LUẬN VĂN THIẾT KẾ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT ĐIỀU RANG MUỐI NĂNG SUẤT 1000 KG/GIỜ

Mã đồ án CKTN02023145
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Luận văn có dung lượng 3500MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ 3D tất cả các chi tiết dây truyền sản xuất điều rang muối trên solidworks, bản vẽ các phương án thiết kế, bản vẽ lắp tổng thể dây truyền sản xuất điều rang muối, bản vẽ tổng quan về máy, bản vẽ kết cấu cụm khử khuẩn, bản vẽ kết cấu cụm rang, bản vẽ kết cấu cụm sấy khô, bản vẽ kết cấu cụm trộn, bản vẽ kết cấu cụm cấp liệu, bản vẽ kết cấu cụm phân loại, bản vẽ mạch động lực và mạch điều khiển dây truyền, bản vẽ chèn thuyết minh); file word (Bản thuyết minh, bảng công thức tính toán thiết kế…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế luận văn........... THIẾT KẾ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT ĐIỀU RANG MUỐI NĂNG SUẤT 1000 KG/GIỜ.

Giá: 2,890,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN...........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii

MỤC LỤC.............................................................................................................iii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH.....................................................................................iv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU..................................................................................viii

Chương 1. TỔNG QUAN....................................................................................1

1.1 Giới thiệu về hạt điều.....................................................................................1

1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm..............................................................................1

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của hạt điều..................................................................2

1.1.3 Giới thiệu về điều rang muối.......................................................................2

1.2 Tìm hiểu qui trình sản xuất điều rang muối...................................................3

1.2.1 Nguyên liệu quy trình.................................................................................3

1.2.2 Quy trình sản xuất......................................................................................3

1.2.3 Hệ thống vận chuyển.................................................................................5

1.2.4 Cụm khử khuẩn..........................................................................................5

1.2.5 Sấy khô nóng.............................................................................................5

1.2.6 Cụm lọc......................................................................................................5

1.2.7 Trộn muối...................................................................................................5

1.2.8 Rang hạt điều muối....................................................................................5

1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ........................................................................................5

Chương 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ........................6

2.1 Các phương án vận chuyển.........................................................................6

2.1.1 Vận chuyển bằng băng tải ống..................................................................6

2.1.2 Vận chuyển bằng vít tải.............................................................................7

2.1.3 Vận chuyển bằng băng tải nghiêng...........................................................7

2.1.4 Lựa chọn phương án vận chuyển.............................................................8

2.2 Các phương án phân loại hạt ......................................................................9

2.2.1 Phân loại hạt bằng trục quay....................................................................9

2.2.2 Phân loại hạt bằng lồng quay...................................................................10

2.2.3 Lựa chọn phương án...............................................................................11

2.3 Các phương án khử khuẩn........................................................................12

2.3.1 Khử khuẩn bằng nước nóng....................................................................12

2.3.2 Khử khuẩn bằng hơi nước......................................................................13

2.3.3 Lựa chọn phương án chần.....................................................................13

2.4 Các phương án Sấy...................................................................................14

2.4.1 Sấy bằng hơi nóng và rang....................................................................14

2.4.2 Sấy khô bằng hệ thống quạt gió.............................................................15

2.4.3 Lựa chọn phương án sấy.......................................................................15

2.5 Các phương án trộn muối.........................................................................16

2.5.1 Trộn theo mẻ..........................................................................................16

2.5.2 Trộn liên tục............................................................................................17

2.5.3 Lựa chọn phương án trộn......................................................................18

2.6 Các phương án rang.................................................................................19

2.6.1 Rang bằng máy rang ống tròn................................................................19

2.6.2 Rang bằng băng tải lưới ........................................................................20

2.6.3 Lựa chọn phương án..............................................................................21

2.7 Tổng hợp các phương án...........................................................................22

Chương 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC CỤM MÁY.....................................24

3.1 Tính toán cụm cấp liệu...............................................................................24

3.1.1 Chọn động cơ, tính tỉ số truyền...............................................................24

3.1.2 Tính toán chọn hộp giảm tốc..................................................................27

3.1.3 Tính toán lực kéo nén cho cáp...............................................................28

3.2 Tính toán, thiết kế cụm phân loại...............................................................35

3.2.1 Tính toán, lựa chọn động cơ...................................................................35

3.2.2Tính toán bộ truyền xích..........................................................................37

