ĐỒ ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT MẶT ĐƯỜNG ĐOẠN TUYẾN TỪ KM0+00 ĐẾN KM10+00

Mã đồ án DAXDMH202308
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 180MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ công nghệ thi công mặt đường, bản vẽ tổ chức thi công chi tiết mặt đường… ); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, đề tài đồ án… ). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện thiết kế............ TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT MẶT ĐƯỜNG ĐOẠN TUYẾN TỪ KM0+00 ĐẾN KM10+00.

Giá: 550,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................................................1

TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT MẶT Đ­ƯỜNG ĐOẠN TUYẾN TỪ KM0+00 ĐẾN KM10+00.............2

I.1. Các số liệu:…………………………………………………………...............................................…....2

I.2. Yêu cầu:……………………………………………………………..............................................….…..2

CHƯƠNG II. LUẬN CHỨNG CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG..........................................................3

2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG...............................................................................3

2.1.1. Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền.......................................................................3

2.1.2 . Phương pháp thi công tuần tự (phương pháp rải mành mành)….........................................….4

2.1.3 Phương pháp thi công phân đoạn(song song)…………………….......................................…….5

2.1.4. Phương pháp thi công hỗn hợp..................................................................................................6

2.2. QUYẾT ĐỊNH CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG......................................................................6

2.3. TÍNH CÁC THÔNG SỐ CỦA DÂY CHUYỀN................................................................................6

2.3.1. Tính tốc độ dây chuyền…………………………………………........................................……….6

2.3.2. Thời kỳ triển khai của dây chuyền (Tkt)…………………………........................................……..8

2.3.3. Thời kỳ hoàn tất của dây chuyền (Tht)…………………………….........................................…..8

2.3.4. Thời gian ổn định của dây chuyền (Tôđ)……………………….....................................………...8

2.3.5.  Hệ số hiệu quả của dây chuyền (Khq)……………………………......................................…….8

2.3.6. Hệ số tổ chức sử dụng máy (Ktc)……………………………………......................................…..8

2.4. CHỌN HƯỚNG THI CÔNG VÀ LẬP TIẾN ĐỘ TCTC CHI TIẾT..................................................8

2.4.1.  Phương án 1: Thi công từ đầu tuyến đến cuối tuyến (A - B)………......................................…8

2.4.2.  Phương án 2: Hướng thi công chia làm 2 mũi……………………........................................…..9

2.4.3.  Phương án 3:  Một dây chuyền thi công từ giữa ra…………….......................................…..….9

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG CÁC LỚP KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG……………........................…….…10

3.1. DIỆN TÍCH MẶT ĐƯỜNG THI CÔNG.........................................................................................11

3.2. KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU............................................................................................................12

CHƯƠNG IV. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG………….....................…13

4.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, LU SƠ BỘ LÒNG ĐƯỜNG.................................................................13

4.1.1. Nội dung công việc.................................................................................................................13

4.1.2. Yêu cầu đối với lòng đường khi thi công xong........................................................................13

4.1.3  Công tác lu lèn lòng đường....................................................................................................13

4.2. THI CÔNG LỚP  CP TỰ NHIÊN LOẠI A( DÀY 15CM )............................................................14

4.2.1. Thi công lề đất cho lớp cấp phới tự nhiên loại A...................................................................15

4.2.1.1. Trình tự thi công………………………………………………...........................................….16

4.2.1.2. Khối lượng vật liệu thi công………………….…………..……......................................…...16

4.3.4. San vật liệu..........................................................................................................................16

4.2.3. Thi công lề đất cho lớp cấp phôi tự nhiên loại A dầy 15cm.................................................16

4.2.3.1. Trình tự thi công...............................................................................................................17

4.2.3.2. Khối lượng vật liệu thi công.............................................................................................17

4.3.3. Vận chuyển vật liệu...........................................................................................................17

4.3.4. San vật liệu.......................................................................................................................18

4.3.5. Đầm lèn lề đất...................................................................................................................18

4.3. THI CÔNG LỀ ĐẤT CHO LỚP CẤP PHỐI  ĐÁ DĂM GIA CỐ XM 6%................................18

4.3.1. Trình tự thi công...............................................................................................................19

4.3.2. Khối lượng vật liệu thi công.............................................................................................19

4.3.3. Vận chuyển vật liệu........................................................................................................19

4.3.4. San vật liệu.....................................................................................................................20

4.3.5. Đầm lèn lề đất.................................................................................................................20

4.4. THI CÔNG LỚP CPĐD GIA CỐ XM 6% (H=16 cm, B= 7+4=11 m)..................................20

4.4.1. Khối lượng vật liệu cấp phối đá dăm gia cố xm 6%.......................................................20

4.4.2. Vận chuyển CPĐD đến hiện trường..............................................................................21

4.4.3. Rải CPĐD gia cố xm 6%...............................................................................................22

