BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TOYOTA VIOS

Mã đồ án BCTTOT00202004
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Báo cáo có dung lượng 110MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File thuyết minh báo cáo, bìa báo cáoNgoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho viết báo cáo, các câu hỏi khi bảo vệ........... BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TOYOTA VIOS.

Giá: 590,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. ..........................................................................................................................................1

MỤC LỤC...................................................................................................................................................2

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.........................................................................................................2

1. Đơn vị thực tập.......................................................................................................................................2

2.Tổ chức của đơn vị thực tập................................................................................................................... 3

3. Các trang thiết bị....................................................................................................................................3

PHẦN 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP................................................................................................................ 4

PHẦN 2: HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS.................................................................................. 22

Chương 1: Tổng quan về hệ thống phanh.......................................................................................... 22

1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu..............................................................................................................................22

1.2 Ưu nhược điểm................................................................................................................................. 22

1.3 Khái quát hệ thống phanh trên xe.......................................................................................................23

Chương 2: Cấu tạo hệ thống phanh Toyota Vios............................................................................... 24

2.1 Cơ cấu phanh đĩa...............................................................................................................................24

2.2 Hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực chân không.....................................................................27

Chương 3: Bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng hệ thống phanh trên xe Toyota Vios.......30

3.1 Quy trình bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống phanh..............................................................................30

3.2 Hư hỏng của hệ thống phanh, nguyên nhân và cách khắc phục........................................................36

3.3 Quy trình công nghệ sửa chữa.......................................................................................................... 38

KẾT LUẬN................................................................................................................................................48

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo xu hướng phát triển, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn. Đáp ứng được yêu cầu đó, ô tô sẽ là phương tiện được ưa chuộng và dần thay thế xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của đất nước. Đi đôi với điều đó, việc bảo dưỡng, châm sóc ô tô cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn giữ cho phương tiện luôn ở trạng thái tốt nhất, ngăn ngừa những hỏng hóc hư hỏng tự nhiên qua quá trình sử dụng và đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa,.... Vì vậy cần phải có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và đội ngũ kỹ sư giỏi từ đó đáp ứng được nhu cầu nhân lực để phát triển nghành công nghiệp ô tô. Thực tập là một cơ hội giúp các sinh viên năm cuối dễ dàng tìm được việc nhanh chóng sau khi ra trường, là điều kiện để các sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc, có thể áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế xử lý công việc. Bên cạnh đó, việc thực tập cũng giống như một bước đệm để các sinh viên năm cuối tự nhận ra những thiếu sót đồng thời hoàn thiện bản thân hơn.

Qua thời gian 3 tháng thực tập, em đã có nhiều cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về công việc bảo dưỡng, sửa chữa và châm sóc ô tô, môi trường làm việc, cũng như biết thêm những kiến thức thực tiễn về ô tô,.. Trong quá trình thực hiện báo cáo, được sự chỉ bảo của các thầy trong khoa, đặc biệt là thầy : ThS……………….  đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nay đề tài của em đã được hoàn thành đúng thời hạn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy.

Em xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                   TP HCM, ngày tháng năm 20

                                                                                                  Sinh Viên thực hiện

                                                                                                ………………

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Đơn vị thực tập

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ Bảo An Phát ( Garage Bảo An Phát)

Garage ô tô Bảo An Phát được biết đến là một trong những garage uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ: máy gầm đồng sơn; sơn xe, điện - điện lạnh xe ô tô, sửa chữa, thay thế phụ tùng, lắp đặt nội thất, đồ chơi xe ô tô; tư vấn bảo hiểm, tư vấn mua bán xe ô tô... Chúng tôi luôn cố gắng để trở thành nơi cung cấp hàng đầu các dịch vụ “Châm sóc xe toàn diện” cho quý khách hàng, là gara có thương hiệu về tất cả các dịch vụ liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Nơi đây cũng sẽ như một spa hiện đại trong lĩnh vực làm đẹp, làm mới với những phụ tùng, thiết bị chính hãng uy tín nhất trên thị trường. Để làm được điều đó, chúng tôi lắng nghe để hiểu nhu cầu của bạn, đưa ra các giải pháp hiệu quả và đi cùng bạn cho một kết quả tốt hơn hàng ngày.

