ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VẬN THĂNG TẢI TRỌNG NÂNG Q=0,5 TẤN

Mã đồ án MXD&XD000041
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể vận thang 0,5 tấn, bản vẽ phương án thiết kế, bản vẽ kết cấu bản nâng, bản vẽ kết cấu thép đốt cuối, bản vẽ kết cấu cơ cấu nâng, bản vẽ sơ đồ mạch điện, bản vẽ quy trình lắp dựng, bản vẽ tách một số chi tiết chế tạo…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VẬN THĂNG TẢI TRỌNG NÂNG Q=0,5 TẤN.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục................................................................................................... 1

Lời nói đầu............................................................................................. 4

Chương I: Tính toán thiết kế tổng thể.................................................. 5

1.1. Giới thiệu chung............................................................................ 5

1.2. Lựa chọn phương án thiết kế......................................................... 6

1.2.1. Phương án 1............................................................................... 6

1.2.2. Phương án 2...............................................................................   9

1.2.3. Kết luận .................................................................................... 12

1.3. Tính toán thiết kế tổng thể............................................................ 12

1.3.1. Tổng thể .................................................................................... 12

Chương II: Tính toán kết cấu thép....................................................... 14

2.1. Xây dựng sơ đồ tính..................................................................... 14

2.2. Xác định tải trọng và tổ hợp tải trọng.  ....................................... 15

2.2.1. Tải trọng không di động......................................................... 15

2.2.1. Tải trọng di động................................................................... 16

2.2.3. Tải trọng gió.......................................................................... 16

2.3. Xác định lực và vẽ biểu đồ nội lực. .............................................. 18

2.4. Xác định mặt cắt........................................................................... 19

2.4.1. Tính thanh giằng........................................................................ 22

2.4.1.1. Xác định lực cắt trong cột để tính hệ thanh giằng...................   22

2.4.1.2. Tính thanh giằng xiên.............................................................   24

2.4.1.3. Tính chọn thanh giằng ngang.................................................. .27

2.5. Tính toán liên kết.......................................................................... .27

Chương III: Tính chọn thiết kế bộ tời nâng......................................... .31

3.1. Chọn loại dây............................................................................ 31

3.2. Xác định lực căng lớn nhất và hiệu suất pa lăng....................... 32

3.3. Tính toán cáp............................................................................ 33

3.4. Tính chọn tang và pu ly............................................................ 34                           

1. Xác định đường kính tang và ròng rọc..................................................... 34

2. Tính toán chều dài tang............................................................... 35

 3. Tính toán chiều dày thành của tang............................................ 36

4. Kiểm tra sức bền của tang........................................................... 37

5. Chọn động cơ điện...................................................................... 38

3.6. Xác định tỷ số truyền chung..................................................... 40

3.7. Tính chọn phanh....................................................................... 40

1. Chọn loại phanh......................................................................... 40

2. Tính toán phanh......................................................................... 42

3.8. Bộ truyền.................................................................................. 44

3.9. Một số bộ phận khác của cơ cấu nâng...................................... 45

3.10. Bộ phận tang.......................................................................... 48

1. Cặp đầu cáp trên tang................................................................. 48

2. Trục tang..................................................................................... 50

3. Tính chọn ổ trục.......................................................................... 54

Chương IV: Tính toán thiết kế hệ thống điện....................................... 57

4.1. Nhiệm vụ thiết kế...................................................................... 57

4.2. Xây dựng sơ đồ điện................................................................. 57

4.3. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống điẹn....................... 58

1. Xác định cường độ dòng điện. .................................................... 58

2. Chọn linh kiện. ........................................................................... 58

4.4. Chọn công tắc tơ. ..................................................................... 59

4.5. Chọn ATTOMAT .................................................................... 59

Chương V: Tính toán thiết kế cơ cấu bàn nâng................................... 60

5.1. Sơ đồ tính ................................................................................ 60

5.2. Tính toán ................................................................................. 62

1. Xác định phản lực tại các gối và biểu đồ lực cắt ......................... 62

2. Chọn vật liệu chế tạo.................................................................. 63

3. Kiểm tra ..................................................................................... 64

4. Tính ổn định của thang nâng....................................................... 66

Chương VI: Quy trình ché tạo một số chi tiết....................................... 69

 6.1. Quy trình chế tạo chi tiết trục tang ........................................... 69

Chương VII: Quy trình lắp dựng.......................................................... 77

 7.1. Đề xuất một số phương án lắp dựng......................................... 77

1. Phương án 1................................................................................ 77

2. Phương án 2................................................................................ 78

3. Lựa chọn phương án................................................................... 78

7.2. Quy trình lắp dựng thang nâng theo phương án đã chọn.......... 79

Chương VIII: Quy trình tổ chức thi công............................................. 94

8.1. Quy trình chất hàng nên bàn nâng............................................ 94

8.2. Quá trình nâng hàng................................................................. 95

8.3. Quá trình dỡ hàng..................................................................... 95

8.4. Quá trình hạ hàng..................................................................... 95

8.5. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa............................................. 95

Kết luận.................................................................................................. 97

Tài liệu tham khảo................................................................................. 98

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Do vậy vấn đề dặt ra là phải xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với tiến trình chung của đất nước, trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của các ngàng trong các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, dây dưng dân dụng thì máy móc thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực đó cũng được nhập vào nước ta một cách ồ ạt, không kiểm soát được số lượng và chất lượng. Bên cạnh các trang thiết bị máy móc được nhập vào nước ta là loại máy móc và trang thiết bị mới, có công nghệ hiện đại thì cũng có một phần rất lớn là hàng cũ đã qua sử dụng hay công nghệ lạc hậu, lỗi thời. Do vậy mà chất lượng của chúng trong quá trình khai thác và sử dụng không đảm bảo . Tronh khi giá thành của nó lại khá đắt, trong số các máy móc thiết bị ta nhập ngoại thì có một số đã sản xuất được trong nước với chất lượng không thua kém trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều như: cần truc, cổng trục, trạm trộn bê tông, xi măng, bê tông nhựa nóng, máy ép cọc thuỷ lực, máy ép bấc thấm, máy nghiền đá, máy sang đá, cần trục tháp nhưng trong các loại máy đó thì số các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng dân dụng, các nhà công nghiệp, thì chưa có nhiều . Với đề tài tốt nghiệp được giao: Thiết kế thang nâng xây dựng có tải trọng nâng 0,5 tấn, chiều cao 25m để phục vụ cho mục đích đó.

Do thời gian và trình độ có hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thiết kế mong các thầy, các cô trong bộ môn góp ý và chỉ bảo thêm. Nhân đây cho em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô giáo trong bộ môn máy xây dựng đã tận tình chỉ dẫn trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là thầy giáo: TS ………..….. đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành đồ án này. 

                                                                                                        Hà nội, ngày …. tháng ….Năm 20…

                                                                                                    Sinh viên thực hiện

                                                                                                 ………………..

CHƯƠNG 1

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỔNG THỂ

1.1. Giới thiệu chung.

Trong công thình xây dựng dân dụng hiện nay với những ngôI nhà cao tầng có diện tích mặt bằng lớn như các công trình xây khách sạn, toà tháp, cơ quan, chung cư, bệnh viện. Thì các nhà thầu xây dựng phảI trang bị máy móc cơ giới phong phú và đa dạng như máy ép cọc tĩnh, máy trộn bê tông xi măng, cần trục thép và các loại thang nâng xây dựng. Trong các loại máy nói trên phục vụ cho xây dựng dân dụng thì các nhà thầu xây dựng không thể thiếu được và nó đẩy nhanh tiến độ công thình, tần suất vận chuyển lớn, đẩy nhanh vận chuyển vật liệu xây dưng giảm bớt sức lao động cho công nhân.

1.2. Lựa chọn phương án thiết kế

1.2.1. Phương án 1: Vận thăng có cơ cấu di chuyển dùng thanh răng bánh răng như hinh dưới.

Đặc điểm vận thăng loại này thường dùng trong các công trình nhà cao tầng để trở ngưoiừ và vật liệu xây dựng như gạch, vôi vữa, bê tông xi măng, cát đá, loại này tải trọng nâng lớn từ 1000kg¸2000kg chiều cao nâng không hạn chế về chiều cao. Bàn nâng là dạng ca bin kín,kết cấu bộ di chuyển chắc chắn có bố trí cơ cấu an toàn và có hệ số an toàn cao.

Trong vận thăng có cơ cấu di chuyển thanh răng bánh răng có các loại kết cấu thép sau.   

a. Mặt căt dạng1:

* Ưu,  nhược điểm:

- Ưuđiểm:

+ Độ ổn định của cột theo góc phương là như nhau

+ Cột làm việc trắc trắn

+ Thuận tiện khi lăp dung

- Nhược điểm :

+ Khó chế tạo

+ Tốn vật liệu

+ Khối lượng thép trên một mét dài lớn.

b. Mặt cắtdạng 2:

* Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Đỡ tốn vật liệu .

+ Kết câu khá đơn giản.

- Nhược điểm:

+ Độ ổn định của cột theo các phương là không như nhau.

+ Độ đồng tâm không cao

1.2.2. Phương án 2: Vận thăng dùng cáp kéo.

- Đặc điểm:

Vận thăng cáp kéo không được trở người chỉ chở vật liệu xây dựng hoặc xe kéo vật liệu htưòng được dùng với tải trọng nâng nhỏ hơn một tấn.

Có kết cấu di chuyển đơn giản, động cơ đặt trên hệ máy thường dùng bàn nâng để trở vật liệu xây dựng có chiều cao nâng hạn chế.

- Ưu điểm:

+ Độ ổn định cao.

+ Cột có độ cứng theo các phương là như nhau.

- Nhược điểm:

+ Trọng lượng toàn bộ cột tương đối lớn.

+ Khó chế tạo.

b. Dạng 2:  

- Ưu đIểm:

+ Kết cấu đơn giản.

+ Độ ổn định cao.

+ Độ ổn định theo các phương là như nhau.

- Nhựơc điểm:

+ Bánh xe di chuyển của bàn nâng tróng mòn hơn ở dạng 1.

+ Trọng lượng toàn bộ cột tương đối lớn.

1.2.3. Kết luận.

Qua quá trình phân tích ưu nhược điểm của các loại vận thăng trên với đề tài thiết kế thang nâng xây dựng có chiều cao nâng H=25(m) và tải trọng nâng Q=0,5T. Ta chọn đồ án thiết kế là loại vận thăng theo phương án 2 và có kết cấu thép dạng 1.

1.3. Tính toán thiết kế tổng thể

1.3.1. Tổng thể.

Căn cứ vào tảI trọng nâng và chiêu cao nâng sơ bộ ta xác định các thông số ban đầu cần thiết cho may nâng.

Gọi Hm=h1+h2+h3+H (m)

Dựa vào thực tế các máy vận thăng có cùng chiều cao nâng và tảI trọng nâng lấy sơ bộ

+ Trọng lượng bàn nâng:G=3000(N)

+ Vận tốc nâng hạ: Vn=0,4(m/s)

+ Tải trọng hàng nâng: Q=5000(N)

+ Chế đọ làm việc trung bình: CĐ%=25%

Ta có kích thước bàn nâng như sau:

- Chiều cao của thành chắn Hb: Hb=500(mm)

- Chiều rộng của bàn nâng Bb: Bb=1200(mm)

- Chiều dàI của bàn nâng Lb: Lb=1400(mm)

CHƯƠNG 2

TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP

Theo kết quả tính toán ở phần trên ta có các thông số sau:

Trọng lượng hàng nâng: Qn=500(kg)

Trọng lượng bàn nâng: Qbn=300(kg)

2.1. Xây dựng sơ đồ tính.

Căn cứ vào kết cấu thực tế của máy, đề xuất sơ ìô tính toán sau.

Trong thực tế cột được liên kết với công trình xây dựng cao tầng bằng nhiều thanh giằng. Ta đi tính toán trạng tháI máy làm việc nguy hiểm là một chỉ một thanh giằng tường phía trên cùng khi tính toán với trạng thái này thảo mãn thì đương nhiên cột được liên kết vơí công trình xây dựng bằng nhiều thanh giằng thì càng đảm bảo an toàn và thoả mãn với phương án này thì cột chịu nén đúng tầm đầu dưới liên kết bản lề, đầu trên liên kết chốt.

2.2. Xác định tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên kết cấu thép.

Khi thang nâng làm việc ngoài công trường để vận chuyển vật liệu xây dựng thì nó thường xuyên chiu nhiều tác động khác nhau từ bên ngầi, các loại tải trọng này có thể tác động lên cột một cách thường xuyên cũng có thể chỉ xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong quá trình làm việc của máy. Để cột tháp có dầy đủ khả năng làm việc sau khi đã thiết kế chế tạo thì ta phải biết được các loại tải trọng tác động lên nó trong khi làm việc và không làm việc.

2.2.1. Tải trọng không di động :

Do trọng lượng bản thân của kết cấu của kim loại gây ra. Thông thường để đơn giản trong quá trình tính toán, tải trọng do trọng lượng bản thân gây ra xem như phân bố dều dọc theo chiều dài của kết cấu.

Công thức xác định :(Theo công thức (5-1[3]))

q1=k1 x q

2.2.2. Tải trọng di động.

Là tải trọng ngang do áp lực ngang của các bánh xe di chuyển dọc theo kết cấu kim loại. Tải trọng này sinh ra do trọng lượng bản thân vật nâng và xe mang hàng gây ra.

2.2.3. Tải trọng gió.

Khi các máy trục làm việc ngoài trời, khi đó phải xác định tải trọng gió tác dụng lên kết cấu. Giá trị của nó có thể lấy theo bảng (1.2[1]) va bảng  (1.4[1])

Toàn bộ tải trọng gió dược xem là tác dụng ngang và xác định theo công thức:                     

pg = kk . q.( Fk + Vh )

=> Fk  = ( 25. 0,7).4= 7  ( m2)

=> Pg= 1,1.25.(7+2) = 247,5 (N)

Tải trọng gió, tác dụng theo phương ngang, thẳng gócvới kết cấu thép coi điểm đặt lực của nó nằm ở trọng tâm của biểu đồ lực do nó sinh ra.

+ Tải trọng bản thân kết cấu thép: ta coi trọng lượng bản thân. Kết cấu thép phân bố đều theo chiều dài của kết cấu, với trọng lượng 1 mét dài g=400(N/m)

=> Trọng lượng toàn bộ bản thân là:

Qbt=25x4=10000(N)

Trong phạm vi bài toán với điều kiện thực tế của máy thì cột chia các loại tải trọng sau.

Trọng lượng hàng nâng:  Q=5000(N)

Trọng lượng bàn nâng: G=3000(N)

Tổng hợp giữa

Q0=(1+k).(Q+G) =(1+0,15)x(5000+3000)=9200(N)

Gọi  P  là hợp lực của Smax và Qo (Dược đặt tại trọng tâm của kết cấu) là tải trọng dọc trục của cột bỏ qua mô men phát sinh của kểt cấu  khi bàn nâng di chiển.

P  = S+Q= 9579,34 + 9200 = 18779,34

2.3. Xác định nội lực và vẽ biểu đồ nội lực.

Trong quá trình làm việc của thang nâng thi tại các vị trí khác nhau thì tải trọng tác dụng vào nó là không giống nhau. Do đó ta cần thiết phải xác định nội lực tại các mặt cắt của cột, từ đó xác định tại mặt cắt nào của cột thì nó chịu lực lớn nhất. Tạo điều kiện để tính chọn mặt cắt cột.

Mô hình tính toán và các tải trọng tác dụng( không kể đến tải trọng gió)

Xác định phản lực tác dụng lên Avà B

XA+XB=0             => XA+XB=0

P+25=YB                 YB=18779,34+10000 => YB=28779,34(N)

2.4. Xác định mặt cắt của cột.

Trong phần lựa chọn phương án thiết kế cột ta đã chọn cột hở, bốn mắt liên kết với nhau băng thanh giằng được xây dựng bởi 4 thép đặt ở 4 góc.

Để xac định mặt cắt cột hở chịu nén đúng tâm ta chỉ cần xác định mặt  cắt  tại mặt cắt nguy hiểm nhất rồi chọn mặt cắt thoả mãn , các mặt cắt khác lấy cùng kích thước với mặt cắt nguy hiểm nhất . diều dĩ nhiên mặt cắt nguy hiểm nhất đã thoả mãn thì các vị trí khác cũng thoả mãn .

Giả định độ mảnh của cột là jx  tra bảng(11-2[3] )thì jx=0,4

Với vật liệu làm thép ta chọn thép CT3 với các thông số sau:

+ Trọng lượng riêng ɣ=7400 (N/m3)

=> Ta xác dịnh [ ú ] ta lấy hệ số an toàn của vật liệu là 1,6 khi đó

 [ ú ]  /n=200/1,6=125(N/mm2)

N = 28779,34

=> F = 575,58

Vì mặt cắt đã chọn là 4 thép góc đều cạnh nên diện tích một  nhánh khong nhỏ hơn 575,58/4=143,895(m) tra bảng phụ lục (1[6]) về quy cách cán thép góc đều cạnh TCVN.1656-75 căn cứ vào diện tích mặt cắt một nhánh ta chọn thép L40 x 4 có diện tích mặt cắt ngang:

F = 3,48(m2);

Jx = 6,36 (cm2);

Z0=1,26 (cm2) ;

Trọng lượng một mét dài 2,73(kg)

Bán tính quán tính cần thiết xác định theo công thức sau;

Rct = rx = l0/lx = M0 . l/l= 125000/130 =192,3(mm)

=>Fg1=Fg2=1,13 . 100 =1139(mm2)

Với thép góc <20 x 3 có diện tích mặt cắt là F=113(mm2)

Như vậy ta lấy b=700(mm) lớn hơn một ít so với tính toán để kết cấu thép chịu lực được tốt hơn,đảm bảo điều kiện ổn định và hình thức đẹp. Ta lấy h =750(mm)

2.4.1. Tính thanh giằng.

2.4.1.1. Xác định lực cắt trong cột để tính hệ giằng.

Các thanh chịu nén đúng tâm trong thực tế thường bị nén lệch tâm ngẫu nhiên do các thanh được chế tạo không được phẳng do cấu tạo lệch tâm của đầu cột, do tảI trọng tác dụng không hoan toàn đúng tâm. Vì vậy ngay từ khi cột mới chịu lực thì thanh đã chịu lực lệch tâm và rất rễ dẫn đến bị uốn cong, trong thanh xuất hiện mo men uốn và lực cắt. khi các thanh giằng phảI chịu lực cắt đó.

Trong quá trính tính toán, thiết kế hệ thanh giằng thì lực cắt trong các thanh giằng được xác định theo công thức kinh nghiệm sau.

+ Đối với cột bằng thép CT3;Q=20Fng

+ Đối với cột bằng thép CT5 và thép hợp kim thấp Q = 40Fng

Trong phạm vi bài đồ án thiết kế ta lựa chọn thép CT3 dùng để chế tạo các thanh giằng là thép góc . Khi đó:

Q=20 . Fn=20 .4 .3,48=278,4(N)

Fng=4 . Fnh

Fnh=348(mm2)

Khi đó Q1=Q/2=2784/2=1392(N)  

2.4.1.2. Tính thanh giằng:

Việc tính toán thanh giằng bao gồm: tính chọnmặt cắt của thanh giằng và tính liên kết của nó với cột. thanh giằng vừa chịu khi cột chịu uốn vừa chịu lực khi cột chịu nén .

Khi cột bị uốn sinh ra lực cắt Q trong cột và nội lực trong thanh giằng nên được xác định

Tra bảng thép hình L trong bảng (8-7[3]) ta chọn thép góc

L20 x3  với các thông số:

+ Diên tích mặt cắt : Fx=113 (mm2)

+ Trọng lượng cho một mét dài : Q= 0,98kg

+ Mô men quán tính theo trục x-x : Z0= 6mm

Thay các giá trị vừa xác định vào công thức (4):

=> 1392/113 . 0,6823 + 20,675 . 0,534 = 29,0949 < 200 x0,1

<=> 29,0949 < 200 . 0,19 = 38 ( thoả mãn)

Giá trị diện tích tiết diện cửa thép góc chọn lớn hơn giá trị tính toán , thoả mãn điều kiện ổn định . Do vậy với mặt cắt vừa trọn thì thanh xiên đảm bảo độ bền trong quá trình làm việc .

