ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BÀN REN TRÒN

Mã đồ án CKTN00000051
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết lồng phôi bàn ren tròn, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá…); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn........... THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BÀN REN TRÒN.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC    

Mục lục                              

Lời nói đầu                                                                                               

Phần 1 : Giới thiệu về ren .                                                                          

1) Các phương pháp gia công ren                                                       

2) Đặc điểm công nghệ của bàn ren                                                       

3) Yêu cầu kỹ thuật của bàn ren                                                           

Phần 2 : Quy trình công nghệ

1) Chọn phôi.                                                                                                           

1-1) Các phương pháp chế tạo phôi .                                                      

1-2) Chọn phôi                                                                                      

2) Xác định giá thành phôi                                                                       

3) Kiểm tra phôi                                                                                                                       

4) dạng sản xuất loạt lớn                                                                     

5) lập tiến trình công nghệ                                                                       

6) Tính lượng dư cho một bề mặt cần gia công                                                                                           

7) Tính chế độ cắt cho một bề mặt cần gia công                                         

8) Thiết kế thứ tự các nguyên công , các bước trong nguyên công               

Nguyên công 1 : Cắt phôi                                                                        

Nguyên công 2 : Xén mặt đầu,tiện ngoài,cắt rãnh,tiện vát mép, khoan,doa

Nguyên công 3 : Mài phẳng hai mặt đầu                                                

Nguyên công 4 : Mài tinh trụ ngoài                                                      

Nguyên công 5 : Khử từ                                                                      

Nguyên công 6 : Phay rãnh chèn                                                            

Nguyên công 7 : Khoan ba lỗ bên                                                          

Nguyên công 8 : Khoét phần côn cắt                                                                                                                  

Nguyên công 21 : Tổng kiểm tra                                                            

Nguyên công 22 : Cắt thử                                                                      

Nguyên công 23 : Bảo quản,bao gói,nhập kho                                      

9) Chọn dụng cụ đo cho từng bước trong nguyên công                                         

10) Tính và thiết kế đồ gá                                                            

1) Những vấn đề cơ bản khi thiết kế đồ gá                                                            

2) Các thành phần của đồ gá phay rãnh chèn                                            

a) Thân đồ gá                                                                                              

b) Cơ cấu định vị phôi                                                                                              

c) Cơ cấu kẹp chặt phôi                                                                            

d) Cơ cấu định vị đồ gá lên máy công cụ                                                

e) Cơ cấu kẹp chặt đồ gá trên máy công cụ                                            

f) Cơ cấu so dao                                                                                      

Kết luận                                                                                                      

Tài liệu tham khảo                                                                             

LỜI NÓI ĐẦU

  Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển với một tốc độ vũ bão, mang lại những lợi ích to lớn cho con người về tất cả các lĩnh vực vật chất và tinh thần.

Muốn thực hiện “ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” một trong những ngành cần quan tâm phát triển mạnh đó là cơ khí chế tạo vì cơ khí chế tạo đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các thiết bị, công cụ cho ngành kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cần thiết để các ngành này phát triển mạnh hơn.

 Để phục vụ cho việc phát triển ngành cơ khí hiện nay chúng ta cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực công nghệ kinh điển, đồng thời phải đáp ứng được các công nghệ tiên tiến, công nghệ tự động trong sản xuất cơ khí.

 Đồ án tốt nghiệp công nghệ chế tạo máy là đồ án giành cho những sinh viên ưu tú, nó có vị trí quan trọng trong ch­ương trình đào tạo kỹ sư­ và cán bộ kỹ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực...v.v.

  Sau một thời gian tìm hiểu, cố gắng của bản thân và với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo, cô giáo trong khoa Cơ khí đặc biệt là thầy: …………….  em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp công nghệ chế tạo máy. Trong  quá trình thiết kế và tính toán sẽ không tránh khỏi những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong khoa và sự đóng góp ý kiến của các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn .

  Em xin chân thành cảm ơn!

                                         ……., ngày …. tháng …. năm 20…

                                      Sinh viên thực hiện

                                      ……………….

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ REN

1) Các phương pháp gia công ren .