2. Tổ chức của đơn vị thực tập

Sơ đồ khối của tổ chức của đơn vị thực tập thể hiện như hình dưới.

3. Các trang thiết bị

- Cầu nâng xe

- Máy hút dầu dầu bôi trơn động cơ

- Máy chuẩn đoán lỗi

- Máy xịt rửa xe

Ngoài ra còn có các dụng cụ làm việc như: Tủ đựng dụng cụ, kệ đựng dầu bôi trơn, khay đựng dụng cụ, súng hơi, tua vít, kìm, bộ tháo lọc dầu bôi trơn, bộ ép piston phanh, bộ cờ lê, tuýp, máy mài, máy cắt, khoan, bộ hàn gió đá,......

PHẦN 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP

Tuần 1: từ ngày 13/02 – 19/02/20

Công việc thực hiện:

- Quan sát, làm quen nơi bố trí và làm việc của từng bộ phận

- Làm quen dụng cụ sửa chữa, vị trí đặt dụng cụ

- Quan sát công việc của kỹ thuật viên

- Tháo lắp bánh

- Cạo ron nắp quy lát, nắp dàn cò

- Rửa và vệ sinh các chi tiết theo yêu cầu của kỹ thuật viên

- Đi lấy các dụng cụ do kỹ thuật viên yêu cầu

Tuần 3: từ ngày 27/02 -05/03/20…

Công việc thực hiện:

- Ra hiệu và kiểm tra xem xe đã vào đúng vị trí để có thể nâng xe lên.

- Kéo càng nâng vào vị trí thích hợp để có thể nâng xe

- Nâng hạ cầu xe

- Tháo lắp bánh

- Quan sát, hỗ trợ và tham quá trình hạ máy Chevrolet Spark

- Tham gia lắp ráp động cơ Chevrolet Spark

- Tiến hành xả dầu bôi trơn máy và nước làm mát

- Dùng đầu tuýp 21mm tháo 2 bánh xe cầu trước, dùng tuýp 32mm tháo ốc cố định giữa trục truyền động cầu trước và moay ơ của bánh xe. Để tiến hành tháo bán trục trái và bán trục phải của xe.

Lắp ráp bạc và gối cố định trục khuỷu, lưu ý bạc và gối cố định trục khủy phải lắp đúng và chính xác theo thứ tự được quy định. Khi siết ốc phải siết đều 2 bên và siết từ trong ra ngoài, dùng cần siết lực siết đúng lực theo quy định của nhà sản xuất, sau khi lắp cần quay thử.

Trước khi lắp xéc măng mới cần kiểm tra khe hở xéc măng. Bôi một ít dầu bôi trơn để tránh ma sát làm xước Piston – Xy lanh, đặt xéc măng vào miệng xy lanh rồi dùng piston từ từ ấn vào. Nếu có nhiều hơn hai vùng để tia sáng lọt qua khe hở tức là khe hở quá rộng => Đo lại kích thước và tiến hành điều chỉnh khe hở.

- Lắp ráp piston, lọc dầu, cacte, nắp quy lát và căn chỉnh đúng dấu của trục cam và trục khuỷu, kiểm tra đúng thứ tự nổ hay chưa sau đó tiến hành lắp hoàn thiện máy

Tuần 5: Từ ngày 13/03 – 19/03/20

Công việc thực hiện:

- Kiểm tra khung gầm Kia Sorento

- Quan sát quá trình tháo hộp số tự động Kia Morning

- Thay dầu bôi trơn xe Thaco Towner

- Lau chùi dụng cụ và sắp xếp dụng cụ làm việc vào đúng vị trí

- Dọn dẹp xưởng.