2.5. Tính toán liên kết.

Các thanh giằng của cột có thể được liên kết với nhau bằng nhiều phương pháp được sử dụng liên kết giữa các thanh giằng với nhánh cột .

Tuỳ theo hình dạng của kết cấu mà ta có thể có các kiểu mối hàn

+ Hàn giáp nối 

+ Mối hàn chồng

+ Mối hàn góc

Từ hình vẽ ta thấy rằng:

Chiều dài và hình thức hàn của thanh a, c là giống nhau

Do vậy thực tế ta chỉ cần xác định chiều dài đường hàn . Cho các thanh a,b,f là đủ . Một số thanh giằng ngang hoặc xiên khác không thể hiện thì kết quả của nó với nhanh cột cũng nằm trong các trường hợp tính ở trên .

Theo công thức ( 7- 14. [2]) ta có :

Thực tế lấy: 

l1 = 20 (mm)

l2 = 5  (mm).

CHƯƠNG 3

  TÍNH CHỌN THIẾT KẾ BỘ TỜI NÂNG

- Sơ đồ cấu tạo:

Sơ đồ cấu tạo cơ cấu nâng như hình 2.1.

- Nguyên lý hoạt động:

Nguồn động lực được truyền từ động cơ điện (1) qua hộp giảm tốc (2) để có một tốc độ nâng hợp lý. Đầu gia tải của hộp giảm tốc được nối với tang cuốn cáp (6) bằng khớp nối (5). Phanh điện từ (2) là loại phanh thường đóng để đảm bảo cho cơ cấu được hoạt động một cách an toàn.

3.1. Chọn loại dây.

Vì cơ cấu làm việc với động cơ điện, vận tốc cao, ta chọn dây cáp để làm dây cho cơ cấu, là loại dây có nhiều ưu điểm như làm việc ở vận tốc cao, ổn định, cơ cấu nhỏ gọn, bảo dưỡng dễ dàng hơn xích hàn, xích bản lề. Cáp là loại dây thông dụng nhất trong nghành máy trục hiện nay.

3.2. Xác định lực căng lớn nhất Smax và hiệu suất Palăng hP.

- Sơ đồ nâng vật:

=>W=(1+0,2)´(500+300) = 960 (kg)

Vậy ta có:

S= 10000N

3.3. Tính toán cáp.

Trong quá trình làm việc của cáp, ở trong các sợi thép có thể xuất hiện trạng tháI căng rất phức tạp, bao gồm các ứng suất dập, kéo, uốn xoắn. Ở đây ta tính toán theo điều kiện chịu kéo.

Vậy lực kéo đứt của cáp Sđ sẽ là:

Sđ ³ K.Smax

=> Sđ ³ 5 ´ 10000 =50000 (N)

Dựa vào điều kiện chịu kéo trên với giới hạn bền của sợi cáp thép là 160 (kg/m.m2). Với loại dây đã chọn ở trên. Tra bảng trong ATLAT Máy trục về cáp ta chọn cáp giới hạn bền của các sợi kéo là 160 (da N/m.m2). Ta được cáp dc=9,2 (m.m). Lực kéo đứt cáp cho phép là 73,25 (KN). Theo TC 2688 - 69. Do vậy, việc chon cáp thép là thoả mãn.

3.4. Chọn tang và Puly

3.4.1. Xác định đường kính tang và ròng rọc

Đường kính nhỏ nhất cho phép của tang và ròng rọc có thể xác định theo công thức:

Dt ³ dc (e - 1)  ( 2.12 [ 2 ] )

Dt ³(20 - 10) ´ 12 = 228 (m.m)

Chọn ]ờng kính tang Dt = 230 (m.m)

3.4.2. Tính toán chiều dài tang

Chiều dài toàn bộ của tang;

L = L0+ 2 ´ L1 (m)

Ta chọn; L0 =440 (m.m) cho an toàn

Vậy chiều dàI làm việc của tang: L = 440 + 2.15 = 470 (m.m)

3.4.3. Tính toán chiều dày thành của tang.

Chiều dày thanh của tang được xác định và lựa chọn sơ bộ theo công thức kinh nghiệm:

d = 0,02 ´ Dt + (6 -100 (m.m)

3.4.4. Kiểm tra sức bền của tang.

Trong quá trình làm việc tang hình trụ chia lực nén do dây cáp cuốn quanh tang khi có tải. Ngoài ra, tang còn bị xoắn, bị uốn do mômen tạo ra bởi lực căng của dây cáp, trọng lượng của tang và dây cáp cũng tăng thêm độ uốn của tang. Momen uốn lớn nhất xảy ra khi dây cáp có tải ở vị trí giữa khoảng chiều dàI của tang. Với chiều dàI làm việc của tang l0 £ 3 Dt. Thì ứng suất uốn và nắn không vượt quá 10 ¸ 15 % ứng suất nén. 

Vậy ta thấy: dn = 102,56 < [dn] = 113 (N/m.m2)

Vậy tang thoả mãn điều kiện bền.

3.5. Chọn động cơ điện.

Trong máy trục dùng nhiều loại động cơ điện xoay chiều và một chiều, động cơ chuyên dùng và động cơ điện thông dụng chung.

Động cơ điện chuyên dùng với đòn một chiều có 3 loại; kích thích nối tiếp, kích thích song song, kích thích hỗn hợp. Loại này có đặc tính ngoàI mềm, có điều chỉnh êm tốc độ trong phạm vi rộng, khởi động êm, hãm và đổi chiều dể dàng. Nhờ những ưu điểm trên động cơđiện một chiều rất phù hợp với điều kiện làm việc như thang máy. Tuy nhiên, động cơ điện một chiều ít được sử dụng vì giá thành đắt, khối lượng sửa chữalớn và mau hỏng hơn động cơ điện xoay chiều. NgoàI ra, do không sẵn dòng một chiều nên ta phảI tăng thêm vốn đầu tư thiết bị chỉnh lưu.

* Kết luận: Từ việc phân tich trên , ta đI đến kết luận lựa chọn động cơ điện cho máy nâng của mình: là loại động cơ điện xoay chiều kiểu lồng sóc (MTK).

Vậy ta có công suất tĩnh nâng vật là:

N=4,26 (KW)

Với giá trị N vừa tìm được ta chọn dòng điện xoay chiều Rôto lồng sóc ( MTK ). Loại động  cơ kí hiệu ( K132 - M4). 

+ Mômen vô lăng: (GiDi2) = 0,12 (Kg/m2)

+ Trọng lượng mđc = 72 (Kg).

