ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT THAY THẾ TRONG SỮA CHỬA MÁY ĐÀO MỘT GẦU TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC BÁNH XÍCH KOMATSU 12-HT-2

Mã đồ án MXD&XD000009
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 380MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể máy đào komatsu, bản vẽ bộ công tác, bản vẽ răng gầu, tay gầu, chốt gầu, bản vẽ gầu, bản vẽ tổng thể mặt bằng xưởng, bản vẽ sơ đồ mạch thủy lực, bản vẽ mạch thủy lực chính, bản vẽ QT chế tạo chốt gầu và tay gầu…); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT THAY THẾ TRONG SỮA CHỬA MÁY ĐÀO MỘT GẦU TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC BÁNH XÍCH KOMATSU 12-HT-2.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục.

Lời nói đầu.

Chương 1: Thực trạng khai thác máy đào một gầu truyền động thủy lực bánh xíchKOMATSU 12-HT-2 ở Việt Nam.

1.1.Công dụng,phân loại,nguyên lý hoạt động của máy đào 1 gầu truyền động thủy lực.

1.2.Tình hình sử dụng máy đào KOMATSU 12-HT-2trong điều kiện sử dụng các công trình ở Việt Nam.

1.3.Các hư hỏng thường gặp của máy đào KOMATSU 12-HT-2.

1.4.Danh mục các chi tiết và cụm chi tiết thay thế trong sửa chữa máy đào KOMATSU 12-HT-2

Chương 2: Tính toán thiết kế một số chi tiết và cụm chi tiết sửa chữa của máy đào KOMATSU 12-HT-2.

2.2.Tính toán thiết kế các chi tiết và cụm chi tiết(gầu đào,răng gầu,tay gầu)

 2.3.Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực.(xylanh gầu,bơm).

Chương 3: Quy trình công nghệ chế tạo chốt gầu với tay gầu máy đào KOMATSU 12-HT-2.             

Chương 4: Tính toán thiết kế xưởng bảo dưỡng sửa chữa năng suất 100 máy/năm.

Chương 5: Các qui định về an toàn trong bảo dưỡng và sửa chữa máy.

Kết luận

Tài liệu tham khảo.

LỜI NÓI ĐẦU

   Đồ án tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng đối với sinh viên sắp tốt nghiệp .Ngoài mục đích kiểm tra sát hạch kiến thức lần cuối đối với sinh viên trước khi ra trường ,nó còn giúp cho bản thân mỗi sinh viên hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học qua 5 năm đại học .Tập dượt cho mỗi sinh viên làm quen với thực tế sản xuất .Với ý nghĩa đó trong đề tài thiết kế của mình bản thân Em đã được giao đề tài : “Tính toán, thiết kế một số chi tiết và cụm chi tiết thay thế trong sửa chữa máy xúc lật đào KOMATSU 12-HT-2”. Đây có thể nói là đề tài không mới nhưng nó có ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân em khi ra làm việc, khi mà với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đang chuyển mình phấn đấu từ một nước nghèo nàn lạc hậutrở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Và hiện nay đất nước ta đang cố gắng tự nghiên cứu sản xuất các thiết bị máy móc trong nước thay thế hàng nhập khẩu nhằm giảm chi phí đầu tư .

   Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo hướng dẫn :PGS.TS : .............Cùng tập thể các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Máy Xây Dựng & Xếp Dỡ trường Đại Học GTVT Hà Nội cộng với sự nỗ lực của bản thân. Em đã hoàn thành thiết kế được giao.

   Do thời gian và kiến thức có hạn, mặc dù đã rất cố gắng .Song trong quá trình thiết kế không tránh khỏi những thiếu sót .Vì vậy Em kính mong các Thầy ,Cô giáo trong bộ môn nhận xét ,chỉ bảo để giúp Em hoàn thiện hơn đồ án của mình. Giúp cho buổi bảo vệ đồ án đạt kết quả tốt.

   Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo trong bộ môn đã giúp em hoàn thành đồ án này.

                                                                        Hà Nội, ngày ....,tháng...năm 20...

                                                                       Sinh viên thực hiện

                                                                        ............................

CHