ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ KHOAN PHÂN ĐỘ GIA CÔNG 3LỖ PHI 5 CÁCH ĐỀU CHI TIẾT ỐNG SUỐT BỘ ĐIỀU TỐC

Mã đồ án CKMDG0000021
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 55MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết ống suốt bộ điều tốc, bản vẽ thiết kế đồ gá khoan phân độ…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện dao gia công và chi tiết đồ gá tiêu chuẩn........... ĐỒ ÁN THIẾT KẾ  ĐỒ GÁ KHOAN PHÂN ĐỘ GIA CÔNG 3LỖ PHI 5 CÁCH ĐỀU CHI TIẾT ỐNG SUỐT BỘ ĐIỀU TỐC.

Giá: 350,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục.

Lời nói đầu.

I.Thiết kế nguyên lý làm việc của đồ gá.

1.Chọn chuẩn và phương án định vị.

2. Xác định phương án kẹp chặt.

a. Chọn ché độ cắt và chọn máy.

b. Sơ đồ kẹp chặt và tính lực kẹp chặt.

3. Chọn cơ cấu phân độ.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

LỜI NÓI ĐẦU

      Trong ngành Cơ khí, trang bị công nghệ có vai trò quan trọng và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế-kỹ thuật tốt cho quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí. Xác định lựa chọn, thiết kế và tính toán trang bị hợp lí là một nội dung chính trong khâu chuẩn bị công nghệ cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí.

      Đồ gá là một phần thiết kế trong chế tạo máy, có vai trò quan trọng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm  trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Do đó cần phải có đồ gá đạt tiêu chuẩn: định vị và kẹp chặt tốt, có đồ gá phù hợp với gá đặt chi tiết, có đồ gá đa năng hay chuyên dụng phù hợp với yêu cầu đặt ra.

      Với vị trí quan trọng của đồ gá cho thấy môn học đồ gá là một môn học rất cần thiết đối với sinh viên ngành Chế tạo máy. Nó trang bị những kiến thức cơ bản về tính toán và thiết kế đồ gá. Và đồ  án thiết kế đồ gá là phần thực hành không thể thiếu khi học về đồ gá. Nó giúp hiểu sâu hơn về phần lý thuyết và vận dụng vào thực hành.

      Đồ án của tôi được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của thầy Lại Anh Tuấn và các thầy trong bộ môn Chế tạo máy. Song với kiến thức và thực tiễn còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi có nhiều sai sót, nhưng qua đồ án này đẫ giúp tôi có thêm hiểu biết về đồ gá và công nghệ chế tạo máy, cùng kỹ năng khi thiết kế đồ gá.

       Cám ơn thầy giáo: ……………… và các thầy giáo trong bộ môn Chế tạo máy đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này.

                                                          ….., ngày…tháng…năm 20….

                                                            Học viên thực hiện

                                                           ........................

     I. Thiết kế nguyên lý làm việc của đồ gá.

     1.Chọn chuẩn và phương án định vị.

   Theo bài toán ta cần thiết kế đồ gá để khoan 3 lỗ F5 cách đều nhau. Ta thấy với 3 lỗ F5 cách đều nhau có thể sử dụng phương pháp khoan phân độ. Ta có sơ đồ định vị như sau: Hình 2

 

Hình 2: Sơ đồ định vị.

     2. Xác định phương án kẹp chặt.

     a. Chọn chế độ cắt & chọn máy để gia công 3 lỗ F5.

   * Chiều sâu cắt khi khoan lỗ F5:

t=0,5D=0,5.5 =2,5 (mm)

   * Lượng chạy dao:

                            s = 0,11 (mm/vg) (Bảng 5-25 STCNCTM-Tập 2).

   * Tốc độ cắt khi khoan:

                             v= (m/ph)                                                 (1)

   Tra bảng 5-28 (STCNCTM) ta được:

                              C=7,0                        m=0,2      

                               q=0,4                          y=0,7

                                Và có dung dịch trơn nguội để bôi trơn.

   + k:Hệ số điều chỉnh chung cho tốc độ cắt tính đến các điều cắt thực tế.

                                k=k.k.k                                                        (2)

   + k:Hệ số phụ thuộc vào vật liệu gia công:

   Tra bảng 5-1 (STCNCTM) ta được:

                                k=k.                                                       (3)

   Tra bảng 5-2 (STCNCTM) ta được:

                                k=1,0

                                n=0,9. Và chọn =750 (Mpa)

                                 k=1,0

   + k:Hệ số phụ thuộc vào vật liệu dụng cụ cắt:

    Tra bảng 5-6 với thếp C45:

                                  k=1,0

   + k:Hệ số phụ thuộc vào chiều sâu khoan;

                                   k=1,0

                               k=1,0.1,0.1,0=1,0

    Tra bảng 5-30 ta được tuổi bền của dao:

                                    T= 15  (phút)

      Ta có:           v= = 41,83  (m/ph)   

   * Mô men xoắn M & lực chiều trục P

                             M=10.C.D.S.k (N.m)                       (4)            

                              P =10.C.D.S.k  (N)                         (5)

   Tra bảng 5-32 Ta có:

                              C=0,0345                    C=68

                               q  =2,0                           q  =1,0

                               y  =0,8                            y =0,7

   Với k=k   Bảng 5-9  Ta có 

                               k=1,0 

   Ta có :                 M=10.0,0345.5.0,11.1,0 =  1,48 (N.m)  

                               P =10.68.5.0,11.1,0  = 725 (N)

   *Công suất cắt:

                               N= = 0,4 (kw)

    Với                      n== 2663 (v/ph)

                               N=  = 0,4 (kw)

     Dựa vào công suất cắt chọn được máy khoan cần dùng để khoan lỗ:

      Kiểu máy Việt Nam K125 ( Bảng 9-21 STCNCTM Tập 3).

