LỜI NÓI ĐẦU
Đồ gá trong sản xuất cơ khí là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động cũng như trong hiện đại hoá quá trình sản xuất. Nó là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống công nghệ Máy - Đồ gá - Dụng cụ cắt, chúng như những cầu nối của các qúa trình sản xuất, nễu thiếu chúng thì quá trình sản xuất không thể đạt được những thành tựu như ngày nay.
Ngày nay, đồ gá không những quyết định chất lượng cũng như số lượng sản phẩm mà chúng còn qyết định sự thành bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất không kể nhỏ hay lớn. Nó tạo điều kiện cho nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp đạt lợi thế tuyệt đối trong cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Chi tiết Gía đỡ có những yêu cầy riêng về cả điều kiện kỹ thuật cũng như tính khoa học của môt sản phẩm cơ khí. Vì thế trong nhiệm vụ của mình em đã cố gắng thể hiện những ý tưởng của mình trong việc thiết kế đồ gá cho nguyên công. Song vì lĩnh vực thiết kế là lĩnh vực không những khó đòi hỏi kiến thức sâu, kinh nghiệm thật sâu sắc, nên trong quá tình thiết kế còn có nhiều thiếu xót. Mong thầy thông cảm và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
……., ngày…tháng….năm 20….
Sinh viên thực hiện
………………
PHẦN I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG
1.1. Phân tích chức năng làm việc
Nhìn vào bản vẽ chi tiết ta thấy chi tiết có kết cấu đơn giản và thuộc dạng hộp.
- Có nhiều bề mặt không yêu cầu gia công do đó đỡ tốn nguyên công gia công; các bề mặt còn lại sử dụng các phương pháp gia công truyền thống như; phay, khoan , khoét , doa để đạt được yêu cầu kỹ thuật.
- Hình dạng chi tiết có độ phức tạp trung bình: bao gồm các chi tiết có hình dạng hình học đơn giản như mặt phẳng, tròn hoặc bán cầu, dạng hở, các bề mặt ngoài phẳng.
1.3. Phân tích vật liệu
Vật liệu làm chi tiết là gang xám GX 15-52
Giới hạn bền uốn của gang xám su= 32 (kg/mm2)
+ Độ cứng của bề mặt chi tiết không ghi trên bản vẽ, do đó độ cứng được lấy trong khoảng : HB= 163÷229 (kg/mm2). Chọn HB=185 (kg/mm2)
+ Thành phần hóa học cơ bản của gang xám GX 15-32 sắt (Fe), cacbon ( C) trong đó:
• Cacbon (C) : 3.5 ÷ 3.7 %
• Phót pho (P) : 0.3 %
1.4. Phân tích công nghệ của chi tiết
Dựa vào điều kiện làm việc và bản vẽ chi tiết ta thấy không cần đơn giản hóa kết cấu của chi tiết vì:
- Với chi tiết này thì các bề mặt gia công cho phép thoát dao một các dễ dàng.
- Các lỗ cho phép gia công đồng thời trên máy có nhiều trục chính.
- Có thể đưa dao vào để gia công các lỗ, các bề mặt một cách dễ dàng.
- Độ cứng vững của chi tiết đảm bảo có thể gia công tốt.
PHẦN II: THIẾT KẾ ĐỒ GÁ
I. Vị trí và vai trò của đồ gá
- Khi gia công một sản phẩm, tuỳ theo đặc điểm, kết cấu và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết gia công, dạng sản xuất mà lựa chọn, thiết kế và sử dụng các loại đồ gá khác nhau một cách thích hợp. Việc thiết kế và sử dụng đồ gá hợp lý sẽ tạo điều kiện đảm bảo độ chính xác gia công, nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động, giảm thời gian phụ, mở rộng khả năng công nghệ của máy, góp phần giảm giá thành chi tiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Đồ gá thiết kế phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản như sử dụng thuận tiện, tác động nhanh, bảo đảm độ chính xác yêu cầu của nguyên công thực hiện, độ an toàn cao, kết cấu đơn giản, rẻ tiền, và dễ sửa chữa thay thế, điều chỉnh.
II. Thiết kế đồ gá
1. Yêu cầu của đồ gá
- Đồ gá phải đảm bảo sao cho quá trình định vị và kẹp chặt được nhanh chóng.