3.6. Xác định tỷ số truyền chung.

3.7. Tính chọn phanh.

3.7.1. Chọn loại phanh.

Phanh là một bộ phận quan trọng trong máy trục, đảm bảo cho phanh trục hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn trong quá trình nâng, hạ vật nâng.

Phanh thường được chia thành các loại sau:

+ Theo kết cấu: Phanh quốc, phanh đai, phanh đĩa

+ Theo nguyên tắc hoạt động: Phanh điều khiển, phanh tự động

+ Thep trang thái làm việc: Phanh thường mở và phanhthường đóng.

* Kết luận: Qua quá trình phân tích về các loại phanh thường dùng trong máy trục, dựa vào những ưu điểm mà có khả năng đáp ứng trong điều kiện công tác cụ thể của thang nâng làm việc ngoài công trường để nâng vật liệu xây dựng ta chọn phanh thường đóng kiểu 2 guốc truyền động điện - thuỷ lực.

3.7.2. Tính toán phanh.

Do đặc điểm của thanh nâng, ta chọn vị trí đặt phanh. Phanh có thể đặt bất kỳ trục nào trên cơ cấu nhưng vì mô men phanh nhỏ nhất. Tức là, trục dẫn của cơ cấu hay gọi là truc của động cơ. Như vậy, phanh sẽ nhẹ và rất gọn.

Để an toàn: ta thêm hệ số an toàn k = 2,5

=> Mph = 2,5 ´ 36,65 = 91,64 ( N.m )

Ta thấy phanh có kích thước nhỏ gọn và được sử dụng phổ biến hiện nay là phanh má, truyền động điện thuỷ lực, theo kết cấu của BHUVT MAM. Căn cứ vào mômen phanh yêu cầu ta chọn phanh TT160 có mômen phanh.Mph =100 (N.m) với các thông số sau:

+ Mphanh = 100 (N.m).

+ Đường kính của bánh phanh = 160 (m.m).

+ Độ mở phanh = 1 (m.m).

+ Con đẩy điện - thuỷ lực.

+ Bước đẩy: 25 (m.m).

+ Khối lượng phanh = 19 (Kg).

3.8. Bộ truyền.

Là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp của bánh răng hoặc trục vít, có tỷ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc và tăng mô men xoắn. Bộ truyền một cấp thường được dùng khi cần tỷ số truyền nhỏ (1<10) thì hộp giảm tốc hai cấp được sử dụng rộng rãi hơn. tỷ số truyền lớn hơn nữa người ta thường dùng bộ truyền ba cấp.

Kí hiệu: U2-350

Tỷ số truyền thực tế: i=40

Tổng khoảng cách trục: A=An+Ac

A=200+150=350 (mm)

Kiểu hộp: hai cấp bánh răng trụ răng nghiêng

Kiểu lắp trục: trục ra và trục vào cùng một phía

Đầu ra làm liền khớp răng

Số vòng quay trục vào là 1500 vòng/phút

Yêu cầu mômen truyền ở trục ra:

My/cra=My/cvào.iy/c=34,83x41,59=1448,5(N.m)

Þ  Mra   >  My/cra

Vậy hộp giảm tốc đã chọn đủ điều kiện làm việc.

3.10. Bộ phận tang.

3.10.1. Cặp đầu trên tang

Phương pháp cặp đầu trên tang phổ biến hiện nay là sử dụng và dùng vít bắt chặt lên trên như hình vẽ:

Vì tang có số vòng dự trữ không dùng đến (như đã chọn) là hai vòng, do đó lực tác dụng không phải là lớn nhất Smax, mà là lực S0 nhỏ hơn do có ma sát giữa các vòng cáp S0 (công thức 2.16[2])

Vậy vít cấy này có thể làm bằng thép CT3, có ứng suất cho phép [d]=75¸85 N/mm2

3.10.2. Thục tang.

Tang được đặt trên các ổ lăn và các trục tang, vì sử dụng tang một đầu cuốn lên lực tác dụng cuốn lên tang thay đổi, lực này có giá trị lớn nhất bằng với lực cáp cuốn lên tang khi nó làm việc ở vị trí bất lợi nhất.

Lực p = Smax= 10000 N

Phản lực tại ổ A

RA=7121 (N)

Phản lực tại D

RD= P-RA =10000-7121=2879 (N)

Mômen uốn tại B

MB= 7121.190=1352990 (N.m)

Mômen uốn tại C

MC=2879.110=316690 (N.m)

Vật liệu để làm tang thông thường có thể dùng thép 45 có đặc tính sau:

db=610 N/mm2

dch=430 N/mm2

d-1 =250 N/mm2

Vậy ta chọn dB= dC=60mm

Kiểm tra trục tại tiết diện nguy hiểm có khả năng tập trung ứng suất lớn nhất.

* Tính chọn ổ trục:

Căn cứ vào điều kiện làm việc thực tế của trục tang cùng với đường kính trục cùng với những ưu nhược điểm của ổ trục và ổ lăn, ta chọn ổ lăn là phù hợp hơn do đường kính trục nhỏ.

+ Kính thước nhỏ gọn

+ Làm việc an toàn và ổn định

+ Rễ thay thế và giá thành hạ

+ Điều kiện bôi trơn dễ dàng

* Tính chọn ổ lăn:

ổ đỡ tại A của trục tang ta lắp ổ bi lồng cầu 2 dãy cho phép độ đồng tâm cao. Đường kính trục tại vị trí này do chịu tải nhỏ lên ta lấy đường kính trục tại đây = 45mm, tải trọng lớn nhất tác dụng lên ổ là tải trọng hướng tâm và bằng phản lực RA=7121 N. Tải trọng lớn nhất trong trường hợp không có lực chiếu trục

Rtr=RA.kv. kt. kn

Căn cứ vào hệ số:

Q1=Q=80000N, Þ Rt1=8545,2N

Q2=0,5Q=40000, Þ Rt2=4273 N

Q3=0,3Q=26660, Þ  Rt3=2849 N

Tỷ lệ thời gian tác dụng của 3 tải trọng này theo sơ đồ gia tải là 3:2:1

Thời gian làm việc thực tế của ổ là: H=T.CĐ%

Với thời gian phục vụcảu ổ là 5 năm, tra bảng (1-1[2]) chế độ làm việc trung bình, tính được số giờ 14460 giờ,

H= 14460.0,25=3615 (h)

Số vòng quay của ổ, n=nt=24 v/p

Hệ số khả năng làm việc yêu cầu.