4.4.4. Lu lèn lớp CPĐD gia cố xm 6%....................................................................................22

4.4.5. Vận chuyển đá mạt......................................................................................................24

4.5. THI CÔNG LỚP BTN  HẠT THÔ RẢI NÓNG ( B = 11m; h = 6cm).................................24

4.5.1. Phối hợp các công việc đề thi công.............................................................................24

4.5.2. Tính tốc độ dây chuyền và thời gian giãn cách...........................................................24

4.5.3. Chuẩn bị lớp móng………………………………………………….............................…25

4.5.4. Tính toán khối lượng vật liệu BTN hạt thô.................................................................25

4.5.5. Vận chuyển vật liệu……………………………………………..........................………25

4.5.6. Rải hỗn hợp BTN hạt thô.........................................................................................26

4.5.7. Lu lèn lớp BTN hạt thô………………………………………….........................….…..27

4.6. THI CÔNG LỚP BÊ TÔNG NHỰA HẠT TRUNG (B = 11m; h = 5cm)........................28

4.6.1. Tính toán khối lượng vật liệu BTN nhỏ....................................................................28

4.6.2. Vận chuyển vật liệu……………………………………………........................…...….28

4.6.3. Rải vật liệu..............................................................................................................28

4.6.4. Lu lèn lớp BTN hạt nhỏ...........................................................................................29

4.7. THI CÔNG LỀ ĐẤT LỚP MẶT (H=11 cm) VÀ HOÀN THIỆN MẶT ĐƯỜNG............30

4.7.1. Trình tự công việc...................................................................................................30.

4.7.2. Khối lượng vật liệu thi công……………………………………….........................….30

4.7.3. Vận chuyển vật liệu…………………………………..……….......................………..30

4.7.4. San vật liệu……………………….……………………………..….........................…..31

4.7.5. Đầm lèn lề đất……………………………………………………............................….31

CHƯƠNG V. TỔ CHỨC CUNG CẤP VẬT TƯ…………………………………..........…...36

5.1. LƯỢNG VẬT TƯ CẦN THIẾT ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC..............................36

5.2. KẾ HOẠCH DỰ TRỮ VẬT LIỆU..............................................................................36

5.2.1. Dự trữ thường xuyên............................................................................................36

5.2.2. Dự trữ bảo hiểm...................................................................................................37

5.2.3. Dự trữ đặc biệt…………………………………………...…….......................………37

5.2.4. Lượng vật liệu nhỏ nhất cần dự trữ......................................................................37

5.2.5. Lượng vật liệu lớn nhất cần dự trữ.......................................................................37

5.3. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC KHO BÃI.......................................................................37

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN…………………………………………..…................…………39

TỔ CHỨC THI CÔNG CHI TIẾT MẶT Đ­ƯỜNG ĐOẠN TUYẾN TỪ KM0+00 ĐẾN KM10+00

CH­ƯƠNG I. CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG

I.1. Các số liệu:

- Chiều dài tuyến: 10000 m .

- Cấp hạng kỹ thuật của đường : cấp II đồng bằng

- Tốc độ thiết kế: 60 km/h

- Bề rộng nền đường : 9 m.

- Bề rộng mặt đường : 2x3,5 m.

- Bề rộng lề đường : 2x1,0 m.

- Bề rộng lề gia cố : 2x0,5 m.

- Bề rộng lề đất      : 2 x 0.5 m

- Độ dốc ngang mặt đường và lề gia cố:2%

- Độ dốc ngang lề đất : 6%

- Kết cấu mặt đường: Gồm 4 lớp:

+ Lớp mặt trên: 30 cm.

+ Lớp mặt dưới: 31 cm.

+ Lớp  móng trên: 32 cm.

+ Lớp móng dưới: 33 cm.

I.2. Yêu cầu:

Thuyết minh + bản vẽ đi kèm

CHƯƠNG II. LUẬN CHỨNG CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Tổ chức thi công là tiến hành một loạt các biện  pháp tổng hợp nhằm bố trí đúng lúc và đúng chỗ mọi lực lượng lực lượng lao đông , máy móc, vật tư và các nguồn năng lượng... cần thiết, đồng thời xác định rõ thứ tự phối hợp các quan hệ trên để đảm bảo  thi công đúng thời hạn, rẻ, đạt chất lượng tốt nhất. Do vậy muốn tổ chức thi công tốt đạt hiệu quả cao thì phải tiến hành thiết kế thi công trên công trên cơ sở một phương pháp thi công tiến tiến và thích hợp với các điều kiện thực tế. Khi chọn phương án thi công phải dựa trên các yêu cầu sau:

+ Trình độ chuyên môn, kỹ thuật thi công.

