt

3.6.Chọn nguồn sinh lực

IV.Tổng thể đồ gá

Kết luận

Tài liu tham kho

Bảng kê vật liệu tiêu chuẩn                                          

LỜI NÓI ĐẦU

     Để ghóp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nghành sản xuất cơ khí cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng và năng suất chế tạo, vì đó là một trong các nghành trọng điểm của nền công nghiệp quốc gia đặc biệt là chế tạo thiết bị và phụ tùng, cung cấp cho các nghành công nghiệp khác thiết bị sản xuất. Đồ gá gia công cơ góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ đó, bởi máy móc,thiết bị đều phải dùng đến đồ gá mới có thể gia công được.

    Một trong những nhiệm vụ chính của chuẩn bị sản xuất là thiết kế và chế tạo các trang bị công nghệ, có thể chiếm tới 80% khối lượng chuẩn bị sản xuất và 10-15% giá thành sản phẩm (giá thành máy).Chi phí cho  thiết kế và chế tạo đồ gá chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng chi phí cho trang bị công nghệ.Vì vậy

việc thiết kế và tiêu chuẩn đồ gá cho phép giảm thời gian sản xuất,tăng năng suất lao động một cách đáng kể.

    Đồ án môn học: Thiết kế đồ gá là hết sức cần thiết đối với sinh viên khoa cơ khí  nói chung và sinh viên ngành Chế Tạo Máy nói riêng,giúp cho sinh viên nắm được những kiến  thức cơ bản về đồ gá gia công cơ và cách thức thiết kế đồ gá để gia công một chi tiết nhất định.

   Trong thời gian làm đồ án,được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo: …………… và các thầy giáo trong bộ môn Chế Tạo Máy em đã hoàn thành đồ án môn học, tuy nhiên do khả năng và trình độ còn hạn chế nên đồ án còn nhiều thiếu sót,em mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy và sự đóng góp chân tình của các bạn giúp em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: …………… cùng các thầy trong bộ môn Chế Tạo Máy đã giúp đỡ tận tình em trong quá trình làm đồ án.

                                                                                          ……, ngày.thángnăm 20.

                                                                                            Học viên thực hiện

                                                                                            ………………

I. Chọn máy để gia công chi tiết

Yêu cầu khi chọn máy:

Kiểu loại máy chọn phải đảm bảo thực hiện phương pháp gia công đã xác định cho chi tiết đó.

Kích thước máy phải đảm bảo quá trình gia công thuận tiện, an toàn.

Máy chọn phải đảm bảo yêu cầu chất lượng gia công theo trình tự chung của chi tiết gia công.

Từ các yêu cầu trên và thực tế trong sản xuất hiện nay cùng với yêu cầu dạng sản xuất loạt lớn, chọn máy phay vạn năng kiểu máy 5Đ32 (đặc tính kỹ thuật cho trong sổ tay công nghệ CTM)

II. Chọn dụng cụ cắt.

Từ yêu cầu gia công, kích thước,hình dạng chi tiết gia công ta chọn dụng cụ cắt là dao phay ngón chuôi trụ kích thước (bảng 4-65 sổ tay công nghệ CTM tập1) ta có:

    Bảng1. Thông số dao phay.

d(mm)

L(mm)

l(mm)

Số răng z

16

92

32

4

 

III. Tính toán thiết kế nguyên lý làm việc.

3.1.Phân tích chi tiết.

     Chi tiết cần gia công là bích dầu bơm,rãnh cần gia công nằm phần giữa có độ nhám thấp nhưng có độ chính xác tương đối cao với dao phay ngón có thể đảm bảo được yêu cầu này.Nhưng khi gia công gặp phải khó khăn trong quá trình cắt do phần cắt trùng với phần định vị.

3.2. Loại đồ gá.

      Chi tiết sản xuất loạt lớn, tiến hành trên máy phay vạn năng, chọn đồ gá chuyên môn hoá.

3.3. Chọn chuẩn.

 a. Sơ đồ dịnh vị chi tiết gia công.

Chi tiết được định vị bằng mặt tì hạn chế 3 bậc tự do.

Dùng 1 chốt trụ ngắn hạn chế 2 bậc tự do.

Dùng 1 chốt chám hạn chế 1 bậc tự do.

Như vậy ta đã hạn chế được 6 bậc tự do của chi tiết.

Sơ đồ định vị như trên hình vẽ1.

Hình 1.  Sơ đồ định vị chi tiết

b.Chọn chuẩn.

Chọn chuẩn định vị là mặt trùng với mặt tì.

Chọn chuẩn điều chỉnh và gốc kích thước trùng chuẩn định vị.

Vậy  có sai số chuẩn =o

c. Chọn các phần tử định vị.

+ Chốt trụ ngắn có kích thước tra trong bảng 8_9 sổ tay CNCTM tập 2

D(mm)

    t

   d

    D

    L

    h

   c

  C

6

  10

   8

   12

   22

    3

    2

   0.4

 

+ Chốt trám có kích thước theo bảng:

D(mm)

t

d

  D

 L

 h

  c

  C

 b

 b

 B

6

  10

  8

  12

 22

 3

  2

  0.4

 2

  3

 5

 

+Thép chữ L kích thước tự chọn dùng định vị 3 bậc tự do.