3.3 Tính toán, thiết kế cụm chần......................................................................42

3.3.1 Tính toán, lựa chọn động cơ...................................................................42

3.3.2 Tính toán bộ truyền xích.........................................................................44

3.4 Tính toán cụm làm ráo...............................................................................49

3.4.1 Tính toán, lựa chọn động cơ...................................................................49

3.4.2 Tính toán bộ truyền xích.........................................................................51

3.5 Tính toán cụm trộn.....................................................................................56

3.5.1 Tính toán, lựa chọn động cơ...................................................................56

3.5.2 Tính toán bộ truyền xích.........................................................................58

3.6 Tính toán cụm rang....................................................................................63

3.6.1 Tính toán, lựa chọn động cơ...................................................................63

3.6.2 Tính toán bộ truyền xích..........................................................................65

Chương 4: MẠCH ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN.....................................................70

4.1 Mục đích thiết kế hệ thống điều khiển.......................................................70

4.2 Thiết kế mạch điện.....................................................................................70

Chương 5 VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG....................74

5.1 Vận hành....................................................................................................74

5.2 Bảo dưỡng.................................................................................................74

5.3 An toàn lao động........................................................................................74

Chương 6. KẾT LUẬN..................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................76

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hạt điều là một loại thực phẩm rất quan trọng, thành phần dinh dưỡng của hạt điều tương đối toàn diện. Nó không chỉ là một loại thực phẩm ăn uống đơn thuần, mà còn là loại thực phẩm hàng đầu trên thế giới do đất nước ta xuất khẩu. Đặc biệt hạt điều rang muối còn là loại thức ăn nhanh được nhiều người ưa thích do hương vị đặc trưng của nó.

Để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này, nhóm em xin được thực hiện luận văn với đề tài: Thiết kế dây truyền sản xuất điều rang muối, năng suất 1000 (kG/giờ).

Nội dung của luận văn tập trung chủ yếu vào phân tích lựa chọn các phương án cho các cụm máy trong dây truyền sản xuất, tính toán công suất máy, lựa chọn các bộ truyền động, thiết kế hệ thống điện.

Tổ chức luận văn của nhóm em bao gồm 5 chương được trình bày theo thứ tự sau:

Chương 1: Tổng quan; chương 2: Phân tích lựa chọn phương án thiết kế cho các cụm máy trong dây truyền; chương 3: Tính toán thiết kế các cụm máy trong dây truyền sản xuất; chương 4: Thiết kế hệ thống điện điều khiển; hương 5: Vận hành, bảo dưỡng, an toàn lao động.

LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tại trường thì chúng em được nhận đề tài luận văn. Do đó, hiểu được tầm quan trọng của việc làm luận văn này, chúng em đã hết sức cố gắng tìm hiểu tài liệu, tổng hợp các kiến thức và tham khảo học hỏi từ những người anh, chị đi trước để có thể thực hiện luận văn. Đây là cơ hội lớn để chúng em tiếp cận và làm quen với các kiến thức chuyên sâu hơn để phục vụ cho công việc sau này.

Để có thể làm được luận văn này, em đã được sự giúp đỡ rất lớn từ thầy hướng dẫn : TS……….…., các thầy cô trong khoa Cơ Khí, các bạn trong lớp, các anh chị đi trước, nhờ mọi người mà chúng em đã tiếp cận được những kiến thức bổ ích.

Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến thầy : TS…….……. và gửi lời tri ân sâu sắc từ tận đáy long đến thầy.

Tuy nhiên trong quá trình làm việc và làm luận, có không ít những lần em phạm sai sót và đã có những lần rút kinh nghiệm, tuy nhiên do thời gian và kiến thức của chúng em còn hạn chế nên không khỏi mắc phải những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý từ các quý thầy cô để chúng em có thể rút kinh nghiệm và trở nên tốt hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                            TPHCM, ngày …. Tháng … năm 20….

                                                                          Sinh viên thực hiện

                                                                            ………………

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về hạt điều

1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm

Điều/đào lộn hột có nguồn gốc từ vùng đông bắc Brasil, được nhập về châu Á và châu Phi trong giai đoạn 1560 - 1565 sau khi các đế quốc thực dân châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Hiện nay loài cây này trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Úc để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.