+ Khả năng cung cấp vật tư kỹ thuật và năng lực xe máy công nghệ thi công của đơn vị thi công.

+ Đặc điểm tự nhiên của khu vực tuyến.

+ Các điều kiện đặc biệt khác của tuyến.

2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG.

2.1.1. Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền

a. Khái niệm

Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là phương pháp tổ chức mà ở đó quá trình thi công được chia thành nhiều công việc có liên quan chặt chẽ với nhau và được xắp xếp thành một trình tự hợp lý.Việc sản xuất sản phẩm được tiến hành liên tục đều đặn theo một hướng và trong một thời điểm nào đó sẽ đồng thời thi công trên tất cả nơi làm việc của dây chuyền. Đây là phương pháp tổ chức thi công tiến tiến, thích hợp với tính chất kéo dài của công trình đường xá.

b. Đặc điểm chủ yếu của phương pháp thi công dây chuyền

- Trong các khoảng thời gian bằng nhau ( ca, ngày đêm) sẽ làm xong các đoạn đường có chiều dài bằng nhau, các đoạn đường làm xong sẽ kéo dài thành một dải liên tục theo một hướng.

- Tất cả các công việc đều do các phân đội chuyên nghiệp được bố trí theo loại công tác chính và trang bị bằng các máy thi công thích hợp hoàn chỉnh.

- Các phân đội chuyên nghiệp di chuyển lần lượt theo tuyến đường đang làm và hoàn thành tất cả các công việc được giao.

2.1.2 . Phương pháp thi công tuần tự (phương pháp rải mành mành)

a. Khái niệm

Phương pháp thi công tuần tự là đồng thời tiến hành một loại công việc trên toàn bộ chiều dài của tuyến thi công và cứ tiến hành như vậy từ công tác chuẩn bị đến đến xây dựng công trình. Mọi công tác từ chuẩn bị đến hoàn thiện đều do một đơn vị thực hiện.

b. Sơ đồ tổ chức thi công đường theo phương pháp dây chuyền:

II- Xây dựng nền đường.

III- Xây dựng móng đường.

IV- Xây dựng mặt đường.

V- Công tác hoàn thiện.

c. Ưu điểm

Địa điểm thi công không bị thay đổi cho nên việc tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân thuận tiện hơn.

d. Nhược điểm

- Yêu cầu về máy móc tăng so với phương pháp thi công theo dây chuyền vì phải đồng thời triển khai một loại công tác ở nhiều địa điểm.

- Máy móc và công nhân phân tán trên diện rộng cho nên việc chỉ đạo kiểm tra quá trình thi công gặp nhiều cản trở. Năng suất máy móc bị giảm và việc bảo dưỡng sữa chữa máy móc cũng bị hạn chế.

2.1.4. Phương pháp thi công hỗn hợp

a. Khái niệm

Phương pháp thi công phối hợp là phương pháp phối hợp các hình thức thi công theo dây chuyển và phi dây chuyển, có 3 phương án phối hợp các biện pháp thi công khác nhau:

-Tách riêng các công tác tập trung trong khối lượng chung của dây chuyền để thi công theo phương pháp tuần tự.

- Một số công tác tổ chức thi công theo dây chuyền và tổ chức thi công chung theo phương pháp tuần tự.

- Tổ chức thi công chung phương pháp phân đoạn, trong từng đoạn thi công theo  phương pháp tuần tự và dây chuyền.

b. Điều kiện áp dụng

Phương pháp thi công hỗn hợp được áp dụng trên đoạn tuyến có khối lượng tập trung nhiều và có nhiều công trình thi công cá biệt.

2.2. QUYẾT ĐỊNH CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG.

- Tuyến được xây dựng dài 12 Km. Đảm nhận việc thi công là Công ty xây dựng công trình giao thông X được trang bị đầy đủ máy móc, vật tư, trang thiết bị, có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, lực lượng công nhân có tay nghề cao, tinh thần lao động tốt.

- Khối lượng công tác dọc tuyến khá đồng đều, các công trình thoát nước dọc tuyến được thiết kế theo định hình hoá, được vận chuyển từ nhà máy đến công trình để lắp ghép.

- Điều kiện địa chất, thuỷ văn của khu vực tuyến thuận lợi ít ảnh hưởng đến thi công.

2.3. TÍNH CÁC THÔNG SỐ CỦA DÂY CHUYỀN

2.3.1. Tính tốc độ dây chuyền

* Khái niệm

- Tốc độ của dây chuyền chuyên nghiệp là chiều dài đoạn đường (m, km) trên đó đơn vị thi công chuyên nghiệp tiến hành tất cả các công việc được giao trong một đơn vị thời gian. Tốc độ của dây chuyền tổng hợp là chiều dài đoạn đường đã làm xong hoàn toàn trong 1 ca (hoặc ngày đêm).

