ĐỒ ÁN XƯỞNG THỰC TẬP CHẾ TẠO BỘ PHẬN Ô TÔ CỤM CHI TIẾT PISTON - THANH TRUYỀN

Mã đồ án OTMH000000098
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 130MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết lắp cụm pistông - thanh truyền…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... CHẾ TẠO BỘ PHẬN Ô TÔ CỤM CHI TIẾT PISTON - THANH TRUYỀN.

Giá: 500,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI TIẾT.. 2

1.1. Giới thiệu. 2

1.2. Công dụng của cụm piston – thanh truyền. 2

1.3. Phân loại piston. 3

1.4. Cấu tạo của piston. 4

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THỰC TẬP CHẾ TẠO...... 8

2.1. Quy trình thực tập chế tạo piston. 8

2.2. Quy trình thực tập chế tạo thanh truyền. 12

2.2.1.  Đặc điểm làm việc của thanh truyền. 12

CHƯƠNG III: QUY TRÌNH THÁO LẮP VÀ ĐO KIỂM...... 14

3.1. Tháo lắp cụm piston thanh truyền ra khỏi động cơ. 14

3.2. Tháo rời cụm piston - thanh truyền. 15

3.2.1. Tháo xéc măng. 15

3.2.2 Tháo chốt piston. 16

3.3.1. Kiểm tra khe hở. 16

3.3.2. Kiểm piston và xéc măng. 19

3.3.3. Kiểm tra bulong bắt nắp bạc. 20

3.4. Lắp ráp cụm piston thanh truyền. 21

3.4.1. Lắp ráp cụm piston và thanh truyền: 21

3.4.2. Lắp xéc măng: 22

3.5 Lắp ráp piston vào động cơ. 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..…31

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển rất nhanh, mang lại lợi ích rất to lớn cho con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Để nâng cao đời sống của nhân dân và hòa nhập với sự phát triển chung của các quốc gia trong khu vực khác trên thế giới.  Nước ta đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một trong những mục tiêu đặt ra là phát triển ngành công nghiệp ô tô.

 Ngành công nghiệp cơ khí ô tô đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn xã hội về giải quyết việc làm, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Trong những thập niên gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại ngày càng cao và không thể thiếu đối với xã hội. Trong quá trình học tập tại Đại Học Thủy lợi, chúng em đã và đang được các thầy, cô truyền đạt cho những kiến thức cả về lý thuyết và thực hành, để chúng em áp dụng những kiến thức đó vào thực tế và làm quen công việc độc lập của người kỹ sư tương lai vào công một công việc cụ thể. Chính vì lý do đó mà chúng em đã được nhận đề tài rất thực tế đó là: “ Thực tập chế tạo cụm chi tiết piston – thanh truyền”.

 Trong quá trình thực tập chúng em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo: ThS…………… giảng viên bộ môn. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập chúng em còn nhiều bỡ ngỡ, do chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để hoàn thành tốt báo cáo và nhiệm vụ học tập tại trường.

 Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và các bạn trong khoa Cơ Khí đã giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là thầy: ThS…………… đã tận tình giúp em hoàn thành báo cáo này.  

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHI TIẾT

1.1. Giới thiệu

Do đó vấn đề đặt ra ở đây của một kĩ sư là phải nắm rõ kết cấu của chi tiết, cụm chi tiết, hệ thống trên các xe hiện đại từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về mặt công dung, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.

1.2. Công dụng của cụm piston – thanh truyền

Piston là một bộ phận của động cơ, máy nén khí, máy bơm, xi lanh thủy lực và xi lanh khí nén. Trong máy bơm, lực được truyền từ trục khuỷu và piston nhằm nén chất lỏng trong xi lanh. Trong động cơ, piston thực hiện nhiệm vụ truyền lực từ khí nở ra xi lanh đến trục khuỷu thông qua thanh kết nối

Piston phải tuân theo một quá trình tuần hoàn để có thể liên tục chuyển hóa nhiệt năng và có nhiều cách để hoàn tất chu trình này như:

- Truyền nhiệt vào khí bên trong xi lanh, khí sẽ nở làm tăng thể tích trong xi lanh và sinh công.