1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của hạt điều

Phần hạt điều là thành phần chính của cây điều dùng để buôn bán trao đổi trên thị trường. Hạt điều có hàm lượng các chất đạm, các chất béo và hydrat cacbon khá cao, có mặt nhiều loại vitamin, khoáng, … đáp ứng nhu cầu cơ thể. Các thành phần   protein có trong hạt thường không bị loại bỏ hoặc thay đổi qua chế biến.

1.1.3. Giới thiệu về điều rang muối

Các phần quả chính sau khi thu hoạch được chuyển đến các xưởng, công nhân tiến hành tách phần hạt ra khỏi quả chính, phần hạt thu được sẽ được rửa, mang đi sấy và đóng gói chuyển đến các nhà máy chế biến, tại đó nhà sản xuất tiến hành rang hạt điều cùng với muối để tang thêm vị ngon, bảo quản được lâu dài.

Vậy nên ta có thể hiểu hạt điều rang muối là loại hạt dinh dưỡng thường được chế biến từ hạt điều còn vỏ lụa, kết hợp với muối ăn tinh khiết trải qua công đoạn rang trộn với nhau tạo nên.

1.2. Tìm hiểu qui trình sản xuất điều rang muối

1.2.1. Nguyên liệu quy trình

Nguyên liệu bao gồm:

- Phần hạt điều còn vỏ lụa (hoặc không vỏ lụa) loại A, hạt to vì càng to thì hạt càng ngon. Các bạn nên chọn hạt nhân sống mới sản xuất, còn tươi, chưa bị mốc, không bị nhiễm dầu vỏ hạt. Cần phải chú ý loại bỏ những hạt bị hư, tách riêng hạt bể. Hạt bể dễ chín hơn hạt nguyên nên có thể cho vào sau hoặc rang riêng, tránh tình trạng cháy khét hạt bể.

- Phần muối ăn có độ mịn tương đối, không cần muối tinh luyện nêm canh hoặc muối đã xay quá mịn vì dễ thấm vào hạt gây mặn quá mức, mất đi vị ngọt bùi vốn có của hạt điều, hơn nữa muối tinh luyện dễ làm hạt điều ngả sang màu vàng đen.

1.2.3. Hệ thống vận chuyển

Băng tải ống sẽ giúp đảm bảo vệ sinh và thuận tiện hơn trong công việc di chuyển đến vị trí khác.

1.2.5. Sấy khô nóng

Các hạt điều sẽ được sơ chế bằng cách Sấy khô nóng ở nhiệt độ 110 độc C trong 5-10 phút. Giai đoạn này sẽ giúp loại bỏ bớt lượng nước có trong hạt để tăng khả năng thấm muối, tăng vị ngon cho hạt điều khi rang.

1.2.6. Cụm lọc

Những hạt cần phải trải qua 1 công đoạn tách những hạt bị bể từ các công đoạn trước và lấy những hạt đã đủ tiêu chuẩn hàng đầu để chuyển đến công đoạn tiếp theo.

1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ

- Tìm hiểu về hạt điều, dây chuyền sản xuất điều rang muối

- Phần tích lựa chọn phương án thiết kế các cụm trong dây chuyền chế biến điều rang muối.

- Tìm hiểu nguyên lý của cụm máy.

Chương 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.1. Các phương án vận chuyển

2.1.1. Vận chuyển bằng băng tải ống

* Nguyên lý hoạt động:

Công nhân sẽ đổ hạt điều tại phễu của băng tải, các dĩa nối tiếp nhau bằng cáp hoặc xích liên tục vận chuyển các hạt điều nhận từ phễu, các dĩa này sẽ đi trong ống đến đầu ra để thả hạt điều. Nguyên lý được thể hiện như hình.

* Ưu điểm

- Bảo vệ nguyên liệu tốt, tránh bụi bẩn, tính vệ sinh an toàn cao.

- Hệ thống linh hoạt.

- Chi phí thấp, năng lượng tiêu hao thấp.

* Nhược điểm

- Khả năng bảo dưỡng thấp.

- Chi phí lớn.

2.1.3. Vận chuyển bằng băng tải nghiêng

* Nguyên lý hoạt động :

Khi băng tải hoạt động, các bậc của băng tải sẽ lần lượt vận chuyển hạt điều theo chiều chuyển động của băng tải. Nguyên lí phương án được thể hện như hình

* Ưu điểm:

- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ lắp đặt.