Tuần 6: Từ ngày 20/03 -26/03/20

Công việc thực hiện:

- Quan sát tham gia quá trình hạ máy Daewoo Lenganza

- Lau chùi dụng cụ và sắp xếp dụng cụ làm việc vào đúng vị trí

- Dọn dẹp xưởng

Tuần 8: Từ ngày 03/04 – 09/04/2…

Công việc thực hiện:

- Thay thế ổ bi moay ơ 4 bánh xe của Thaco Tower

- Kiểm tra hệ thống phanh, thay thế piston phanh của Kia morning

- Lau chùi dụng cụ và sắp xếp dụng cụ làm việc vào đúng vị trí, dọn dẹp xưởng

PHẦN 2: HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS

Chương 1: Tổng quan về hệ thống phanh

1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu

a. Nhiệm vụ

- Dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến vận tốc cần thiết nào đó theo ý muốn của người lái.

- Giữ cho xe đứng yên tại chỗ trong thời gian dài (kể cả khi đi trên đường dốc).

Đối với ô tô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng vì giúp cho ô tô chuyển động an toàn và dừng lại trên dốc.

b. Yêu cầu

Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận chức năng “an toàn chủ động”. Đảm bảo an toàn chuyển động là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Vì vậy hệ thống phanh phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe trong mọi trường hợp đó là:

+ Quảng đường phanh ngắn nhất

+ Thời gian phanh ngắn nhất

+ Gia tốc chậm dần ổn định trong quá trình phanh

1.2 Ưu nhược điểm

a. Ưu điểm

- Kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ

- Má phanh ít mòn và mòn đều hơn, không phải điều chỉnh khe hở

- Thoát nhiệt, thoát nước các bề mặt ma sát tốt

- Dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa

b. Nhược điểm

- Khó giữ được sạch trên các bề mặt ma sát

- Giá thành cao hơn phanh guốc

- Áp suất lên các bề mặt ma sát lớn (tới 5MPa), nên tốc độ mài mòn lớn, đòi hỏi phải sử dụng vật liệu tốt

1.3 Khái quát hệ thống phanh trên xe

Hệ thống phanh gồm:

- Cơ cấu phanh đĩa

- Đường ống dẫn dầu phanh

- Bầu trợ lực phanh và xylanh phanh chính

- Cơ cấu phanh tay

Chương 2: Cấu tạo hệ thống phanh Toyota Vios

2.1 Cơ cấu phanh đĩa

Về cơ bản thì cơ cấu phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản sau:

* Càng phanh di động: Càng phanh di động có tác dụng giữ và ép má phanh tỳ lên mặt đĩa phanh để tạo ra lực phanh đủ mạnh giúp xe giảm tốc và dừng lại ổn định

* Đĩa phanh: Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may-ơ bánh xe. Đối với xe Toyota Vios phanh đĩa cầu trước là loại được thông gió bằng cách xẻ rãnh, nhằm tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống phanh đĩa ô tô khi hoạt động và đĩa phanh cầu sau là loại đặc.

Piston: được dầu phanh ép và tạo lực đẩy, đẩy má phanh ép vào đĩa phanh tạo ra ma sát giúp giảm tốc độ của xe hoặc giúp xe dừng hẳn.

2.2 Hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực chân không

a. Trợ lực chân không:

Nguyên lý bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh.

b. Xylanh chính: Xylanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp suất thuỷ lực trong hệ thống phanh dẫn động bằng chất lỏng (dầu phanh) cấp dầu đến các xylanh ở từng bánh xe để thực hiện quá trình phanh

Chương 3: Bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng hệ thống phanh trên xe Toyota Vios

3.1 Quy trình bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống phanh

3.1.1 Quy trình bảo dưỡng phanh

Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh

Bước 4: Kiểm tra tình trạng ống mềm dầu phanh trước

Bước 6: Kiểm tra và vệ sinh má phanh

Bước 10: Điều chỉnh phanh đỗ

Bước 12: Kiểm tra

3.1.2 Quy trình kiểm tra hệ thống phanh

a. Công tác tiếp nhận ô tô:

- Công tác kiểm tra ban đầu được tiến hành ở trạng thái tĩnh hoặc trạng thái động, trên cơ sở đó lập biên bản trạng thái kỹ thuật của ô tô

- Đưa xe lên cầu và tiến hành kiểm tra chính xác những hư hỏng, khiếm khuyết cũng như tình trạng của hệ thống phanh từ đó đưa ra phương án phù hợp và tối ưu nhất

b. Quy trình kiểm tra

1. Kiểm tra mức dầu phanh:

Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu. Nếu nằm trong khoảng MAX và MIN thì được, còn nằm dưới phần MIN thì kiểm tra xem có rỏ rỉ không. Lưu ý nếu dầu phanh giảm nhiều hoặc thấy mức dầu phanh giảm nguyên nhân có thể là do má phanh bị ăn mòn nhiều dầu phanh được đưa xuống cụm càng phanh do piston phanh tự động điều chỉnh khoảng cách với má phanh hoặc do rò rỉ dầu phanh

* Kiểm tra dầu phanh bằng bút kiểm tra:

- Ấn nút Nguồn (power on), đèn LED màu xanh sẽ sáng lên.

- Nhúng đầu bút thử vào bình chứa dầu phanh, đợi 10s, sau đó kết quả sẽ được hiển thị trên thân thiết bị bằng Đèn Led

- Nếu báo đèn Led màu xanh lá cây, hàm lượng nước trong dầu phanh < 1.5%, nghĩa là dầu phanh còn tốt

2. Kiểm tra tình trạng ống dẫn dầu phanh

Quan sát kiểm tra tình trạng của các ống cao su có bị nứt, đứt, xoắn,... bị rò rỉ dầu phanh hay không.

5. Kiểm tra độ kín khít của bầu trợ lực chân không

Kiểm tra kín khít :

Khởi động động cơ và tắt máy 1 đến 2 phút, sau đó đạp bàn đạp phanh. Nếu lần đầu nhẹ, các lần về phía sau nặng dần thì xem như là kín khít.

3.2 Hư hỏng của hệ thống phanh, nguyên nhân và cách khắc phục

Hư hỏng của hệ thống phanh, nguyên nhân và cách khắc phục thể hiện như bảng dưới.

3.3 Quy trình công nghệ sửa chữa

1. Chuẩn đoán và kiểm tra hệ thống phanh (Phần 3.2)

2. Quy trình tháo lắp và sữa chữa một số cụm chi tiết trong hệ thống phanh

a. Tháo lắp và thay thế xylanh chính:

Khi xylanh chính bị hỏng, có thể nhận biết qua bàn đạp phanh bị thấp xuống.

* Bước 1: Hút dầu ra ra khỏi xylanh chính

* Bước 3: Dùng cơ lê 12-14mm để tháo các đầu nối ống dạng đai ốc trên xylanh chính, nên dùng khay hứng lại dầu còn sót lại. Sau khi tháo ống dầu ta tiến hành tháo 2 đai ốc cố định giữa xylanh chính và dầu trợ lực phanh dùng cờ lê 12-14mm

* Bước 5: Thay thế và lắp xylanh chính mới ( Thay mới luôn bình dầu vì bình dầu và xylanh chính thường đi theo nguyên cụm)

Những hư hỏng thường gặp trong xy lanh chính đó là bị xì cuppen là chủ yếu, ngoài ra còn có khi xảy ra hiện tượng xước thành xy lanh cũng có khi xảy ra.