* Tốc độ dây chuyền xác định theo công thức

- Căn cứ vào năng lực thi công của công ty và mùa thi công thuận lợi tôi quyết định chọn thời gian thi công là 6 tháng không kể 1 tháng làm công tác chuẩn bị :

Khởi công:       01 - 01- 2013

Hoàn thành:     30 - 10 - 2013

Vậy thời gian hoạt động của dây chuyền: T = 233 ngày

2.3.3. Thời kỳ hoàn tất của dây chuyền (Tht)

Là thời gian cần thiết để đưa các phương tiện máy móc ra khỏi dây chuyền tổng hợp sau khi đã hoàn thành đầy đủ các công việc được giao.

Giả sử tốc độ dây chuyển chuyên nghiệp là không đổi ,thì chọn Tht=Tkt = 15 ngày

2.3.4. Thời gian ổn định của dây chuyền (Tôđ)

Là thời kỳ dây chuyền làm việc với tốc độ không đổi, với dây chuyền tổng hợp là thời kỳ từ lúc triển khai xong đến khi bắt đầu cuốn dây chuyền.

Tôđ  = Thđ  - (Tkt+Tht)

Tht = Tkt = 15 ngày

Tôđ = 233 - ( 15+15 ) = 203 ngày

2.4. CHỌN HƯỚNG THI CÔNG VÀ LẬP TIẾN ĐỘ TCTC CHI TIẾT

2.4.1. Phương án 1: Thi công từ đầu tuyến đến cuối tuyến (A - B)

a. Ưu điểm

Giữ được dây chuyền thi công, lực lượng thi công không bị phân tán, công tác quản lý thuận lợi dễ dàng. đưa từng đoạn vào sử dụng sớm.

b. Nhược điểm

Phải làm đường công vụ để vận chuyển vật liệu yêu cầu xe vận chuyển vật liệu chưa hợp lý.

2.4.3. Phương án 3:  Một dây chuyền thi công từ giữa ra.

a. Ưu điểm

Tận dụng được các đoạn đường đã làm xong đưa vào chuyên chở vật liệu.

b. Nhược điểm

Sau khi thi công xong đoạn 1 thì phải di chuyển toàn bộ máy móc, nhân lực về đoạn 2 để thi công tiếp.

=> Chọn hướng thi công

So sánh các phương án đã nêu và căn cứ vào thực tế của tuyến và khả năng cung cấp vật liệu làm mặt đường, ta chọn hướng thi công tuyến đường A - B là phương án 1.

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG CÁC LỚP KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG

Mặt đường là một kết cấu nhiều lớp bằng các vật liệu khác nhau được rải trên nền đường nhằm đảm bảo các yêu cầu chạy xe, cường độ, độ bằng phẳng, độ nhám.

Đặc điểm của công tác xây dựng mặt đường:

* Khối lượng công việc phân bố đều trên toàn tuyến.

* Diện thi công hẹp và kéo dài.

* Quá trình thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu.

Tốc độ thi công không thay đổi nhiều trên toàn tuyến.

* Theo TCVN 4054-05 với tốc độ thiết kế 80 Km/h, đường đồng bằng thì các yếu tố tối thiểu của mặt cắt ngang ta chọn các yếu tố  như sau:

- Chiều dài tuyến :                    L = 11000 m

- Bề rộng của nền đường    :   12,0 m.

- Phần xe chạy                       :2x3,750 m.

- Phần lề đường                     :2x3,0 m.

- Phần gia cố lề                      :2x2,5 m.

3.1. DIỆN TÍCH MẶT ĐƯỜNG THI CÔNG.

Phần mặt đường xe chạy:

Fđ = B.L = 7,5* 11000 = 82500 m2

Trong đó:

+ B: bề rộng mặt xe chạy, B=7,0 m

+ L: chiều dài tuyến  L = 11000m

Phần lề gia cố.

Fgc= Bgc . L = 2 . 2.11000= 44000  m2

Trong đó:

+ Lề gia cố,  Bgc = 2. 2,5 = 5,0 m

Phần lề đất.

Fl = Bl . L = 1 . 11000= 11000m2

Trong đó:

+ Bl : bề rộng phần lề đất, Bl = 0,5 . 2 =1 m

3.2. KHỐI LƯỢNG VẬT LIỆU.

Trong thực tế khối lượng vật liệu lấy theo tính toán không khác nhiều so với định mức nhưng để đảm bảo khối lượng vật liệu cần thiết cho xây dựng ta tính toán khối lượng như sau:

* Khối lượng CP tự nhiên loại A.