- Có thể di động.

- Nhập liệu trực tiếp

- Dễ bảo trì sửa chữa

* Nhược điểm:

- Chiều cao máy lớn, làm các hạt dễ vỡ.

- Cần người vận hành, kém linh hoạt.

2.1.4. Lựa chọn phương án vận chuyển

Dựa vào các ưu điểm nhược điểm của các phương án như bảng, nhóm em xin chọn phương án sử dụng băng tải ống để vận chuyển hạt trong dây truyền sản xuất điều rang muối.

2.2. Các phương án phân loại hạt

2.2.1.  Phân loại hạt bằng trục quay

* Nguyên lý hoạt động:

Nguyên liệu sau khi rời khỏi băng tải sẽ nằm giữa hai trục tròn quay ngược chiều nhau. Khoảng cách giữa hai trục được thiết kế để nguyên liệu tốt có thể nằm lại và chạy đến cuối, còn những nguyên liệu hỏng hoặc vỡ sẽ bị rớt xuống dưới. Hai trục quay ngược chiều để nguyên liệu liên tục chuyển động, đảm bảo không có nguyên liệu hư nào bị bỏ sót.

* Ưu điểm

- Nguyên liệu được lọc kỹ.

- Kết cấu đơn giản, dễ dàng lắp đặt.

- Dễ dàng vệ sinh và bão dưỡng.

* Nhược điểm

- Năng suất thấp.

2.2.2. Phân loại hạt bằng lồng quay

* Nguyên lý hoạt động:

Nguyên liệu sau khi rời khỏi băng tải sẽ nằm trong lồng quay với cấu tạo nhiều lỗ tròn. Kích thước của lỗ được thiết kể để có thể giữ lại những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, những nguyên liệu bị hỏng hoặc vỡ sẽ bị rớt xuống.

2.2.3. Lựa chọn phương án

Dựa vào ưu điểm, nhược điểm thể hiện trong bảng, cũng như yêu cầu về chất lượng của sản phẩm và hiệu năng sản suất thì chọn phương án lọc bằng lồng quay làm phương án thiết kế.

2.4. Các phương án Sấy

2.1.1 Sấy bằng hơi nóng và rang

* Nguyên lý hoạt động:

Hạt điều đi qua băng tải để sấy, trong qua trình di chuyển từ đầu vào đến đầu ra, hạt sẽ được làm ráo bằng không khí nóng thổi lên nhờ hệ thống quạt và bộ gia nhiệt. Nguyên lí phương án được thể hện như hình.

* Ưu điểm:

- Năng suất lớn.

- Thời gian sấy nhanh.

- Tính vệ sinh cao.

- Chi phí thấp.

* Nhược điểm:

- Thiết bị khá phức tạp.

2.2.3. Lựa chọn phương án sấy

Dựa vào các ưu điểm nhược điểm của các phương án như bảng, nhóm em xin chọn phương án sử dụng phương pháp bằng hệ thống quạt gió trong dây truyền sản xuất điều rang muối.

2.6. Các phương án rang

2.6.1. Rang bằng máy rang ống tròn

* Nguyên lý hoạt động:

Nguyên liệu sẽ được đổ từ băng tải xuống máy rang. Khi máy rang xoay, các rãnh nghiêng bên trong máy sẽ khiến cho các nguyên liệu được đảo đều. Bên dưới là hệ thống nhiệt được điều chỉnh tự động ở khoảng 165-170 độ để đảm bảo nguyên liệu có thể đạt tới nhiệt độ cần thiết để có thể thấm gia vị. Khi đủ thời gian yêu cầu, trục máy sẽ xoay theo chiều ngược lại và các rãnh nghiêng sẽ đẩy nguyên liệu ra khỏi máy.

* Ưu điểm

- Nhiệt độ tối đa cao, đạt được nhiệt độ yêu cầu trong thời gian thấp.

- Nguyên liệu được đảo nên khả năng thấm gia vị tốt hơn.

- Chi phí thấp, năng lượng tiêu hao thấp.

- Dễ dàng cài đặt.

* Nhược điểm

- Khả năng bảo dưỡng thấp.

- Phải rang theo từng mẻ khiến cho năng suất chưa cao.

2.6.3 Lựa chọn phương án

Dựa vào ưu điểm, nhược điểm thể hiện trong bảng, cũng như yêu cầu về chất lượng của sản phẩm và hiệu năng sản suất thì chọn phương án rang bằng hơi nóng làm phương án thiết kế.