- Ren có nhiều loại biên dạng khác nhau , độ chính xác khác nhau , kích thước khác nhau , tùy loại hình sản xuất : đơn chiếc , loạt lớn , hàng khối mà sử dụng phương pháp gia công ren khác nhau , các phương pháp gia công ren có thể là tiện ren , tarô ren , dùng bàn ren cắt ren , phay ren , mài ren , cán ren .

  2) Đặc diểm công nghệ của bàn ren .

- Điều kiện làm việc của dụng cụ cắt thường rất khắc nghiệt. Trên lưỡi cắt thường xuất hiện ứng xuất tiếp xúc rất lớn , áp lực riêng lớn gấp nhiều lần so với áp lực cho phép của chi tiết máy .Ma sát giữa phoi với mặt trước , giữa bề mặt gia công với mặt sau của dụng cụ cắt rất lớn.Trong điều kiện làm việc như vậy,dụng cụ cắt sẽ bị mòn nhanh .Kết quả là tăng ma sát ,tăng lực cắt ,tăng nhiệt cắt,gây rung động khi cắt .Do đó làm giảm tuổi bền của dụng cụ cắt ,giảm độ nhẵn và độ chính xác hình dáng ,kích thước của bề mặt gia công.

PHẦN 2 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

1) Chọn phôi.

1-1) Các phương pháp chế tạo phôi .

Để đảm bảo được tính năng kỹ thuật của chi tiết, giảm được chi phí vật liệu, giảm trọng lượng của phôi và mong muốn kích thước của phôi gần như kích thước của chi tiết gia công, vì vậy mà giảm được thời gian gia công và vật liệu dẫn đến giảm giá thành của sản phẩm.

Chi tiết được chế tạo là chi tiết thuộc họ trục , vật liệu dùng để chế tạo là thép 9XC, vì thép 9XC có tính đúc thấp, nên ta loại bỏ việc chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. Mặt khác, yêu cầu của chi tiết là tổ chức kim loại nhỏ mịn, không có khuyết tật như rỗ khí, rạn nứt … cho nên việc tạo phôi bằng gia công áp lực là hợp lý nhất.

Ta xét một số trường hợp tạo phôi bằng áp lực:

    a)  Dập phôi:

 -  Ở dạng sản xuất hàng loạt lớn hoặc hàng khối thường dùng phương pháp dập để tạo phôi.

 - Sử dụng một bộ khuôn có kích thước lòng khuôn gần giống vật gia công.

 - Độ chính xác của vật dập cao, đặc biệt là các kích thước theo chiều cao và sai lệch giữa hai nửa khuôn. Thông thường độ bóng của dập thể tích đạt được từ D 2 ¸ D 4 ,độ chính xác đạt được ± 0,1¸ ± 0,05(mm) .

 -  Trạng thái ứng suất vật gia công nói chung là nén khối, do đó kim loại có tính dẻo tốt hơn , biến dạng triệt để hơn , cơ tính sản phẩm cao hơn và có thể gia công vật phức tạp.

 -   Dễ cơ khí hoá nên năng suất cao, số sử dụng vật liệu cao.

 - Thiết bị sử dụng có công suất lớn , chuyển động chính xác , chế tạo khuôn đắt tiền.

- Thường được dùng để tạo phôi cho các loại dao tiện,dụng cụ cắt có răng chắp ,dao xọc răng, dao phay răng chắp........

b)  Rèn tự do :

- Ưu điểm của  rèn tự do:

+ Thiết bị rèn đơn giản , vốn đầu tư ít.

+ Có khả năng loại trừ các khuyết tật đúc như rỗ khí, rỗ co.. .Biến tổ chức hạt thành tổ chức thớ , tạo được các tổ chức thớ uốn xoắn , do đó làm tăng cơ tính sản phẩm.

+ Lượng hao phí kim loại khi rèn ít hơn khi gia công cắt gọt .

-  Các nhược điểm của rèn tự do:

  + Độ chính xác kích thước , độ bóng bề mặt kém.

- Chất lượng vật rèn không đồng đều trong từng phần của chi tiết và giữa các loạt gia công  chất lượng gia công còn phụ thuộc vào trình độ công nhân và trình độ tổ chức nơi làm việc.

- Năng suất lao động thấp , lượng dư , dung sai và thời gian gia công lớn , hiệu quả kinh tế không cao.

