PHỤ LỤC
Mục lục
Lời nói đầu
Nhiệm vụ thiết kế
Phần 1: Khảo sát máy tham khảo
Phần 2: Tính toán thiết kế hộp tốc độ máy phay vạn năng
I. Tính toán động học của máy phay
II. Tính toán thiết kế hộp tốc độ
1. Tính chọn động cơ điện
2. Thiết kế và tính bền cho hộp tốc độ
III. Thiết kế cơ cấu điều khiển.
IV. Tính toán vỏ hộp tốc độ và đánh giá.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Máy cắt kim loại chiếm một vị trí đặc biệt trong ngành chế tạo máy, để sản xuất ra các chi tiết của máy khác, nghĩa là chế tạo ra tư liệu sản xuất (chế tạo ra các máy móc khác nhau để cơ khí hoá và tự động hoá nền kinh tế quốc dân).
Ngày nay nhu cầu về sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, vì vậy yêu cầu phải thiết kế chế tạo ra các máy cắt kim loại vạn năng, chuyên dùng có năng suất cao, đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy, nguyên lí làm việc của máy hiện đại, kết cấu máy đơn giản tới mức có thể, có tính kinh tế cao và phù hợp với điều kiện chế tạo,sử dụng của từng cơ sở sản xuất.
Để thiết kế ra một máy công cụ, xuất phát điểm tốt nhất là xác định tính năng kĩ thuật hợp lí của máy đúng với yêu cầu trong sản xuất. Từ những tính năng kĩ thuật hợp lí đó người thiết kế phải so sánh các phương án khác nhau để tổng hợp thành máy và thiết kế ra sơ đồ động của máy, xác định các ngoại lực tác dụng lên máy trong những điều kiện làm việc khác nhau để tính toán sức bền các chi tiết máy, chọn giải pháp kết cấu cho từng chi tiết máy, và hoàn chỉnh một quá trình thiết kế qua các loại bản vẽ để đưa vào chế tạo.
Đồ án thiết kế máy cắt kim loại là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với một sinh viên ngành cơ,giúp cho sinh viên nắm được các loại máy công cụ, máy vạn năng đã và đang được sử dụng hiện nay, giúp cho sinh viên nắm được cách thức khi thiết kế một loại máy công cụ, nâng cao trình độ và các kĩ năng tra các loại bảng, sổ tay kĩ thuật, điều này hết sức cần thiết đối với một kĩ sư.
Trong thời gian hoàn thành đồ án, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo: TS…….…… và các thầy giáo trong bộ môn chế tạo máy cộng với nỗ lưc của bản thân em đã hoàn thành đồ án môn học tuy nhiên do điều kiện trình độ, khả năng và thời gian còn hạn chế nên đồ án được hoàn thành với chất lượng chưa cao. Em rất mong được sự đánh giá chỉ bảo tận tình của các thầy, sự đóng góp ý kiến chân tình của các bạn giúp em hoàn thành đồ án một cách xuất sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS…….…… và các thầy giáo trong bộ môn Chế Tạo Máy đã giúp em hoàn thành đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày….tháng…năm 201…
Học viên thực hiện
……………..
PHẦN 1
KHẢO SÁT MÁY THAM KHẢO 6H81
I. Các thông số của máy 6H81
*Khoảng cách a từ đường trục (mặt mút) trục chính tới bàn máy:30-340 (mm).
*Khoảng cách b từ sống trượt thân máy tới tâm bàn máy:170-370 (mm).
*Khoảng cách lớn nhất g từ sống trượt thẳng đứng thân máy tới thanh giằng:510 (mm).
*Khoảng cách k từ đường tâm trục chính tới mặt dưới của xà ngang:157 (mm).
*Khoảng cách lớn nhất d từ mặt mút trục chính tới ổ đỡ trục dao:470 (mm).
*Khoảng cách lớn nhất e từ mặt sau của bàn tới sống trượt thân máy:240 (mm).
*Đường kính lỗ trục chính :17 (mm).
II. Khảo sát xích động học của máy
Chuyển động có xích truyền. n (v/p)
PHẦN 2
TÍNH TOÁN THIẾT HỘP TỐC ĐỘ MÁY PHAY VẠN NĂNG
I. Tính toán động học của máy phay
1. Xác định tốc độ lớn nhất của trục chính.
Ta có: z: Số cấp tốc độ : z = 16 ; j: Công bội: j = 1,26
Ta tính ra được: R=32,03009
2. Xác định số vòng quay tiêu chuẩn
Với j=1,26 theo bảng 1-1 (*). Xác định số vòng quay tiêu chuẩn có công bội khác nhau j=1.06 bằng cách ngắt quãng các trị số cách nhau E số hạng trong bảng số vòng quay tiêu chuẩn cơ sở (*).Như vậy số vòng quay chọn được theo tiêu chuẩn phu hợp với tính toán lý thuyết.