2.7. Tổng hợp các phương án

Nhóm em xin tổng hợp lại các phương án được chọn cho dây chuyền sản xuất điều rang muối như sau:

Mô tả dây truyền: Các hạt điều còn vỏ lụa được vận chuyển bằng băng tải ống (1) đến vị trí đầu vào của cụm phân loại (2), tại đây các hạt điều sẽ được phân loại theo kích thước sau đó đi ra các cửa ra có băng tải ống đợi sẵn, các hạt được phân loại được vận chuyển tiếp đến đầu vào của cụm chần (3), việc chần sẽ được thực hiện trong khoảng 1-2 phút bằng các băng tải lưới chạy liên tiếp trong cụm chần và đi đến cửa ra của máy. 

Chương 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC CỤM MÁY

3.1 Tính toán cụm cấp liệu

Mô hình 3D cụm cấp liệu thể hiện như hình 3.1.

3.1.1 Chọn động cơ, tính tỉ số truyền

Thông số yêu cầu 1000

Vật liệu vận chuyển là hạt điều có khối lượng riêng  

Chọn vận tốc tải 0,35  theo 170 [1].

Đường kính ống. Chọn D = 100

Như vậy với vận tốc 0,35   đường kính D = 100 . Tham khảo trên thị trường ta có:

Băng tải Type 115 của LUXME loại 4’ /101,6 mm, công suất 0,75 (HP)

Băng tải 4000 series của CABLEVEY loại 4’ /101,6 mm, công suất 2,23 (HP)

Ta chọn công suất băng tải là 2,23 (HP)

Các bộ phận dẫn động bao gồm: 1- động cơ điện, 2- nối trục, 3- hộp giảm tốc, 4- ổ đỡ 5- bánh răng dẫn động cho cáp.

3.1.2 Tính toán chọn hộp giảm tốc

Chọn hộp giảm tốc phân đôi có tỉ số truyền 50 loại WPS của công ty Đại Bắc Kinh.

3.1.3 Tính toán lực kéo nén cho cáp

Với đường kính ống Ta chọn góc uốn bằng D = 1,2m.

Ta chia các lực phân bố trên dây cáp thành từng đoạn, ta chọn chiều dài phân bố băng tải đi như hình.

Chia băng tải theo đoạn A, B, C, D, E như hình để dễ dàng tính toán.

Chọn trọng lượng của tấm dĩa nhựa và cáp 2kG theo tài liệu web [2]

* Chọn dây cáp cho hệ thống

Cáp thép được bện từ các sợi thép nhỏ, các sợi thép này được bện đầy nhiều lần trong quá trình kéo nên có giới hạn bền kéo gấp 2-3 lần giới hạn bình thường.

Việc lựa chọn cáp đối với băng tải ống cũng tương tự như việc lựa chọn cho các máy nâng được tiến hành theo công thức 3.1/49 [1].

Chọn loại cáp GC12579CCV với tải trọng phá hủy 2000 lbs = 907 kG, của hãng LOOSCO với thông số như hình.

3.2. Tính toán, thiết kế cụm phân loại

3.2.1 Tính toán, lựa chọn động cơ

Chọn vận tốc tải: v = 0,6(m/s)

Hệ thống bao gồm: 1 bộ truyền xích, 2 cặp ổ lăn, 1 hộp giảm tốc.

Căn cứ theo công suất động cơ tính toán được, ta chọn động cơ loại 4A90L2Y3 do nhà máy chế tạo động cơ Việt Nam – Hungary sản xuất.

3.2.2 Tính toán bộ truyền xích

Thông số: công suất 0,03 (kW); số vòng quay bánh bị dẫn là (vòng/phút); tỉ số truyền u = 1,21; tải va đập nhẹ, làm việc một ca, trục đĩa xích điều chỉnh được.

Chọn loại xích ống con lăn.

3.3 Tính toán, thiết kế cụm khử khuẩn

3.3.1. Tính toán lựa chọn các thông số cơ bản

Chọn vận tốc tải: v = 0,09(m/s)

Chiều rộng băng tải bằng 900mm.

Từ chiều rộng 900mm của băng tải, ta chọn đường kính con lăn là 148mm.