- Loại bỏ nhiệt khỏi xi lanh, áp suất của khí sẽ giảm và cho phép piston được nén dễ dàng hơn.

1.3. Phân loại piston

Piston được chia làm hai loại: Piston thủy lực và Piston khí nén

1.3.1. Khái niệm piston thủy lực

Piston thủy lực là loại máy bơm được điều khiển bởi động cơ điện qua trục khuỷu và thanh nối. Là loại máy bơm tuần hoàn được cấu tạo di chuyển với áp suất chất lỏng khi sử dụng một hay nhiều piston quay trở lại. 

1.3.2. Khái niệm piston khí nén

Piston khí nén (xi lanh khí nén) là thiết bị cơ học, công việc được nhờ khí nén giúp chuyển năng lượng tiềm năng thành động năng (nhờ sự chênh áp bởi khí nén nên áp suất lớn hơn khí quyển tạo thành). làm cho thiết bị bên ngoài công việc nhờ piston của xi lanh chuyển động như ước muốn của người sử dụng.

1.4. Cấu tạo của piston

Các bộ phận chính của piston bao gồm: Đỉnh piston, Đầu piston, thân piston, xéc măng, chốt piston, lót bạc, thanh truyền.

1.4.1. Đỉnh piston

Được tính từ mép trên của rãnh xéc măng khí đầu tiên trở lên. Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với khí đốt và phải chịu nhiệt độ cao. Vì vậy, để tránh tình trạng nóng chảy, các bộ phận của đầu piston thường được làm từ các hợp kim đặc biệt, trong đó có hợp kim thép. 

1.4.2. Đầu piston

 Đầu piston là phần có xẻ rãnh để lắp những xéc măng khí và xéc măng dầu.

1.4.3. Thân piston

 Thân piston có nhiệm vụ dẫn hướng khi piston vận động tịnh tiến trong xi lanh. Trên thân piston có lỗ chốt piston. Một số động cơ còn tồn tại thêm xéc măng dầu ở Cuối phần dẫn hướng.

1.4.7. Thanh truyền

Thanh truyền là một phần của động cơ đốt trong có chức năng kết nối piston với trục khuỷu. Thanh truyền chuyển động tịnh tiến, kết hợp với tay quay của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu. cho piston để nén khí trong buồng đốt.

1.5. Nguyên lý làm việc

Piston hoạt động theo các giai đoạn gọi là hành trình. Hành trình này được biểu thị bằng vị trí của piston (khi nằm ở phần trên, giữa và dưới cùng của xi lanh). Quá trình cung cấp nhiên liệu, vị trí hoạt động của piston được diễn ra theo một trình tự chính xác đến hoàn hảo. Chu trình đốt cháy bắt đầu với piston ở vị trí trên cùng của xi lanh. 

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THỰC TẬP CHẾ TẠO

2.1. Quy trình thực tập chế tạo piston

2.1.1. Đặc điểm làm việc của piston

Piston có những đặc điểm làm việc sau:

- Chịu tải trọng làm việc lớn và có chu kì, áp suất cao (120kg/cm2)

- Chịu lực quán tính lớn

2.1.2. Chọn vật liệu

Do phải làm việc dưới áp suất và nhiệt độ cao, chịu ma sát lớn do đó vật liệu chế tạo piston phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trọng lượng riêng nhỏ

- Độ bền cao

- Hệ số ma sát nhỏ

2.2.2.1. Gang

Thường dùng gang xám, gang dẻo, gang cầu để chế tạo piston.

Gang xám có độ bền cơ học cao, độ bền nhiệt cao, hệ số giãn nở nhiệt thấp, tính công nghệ đúc và cắt gọt tương đối tốt, rẻ tiền.

2.2.2.3. Hợp kim nhôm

Hợp kim nhôm đúc được sử dụng nhiều trong chế tạo piston.

Piston nhôm có các ưu điểm:

- Trọng lượng riêng nhỏ.

- Truyền nhiệt tốt.

