MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................I
PHẦN I : NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN………………………………………………….1
PHẦN II : THUYẾT MINH........................................................................ 2
1. HOÀN THIỆN CHI TIẾT... 2
1.1 Phân tích tính công nghệ của chi tiết…………………………………...2
1.2 Thiết lập mô hình và bản vẽ chi tiết……………………………………3
2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ... 6
2.1. Chọn phương pháp tạo phôi……………………………………………6
2.2. Thiết kế tiến trình công nghệ........................................................... 8
2.2.1. Lập tiến trình công nghệ……………………………………………..8
2.2.2. Xác định lượng dư gia công……………………………………...….9
2.2.3 Tạo bản vẽ phôi………………………………………………...…...12
2.3 Thiết kế nguyên công 3 : Nguyên công tiện........................................... 13
2.3.1. Chọn máy……………………………………………………………13
2.3.2. Chọn dụng cụ cắt:…………………………………………………...13
2.2.3. Xác định nội dung nguyên công……………………………………….…13
2.2.4. Xác định nội dung nguyên công tiện………………………………..13
2.4 Lập trình gia công................................................................................ 15
2.4.1 Nội dung thực hiện……………………………………………...…..15
2.4.2 Cấu trúc chương trình NC ………………………………………….26
KẾT LUẬN................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 28
PHẦN IV : TÀI LIỆU KỸ THUẬT............................................................ 29
PHIẾU CÔNG NGHỆ................................................................................. 33
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay,sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại với tính đa dạng rất cao. Do vậy các trang thiết bị dùng để chế tạo các sản phẩm đó cũng có những đòi hỏi rất cao. Quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết cũng ngày càng phức tạp. Đòi hỏi người làm kỹ thuật phải có một tư duy nhạy bén với năng lực vững vàng .
Là một sinh viên khoa Hàng không vũ trụ chuyên nghành “Cơ điện tử” việc làm một đồ án môn học ko chỉ giúp cũng cố kiến thức, tổng hợp lượng kiến thức đã tích lũy được mà còn giúp cho người học bước đầu vơi thực tế của môn học, thông qua đó hình thành nên những tư duy logic hơn. Đồ án môn học CAD/CAM/CNC là một đồ án chuyên nghành. Nhiệm vụ đồ án đặt ra là từ phôi liệu với hình dáng ban đầu cơ bản với trang thiết bị công nghệ có sẵn biến phôi thành những chi tiết được sử dụng trong nghành chế tạo.
Em được nhận đề tài với những nội dung “Thiết lập mô hình 3D, xuất bản vẽ theo TCVN (Bằng phần mềm Inventer). Thiết kế quy trình công nghệ. Lập trình gia công,mô phỏng quá trình gia công và xuất chương trình cho Chi tiết “Trục phanh sau L = 167mm”
Đề tài của em được thầy: Ths……………. giao cho và hướng dẫn. Với những kiến thức đã học trên lớp và thời gian nghiên cứu tìm tòi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn sự đóng góp trao đổi,đóng góp của các bạn sinh viên trong lớp. Em đã hoàn thành được đồ án này. Song với những kiến thức còn hạn chế cùng kinh nghiệm thực tế ko nhiều, nên đồ án của em ko tránh khỏi thiếu sót những thiếu sót. Em các mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy trong bộ môn để em được hoàn thiện hơn,góp phần cũng cố kiến thức lý thuyết.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn và đặc biệt là thầy: Ths……………. đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Hà Nội , Ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……..….…..
PHẦN II : THUYẾT MINH
1. Hoàn thiện chi tiết
1.1 Phân tích tính công nghệ của chi tiết
Các chi tiết dạng trục là loại chi tiết dùng rất phổ biến trong nghành chế tạo máy. Chúng có bề mặt cơ bản phải gia công là mặt tròn xoay ngoài. Mặt này thường dùng để lắp ghép các chi tiết khác. Các chi tiết có kết cấu khác nhau.
- Trục phanh sau là chi tiết dạng trục bậc vì trên suốt chiều dài L của chi tiết có một số kích thước đường kính khác nhau.