3.3.2. Xác định lực cản chuyển động và kéo căng băng

Chọn tính lực căng tại điểm D nhánh không tải trước, do lực căng ở đây là nhỏ nhất.

Do trục bị động chịu lực va đập cũng như lực hướng tâm nhỏ hơn trục chủ động, chọn ổ bi đỡ 1 dãy cỡ nhẹ kí hiệu 208 với khả năng tải động và khả năng tải tĩnh 18,1 kN. Để gắn trục băng tải lưới và căng cáp tải, chọn gối đỡ căng Pulley SKF UCT 208.

3.4 Tính toán cụm sấy khô

3.4.1. Tính toán, lựa chọn các thông số cơ bản

Chọn vận tốc tải: v = 0,2 (m/s)

Chiều rộng bằng tải bằng 900mm

Kích thước băng tải được thể hiện như hình.

Từ chiều rộng 900mm của băng tải, ta chọn đường kính con lăn là 148mm.

Trọng lượng các phần quay của con lăn thẳng dựa theo bảng 4.3 [1].

3.4.2. Xác định lực cản chuyển động và kéo căng băng

Chọn tính lực căng tại cuối băng tải, do lực căng ở đây là nhỏ nhất.

Căn cứ theo công suất động cơ tính toán được, ta chọn động cơ loại 4A90L2Y3 do nhà máy chế tạo động cơ Việt Nam – Hungary sản xuất.

Do trục bị động chịu lực va đập cũng như lực hướng tâm nhỏ hơn trục chủ động, chọn ổ bi đỡ một dãy cỡ nhẹ ký hiệu 208 với khả năng tải động C = 25,6 kN và khả năng tải tĩnh kN. Để có thể gắn vít kéo căng băng tải, chọn gối đỡ căng pulley SKF UCT 208.

3.5. Tính toán cụm trộn

3.5.1 Tính toán, lựa chọn động cơ

Chọn vận tốc tải: v = 1,89 (m/s)

Công suất làm việc của đai tải:

Căn cứ theo công suất động cơ tính toán được, ta chọn động cơ loại 4A90L2Y3 do nhà máy chế tạo động cơ Việt Nam – Hungary sản xuất.

3.5.2. Tính toán bộ truyền xích

Thông số: công suất 1,89(kW); số vòng quay bánh bị dẫn là 360,96(vòng/phút); tỉ số truyền u = 1,31; tải va đập nhẹ, làm việc một ca, trục đĩa xích điều chỉnh được.

Chọn loại xích ống con lăn.

3.6. Tính toán cụm rang

Mô hình 3D cụm rang như hình 3.1.4.

3.6.1. Tính toán, lựa chọn các thông số cơ bản

Chọn vận tốc tải: v = 0,1 (m/s)

Chiều rộng bằng tải bằng 900mm

Kích thước băng tải được thể hiện như hình.

Từ chiều rộng 900mm của băng tải, ta chọn đường kính con lăn là 148mm.

3.6.2. Xác định lực cản chuyển động và kéo căng băng

Chọn tính lực căng tại cuối băng tải, do lực căng ở đây là nhỏ nhất.

Hệ thống bao gồm: 1 bộ truyền xích, 2 cặp ổ lăn, 1 bộ truyền đai.

Căn cứ theo công suất động cơ tính toán được, ta chọn động cơ loại 4A90L2Y3 do nhà máy chế tạo động cơ Việt Nam – Hungary sản xuất.

Do trục bị động chịu lực va đập cũng như lực hướng tâm nhỏ hơn trục chủ động, chọn ổ bi đỡ một dãy cỡ nhẹ ký hiệu 208 với khả năng tải động C = 25,6 kN và khả năng tải tĩnh kN. Để có thể gắn vít kéo căng băng tải, chọn gối đỡ căng pulley SKF UCT 208.

Chương 4: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN

4.1. Mục đích thiết kế hệ thống điều khiển

Do dây truyền sản xuất điều rang muối được tạo bởi nhiều cụm máy khác nhau, được vận hành thành một dây truyền sản xuất thống nhất, từ đó hệ thống điện cho các cụm thiết bị là một phần quan trọng để đảm bảo máy hoạt động đúng chức năng. 

4.2. Thiết kế mạch điện

- Thiết kế mạch điện cho các máy trong cụm máy sản xuất điều rang muối rất quan trọng vì nhờ vào các khí cụ điện đó mà chúng ta có thể vận hành một cách dễ dàng và hiệu quả, đảm bảo sự an toàn khi sử dụng.