3.4. Phương án kẹp chặt.

     Sau khi đã định vị được chi tiết ta xác định phương án kẹp chặt chi tiết để khi gia công,dưới tác dụng của lực cắt chi tiết không bị xê dịch,rung động hoặc bị biến dạng.Căn cứ vào sơ đồ định vị,hướng của lực cắt,ta dùng mỏ kẹp để kẹp vào chi tiết như hình vẽ2

Hình 2. Phương pháp kẹp chặt

+ Phương lực kẹp vuông góc với mặt định vị

+ Chiều hướng từ trái sang phải.

+ Điểm đặt biểu diễn trên sơ đồ.

+ Tính lực kẹp cần thiết.

     Sơ đồ lực kẹp và các lực tác dụng lên chi tiết gia công hình vẽ 2 .

Lực tác dụng lên chi tiết gồm:

Hình 3. Sơ đồ lực cắt

  - Lực kẹp : Lực kẹp w có chiều như hình vẽ

 - Lực cắt PZ, Py ,p

Thành phần lực tiếp tuyến xác định theo công thức sau:

PZ=(sổ tay công nghệ CTM 2)

Trong đó:

   Z:  số răng dao phay Z=4

     KMV: hệ số phụ thuộc vào vật liệu KMV=0.8(bảng 5-9 sổ tay CNCTM2)

    n: số vòng quay của dao chọn trên máy n=600vg/ph

    D: đường kính dao phay D=16 mm

     t: chiều sâu cắt t=2 mm(bảng 5-36 sổ tay CNCTM2)

     B: chiều rộng dao(hay chiều rộng rãnh gia công B=d=16(mm)

Thành phần lực tổng hợp Pyz=499(N)

Thành phần lực vuông góc phương chạy dao PV=477.47(N)

Mômen cắt   Mc=0.5PvD=3819.5(Nmm)

Có phương trình cân bằng lực tác dụng lên chi tiết gia công.

Chống chuyển động dọc trục:

Trong đó:

        -  Wct là lực kẹp cần thiết

         -  f là hệ số ma sát giữa mỏ kẹp và chi tiết

         -  K là hệ số an toàn

          K=K0.K1.K2.K3.K4.K5.K6

          - K0 là hệ số an toàn, thường lấy K0=1.5

         -  K1 là hệ số về tính chất bề mặt gia công K1=1.2

          - K là hệ số về việc tăng lực cắt do mòn dao K2=1.2-1.6

          - K3 là hệ số về việc tăng lực cắt khi gia công bề mặt không liên tục K3=1                                              

          - K4 là hệ số về lực kẹp ổn định, kẹp cơ khí hoá K4=1

Thay các giá trị vào công thức tính K ta được K=2.59

 Thông thường hệ số ma sát lấy là f=0.1- 0.15

Thay các giá trị vào công thức tính wct ta tính được

3.5.Chọn các phần tử của cơ cấu kẹp chặt.

Do lực kẹp tương đối lớn,và sản xuất loạt lớn nên ta chọn cơ cấu kẹp chặt là mỏ kẹp, nêm phẳng ,cơ cấu nêm  có ưu điểm kết cấu đơn giản, tính linh hoạt cao,làm việc chắc chắn,tính tự hãm tốt.Nguồn dẫn động là thuỷ lực.

3.6.Chọn nguồn sinh lực.

Do lực kẹp lớn và sản xuất là loạt lớn nên ta chọn nguồn sinh lực là cơ cấu pít tông thuỷ lực kết hợp với nêm phẳng.

Tính toán lực dẫn động Q.

Sơ đồ tính như hình vẽ:

 Vậy đường kính xi lanh là: D =4.95 cm

 Theo tiêu chuẩn ta chọn đường kính xi lanh là:  D=50mm

IV.Thiết kế tổng thể đồ gá.

Dạng tổng thể đồ gá như hình vẽ 5.

KẾT LUẬN

     Qua việc làm đồ án môn học Thiết kế đồ gá đã giúp cho học viên nắm được những kiến thức cơ bản của ngành cơ khí nói chung và ngành chế tạo máy nói riêng. Để thực hiện một nguyên công nào đó ta có thể sử dụng nhiều loại đồ gá khác nhau,các đồ gá này khác nhau ở phương pháp định vị và kẹp chặt, mức độ cơ khí hoá và các chốt tỳ phụ , mâm quay, bạc chặn, các đồ gá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau. Do đó việc thiết kế lựa chọn loại đồ gá cho từng chi tiết nhất định là hết sức  quan trọng. Việc lựa chọn loại đồ gá để gia công phải được thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp nhiều yếu tố liên quan với nhau, cụ thể là: kết cấu của đồ gá được lựa chọn theo dạng sản xuất, độ chính xác kích thước, hình dáng của chi tiết, khả năng gia công trên một đồ gá tất cả các chi tiết với việc điều chỉnh thay đổi ít nhất.

    Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIU THAM KHO

1.Trần Văn Địch

Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy.

Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.Hà Nội 2000

2. Lê Văn Tiến,Trần Văn Địch,Trần Xuân Việt.

Đồ gá gia công và tự động hoá.

Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.Hà Nội 1999

3.Trần Văn Địch.

Sổ tay ATLAS đồ gá.

Nhà xuất bản  Khoa Học và Kỹ Thuật.Hà Nội 2000.

4.Tiêu Chuẩn Nhà Nước Đồ Gá Tập I,II,III,IV.

Nhà Xuất Bản Hà Nội 1976.

   "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"