Cy/c = 0,1.R. (n.h)0,3= 0,1.10252,57.(24.3615)0,3=31069,095

Căn cứ vào hệ số khả năng làm việc ta chọn ổ bi đỡ lồng cầu 2 dãy(IOCT-5720-51 và 8545-57) kiểu 1509 với thông số sau:

Đường trong của ổ: d=45mm

Đường kính ngoài của ổ: D=85mm

Chiều cao ổ: B= 23mm

Đường kính bi: dbi=9,35mm

Hệ số khả năng làm việc: c=35000

Tải trọng tĩnh cho phép: Qt=10800N

Số vòng quay giới hạn trong 1 phút: n=8000 v/p

CHƯƠNG 4

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

4.1. Nhiệm vụ thiết kế.

Yêu cầu phải đạt được đối với hệ thống truyền động điện nêu trên là phải sử dụng được dòng điện xoay chiều 3 pha 220/380v. Công suất định mức của các động cơ điện tương ứng là 5,5 (kW). Động cơ cần phải đổi được chiều quay trong quá trình làm việc.

4.2. Xây dựng sơ đồ truyền động.

Dựa vào yêu cầu của thang nâng xây dựng và đặc điểm chức năng của bộ phận truyền động điện như đã chọn ở trên ta chọn động cơ điện xoay chiều 3 pha ro to lòng sóc do đó ta xây dựng được sơ đồ truyền động điện sau.

4.3. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống điện.

4.3.1. Xác định cường độ đòng điện.

Cường độ dòng điện qua mỗi dây được xác định theo công thức(TàI liệu nào)

P = Căn 3.Ud.Iđ.cosj

=< Iđ = 9,7 (A)

4.3.2. Chọn linh kiện

+ Chọn linh kịên đối với động cơ điện

 a. Cường độ dòng điện khi khởi động động cơ (I).

I = Id.K

I = 9,7 . 5 = 48,5 (A)

 b. Chọn cầu chì.

Từ thông số dòng điện định mức của cầu chì ta chọn được cầu chì kiểu ống có sợi lõi kín tháo được của Liên Xô: Loại pp-2, có Icc = 40(A), dòng điện của dây chảy : I = 15 (A): d = 1,31(mm)

 4.3. Chọn rơ le nhiệt.

Chọn rơ le nhiệt loại: TP-1 (hở) của liên xô, loại này có :Iđ = 25A

 4.4. Chọn công tắc tơ:

Chọn công tắc tơ loại: KT 9002-99E,  có các thông số.

+ Dòng điện định mức: Iđm = 15A

+ U = 220V, có hộp dập hồ quang

+ Tần số đóng trong 1 giờ : 300

+ Số lượng tiếp điểm phụ: 9

4.5. Chọn AT TO MAT.

Ta chọn loại cầu dao loại pB - 31, của liên xô, có hộp dập hồ quang, dòng điện định mức khi ngắt Iđm = 100A 

CHƯƠNG  5

TÍNH TOÁN KẾT CẤU BÀN NÂNG

Qua tham khảo thực tế về các loại bàn nâng của thang nâng xây dung ta có cấu tạo thật của bàn nâng.

5.1. Sơ đồ tính toán.

Từ cấu tạo thực tế đôí với loại bàn nâng tiết kế,từ đó ta đề xuất sơ đồ tính bàn nâng sau:

Từ mô hình tính toán sơ bộ ta chọn một số kích thước cho bàn nâng:

+ Khoảng cách giữa hai trục bánh xe di chuyển trên kết cấu thép bằng 1200mm.

+ Chiều dài bàn nâng 1200 (mm)

+ Tải trọng:

Là tải trọng của hàng nâng, đặt giữa bàn nâng.

Trọng lượng bản thân của bàn nâng coi như đặt tại vị trí giữa dầm.

Q = Q1 +Q2 =5000 + 3000 = 8000 (N)

5.2. Tính toán.

5.2.1. Xác định các phản lực tại các gối và biểu đồ lực cắt, mô men.

Từ biểu đồ nội lực ta nhận thấy tại mặt cắt E-E đối với nhánh dầm E-F là chịu lực lớn nhất. Do đó ta tính chọn mặt cắt tại vị trí này. Sau đó lấy các mặt khác cùng một mặt cắt với mặt cắt E-E. Điều hiển nhiện là tại E-E đã thỏa mãn thì tại các mặt cắt khác cũng thỏa mãn:

5.2.1.1. Chọn vật liệu chế tạo:

 Ta sử dụng loại thép CT3 làm vật liệu chế tạo

+ Các thông số về thép CT3 đã cho trong phần tính chọn mặt của cột chọn dạng mặt cắt.

- Ta sử dụng hai thép hình chữ C úp bụng vào nhau.   

5.2.1.3. Kiểm tra.

Thay số: s = 72,6 (N/mm2)

Giá trị này nhỏ hơn giá trị ứng suất cho phép tính toán, vì vậy việc chọn mặt cắt trên là thỏa mãn.

* Kiểm tra bền tại mặt cắt D - D.

- Như phần trước ta đã chọn mặt cắt của tất cả các đoạn CE và EF đều là hai mặt cắt  chữ C100 hàn úp bụng. Tuy nhiên vì đoạn CE mặt cắt bố trí khác so với mặt cắt ở đoạn EF. Tại đây hai thép chữ C hàn úp bụng có dạng như hình (hình 5.4).

Giá trị này nhỏ hơn giá trị ứng suất tính toán, vì vậy mặt cắt trên đảm bảo điều kiện bền. Do vậy việc chọn mặt cắt là hai thép hình C100 ghép lại bằng hàn là đảm bảo điều kiện làm việc của bàn nâng hay việc chọn mặt cắt như trên là hợp lý.

5.2.2. Tính ổn định của thanh nâng.

Thang nâng trong quá trình làm việc ngoài công trường chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau tác động. Để đảm bảo an tòan của thang nâng trong quá trình làm việc cũng như của công nhân làm việc xung quanh thì thang nâng phải đảm bảo tính ổn định.

- Các loại tải trọng tác dụng lên thang nâng.

+ Trọng tải hàng nâng: Ta xác định trọng lượng hàng nâng theo tải trọng danh nghĩa: Q = 5000 (N)

+ Trọng lượng của bàn nâng: G = 3000 (N)

- Tải trọng do trọng lượng bản thân động cơ + phanh + hộp giảm tốc + tang và một số chi tiết khác của cơ cấu nâng.

Pccn = 193 + 720 + 190 = 1843 (N)

- Tải trọng do xàn đế của máy.

Sơ bộ ta lấy trọng lượng của xàn cột 1500 (N).

Điểm đặt lực tại tâm của xàn đế, lấy bằng 1/2 chiều dài.

- Lực kéo cáp cuốn vào tang: Smax = 10000 (N)

Tính:

Mcl­ = Pmax. 1,400 + Pcnn.0,843 + Smax.1,043 + K. 0,63

= 1500 . 1,4 + 1803. 0,843 + 10000.1,043 + 6300.0,63 = 18002,7(N.m) (N.m)

M = Pi tinh . 0,48 = 7826 . 0,48 = 3756,48 (N.m)

CHƯƠNG 6

QUY TRÌNH CHẾ TẠO MỘT SỐ CHI TIẾT

6.1. Quy trinh chê tạo chi tiết trục tang.

Bao gồm các nguyên công sau:

- Gia công chuân bị.