- Mạch điện bao gồm lưu đồ giải thuật, mạch điều khiển và mạch động lực:

- Lưu đồ giải thuật: là một biểu diễn trực quan của luồng dữ liệu, hữu ích trong việc viết một chương trình hoặc thuật toán và giải thích nó cho người khác hoặc cộng tác với họ trên đó, ta có thể sử dụng lưu đồ để giải thích logic đằng sau một chương trình trước khi bắt đầu viết mã quy trình tự động.

- Mạch điều khiển: Là những mạch điện tử đảm nhận chức năng điều khiển những cụm máy được lắp đặt với mạch. Cụ thể là để khởi động các cuộn dây từ đó tiến hành đóng mở các tiếp điểm thường đóng hay thường mở được lắp với động cơ và điều khiển thực hiện quá trình gia nhiệt ở mạch động lực.

* Nguyên lý hoạt động:

Dây truyền sản xuất điều rang muối có 2 chế độ vận hành: Bằng tay và tự động.

- Chế độ chạy bằng tay: người vận chuyển trực tiếp bấm từng nút 1K, 2K, 3K, 4K, 5K, 6K, 7K khởi động máy, đồng thời cũng phải tự căn thời gian chạy của máy.

- Chế độ tự động: Đầu tiên người vận hành mở CB tổng, sau đó nhấ nút AUTO thì động cơ của cụm đầu tiên sẽ hoạt động, Timer cụm đầu tiên bắt đầu đếm, khi thời gian Timer đầu hết sẽ kích hoạt cụm tiếp theo hoạt động, cứ như vậy các cụm máy hoạt động liên tiếp nhau cho đến khi người vận hành nhấn nút dừng.

Chương 5: VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG

5.1. Vận hành

Để nâng cao hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của thiết bị, chúng ta nên chú trọng đến công tác vận hành trong lúc sử dụng. Từ đó tránh được các rủi ro về tai nạn trong quá trình sử dụng thiết bị. Việc vận hành thiết bị là một vấn đề rất quan trọng và cầm phải thực hiện đúng, nghiêm túc.

* Trước khi vận hành:

- Đưa MCCB của dây truyền về OFF.

- Kiểm tra hệ thống điện xem có bị rò rỉ hay đứt dây không.

- Làm sạch các cụm, đảm bảo không có vật thể lạ tồn tại bên trong từng cụm.

* Trong quá trình vật hành:

- Phải đảm bảo các bước chuẩn bị phải thực hiện xong.

- Nhấn nút start động cơ khởi động. Nếu động cơ không chạy. Đèn EMERGENCY STOP sẽ sáng, cho quá trình vẫn sẽ đứng yên.

- Khi có sự cố về chạm chập hoặc có hiện tượng bất thường xảy ra thì nhấn nút dừng khẩn cấp, dây truyền sẽ dừng lại ngay lập tức.

5.2. Bảo dưỡng

Là nhiệm vụ chăm sóc địng kỳ thường xuyên để các cụm máy không xảy ra tình trạng hỏng hóc. Hoạt động này nhằm duy trì máy móc luôn trong trạng thái vận hành tốt nhất.

+ Công tác bảo dưỡng máy móc đóng mai trò rất quan trọng. Sau khi hoạt động một thời gian dài thì các cụm sẽ bị hao mòn và có hiện tượng rơ, khô dầu, mỡ. Vì vậy, người sử dụng cần phải chú ý đến công tác bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ nhu cầu sản xuất dài hạn và liên tục.

+ Các bộ phận cần thường xuyên bảo dưỡng bao gồm:

* Động cơ: Khi sử dụng một thời gian dài thì động cơ bắt đầu phát ra tiếng ồn, vì ổ bi bị rơ. Nghiêm trọng hơn nữa là động cơ không thể hoạt động được do hỏng rotor hoặc stator. Để tránh các hiện tượng trên thì phải bảo dưỡng định kì bằng cách:

- Lau chùi động cơ sạch sẽ thường xuyên. Bụi bẩn, chất lỏng, hơi nước bám vào động cơ có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy, công suất bị giảm đi đáng kể, tản nhiệt kém đi và mức tiêu thụ điện năng tăng lên.