- Trục phanh sau là chi tiết dạng trục bậc tròn xoay. Có các đặc diểm kỹ thuật như sau :
o Phần trục trơn gồm 4 đoạn : Ø36 Ø42 Ø48 Ø36. Trên phần trục Ø42 có rãnh then 30 x 8 theo TCVN (Trong đó chiều dài làm việc của then bằng 30 và chiều sâu của then bằng 8)
o Trên trục còn có phần trụ ren hệ mét bậc lớn (M32 x 2) Có cấp chính xác Cấp 6 (Đạt Ra = 2.5).
- Ngoài ra trên các đoạn trục Ø42 và Ø36 dung sai độ trụ cho phép ≤ 0.04.
- Trên cả chiều dài của trục khi gia công phải đảm bảo độ đồng tâm dung sai cho phép ≤ 0.02.
1.2 Thiết lập mô hình và bản vẽ chi tiết.
v Phương pháp và trình tự thiết lập mô hình 3D
- Sử dụng lênh Circle và Extrude để tạo chi tiết
- Dùng lệnh Extrude để cắt đạt k.thước 20mm
- Dùng lệnh Hole để tạoren M8 lựa chọn theo ren tiêu chuẩn ISO Metric profile.
- Dùng lệnh Extrude để tạo rãnh then (30 x 8) theo TCVN
Vậy ta được chi tiết trục phanh sau 3D .
1. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Chọn phương pháp tạo phôi
v Phương pháp rèn tự do.
o Ưu điểm :
Tạo cho vật liệu có cơ tính tốt ,năng suất thấp chỉ phù hợp với sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ,với trang thiết bị đơn giản.
o Nhược điểm :
- Không tạo được phôi có cấu tạo phức tạp,không phù hợp với dạng sản xuất lớn hàng khối. Độ chính xác phụ thuộc vào tay nghề của công nhân. Năng suất thấp.
- Với chi tiết trục phanh sau thì không đảm bảo đươc kích thước,không đảm bảo được độ đồng tâm và đặc biệt là phương pháp này ko gia công đượcren.
v Phương pháp dập nóng:
o Ưu điểm :
- Phôi chế tạo có tính đồng đều không phụ thuộc vào tay nghề của công nhân
- Các thớ kim loại có khả năng chịu lực tốt
o Nhược điểm:
Phương pháp này yêu cầu thiết bị phức tạp. Chi phí chết tạo phôi cao.
v Đúc khuôn cát,khuôn mẫu kim loại,khuôn là bằng máy:
o Ưu điểm :
- Độ chính xác cao,năng suất cao. Đúc đc các chi tiết có các khối lượng lớn. lượng dư để lại nhỏ
- Vật liệu khuôn cát là cát,đất sét…nên có sẵn ,hạ giá thành sản phẩm.
o Nhược điểm :
- Giá thành khuôn mẫu cao.
Ngoài ra còn có một số phương pháp nữa như : Đúc khuôn mẫu chảy,đúc khuôn kim loại,đúc áp lực.
* Nhận xét :
- Do chi tiết là dạng trụ bậc,và các bậc của trục chênh nhau không lớn lắmnên nếu sử dụng phôi dập cho chi tiết này thì không hiệu quả kinh tế do phải chế tạo khuôn dập và yêu cầu về máy,các nguyên công đi kèm lớn.
- Còn nếu dùng phôi đúc thì cơ tính của phôi đúc không cao do đó không nên sử dụng phôi đúc.
Kết luận :
Như vậy theo các phương án trên thì trục phanh sau nên dùng phương pháp cán nóng là hợp lý nhất.
2.2. Thiết kế tiến trình công nghệ.
2.2.1. Lập tiến trình công nghệ
- Thiết kế quy trình công nghệ là phải lập thứ tự các nguyên công sao cho chu kì gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, góp phần hạn chế chi phí gia công,đảm bảo hiệu quả nhất. Trong đó mỗi nguyên công được thực hiện theo một nguyên lý ứng với một phuong pháp gia công thích hợp với kết cấu của chi tiết.