CP tự nhiên loại A.làm lớp móng dưới mặt đường dày 15 cm, bề rộng không tính cả phần gia cố lề B=7,0 m có khối lượng cần thiết là:

Q1 = F1 . h . K1. K2

Vậy,  khối lượng CPĐD loại II tính toán được là:

Q1 =  7,5 * 11000 * 0,15 * 1,3 * 1,05 = 16891m3

CHƯƠNG IV. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG

4.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, LU SƠ BỘ LÒNG ĐƯỜNG

4.1.1.  Nội dung công việc.

- Cắm lại hệ thống cọc tim đường và cọc xác định vị trí hai bên mặt đường để xác định đúng vị trí thi công.

- Chuẩn bị vật liệu, nhân lực, xe máy.

- Lu lèn sơ bộ lòng đường.

- Thi công khuôn đường đắp đất cấp phối đồi làm khuôn cho lớp móng dưới (h =30cm).

4.1.3  Công tác lu lèn lòng đường.

Trên cơ sở ưu nhược điểm của các phương pháp xây dựng lòng đường đắp lề hoàn toàn, đào lòng đường hoàn toàn, đào lòng đường một nửa đồng thời đắp lề một nửa, chọn phương pháp thi công đắp lề hoàn toàn để thi công.

Với phương pháp thi công này, trước khi thi công đắp lề đất và các lớp mặt đường bên trên, ta cần phải lu lèn lòng đường trước để đảm bảo độ chặt K=0,98.

Bề rộng lòng đường cần lu lèn được tính theo bằng:

Blu = 12 + 2 * 0,42* 1,5 = 13,26m

a. Chọn phương tiện đầm nén.

Việc chọn phương tiện đầm nén ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác đầm nén. Có hai phương pháp đầm nén được sử dụng là sử dụng lu và sử dụng các máy đầm(ít được sử dụng trong xây dựng mặt đường so với lu).

b. Yêu cầu công nghệ và bố trí sơ đồ lu.

Việc thiết kế bố trí sơ đồ lu phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Số lần tác dụng đầm nén phải đồng đều khắp mặt đường.

+ Bố trí đầm nén sao cho tạo điều kiện tăng nhanh hiệu quả đầm nén, tạo hình dáng như thiết kế trắc ngang mặt đường.

+ Vệt bánh lu đầu tiên lấn ra ngoài lề tối thiểu là 20-30cm, trong trường hợp đắp lề trước cao hơn lớp vật liệu lu lèn thì vệt lu đầu tiên cách mép lề khoảng 10cm để tránh phá hoại lề

+ Vệt bánh lu chồng lên nhau 20¸30cm.

+ Lu lần lượt từ hai bên mép vào giữa.

4.2. THI CÔNG LỚP  CP TỰ NHIÊN LOẠI  A( DÀY 15CM )

Chiều dày của toàn bộ lề đường bằng đất là 42 cm = 0,42 m

4.2.1. Thi công lề đất cho lớp cấp phới tự nhiên loại A

4.2.1.1. Trình tự thi công

+ Vận chuyển cấp phối tự nhiên loại C từ mỏ vật liệu đất ở gần cuối tuyến

+ San vật liệu bằng nhân công

+ Đầm lề đất bằng đầm cóc

4.2.1.2. Khối lượng vật liệu thi công

Khối lượng đất thi công được tính toán như sau

Q = 2.Blề . L . h . K1

Tính được

Q = 2*1,4*70*0,16*1,4 = 43,904 m3

4.3.3. Vận chuyển vật liệu

Khối lượng vật liệu cần vận chuyển có tính đến hệ số rơi vãi khi xe chạy trên đường K2 được tính toán như sau

Qvc = Q*K2 = 43,904*1,1 =48,294 m3

Sử dụng xe Huyndai 14T để vận chuyển đất. Năng suất vận chuyển của xe được tính theo công thức như phần trên :  N = nht.P

4.3.5. Đầm lèn lề đất.

Với bề rộng đầm là 0,3 m ta cần phải chạy 5 lượt trên mỗi MCN của 1 bên lề. Kết hợp với số lần đầm lèn yêu cầu của lề đất là 4 lượt/điểm, ta có: N = 2*5*4 = 40 hành trình.

Kết quả tính toán:

Năng suất đầm lèn:  P = 140 m/ca.

Số ca đầm lèn của đầm cóc: n = 0,50 ca.

Dùng đầm kết hợp nhân công để sửa lại mái ta luy.