+ Cắt đưt phôi

+ Khỏa đâu

+ Khoan lỗ tâm

-  Gia công trước nhiệt luyện.

+ Tiện thô.

+ Tiện tinh.

+ Gia công các bề mặt định hình.

- Nhiệt luyện : Tôi.

- Gia công sau nhiệt luyện.

+ Mài thô các cổ trục.

+ Mài tinh các cổ trục.

- Tổng kiêm tra sản phẩm gia công.

a. Nguyên công 1 (Gia công đầu trục thứ nhất)

- Tiện mặt đầu.

- Khoan tâm.

- Tiện ngoài.

b. Nguyên công 2 :

- Tiên mặt đầu .

- Tiện ngoài .

- Vát mép .

- Tiện tinh

d. Nguyên công 4: Phay rãnh then (45x18).

Chi tiết được gá: Định vị trên hai khối “V” ngắn

f. Nguyên công7: Mài cổ trục phần không có rãnh then( Theo như nguyên công 6)

CHƯƠNG 7

QUY TRÌNH LẮP DỰNG

Do đó yêu cầu quá trình lắp dựng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Phải lắp dựng theo dúng các bước trong quy trình lắp dựng đã được ghi trong thiết kế.

- Phải thực hiện đúng các thao tác, siết bu lông tại các vị trí lắp ghép phải đủ lực.

- Các cuấn vào tang phải đảm bảo đồng đều, không để cáp nằm ra ngoài rãnh tang.

- Chỉ được đóng cầu giao điện khi đã kiểm tra đầy đủ và an toàn.

- Phải thực hiện đầu đủ các yêu cầu về an toàn lao động.

7.1. Đề xuất một số phương án lắp dựng

7.1.1. Phương án 1: Lắp từ trên xuống dưới.

Với phương án lắp dựng loại này thì các đốt của thanh được chồng lần lượt từ dưới lên cho đến khi đến đốt cuối cùng. Với phương án lắp dựng này có một số ưu, nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Quá trình lắp dựng khá đơn giản, nhẹ nhàng, có thể dùng ngay cơ cấu nâng của thang nâng kết hợp với một vài bộ phận trợ giúp là có thể lắp dựng dễ dàng.

+ Trong quá trình lắp dựng có thể kết hợp ngay với việc leo thang giằng vào tường để tăng cường độ ổn định cho máy.

- Nhược điểm:

+ Thời hạn lắp dựng lâu, gồm nhiều bước.

+ Khi lắp lên chiều cao lớn thì công nhân phục vụ lắp dựng làm việc trên cao không làm việc trên cao không làm việc được lâu.

7.1.2. Phương ấn 2: Lắp từ dưới lên trên.

Với phương án lắp dựng này thì các đốt của thanh nâng được đẩy từ dưới lên trên thông pua một đốt lồng đặt phía dưới. Với phương án lắp dựng này có một số ưu , nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Qúa trình lắp dựng là dễ dàng, công việc lắp dựng là đơn giản.

+ Thời hạn lắp dựng ngắn.

+ Qúa trình lắp dựng là an toàn cho công nhân phục vụ quá trình lắp dựng, vì không phải leo lên cao.

  - Nhược điểm

+ Quá trình lắp dựng này phải tiến hành một lượt lên chiều cao thiết kế, do vậy không thể bắt được ngay thanh giằng vào công trình xây dựng trong quá trình dâng đốt.

+ Phải sử dụng hệ thống truyền động thuỷ lực và một đốt lồng có kích thước lớn.

7.2. Quy trình lắp dựng thang nâng theo phương án đã chọn

7.2.1. Bước 1: Chuẩn bị móng

Cần phải chuẩn bị móng tại vị trí cần lắp thang nâng. Thông thường móng được làm bằng bê tông với chiều dài và chiều rộng theo quy định và chiều sâu hợp lý để đảm bảo độ ổn định của thang nâng trong quá trình làm việc, ngoài ra cần phải đảm bảo độ phẳng bề mặt, độ nhám cần thiết để khi lắp thang nâng vào thì góc nghiên của nó theo phương ngang nằm trong phạm vi cho phép.

7.2.3. Bước 3:

Đặt bộ máy chứa toàn bộ cơ cấu nâng lên khung đế thang nâng (hình 7.2)

7.2.4. Bước 5: Lắp dựng đốt đầu tiên bằng tay (hình 7.3).

Đốt đầu tiên là đốt chịu tác dụng lớn hơn so với các đốt khác trong quá trình làm việc, vì vậy nó được kết cấu khác so với các đốt khác. Vì tầm quan trọng của đốt đầu tiên trong toàn bộ quá trình làm việc, nên việc định vị, lắp dựng nó vào đúng vị trí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

7.3.2.. Bước 7: Đặt Palăng tự nâng để chồng đốt (hình 6.5)

Palăng tự nâng là bộ phận bao gồm có bàn nâng với cơ cấu di chuyển xe con bao gồm 8 con lăn đặt trên xe để bám vào cột và di chuyển trên kết cấu thép, chỉ cho phép trượt lên, không cho phép trượt xuống. Do trên đó có đặt cơ cấu một chiều.

7.2.8. Bước 8: Kẹp đầu cáp trên tang và cuấn cáp vào tang.

- Sau khi đã đặt song Palăng tự nâng và các bộ phận khác theo đúng các bước từ đầu, ta tiến hành kẹp đầu cáp vào tang.

- Thông thường cáp được cuốn thành vòng để tẩm dầu, do vậy để cuấn cáp vào tang mà không bị xoắn ta phải dựng cả cuộn cáp lên, sau đó nhả dần hoặc kéo dài cáp ra từ đầu, gỡ các chỗ bị xoắn trước khi cuấn cáp vào tang.

7.2.10. Bước 10: Tháo Puly dẫn hướng đặt trên đốt đầu tiên ra, lắp vào đầu đốt thứ hai và thay đổi sơ đồ mắt cáp theo sơ đồ mắc cáp -2 để chồng đốt cho cột (hình 6.8)

- Việc tháo Puly dẫn hướng chụp đầu đốt thứ nhất ra và lắp vào đầu đốt thứ hai nhằm mục đích:

+ Muốn đưa đốt thứ hai lên thì buộc phải tháo Puly dẫn hướng chụp đầu đốt một ra.

+ Lắp Puly chụp đầu đốt vào đốt hai ngay để tiết kiệm thời gian láp lại trên đầu đốt thứ hai này.