Phương pháp gia công các bề mặt.
v Gia công bề mặt trụ Ø48
- Yêu cầu kỹ thuật : Rz = 20 (cấp 5)
- Các bước gia công : Tiện thô → Tiện tinh → Nhiệt luyện → Mài thô
v Gia công bề mặt trụ Ø42
- Yêu cầu kỹ thuật : Rz = 3,2 ; Ra = 0,63 (Cấp 8)
- Các bước gia công : Tiện thô → Tiện tinh → Nhiệt luyện → Mài thô → Mài tinh.
v Gia công bề mặt trụ Ø36, Dài 18mm
- Yêu cầu kỹ thuật : Rz = 20 (Cấp 5)
- Do sau khi nhiệt luyện ,độ nhám giảm một cấp. Do đó bề mặt này phải trải qua các bước gia công : Tiện thô → Tiện tinh → Nhiệt luyện → Mài thô
v Gia công bề mặt trụ Ø36, Dài 42mm
- Yêu cầu kỹ thuật : Rz = 3,2 ; Ra = 0,63 (Cấp 8)
Thứ tự các Nguyên Công
- Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ được hoàn thành liên tục tại một vị trí do một hoặc một nhóm công nhân thực hiện. Với chi tiết này ta cần thực hiện những nguyên công như sau.
o Nguyên công 1 : Chuẩn bị phôi,cắt phôi
o Nguyên công 2 : Khỏa mặt đầu,khoan lỗ tâm.
o Nguyên công 3 : Tiện
o Nguyên công 4 : Phay
o Nguyên công 5 : Nhiệt Luyện.
o Nguyên công 6 : Làm sạch lỗ tâm
o Nguyên công 7 : Kiểm tra cơ tính của chi tiết.
o Nguyên công 8 : Mài.
o Nguyên công 9 : Kiểm tra dung sai, kích thước và hình dạng kết cấu của chi tiết
2.2.2. Xác định lượng dư gia công.
Trong nghành chế tạo người ta thường sử dụng 2 phương pháp để xác định lượng dư gia công :
o Phương pháp thống kê kinh nghiệm.
o Phương pháp tính toán phân tích.
- Trong đồ án này em chọn phương pháp tính toán phân tích áp dụng công thức Kovan để xác định lượng dư cho một bề mặt của chi tiết. Còn các bề mặt khác em sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm dựa vào sổ tay CNCTM.
- Từ kết quả tính toán ta lập ra bảng kết quả theo nguyên tắc sau :
Cột kích thước giới hạn.
Lấy kích thước chi tiết lần lượt cộng với lương dư nhỏ nhất.
Mài thô: D4 = 42,010 + 0,01 = 42,02mm
Tiện tinh : D3 = 42,02 + 0,365 = 42,385mm
Tiện thô : D2= 42,385 + 1,150 = 43,150mm
Phôi : D1 = DPhôi = 50mm
- Cột dung sai :Cột dung sai được ghi theo trị số dung sai của từng nguyên công.
- Cột kích thước giới hạn : Làm tròn kích thước tính toán đến giá trị có nghĩa của dung sai ta được kích thước giới hạn nhỏ nhất. Sau đó ta lấy kích thước giới hạn nhỏ nhất cộng với dung sai ta được kích thước giới hạn lớn nhất.
- Cột lượng dư giới hạn được xác định như sau :
2Zmax : Là hiệu có kích thước giới hạn lớn nhất.
2Zmin : Là hiệu có kích thước giới hạn lớn nhất.
2.2.3 Tạo bản vẽ phôi
2.3 Thiết kế nguyên công 3 : Nguyên công tiện
2.3.1. Chọn máy
· Máy tiện CNC EMCO TURN 50 với các thông số sau :
- Công suất động cơ dẫn động : 5,5 kw
- Momen lớn nhất : 35Nm
Tốc độ trục chính lớn nhất : 95mm
2.2.3. Xác định nội dung nguyên công.
- Gia công chi tiết trục bậc với phương pháp chống tâm hai đầu sử dụng tốc tiện để truyền chuyển động quay cho chi tiết, vì vậy toàn bộ chi tiết được gá hai lần. Lần một gá để tiện Ø48,Ø42, Ø36. Lần gá 2 tiệnØ36, Ø32, Ø28,8 và tiện ren M32.