4.2.3. Thi công lề đất cho lớp cấp phôi tự nhiên loại A dầy 15cm

4.2.3.1. Trình tự thi công

+ Vận chuyển cấp phối tự nhiên loại C từ mỏ vật liệu đất ở gần cuối tuyến

+  San vật liệu bằng nhân công

+ Đầm lề đất bằng đầm cóc

4.2.3.2. Khối lượng vật liệu thi công

Khối lượng đất thi công được tính toán như sau

Q = 2.Blề . L . h . K1

Tính được: Q = 2*1,16*70*0,16*1,4 = 36,38 m3

4.3.4. San vật liệu

Đất được vận chuyển đến và đổ thành đống nhỏ trên phần thi công lề hai bên đường. San rải lớp đất này bằng nhân công là chủ yếu.

Theo định mức, năng suất san vật liệu đất  là 0,2 (công/m3). Do vậy tổng số công san rải vật liệu đất đắp lề là: 0,2* Q = 0,2* 38,38 = 7,676 (công)

4.3. THI CÔNG LỀ ĐẤT CHO LỚP CẤP PHỐI  ĐÁ DĂM GIA CỐ XM 6%.

Phần lề đất của lớp móng CPĐD gia cố xm 6%, dày 16cm, có đáy trên rộng 0,5 + 0,12*1.5 = 0,68 m, đáy dưới rộng  0,68 + 0,16*1,5 = 0,92m .Tương tự như phần trước thi công phần lề đất dày 16cm làm khuôn đường để thi công lớp CPĐD gia cố xm 6%. 

4.3.1. Trình tự thi công

+ Vận chuyển đất C3 từ mỏ vật liệu đất ở gần cuối tuyến

+ San vật liệu bằng nhân công

+ Đầm lề đất bằng đầm cóc

4.3.3. Vận chuyển vật liệu

Khối lượng vật liệu cần vận chuyển có tính đến hệ số rơi vãi khi xe chạy trên đường K2 được tính toán như sau

Qvc = Q*K2 = 28,85*1,1 =31,735 m3

Sử dụng xe Huyndai 14T để vận chuyển đất. Năng suất vận chuyển của xe được tính theo công thức như phần trên :  N = nht.P

Với nht : Số hành trình thực hiện được trong một ca thi công. theo tính toán ở trên nht = 9 ( hành trình )

+ Năng suất của xe vận chuyển: N = 9*8 = 72 ( m3/ca )

+ Số ca xe cần thiết để vận chuyển đất

4.4. THI CÔNG LỚP CPĐD GIA CỐ XM 6% (H=16 cm, B= 7+4=11 m).

Theo thiết kế kết cấu áo đường, lớp CPĐD gia cố xm 6%.  được dùng làm móng trên cho loại mặt đường cấp cao A1 chiều dày thiết kế là 16 cm. Tiến hành thi công mặt đường và phần gia cố lề cùng một lúc nên bề rộng thi công lớp CPĐD gia cố xm 6% là 11m.

4.4.1. Khối lượng vật liệu cấp phối đá dăm gia cố xm 6%.

Khối lượng vật liệu CPĐD gia cố xm 6%.  cần thiết cho một ca thi công tính như sau:

Q=B . L . h . K1 =11*70*0,15*1,3 = 109,2 m3.

4.4.2. Vận chuyển CPĐD đến hiện trường.

Dùng xe Huyndai 14T vận chuyển CPĐD gia cố xm 6%.  từ khu gia công đá ra hiện trường. Loại vật liệu này đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi tiếp nhận. Không dùng thủ công để xúc CPĐD gia cố xm 6%.  hất lên xe mà phải dùng máy xúc gầu ngược hoặc máy xúc gầu bánh lốp. Đổ trực tiếp vào máy rải.

+ Khối lượng cần vận chuyển cho một ca thi công có xét thêm đến hệ số rơi vãi:

Qvc = Q . 1,05 = 109,20 * 1,05 = 114,66  (m3)

4.4.3. Rải CPĐD gia cố xm 6%. 

Vật liệu được đổ trực tiếp vào máy rải có vệt rải tối đa là 5m. Do đó bề rộng cần phải rải 8 m chia  làm 2 vệt rải có kích thước vệt 4,0 m

+ Năng suất của máy rải tính theo công thức:

P = T . B . h . V . K1 . Kt

4.4.4. Lu lèn lớp CPĐD gia cố xm 6%. 

Sau khi san rải phải tiến hành lu lèn ngay với độ chặt đạt được k ³ 0,95. Chỉ tiến hành lu lèn khi độ ẩm của CP là độ ẩm tốt nhất với sai số là không lớn hơn 1%.

Lớp CPĐD gia cố xm 6%. được lu lèn đến độ chặt K= 0,98 tiến hành theo trình tự sau:

- Lu sơ bộ: Dùng lu tĩnh 8T đi 4 lượt/điểm, vận tốc lu 2Km/h.