- Nguyên lý làm việc của sơ đồ mắc cáp số -2:

Khi tang chạy qua thì cáp được cuốn vào trong tang, nhánh cáp cuốn vào tang chạy theo đường qua Puly (2), cặp Puly đổi hướng (4), cột (6), cặp Puly đổi hướng (7) để kéo nhánh cáp móc vào đầu đốt thứ hai lên, khi đốt thứ hai lên đến chiều cao yêu cầu thì xoay cột của Palăng đưa đốt hai chồng lên đầu của đốt thứ nhất, điều chỉnh đốt hai bằng bu lông cố định đốt thứ hai vào đốt thứ nhất. 

7.2.12. Bước 12: Tháo bộ phân tự nâng ra khỏi thang nâng (Hình 7. 12).

Sau khi đã lắp đặt đạt đến chiều cao thiết kế thì ta tiến hành tháo dỡ bộ phận tự nâng ra khỏi cột.

Để tháo bộ phận tự nâng ra thì ta phải sử dụng sơ đồ mắc cáp 1 và tháo bộ phận một chiều chỉ cho phép bộ phận tự nâng di chuyển theo một chiều ra. Khi đó dưới tác dụng của tải trọng bản tài sản cố định bản thân cùng với quá trình nhả cáp của tang thì nó tự trượt xuống vị trí thấp nhất ban đầu. Tháo một bên con lăn phía dưới của cơ cấu tự nâng ra và đưa nó ra khỏi cột của thang nâng

7.2.14. Bước 14: Cố định đế máy (Khung đế thang nâng)

Để cho thang nâng không bị xê dịch khỏi vị trsi quy định, tăng cường độ ổn định cho thang nâng trong quá trình làm việc, cũng như không làm việc thì người ta tiến hàng khoan lỗ và bắt bulông để giữa chặt khung đế máy vào móng thông thường dùng 4 bulông bắt ở 4 góc.

7.3. Quy trình tháo dỡ thang nâng.

Quy trình tháo dỡ thang nâng là quy trình ngược so với quy trình lắp, tức là khâu nào làm sau cùng của khâu lắp dựng là khâu đầu tiên của quy trình tháo dỡ trừ việc tháo dỡ bulông ở khung đế thang nâng liên kết với móng, khâu này được tiến hàng sau cùng để đảm bảo an toàn trong quá trình tháo dỡ.

CHƯƠNG 8

QUY TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG

8.1. Trong quá trình chất hàng lên bàn nâng.

Trong quá trình chất hàng lên bàn nâng người chất hàng cần kiểm tra chất khối lượng của hàng nâng chất lên bàn nâng có vượt quá quy định không, nếu vượt quá tải trọng nâng cho phép thì vận thăng sẽ không làm việc được hoặc rất nguy hại cho máy và mất an toàn lao động, có thể dẫn đến trường hợp bàn nâng bị treo trên không do tải trọng nâng vượt quá giới hạn và khi ấy cơ cấu khống chế tải trọng nâng làm việc. Khi chất hàng nâng cần chú ý sao cho tất cả vật nâng nằm gọn trong bàn nâng, nếu vật nâng có kích thước lớn hơn so với kích thước của bàn nâng, thì phần thò ra khỏi bàn nâng phải bố trí sao cho khi nâng lên hạ xuống không bị chạm vào các vật cố định,như dàn giáo.

8.3. Quá trình dỡ hàng.

Người dỡ hàng mở chốt của bàn nâng, để cho của bàn nâng tì vào sàn nhà hoặc có thể dùng ván kê giữa bàn nâng và sàn nhà để thuận tiện cho việc dỡ hàng. Khi dỡ hàng phải tuần tự dỡ từ vị trí sát sàn nhà trước sau đó mới được lấy hàng ở vị trí ở xa, không được phép có 2 người ở trên bàn nâng và hạn chế đứng trên bàn nâng lâu vì sẽ gây mất an toàn lao động.

8.4. Quá trình hạ hàng.

Quá trình này là quá trình hàng được chất lên bàn nâng từ vị trí trên can và hàng được mang xuống dưới. Khi chất hàng trên cao cànn chú ý đến an toàn lao động hàng xếp vào bàn nâng phải được nhẹ nhàng để tránh dẫn đến giao động mạnh của bàn nâng có thể dẫn đến đứt dây cáp gây mất an toàn cho người và hàng nâng. 

8.5. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa.

+ Kiểm tra hàng ngày.

- Kiểm tra bulông nối kết giữa các bộ phận đã đầy đủ chưa, có hiện tượng bị hỏng không.

- Kiểm tra độ an toàn và tin cậy của công tác hạm vị và kiểm tra cơ cấu nâng và bộ phận an toàn của cơ cấu nâng.

+ Kiểm tra hàng tuần.

- Kiểm tra tình trạng dầu mỡ, bổ xung kịp thời và đầy đủ nếu thấy thiếu.

- Kiểm tra điểm nối kết giữa thanh giằng tường và thân chính, kiểm tra dây điện có bị đứt hay hư hỏng hay không.

KẾT LUẬN

Với những số liệu ban đầu đã cho qua quá trình tính toán và lựa chọn. Ta thiết kế được thang nâng xây dựng có những thông số sau:

Tải trọng nâng:         Q = 500 (kg)

Vận tốc nâng :          Vn  = 15 (m/phút)

Chế độ làm việc:      CD % = 25 %

 Động cơ điện: K132-M4

Chế độ làm việc trung bình

Số vòng quay  : 1445 (vòng/phút)

Công suất động cơ :  5,5 (KW)

Trọng lượng động cơ : 72 (kg)

Phanh TT160

Mô men phanh : 100 (N.m)

Dộ mở phanh : 1 (mm)

Số lần đóng mở cho phép : 720

Cần đẩy điện thuỷ lưc TRN-16

Lực đẩy: 160 N

Bước đẩy: 25 mm

 Hộp giảm tốc U2 - 350      

Kiểu hộp giảm tốchai cấp,bánh răng trụ răngnghiêng.

Tỷ số truyền : 40

Kiểu lắp đâu trục ra và truc vào năm cùng một phía

Số vòng quai truc vào : nv = 1500 (vòng/phút)

Số vòng qoay truc ra  :nr =

Tang cuốn cáp.

Đường kính tang: D = 230 (mm)

Chiều dài tang : 470 (mm)

Chiều dày thành tang: 15 (mm)

Đường kính cáp: 12 (mm)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1]. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa, Lê Thiện Thành:

Máy trục vận chuyển

NXB GTVT - Hà Nội 2000.

 [2] . Huỳnh Văn Hoàng, Đào Trọng Thường :

Tính toán máy trục

NXB KHKT- Hà Nội 1975

 [3]. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa:

Kết cấu thép MXD&XD

NXB GTVT-Hà Nội 1996

 [4]. ATLAS Máy Trục ( Bản tiếng Nga)

NXB Moc-1970

 [5]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm:

Thiết kế chi tiết máy

NXB Giáo Dục- 1998.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"