- Đồ gá phải góp phần đảm bảo độ chính xác gia công.
- Đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật đặc biệt là điều kiện thao tác và thoát phôi khi sử dụng.
- Giá thành rẻ, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và lắp ráp, vật liệu phải dễ kiếm, dễ thay thế, sử dụng dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo kết cấu phù hợp với khả năng chế tạo và lắp ráp thực tế của cơ sở sản xuất.
2. Nhiệm vụ thiết kế
- Thiết kế đồ gá cho nguyên công: khoan và taro lỗ M6, chính xác cấp 10, độ nhám Rz= 20μm.
- Đồ gá đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí. Nó quyết định độ chính xác của chi tiết cũng như năng suất gia công. Tùy theo dạng sản xuất mà ta quyết định phương pháp định vị và kẹp chặt trên đồ gá cho phù hợp.
- Ở đây sản xuất hàng khối nên ta chọn phương án kẹp chặt và định vị bằng cơ khí.
3. Thành phần đồ gá
6.6. Tính lực kẹp khi khoan
K.M=Q.f.a
Trong đó :
K - Là hệ số an toàn, chọn K = 1,2.
M- Là Momen cắt.
Q - Là lực kẹp chặt.
f - Là hệ số ma sát, chọn f = 0,2( bề mặt chi tiết đã gia công và mỏ kẹp).
a - Là khoảng cách từ tâm mũi khoan đến tâm mỏ kẹp.( a = 5 và a=50)
K.M=Q.f.a
↔ 1,2. 7,79= Q . 0,2.5 (Vì tính lực kẹp ở bước khoan nên a = 5).
↔ Q = 9,3 (N).
a. Tìm tích hệ số an toàn
§Hệ số an toàn K, công thức 36[4] trang 85
K = K0.K1.K2.K3.K4.K5.K6
Trong đó:
- K0: Hệ số an toàn, K0 = 1,5
- K1: Hệ số tính đến trường hợp tăng lực cắt khi độ bóng thay đổi, K1 = 1,2 khi gia công thô.
- K2: Hệ số tăng lực cắt khi mòn dao, K2 = 1
=> Vây K = 1,5.1,2.1.1,2.1,2.1,3.1.1 = 3,3
b. Xác định sai số chế tạo cho phép của đồ gá
- Do phương của lực kẹp vuông góc với phương của kích thước đang thực hiện nên: εk = 0
=> Vậy sai số là: 0,0235mm
Từ giá trị sai số cho phép của đồ gá ta đưa ra điều kiện kỹ thuật của đồ gá như sau:
- Độ không song song giữa bề mặt phẳng nằm ngang của đồ gá và mặt đáy của đồ gá ≤ 0,0235mm.
- Độ không vuông góc giữa bề mặt phẳng thẳng đứng và đáy đồ gá ≤ 0,0235mm.
4. Nguyên lý hoạt động của đồ gá
- Công dụng: Đồ gá dùng để gia công lỗ chi tiết dạng càng tương đối lớn trên máy khoan mà nguyên công tiện không thực hiện được.
- Nguyên lý: Khi quay tay quay, lực truyền từ trục tay quay qua bộ truyền trục vít làm bàn xoay quay, trên bàn lắp thân đồ gá để gá đặt chi tiết cần gia công.
5. Quy tắc sử dụng, kỹ thuật an toàn và bảo dưỡng đồ gá
- Không làm xước các bề mặt dùng định vị và thường xuyên lau chùi, bôi trơn có định kỳ các bộ phận cần thiết.
- Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va đập gây biến dạng các bộ phận của đồ gá.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn :…….....……, đến nay đồ án em đã hoàn thành đúng thời hạn được giao.
Qua quá trình làm đồ án này, đã giúp em làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư cơ khí trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân em củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Do thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên trong quá trình làm đồ án của em không tránh được những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô chỉ bảo để đồ án lớn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo hướng dẫn :…….....……, cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồ gá cơ khí hoá và tự động hoá - Lê Văn Tiến 1999.
2. Sổ tay và Atlas đồ gá - Trần Văn Địch 2000
3. Sổ tay công nghệ chế tạo máy - Trần Văn Địch & Nguyễn Đắc Lộc.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"