- Lu lèn chặt: 2giai đoạn

+ Sử dụng lu rung 8T, lu 8lượt /điểm, vận tốc trung bình 3km/h

+ Sử dụng lu bánh lốp 16T, lu12 lượt/điểm, vận tốc trung bình 4km/h

- Lu hoàn thiện: Dùng lu báng thép 8T, lu 4 lượt /điểm, vận tốc lu 4km/h

4.5. THI CÔNG LỚP BTN  HẠT THÔ RẢI NÓNG ( B = 11m; h = 6cm ).

4.5.1. Phối hợp các công việc đề thi công.

- Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra hiện trường thiết bị rải và phương tiện lu lèn .

- Đảm bảo năng suất trạm trộn bê tông nhựa tương đương với năng suất của máy rải

- Chỉ thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa, khô ráo nhiệt độ không khi không nhỏ hơn 50c .

4.5.2. Tính tốc độ dây chuyền và thời gian giãn cách.

Với công suất của trạm trộn BTN đặt ở cuối tuyến là 100T/h, ta chọn tốc độ thi công của dây chuyền thi công các lớp BTN thô là 120m/ca.

4.5.3. Chuẩn bị lớp móng.

Trước lúc rải bê tông nhựa thì cần phải làm sạch, khô và phải làm bằng phẳng lớp móng, xử lý độ dốc ngang cho đúng thiết kế. Tưới nhựa dính bám bằng ôtô tưới nhựa 7T, lượng nhựa 0,8kg/m2.

Khối lượng nhựa cần thiết để thi công là:

Q = 0,8 x B x L = 0,8 x 11x 120 = 768(kg)

Số ca máy tưới nhựa là:

n = 0,034 x 11x 120/100 = 0,326 ca

4.5.4. Tính toán khối lượng vật liệu BTN hạt thô.

Khối lượng BTN thô cần cho một ca thi công được tính toán như sau:

Q = B . L . h . g . K1  .

Kết quả tính toán:

Q = B . L . h . g . K1  =11 *120 *0,07* 2,32 *1,35= 210,47 T

Khối lượng vật liệu cần vận chuyển có xét đến sự rơi vãi vật liệu ở trên đường trong quá trình vận chuyển là:

Qvc = Q .K2 = 210,47 *1,05 = 220,99 T.

4.5.7. Lu lèn lớp BTN hạt thô.

Rải BTN đến đâu thì tiến hành lu lèn ngay đến đó.

Trình tự lu lèn lớp BTN hạt thô:

Lu sơ bộ: Dùng lu tĩnh 8T đi 3lượt/điểm, vận tốc lu là 2Km/h .

Lu lèn chặt: Dùng bánh lốp 16T, 10lượt/điểm, vận tốc lu 5 lượt đầu 4Km/h, 5 lượt cuối là 5km/h. Vận  tốc lu trung bình là Vtb = 4,5km/h.

Lu hoàn thiện: Dùng lu tĩnh nặng 10T, 4lượt/điểm, vận tốc lu trung bình 5Km/h.

4.6. THI CÔNG LỚP BÊ TÔNG NHỰA HẠT TRUNG (B = 11m; h = 5cm)

Quy trình công nghệ thi công lớp mặt BTN trung dày 5cm hoàn toàn giống như quy trình công nghệ thi công lớp mặt BTN thô đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, do chiều dày thi công bé hơn nên khối lượng vật liệu cũng sẽ bé hơn và do vậy số ca vận chuyển , rải vật liệu cũng bé hơn cần tính toán chính xác.

4.6.1. Tính toán khối lượng vật liệu BTN nhỏ.

Khối lượng BTN nhỏ cần cho một ca thi công được tính toán như sau:

Q = B . L . h . g . K1

Kết quả tính toán:

Q = B . L . h . g . K1  =8 *120*0,05*2,32*1,35 = 150,34T

4.6.3. Rải vật liệu

+ Năng suất máy rải: 

P = T . B . h . g . V . K1 . Kt

=> p = 480*4,0*0,05 *2,32*4*0,75 *1,35  = 902,016(T/ca)

+ Số ca máy rải cần thiết : n = 0,167 ca.

4.7. THI CÔNG LỀ ĐẤT LỚP MẶT (H=11 cm) VÀ HOÀN THIỆN MẶT ĐƯỜNG

4.7.1. Trình tự công việc.

- Tháo dỡ ván khuôn thi công các lớp BTN.

- Thi công lớp lề đất cho hai lớp BTN, chiều dày thi công h =6+5=11 cm.

- Xén cắt lề đất, bảo đảm đúng độ dốc taluy là 1:1,5.