3. Xác định lưới kết cấu & đồ thị số vòng quay
a. Xác định nhóm truyền và phương án động học:
*Xác định nhóm truyền.
Theo bài toán ra z=16 cấp tốc độ số vòng quay, ta có thể phân tích z như sau: z=16=4´4=2´2´2´2=2´2´4=2´4´2
Ta có số bánh răng bố trí trên trục chính thường là phải ít để ổn định quay cho
trục chính nên với z=4´4=2´2´4 không khả thi và thiết kế hộp tốc độ phải sao gọn và hoạt động tốt, do đó số trục hộp tốc độ phải là bé nhất nên phương án z=2´2´2´2 cũng không khả thi.
Như vậy chỉ còn hai phương án: z=4´2´2=2´4´2.
Tham khảo máy 6H81 ta chọn phương án nhóm truyền z=2´4´2.
*Xác định phương án động học.
Đối với máy phay làm việc với tải trọng dao động lớn nên cần phải có trục chính làm việc ổn định, do đó phải tách riêng trục chính với hộp tốc độ, và để có thể điều chỉnh hộp trục chính được rễ ràng ta tách nhóm truyền.
b. Vẽ sơ đồ lưới:
Để vẽ được sơ đồ lưới số vòng quay, ta chọn số vòng quay: n =1000 (v/p)
4. Xác định tỷ số truyền và răng các bánh răng của bộ truyền
a. Xét nhóm truyền từ trục III & IV:
Tỷ số truyền của nhóm này cố định nên ta chọn theo máy tham khảo được số
răng của các bánh răng là: Z=20, Z’=20.
d. Xét nhóm truyền từ trục IV & V:
chọn bộ truyền đai cho hai trục này, theo máy tham khảo chọn tỷ số truyền tạm
thời cho bộ truyền đai là:140:210.
II. Tính toán động lực học. (**)
1. Chọn động cơ điện
Vậy cần chọn động cơ công suất lớn hơn hoặc bằng 6,87 kw và có số vòng
quay sơ bộ gần bằng n=1000 (v/ph), theo bảng P1.2 chọn được động cơ DK có kí hiệu DK.62-6 với các thông số kỹ thuật sau:
- Công suất của động cơ: 7 (kw)
- Tốc độ quay của động cơ 960 (v/ph)
- Hệ số công suất(cosj) 0,81
- Khối lượng 170 (kg)
- Đường kính trục ra(D) 45 mm
2. Thiết kế và tính bền hộp tốc độ
2.1.Tính chọn đường truyền để tính bền
Chọn xích có tốc độ vòng quay n=100 (v/ph).
2.3. Tính bền cho cặp bánh răng chịu tải lớn
Để thay cho tính bền cho toàn bộ các bánh răng trên đường truyền ta chỉ cần tính bền cho một cặp bánh răng chịu tải lớn nhất còn các bánh khác chọn theo độ bền của cặp bánh này với cùng một modun. Tính bền cặp bánh răng trên trục VI & VII.
2.3.4. Xác định thông số ăn khớp
a. Xác định mođun:
Chọn: m=3 (mm)
b. Xác định hệ số dịch chỉnh:
Ta có số răng bánh nhỏ bằng 24 < 30 nên không dùng bánh dịch chỉnh. Như vậy điều kiện bền tiếp xúc và điều kiện bền uốn của răng đều thoả mãn.
2.4. Tính chọn bộ truyền đai
2.4.1.Chọn loại đai
Dựa vào điều kiện làm việc của đai chọn:
Đai thang - Vải cao su - Tiết diện A.
2.4.2. Tính toán thiết kế
1.Chọn đường kính bánh đai nhỏ:
d1=125 mm Þ Đường kính đai lớn d2= d1.uđ/(1- x) = 182,28 mm. Chọn đường kính bánh đai lớn theo tiêu chuẩn được: d2=180 (mm)
9. Các hệ số:
- Hệ số chế độ làm việc : Ct = 0,85
- Hệ số góc ôm : Ca= 0,96
11. Công suất truyền của một đai khi: d1 = 125 mm, v = 9,421 m/s, No = 1,8 KW
20. Tính bề rộng bánh đai:
B = (Z-1).t + 2.s = (5-1).15 + 2.10 = 80 mm
2.5.3.Tính đường kính các trục theo tải trọng tác dụng
2.5.3.1. Xét trục I
a. Tính sơ bộ đường kính trục:
Ta chọn d=25 (mm) theo bảng 10.2 chọn được: b=17 (mm)
b.Tính các lực tác dụng lên trục:
Chọn theo đường kính chuẩn cho trục và đường kính ngõng trục lắp ổ bi ta có:
+ Đường kính trục: d=25 (mm)
+ Đường đoạn trục lắp ổ bi: d=20 (mm)
2.5.3.3. Xét trục III
a. Tính sơ bộ đường kính trục:
Ta chọn d=20 (mm) theo bảng 10.2 chọn được b=15 (mm).
b. Tính các lực tác dụng lên trục:
+ Đường kính trục: d=25 (mm)
+ Đường đoạn trục lắp ổ bi: d=20 (mm)
2.5.4. Tính chọn then và kiểm bền cho trục
2.5.4.1. Tính trọn then
a. Tính trọn then hoa cho trục I &III (trục có bánh răng di trượt):
Do máy phay làm việc với tải trọng va đập mạnh nên hộp tốc độ cũng làm việc chịu dao động mạnh. Vì vậy chọn then cho trục của hộp tốc độ là cỡ nặng. Và dựa vào kết cấu trục & ngõng trục lắp ổ lăn chọn được mối ghép then hoa răng chữ nhật cho hai trục có kích thước như sau: ZxdxD=10x21x26
Như vậy điều kiện bền của then thoả mãn và then có thể làm việc được.
2.5.5.Tính chọn ổ cho trục.
Chọn ổ cho các trục với cấp chính xác là cấp 0
Chọn ổ cho các trục I, II ,III, có đường kính ngõng trục là loại ổ bi đỡ có kí hiệu :304 với các thông số sau:
d=20 B=15 đường kính bi =9,52
D=52 r=2,0 c=12,5 kN
Chọn ổ bi đỡ cho trục IV có ki hiệu: 405 với các thông số sau:
d=25 B=21 đường kính bi =16,67
D=62 r=2,0 c=29,2 kN
III.Tính toán, thiết kế cơ cấu điều khiển
1. Chức năng
- Đóng mở động cơ điện.
- Đóng ngắt truyền động chính.
- Đóng ngắt chạy dao.
- Biến đổi tốc độ chuyển động chính và độ lớn lượng chạy dao, đảo chiều chuyển động.
2. Chọn phương pháp điều điều khiển vị trí của các bánh răng di trượt và các ly hợp
Dùng đĩa lỗ có ưu điểm rất cơ bản là điều khiển tập trung. Trong hệ thống điều khiển chỉ cần một tay gạt để điều khiển tất cả các tốc độ trong hộp.
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu này có thể giải thích qua sơ đồ.
IV. Thiết kế vỏ hộp tốc độ
1. Tính chọn vỏ hộp
Công dụng: Để gá chặt hầu hết các chi tiết của hộp tốc độ, định vị trí tương đối của các chi tiết và bộ phận máy, trực tiếp nhận tải trọng do các chi tiết truyền đến, chứa dầu bôi trơn và các bộ truyền trong hộp tốc độ, bảo vệ các chi tiết máy.
- Chỉ tiêu cơ bản đặt ra khi chế tạo hộp tốc độ là khối lượng nhỏ, độ cứng cao và giá thành hạ.
- Vật liệu chế tạo hộp tốc độ: gang xám GX 15 - 32.
2. Dung sai lắp gép
Theo yêu cầu của từng bộ phận ta chọn các loại mối ghép sau:
- Lắp ghép giữa trục với ổ lăn: Lắp theo hệ thống lỗ: js6.
- Lắp ghép giữa ổ lăn với vỏ hộp: H7
- Lắp ghép giữa nắp ổ và thân hộp: H7/h6.
- Lắp ghép giữa bánh răng cố định với trục: H7/k6 (Lắp có đô dôi).
4. Đánh giá chỉ tiêu kinh tế
Từ nhiệm vụ và yêu cầu làm việc của hộp tốc độ máy tiện trong quá trình tính toán thiết kế tôi đã rất chú trọng tới tính kinh tế theo quan điểm đảm bảo hệ thống làm việc đúng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với những chi tiết phần nhiều đã được tiêu chuẩn hoá.
- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra bộ phận bôi trơn của hộp tốc độ, chế độ bôi trơn ở các ổ.
- Kiểm tra sự chắc chắn của các mối ghép như bắt chặc các bulông.
- Kiểm tra các bộ phận liên quan đến hộp, dẫn động đến hộp.
5. Một số yêu cầu khi sử dụng
- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra bộ phận bôi trơn của hộp tốc độ, chế độ bôi trơn ở các ổ.
- Kiểm tra sự chắc chắn của các mối ghép như bắt chặc các bulông.
- Kiểm tra các bộ phận liên quan đến hộp, dẫn động đến hộp.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc tập trung, khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo: TS………… đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Qua quá trình làm đồ án đã giúp em làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân em củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy giáo: TS…………, cùng các thầy trong bộ môn Chế Tạo Máy tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án này.
Em xin chn thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính toán thiết kế máy cắt kim loại. NXB Đại học bách khoa
2. Tính toán thiết kế máy công cụ tập 1-2-3. NXB HVKTQS
3. Thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí tập 1-2. NXB Giáo dục
4. Chi tiết máy tập 1-2. NXB HVKTQS
5. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1-2-3. NXB Khoa học và kĩ thuật
6. Sổ tay dung sai. NXB HVKTQS
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"