- Sử dụng trong sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, phục vụ công nghiệp sửa chữa, chế tạo máy.

    2 ) Xác định giá thành phôi.

- Trước tiên ta phải đi xác định chi phí vật liệu phôi sau đó xác định chi phí công nghệ cho các nguyên công nắn sửa tinh .

- Khi xác định giá thành phôi cần lưu ý rằng giá thành 1kg phôi không chỉ phụ thuộc vào vật liệu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các thông số khác như độ phức tạp độ chính xác , quy mô sản xuất .

3) Kiểm tra phôi.

- Kiểm tra vật liệu phôi :( tại phòng kỹ thuật và phòng thí ngiệm )

- Chất lượng vật liệu phôi ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của dụng cụ cắt cần chế tạo . Vì vậy trước khi đưa phôi vào sản xuất , vật liệu phôi cần được kiểm tra kĩ thuật và kiểm tra lại thành phần hoá học và các đặc tính công nghệ .

5) Lập tiến trình công nghệ.

Nguyên công 1: Cắt phôi

Nguyên công 2: Xén mặt đầu , tiện ngoài , cắt rãnh , tiện vát mép , khoan , doa , cắt đứt

Nguyên công 3: Mài phẳng hai mặt đầu

Nguyên công 4: Mài tinh trụ ngoài .

Nguyên công 5 : Khử từ

Nguyên công 6 : Phay rãnh chèn .

Nguyên công 7: Khoét phần côn cắt

Nguyên công 8 :Khoan 3 lỗ bên .

Nguyên công 9: Khoan lỗ chứa phoi

Nguyên công 10 : Cắt ren

Nguyên công 11: Tiện hớt lưng phần côn cắt .

Nguyên công 12 : Kiểm tra trung gian .

Nguyên công 13 : Khắc dấu

Nguyên công 14 : Nhiệt luyện

Nguyên công 15 : Mài tinh hai mặt đầu .

Nguyên công 16 : Khử từ .

Nguyên công 17 : Mài tinh trụ ngoài

Nguyên công 18 : Mài sắc mặt trước

Nguyên công 19 : Mài hớt lưng mặt sau

Nguyên công 20 : Mài ren

Nguyên công 21 : Tổng kiểm tra

Nguyên công 22 : Cắt thử

Nguyên công 23 : Bảo quản , đóng gói , nhập kho .

6) Tính lượng dư cho một bề mặt cần gia công .

Quy trình công nghệ gia công đường kính ngoài của bàn ren với mặt trụ D = 20mm cấp chính xác cấp 6 , độ nhẵn cấp 7 gồm các bước tiện thô , tiện tinh và mài tinh .

Lượng dư gia công được xác định hợp lý về trị số và dung sai sẽ góp phần bảo đảm hiệu quả kinh tế của quá trình công nghệ vì :

- Lượng dư quá lớn sẽ tốn nguyên vật liệu , tiêu hao lao động để gia công nhiều đồng thời tốn năng lượng điện , dụng cụ cắt , vận chuyển nặng . . . dẫn đến giá thành tăng.

- Ngược lại , lượng dư quá nhỏ sẽ không đủ để hớt đi các sai lệch của phôi để biến phôi thành chi tiết hoàn chỉnh.

Trong công nghệ chế tạo máy , người ta sử dụng hai phương pháp sau đây để xác định lượng dư gia công:

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm.

- Phương pháp tính toán phân tích.

Phương pháp thống kê kinh nghiệm xác định lượng dư gia công bằng kinh nghiệm. Nhược điểm của phương pháp này là không xét đến những điều kiện gia công cụ thể nên giá trị lượng dư thường lớn hơn giá trị cần thiết.

phương  pháp tính toán phân tích dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố tạo ra lớp kim loại cần phải cắt  gọt để tạo ra chi tiết hoàn chỉnh.

  Lượng dư gia công bao gồm lượng dư trung gian và lượng dư tổng cộng. Lượng dư trung gian( Zb ) là lớp kim loại được cắt ở mỗi bước công nghệ hoặc mỗi nguyên công .

Kết luận :

Đường kính min phôi = 21,646mm

Đường kính max phôi = 22,046mm

Vậy ta chọn theo tiêu chuẩn phôI có kích thước = 22mm

7)  Tính chế độ cắt cho một bề mặt cần gia công.

  a) Chiều phay t , mm và chiều rộng phay B , mm .

Chiều sâu phay t và chiều rộng phay B là phần lớp kim loại cần hớt bỏ khi phay , t được xác định bằng khoảng cách tiếp xúc của răng dao vào phôi và được đo theo hướng vuông góc với đường tâm của dao phay , t = 3mm .

Chiều rộng phay B được xác định bằng chiều dài cắt của răng dao khi cắt , đo theo hướng song song với trục dao , B = 3.2mm

     b)  Lượng chạy dao S .

Khi phay cần phân biệt lượng chạy dao răng Sz , lượng chạy dao vòng S và lượng chạy dao Sph , chúng có quan hệ :

            Sph = S.n = Sz.Z.n = 0,05 . 14 . 274  = 191,8mm/ph

Trong đó:

    n số vòng quay của dao phay ,vg/ph

    z số răng của dao phay

Nguyên công 3 : Mài phẳng hai mặt đầu.

Bước 1 : Mài phẳng mặt B .

- Dùng mặt A làm chuẩn thô để gia công tạo chuẩn tinh là mặt B , để tận dụng được diện tích mặt bàn máy phay ta có thể thiết kế bàn từ để xếp nhiều chi tiết cùng lúc lên mặt bàn máy tuy nhiên chi tiết không được xếp sát nhau mà phải được bố trí khe hở đều nhau giữa các chi tiết tránh hiện tượng kênh nhau giữa các chi tiết sát nhau , mặt A của chi tiết được định vị vào mặt bàn máy và được khống chế ba bậc tự do sau đó dưới tác dụng của lực từ chi tiết sẽ được kẹp chặt ( hút chặt ) trên bàn máy .

Nguyên công 6 : Phay rãnh chèn .

Bàn ren chế tạo là bàn ren tròn M4. Bàn ren tròn có rãnh xẻ đứt hoặc không xẻ đứt.

Loại xẻ rãnh đứt cho ren chính xác thấp hơn. Việc có rãnh xẻ đứt gây nên độ nghiêng của các me cắt và thường là nguyên nhân tạo ra việc gá bàn ren trong mâm cặp không được chính xác. Tuy nhiên chúng cho phép điều chỉnh được kích thước của bàn ren trong một giới hạn nhỏ, nhờ đó được dùng rộng rãi hơn.

Loại không xẻ đứt; những bàn ren này sau khi sử dụng một thời gian bị mòn mất kích thước, có thể phục hồi bằng cách xẻ đứt rãnh . Tuy nhiên với ngày nay bàn ren này thường là không phục hồi lại

Nguyên công 15 : Mài tinh hai mặt đầu

Bước 1 : Mài tinh mặt đầu B

- Tương tự như nguyên công 3 , dùng mặt A làm chuẩn để gia công mặt B , xếp nhiều chi tiết cùng lúc lên mặt bàn máy, các chi tiết không được xếp sát nhau mà phải được bố trí khe hở đều nhau giữa các chi tiết tránh hiện tượng kênh nhau giữa các chi tiết sát nhau , mặt A của chi tiết được định vị vào mặt bàn máy và được khống chế ba bậc tự do sau đó dưới tác dụng của lực từ chi tiết sẽ được kẹp chặt ( hút chặt ) trên bàn máy .

Nguyên công 18 : Mài sắc mặt trước

- Mài sắc mặt trước sử dụng đồ gá kẹp chuyên dùng , mặt trụ ngoài được khống chế hai bậc tự do , mặt đầu khống chế 3 bậc tự do , rãnh chèn được khống chế bậc tự do chuyển động xoay thông qua chốt .

 Nguyên công 22 : Cắt thử .

- Kẹp chặt bàn ren trong tay quay , khống chế sáu bậc tự do .

- Sử dụng máy tiện 1K62, vật liệu cắt thử là thép CT45 .

Các thông số của máy :

+ Đường kính lớn nhất của chi tiết gia công được trên thân máy : 400mm .

+ Khoảng cách hai đầu tâm : 710mm.

10) Tính và thiết kế đồ gá.

Đồ gá phay rãnh chèn :

1) Những vấn đề cơ bản khi thiết kế đồ gá :

 + Đồ gá là trang bị công nghệ cần thiết trong quá trình gia công, kiểm tra và lắp ráp sản phẩm cơ khí. Trong các loại đồ gá được sử dụng thì đồ gá gia công chiếm tới 80¸90%.

 + Đồ gá gia công là trang bị công nghệ nhằm xác định vị trí chính xác giữa phôi gia công với dụng cụ gia công và giữ vị trí đó ổn định trong khi gia công.     

+ Đồ gá gia công tạo điều kiện mở rộng khả năng làm việc của máy công cụ, giảm thời gian phụ , gá đặt phôi nhanh, gọn, giảm thời gian máy , đồng thời góp phần hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí về lương cho thợ . đảm bảo tính chủ động của nguyên công đối với chất lượng gia công. (không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của thợ). Giảm nhẹ sức lao động khi gá đặt phôi gia công (đảm bảo thao tác an toàn và có năng xuất cao) .

2) Các thành phần của đồ gá phay rãnh chèn :

+ Cơ cấu định vị phôi .

+ Cơ cấu kẹp chặt phôi .

b) Cơ cấu định vị phôi ( khối V) .

Được tiếp xúc trực tiếp với bề mặt chuẩn của phôi và xác định vị trí chính xác của phôi so với dụng cụ cắt và các phần tử khác của máy , dựa vào kích thước của phôi 20 và sơ đồ gá đặt ở trên ta chọn kích thước của rãnh chữ V theo bảng sổ tay công nghệ .

 Chế tạo từ thép 40X .

 Nhiệt luyện phần bề mặt làm việc đạt độ cứng 55-60HRC .            

c)  Cơ cấu kẹp chặt phôi : 

Cơ cấu kẹp chặt phôi được chọn phải thoả mãn sao cho giữ đúng vị trí của phôi , tạo ra đủ lực kẹp , không làm biến dạng phôi , kết cấu đơn giản , thao tác nhẹ nhàng thuận lợi . ở đồ gá này cơ cấu kẹp là hai mỏ kẹp ở hai mặt đầu chi tiết ngoài cùng thông qua cơ cấu sinh lực khí nén tạo ra lực kẹp chặt chi tiết .

 d)  Cơ cấu định vị đồ gá lên máy công cụ .

 Cơ cấu định vị đồ gá gia công trên máy phay thường là hai then dẫn hướng hình chữ nhật lắp với rãnh chữ T trên bàn máy .

Cụ thể trong trường hợp này các rãnh chữ T trên bàn máy phay có chiều rộng b = 18mm . Then dẫn hướng để định hướng đồ gá trên bàn máy có hình chữ nhật và có bề rộng tương ứng với bề rộng của rãnh chữ T trên bàn máy . Hai then dẫn hướng này bằng nhau cùng được lắp trên 1 rãnh chữ T .

KẾT LUẬN

     Sau một thời gian làm việc tập trung, khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo: …………. đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.

    Qua quá trình làm đồ án đã giúp tôi làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư cơ khí trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân tôi củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để phụ vụ cho quá trình ra trường sau này.

    Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo …….……, cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án này.                                                                                

  Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hữu Đà .

Nguyên lý và dụng cụ cắt

Trường Đại Học lương Thế Vinh

2. Trần Hữu Đà .

Cơ sở chất lượng của quá trình cắt

Trường Đại Học lương Thế Vinh

3. Lê Văn Tiến,Trần Văn Địch,Trần Xuân Việt

Đồ gá cơ khí hóa và tự động hóa

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

4. Trần Văn Địch

Sổ tay và atlas đồ gá

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - 2000

5. Trần Hữu Đà

Thiết kế đồ án môn học nguyên lý và dụng cụ cắt

Trường Đại Học lương Thế Vinh

6. Nguyễn Đắc Lộc, Lưu Văn Nhang

Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - 2004

7. Phạm Đắp

Giáo trình máy cắt kim loại

Trường Đại Học Bách Khoa 

8. Lê Văn Tiến

 Gia công vật liệu có độ bền cao

Trường Đại Học Bách Khoa 

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"