- Kiểm tra tiếng ồn có hoạt động bình thường, tiếng máy có chạy êm hay không? Nếu tiếng ồn động cơ bất thường nên kiểm tra ổ bi của động cơ, khả năng cao ổ bi bị ăn mòn, nếu ổ trục bị khô thì bôi trơi bằng mỡ bò.

* Ổ lăn: có nhiệm vụ đỡ trục và làm giảm ma sát cho trục khi quay. Để ổ lăn việc tốt thì cần:

- Bôi trơn ổ lăn thường xuyên để giảm ma sát và chống mài mòn, làm tăng tuổi thọ của ổ lăn.

- Cần che chắn các ổ lăn để tránh tình trạng bụi và nước xâm nhập vào ổ lăn.

* Băng tải: có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm ra ngoài sau khi được luộc. Để băng tải hoạt động hiệu quả thì:

- Căng băng tải để đảm bảo lực kéo căng khi hoạt động.

- Thường xuyên kiểm tra xem lưới băng tải có bị đứt không để tiến hành thay thế kịp thời.

5.3. An toàn lao động

- Để đảm bao an toàn trong quá trình sản xuất thì phải:

+ Ngắt điện mọi thiết bị sau khi ngừng sử dụng, không sử dụng quá tải.

+ Không để dây điện trên lối đi.

+ Các tủ điện phải được đóng kín, tuyệt đối không để bất cứ vật lạ nào bên trong và sau tủ.

Chương 6: KẾT LUẬN

Đề tài “Thiết kế dây truyền sản xuất điều rang muối năng suất 1000Kg/giờ” là một đề tài khá thực tế và gần gũi với cuộc sống. Nhớ đó mà đáp ứng nhu cầu thực phẩm về hạt điều trong nước cũng như thế giới. Thông qua quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã có thêm được điều cơ hội nghiêm cứu, tìm hiểu tài liệu, tính toán để đưa ra hướng thiết kế phù hợp với thực tế hơn. Từ đó giúp em hiểu được rõ hơn công việc của mình trong tương lai. Hiểu được bản chất của các máy đều được cấu thành từ các chi tiết, cơ cấu, bộ phận, dụng cụ khác nhau. Ta phải làm sao để có thể kết hợp các cơ cấu, bộ phận đó một cách tối ưu nhất để tạo ra một sản phẩm máy móc hoàn chỉnh.

Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhưng có những thứ phải qua trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế thì ta mới có được. Nhờ có sự hướng dẫn, kinh nghiệm thực tế của thầy hướng dẫn qua bao năm nghiên cứu, thầy đã giúp chúng em có được những tài liệu mà chỉ có triển khai thực tế mới có được góp phần cho chúng em có thể thực hiện luận văn xác thực hơn.

Do kinh nghiệm thực tết còn thiếu sót, kiến thức còn hạn chế, chúng em mong nhận lại được sự góp ý, giảng dạy của thầy : TS………….. cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TÀI LIỆU SÁCH

[1] Kỹ Thuật Nâng Chuyển Tập 2 (NXB Đại Học Quốc Gia 2004) - Nguyễn Hồng Ngân.

[2] Tính toán hệ dẫn động cơ khí 1,2 (NXB Đại Học Quốc Gia) – Trịnh Chất, Lê Văn Uyển.

[3] Thiết kế chi tiết máy công dụng chung 1,2 (NXB Đại Học Quốc Gia 2011) – Trần Thiên Phúc.

[4] Sổ tay dung sai lắp ghép (NXB Đại Học Quốc Gia) – Ninh Đức Tốn.

[5] Giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường (NXB Đại Học Quốc Gia) – Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy.

[6] Vẽ kỹ thuật cơ khí 1, 2 (NXB Đại Học Quốc Gia) – Trần Hữu Quế.

2. TÀI LIỆU WEB

Tham khảo hạt điều:

https://www.bpsvibes.com/bulk-material-density-guide/

https://en.wikipedia.org/wiki/Cashew

https://luxme.com/products/conveyed-products/

https://luxme.com/products/tubular-chain-conveyors/conveying-capacities/

Tham khảo động cơ:

https://dongco3pha.com/dong-co-dien-viet-hung

https://minhmotor.com/san-pham/motor-giam-toc-1-5-kw-2-hp-1-5.html

https://dongco3pha.com/motor-leroy-somer.html

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ LUẬN VĂN"