 

b. Sơ đồ kẹp chặt và tính lực kẹp chặt:

   *Chọn cơ cấu sinh lực, ta sử dụng bu lông để sinh lực.

   *Tính hệ số an toàn chung K để đảm bảo an toàn khi kẹp chặt chi tiết:

     Sơ đồ tính lực kẹp được coi là gần đúng trong điều kiện ở trạng thái cân bằng tĩnh dưới tác dụng của ngoại lực. Giá trị của lực kẹp lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào ngoại lực tác dụng. Lực cắt thực tế không phải là hăng số. Ngoài ra còn nhiều điều kiện không ổn định khác. Để tính đến các gây nên không ổn định nói trên, khi tinh lực kẹp ta thêm vào các hệ số:

     -K: Hệ số àn toàn trong mọi trường hợp : K=1,5

     -K: Hệ số kể đến lượng dư không đều: K=1,1

     -K: Hệ số kể điến dao cùn làm tăng lực cắt: K=1,2

     -K: Hệ số về việc tăng lực cắt khi gia công các bề mặt không liên tục: K=1,2

     -K: Hệ số lực kẹp không ổn định: K=1,3

     -K: Hệ số xét đến ảnh hưởng của mômen làm chi tiết quay quanh trục của nó: K=1,0

     -K: Hệ số xét mômen làm phôi lật quanh điểm tựa: K=1,0

                       Hệ số an toàn chung K: K=KKKKKKK.

                           K=1,5.1,1.1,2.1,2.1,3.1,0.1,0 = 3.0

   * Sơ đồ tính lực kẹp:

     Sơ đồ tính lực kẹp biểu diễn như hình 3, trong đó:

    - P   : Lực cắt chiều trục của mũi khoan tác dụng lên chi tiết.

    - M : Mômen xoắn cắt.

    - W   : Lực kẹp.

    - N    : Phản lực của chốt tác dụng vào chi tiết.

     + Ta thấy dưới tác dụng của lực cắt P nếu lực kẹp không đủ bảo đảm cân bằng chi tiết có thể bị lật quanh điểm 0:   

 

Hình 3. Sơ đồ tính lực kẹp

     Xét cân bằng mômen tại điểm 0, ta có:

                                                                                                  

                                                  W=                                              (6)

     Trong đó: D=10 (mm)            P=725 (N)

                     l=17 (mm)              K=3

     Xét ngẫu lực ma sát ở hai mặt đầu chi tiết (dưới phản lực do lực kẹp) cân bằng với mômen của lực P, ta có:

                                   D.2.W.f = P.e

                                   W=                                                      (7)

   Với D=13,5  (mm)    f=0,15. Ta được:

                                           W== 4,3  (N)

   * Xác định đường kính của bu lông:

     - Lực vặn chặt :               F=k.(1-c).F                                              (8)

      Với k=3 (khi tải trọng thay đổi), c=0,25, F=W=7395 (N)

    Ta được:                         F=3.(1-0,25).7395 = 16 638,8 (N)

     - Đường kính bu lông xác định theo:

                                           d                                                  (9)

   Với:    = ; =500 (MPa) ,s=1,3  =384,6 (MPa)

                                        d  = 8,46 (N)

      Ta chọn bu lông M10.

    * Kiểm bền cho chốt định vị: Bền cắt, ở mặt cắt đi qua 0.

     Xét cân bằng mômen tại điểm tâm ở mặt đầu của chi tiết (phía sinh lực kẹp).

N.54=P.37

       N= = 496,8 (N)

                                                 === 6,3 (MPa).

    Điều kiện bền :                    

                             Với   =0,23.=0,23.550= 126,5 (MPa).

    Vậy điều kiện bền cắt đảm bảo.

3.Chọn cơ cấu phân độ:

     Với cách định vị & kẹp trên để có thể khoan phân độ 3 lỗ F5 ta sử dụng chốt phân độ được bố trí quay một góc 120 so với đường tâm mũi khoan. Chốt phân độ hoạt động khi lỗ thứ nhất được khoan. Sau đó nới lỏng bu lông và xoay chi tiết đến khi chốt định vị lọt vào lỗ khoan. Vặn chặt bu lông và khoan lỗ tiếp theo.

KẾT LUẬN

     Sau một thời gian làm Bài tập lớn, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn :……………… đến nay em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.

    Qua quá trình làm bài tập lớn này, đã giúp em làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư cơ khí trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời Bài tập lớn đã giúp bản thân em củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Do thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên trong quá trình làm Bài tập lớn của em không tránh được những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô chỉ bảo để Bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn.

    Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo hướng dẫn :………………, cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành Bài tập lớn này.                                      

  Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI  LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng đồ gá CNCTM - Lại Anh Tuấn .

2. Đồ gá cơ khí hoá và tự động hoá - NXB khoa học & kỹ thuật.

3. Đồ gá gia công CK: Phay-Bao-Tiện  - NXB khoa học & kỹ thuật.

4. Sổ tay & át lát đồ gá - NXB khoa học & kỹ thuật.

5. Sổ tay CNCTM  - NXB khoa học & kỹ thuật.

6. Nguyên lý cắt  - Bách khoa Hà Nội. 

7. Chi tiết máy - Học viện kỹ thuật quân sự. 

  "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"