- Di chuyển các thiết bị máy móc sang đoạn thi công mới.

- Dọn  dẹp vật liệu thừa, rơi vãi trên phạm vi mặt đường, lề đường.

- Hoàn thiện mặt đường.

4.7.2. Khối lượng vật liệu thi công

Bề rộng thi công lề đất mỗi bên tính toán được như sau:

B = 0,5 + 0,12 * 1,5 = 0,68 m.

Khối lượng thi  công lề đất trong một ca:

Q = 2. B . L . h . K = 2*0,68*120*0,12*1,4 = 27,42m3.

4.7.4. San vật liệu

Đất vận chuyển đến được san rải bằng nhân công. Theo định mức, năng suất san vật liệu đất  là 0,2công/m3. Do vậy tổng số công san rải vật liệu đất đắp lề là:

n = 0,2* Q = 0,2*27,42 = 5,48 công.

CHƯƠNG V. TỔ CHỨC CUNG CẤP VẬT TƯ

5.1. LƯỢNG VẬT TƯ CẦN THIẾT ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Ta cần xác định lượng vật tư cần thiết để hoàn thành công việc trong một ca thi công và cho toàn tuyến.

Khối lượng vật tư cần thiết đều được lấy theo định mức cơ bản do bộ xây dựng ban hành và đã được tính cho khối lượng trong 1 ca thi công tức là 70m đối với các công tác móng và 120m đối với các công tác thảm BTN.

Khối lượng vật tư để hoàn thành công trình bằng khối lượng của 1 ca nhân với tổng chiều dài tuyến và chiều dài của một ca công tác.

5.2. KẾ HOẠCH DỰ TRỮ VẬT LIỆU.

Số lượng nguyên vật liệu dự trữ là số lượng qui định vật liệu tồn kho cần thiết để kịp thời cung cấp cho thi công, đảm bảo cho quá trình thi công tiến hành được liên tục, đều đặn.

Căn cứ vào tính chất dự trữ, người ta chia ra có mấy loại dự trữ sau:

Dự trữ thường xuyên

Dự trữ bảo hiểm

Dự trữ đặc biệt

5.2.1. Dự trữ thường xuyên

Là lượng dữ trữ cần thiết phải dữ trữ để đảm bảo được thi công liên tục cho đơn vị thi công giữa hai đợt nhập vật liệu:

Vtx = n * Vn

5.2.2. Dự trữ bảo hiểm

Là lượng vật liệu cần thiết đảm bảo cho quá trình thi công tiến hành liên tục, đều đặn trong trường hợp tiến độ cung cấp vật liệu bị phá vỡ do khó khăn về vận chuyển.

Vbh = Nbh. Vn

5.2.4. Lượng vật liệu nhỏ nhất cần dự trữ

Vmin = Vbh + Vđb

CPĐD  loại II : Vmin =  384,384+384,384 =  768,768 m3

CPĐD gia cố xi măng 6%   :  Vmin = 343,98+343,98  = 687,96 m3

5.2.5. Lượng vật liệu lớn nhất cần dự trữ

Vmax = Vtx + Vđb + Vbh

CPĐD loại II : Vmax =  0+ 384,384+384,384 =  768,768 m3

CPĐD gia cố xi măng 6%   : Vmax =  0+343,98+343,98  = 687,96 m3

5.3. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC KHO BÃI

* Diện tích có ích của kho bãi F = Vmax /q  (m2) .  q  : Số lượng vật liệu bảo quản được trong 1m2 diện tích của kho .  Vì là loại kho bãi lộ thiên thì cách chất là đánh đống bằng máy q = 3,0 m3/m2.

CPĐD loại II:  F= 768,768/3,0  = 256,256 m2

CPĐD gia cố xi măng 6%   : F= 687,96/3,0 = 229,32 m2  

* Diện tích tổng cộng của kho bãi (kể cả đường đi)

CPĐD loại II:  S=256,256*1.1 = 281,882  m2

CPĐD gia cố xi măng 6% :  S =229,32*1.1= 252,252  m2

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN

Sau khoảng thời gian tìm hiểu và thiết kế Đồ án môn học Tổ chức thi công chi tiết & xí nghiệp phụ. Đến này đồ án của em đã hoàn thành nội dung và đứng tiến độ. Trong quá trình thiết kế đồ án không tránh được những thiếu sót rất mong quý thầy cô chỉ bảo thêm để đồ án em được hoàn thiện hơn.

Em xin cảm ơn thầy hướng dẫn: Ths…………….. đã giúp em hoàn thành thiết kế đồ án môn học này

                                                                                                                                        Hà nội, ngày ... tháng ... năm 20...

                                                                                                                                     Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                     ......................

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"