- Mỗi lần gá thực hiện theo các bước như sau Tiện thô → tiện rãnh → vát mép → tiện tinh → tiện ren M32x2
2.2.4. Xác định nội dung nguyên công tiện.
v Lần gá 1 :
Bước 1.1 : Tiện thô mặt trụ Ø48, Ø42, Ø36.
- Lượng dư gia công 2a = 2,6mm
- Dao : Dao xén phải T15K6
2.4 Lập trình gia công
2.4.1 Nội dung thực hiện
Lập trình nguyên công tiện.
Bước 1: Khởi động MasterCam X5
Bước 2: Đưa chi tiết thiết kế bằng Inventer (.ipt) vào môi trường mastercam.
File -> Open -> Chọn tới thư mục chứ file Inventer .
Bước 3 : Chọn máy
Machine Type → Lathe → Default (Mặc định máy 2 trục)
Bước 3 : Dùng lệnh Xfom → Rotale → quay đối tượng
Dùng lệnh Xfom→Move để di chuyển phôi về gốc tọa độ.
Bước 5 : Xác định các đường chạy dao cho lần gá 1
Căn cứ vào phiếu công nghệ xác định các đường chạy dao phù hợp .
Bước 7 : Đảo đầu gá xác định các đường chạy dao lần gá 2.
Vào Toolpath → Misc Ops → Stock Flip Khi đó hiện ra cửa sổ mới rồi thay đổi các thông số như trong hình 23 và kích Ok.
Bước 9 : Mô phỏng quá trình gia công 3D và tạo G – code
2.4.2 Cấu trúc chương trình NC
Cấu trúc chương trình NC theo tiêu chuẩn Iso - 6983.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc tích cực khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy trong bộ môn, đặc biệt là thầy: Ths……………., đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao. Nội dung của đồ án đã lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết một cách hợp lý, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và tính kinh tế của chi tiết ứng dụng của phần mềm CAD/CAM cụ thể là Autodesk Inventer và MasterCam X5 để thiết lập bản vẽ theo tiêu chuẩn, lập trình gia công cho một chi tiết ,xuất chương trình gia công sang mã G
Quá trình làm đồ án đã giúp em làm quen và nắm vững hơn các kiến thức về một số phần mền CAD/CAM,phương pháp làm việc độc lập ,sáng tạo, khoa học kĩ thuật, đã đồ án đã giúp bản thân em cũng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian, khả năng và kinh nghiệm thực tế còn hạn chê nhưng dồ án chắc chắn không tranh khỏi những thiếu sót, rất ,mong được các thầy đóng góp ý kiến và chỉ đào cho nhóm em để các thành viên ttrong nhóm hoàn thiện đồ án của nhóm một cách tích cực bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân
Và cuối cùng em xin cảm ơn thầy: Ths……………. cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thiện đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay công nghệ chế tạo máy - Nguyễn Đắc Lộc, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001
2. Sách công nghệ chế tạo máy - Trần Văn Địch, Trần Văn Địch, NXB KH - KT. Hà Nội 2001
3. Sách công nghệ chế tạo máy - Phạm Cường, Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim.
4. Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy - Trần Văn Địch, NXB KH - KT. Hà Nội 2001
5. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm CAD/CAM.
PHẦN IV : TÀI LIỆU KỸ THUẬT
G - CODE
%
O0000
(PROGRAM NAME - G - CODE)
(DATE=DD-MM-YY - 14-01-14 TIME=HH:MM - 15:32)
G21
(TOOL - 1 OFFSET - 1)
(OD ROUGH RIGHT - 80 DEG. INSERT - CNMG 12 04 08)
G0 T0101
M8
M7
M88
G97 S3600 M03
G0 G54 X45.083 Z4.5
G50 S3600
G96 S2500
G98 G1 Z2.5 F.4
Z-64.688
G2 X46.4 Z-64.8 R2.
G3 X48.4 Z-65.8 R1.
G1 Z-75.7
.................
G0 T9191
M05
G0 G54 X36. Z-24.658
G76 P010029 Q0. R0.
G76 X30. Z-47. P10000 Q4116 R0. E1.
G28 U0. W0.
T9100
M30
%
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"