2.1.3. Chọn phôi piston

Hiện nay trên thế giới sử dụng nhiều phương pháp chế tạo phôi piston: đúc trong khuôn kim loại, đúc trong khuôn cát, đúc áp lực, đúc chân không, dập. Tuỳ thuộc vào vật liệu chế tạo và dạng sản xuất mà người ta chọn phương pháp chế tạo phôi hợp lý. Phổ biến nhất là đúc trong khuôn cát và đúc trong khuôn kim loại.

2.2. Quy trình thực tập chế tạo thanh truyền

2.2.1.  Đặc điểm làm việc của thanh truyền

Chi tiết này có nhiệm vụ kết nối piston và trục khuỷu. Thanh truyền nhận lực từ chuyển động tịnh tiến của piston sau đó truyền chuyển chuyển động tạo momen quay cho trục khuỷu. Ngược lại thanh truyền lại nhận lực từ trục khuỷu dẫn động

2.2.2. Chọn vật liệu

Thanh truyền động cơ đốt trong chịu tải trọng thay đổi lớn, để nâng cao giới hạn bền mỏi cho thanh truyền, vật liệu chế tạo là các loại thép có chất lượng tốt và có sự phân bố đồng đều các thớ kim loại trong chi tiết

2.2.4. Quy trình công nghệ gia công

Thanh truyền là một chi tiết thuộc dạng càng, do đó quá trình sử dụng chuẩn định vị, các phương pháp gia công các bề mặt cơ bản của thanh truyền đều thực hiện như các chi tiết dạng càng khác. 

CHƯƠNG III. QUY TRÌNH THÁO LẮP VÀ ĐO KIỂM

3.1. Tháo lắp cụm piston thanh truyền ra khỏi động cơ

Các bước tháo lắp piston thanh truyền ra khỏi động cơ lần lượt như sau :

- Làm sạch muội than ra khỏi thành bên trong xylanh

Nếu muội than tích tụ lại, xéc măng sẽ bị kẹt bởi muội than và làm hư hỏng xéc măng

- Tháo nắp bạc thanh truyền

Nếu khó tháo nắp bạc, hãy đặt 2 bulông đã tháo ra vào lỗ ren của bulông và lắc chúng trong khi tháo nắp bạc ra

3.2. Tháo rời cụm piston - thanh truyền

3.2.1. Tháo xéc măng

- Tháo xéc măng 1 và 2 theo thứ tự bằng dụng cụ bung xéc măng theo phương pháp để cho xéc măng tiếp xúc đều với bề mặt đế của dụng cụ

Chú ý:  Xéc măng có thể bị hỏng nếu xoắn hay bung quá rộng

3.2.2 Tháo chốt piston

- Đặt piston thẳng vào SST và tháo chốt piston

Chú ý:

+ Nếu SST và piston bị nghiêng thì piston có thể bị nứt

+ Ép SST bằng máy ép thủy lực và tháo chốt piston

3.4. Lắp ráp cụm piston thanh truyền

Qúa trinh lắp ráp cụm piston thanh truyền thể hiện như hình dưới:

3.4.1. Lắp ráp cụm piston và thanh truyền

Gióng thẳng dấu phía trước của piston và thanh truyền. Đặt piston, chốt piston và thanh truyền vào SST rồi sử dụng máy ép để ép chốt piston vào.

3.4.2. Lắp xéc măng

Lắp xéc măng bằng dụng cụ.

3.5 Lắp ráp piston vào động cơ

- Đặt thân máy sao cho bề mặt lắp nắp quy-lát hướng lên trên

Chú ý:

+ Nếu thân máy đặt nghiêng hay ngang ấn piston vào có thể làm cho thanh truyền hỏng thành bên trong của thanh

+ Nếu thanh truyền có bulong hãy bọc bulong bằng ống nhựa sao cho thành bên trong của xylanh ko bị hư hỏng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Giáo trình ô tô

[2]. Giáo trình các bước trong quy trình đại tu động cơ

[3]. Giáo Trình công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô

[4]. Tính toán thết kế ô tô - [Nguyễn Trọng Hoan]

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"