* Bước 6: Châm thêm dầu phanh mới và tiến hành xả gió

Sau khi xả gió tiến hành kiểm tra độ ăn của phanh, hoạt động của xylanh mới bằng cách cảm nhận pedal phanh. Và cuối cùng tiến hành chạy thử.

b. Các cách nhận biết má phanh mòn nhiều:

* Cách 1: Dựa vào dầu mức dầu phanh trên bình phanh

* Cách 3: Dựa vào tiếng kêu riêng biệt do bộ phận cảnh báo mòn má phanh phát ra

Các bước tháo, vệ sinh và thay mới má phanh:

* Bước 1: Đưa xe lên cầu và tiến hành tháo bánh xe

* Bước 2: Tiến hành tháo cụm càng phanh

Dùng tuýp hoặc cờ lê 14mm tháo bulong cố định càng phanh với đĩa phanh, đồng thời dùng cờ lê 17mm cố đinh chốt trượt, sau đó tháo cụm càng phanh

* Bước 6: Tháo giá bắt ngàm truyền mômen. Dùng cờ lê, tuýp,.. 14mm để tháo 2 bulong cố định ngàm truyền mô men và tiến hành tháo ngàm.

c. Quy trình xả gió phanh:

Dầu phanh trong quá trình sử dụng thường bị lẫn hơi nước, khi bị nén mạnh sinh ra bọt khí trong hệ thống phanh, dẫn đến áp lực phanh không đảm bảo. Hoặc trong quá trình vận hành dầu phanh có nguy cơ nhiễm nước, bụi bẩn và các chất khác như dầu bôi trơn động cơ khiến cho phanh bị hư hỏng.

Dụng cụ cần thiết:

- Dầu phanh

- Con đội thủy lực ( Nếu có)

- Bộ xả gió (Cờ lê 8mm hoặc 10mm tùy xe, ống nhựa, bình đựng)

- Khăn lau

Một người hỗ trợ sẽ giúp bạn nhồi bàn đạp phanh nhiều lần và sau đó giữ yên bàn đạp ở vị trí thấp nhất. Chú ý: nhắc nhở người hỗ trợ không được nhả bàn đạp phanh ra trong suốt quá trình xả gió.

Lặp lại quá trình này cho đến khi dầu phanh mới chảy ra khỏi van xả và không còn bọt khí nữa

- Xiết chặt van xả sau đó rút ống nhựa ra khỏi van ( chú ý cẩn thận, tránh để dầu phanh trong ống nhựa chảy ra ngoài)

- Lau sạch dầu phanh dính trên van xả và khu vực xung quanh.

- Kiểm tra bầu đựng dầu phanh. Không được để mức dầu trong bầu phanh quá thấp bởi vì nó có thể làm cho không khí đi vào xylanh chính khi xả gió các bánh xe khác.

- Lặp lại quá trình xả gió này với các bánh xe còn lại.

KẾT LUẬN

Hệ thống phanh trên xe là một trong những bộ phận quan trong nhất của xe, giúp xe có thể hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp, giúp em hiểu thêm cũng như biết được những kiến thức thực tế liên quan về hệ thống phanh Toyota Vios. Có cơ hội được trải nghiệm và tiếp xúc thực tế với vấn đề mà em quan tâm. Từ bài báo cáo này giúp em hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lí cũng như nhưng hư hỏng và cách sửa chữa của hệ thống phanh trên xe. So sánh và đồng thời thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa thực tế và lý thuyết là như thế nào. Qua quá trình thực tập cũng giúp em nắm được các thao tác để tháo lắp, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phanh.

Một lần nữa em xin được cám ơn nhà trường và các thầy bộ môn, đăc biệt là thầy: ThS………………. đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành được bài báo cáo tốt nghiệp. Tuy vẫn còn vài hạn chế và thiếu xót nhưng em vẫn rất mong nhận được những nhận xét và chỉ bảo từ thầy. Đồng thời em cũng xin được cám ơn Garage Bảo An Phát đã tạo điều kiện cho em được học tập và làm việc trong môi trường linh động, kỷ luật và đa dạng. Thời gian thực tập 3 tháng qua là một trải nghiệm vô cùng quý báu đối với em.

Em xin chân thành cám ơn./. 

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ BÁO CÁO"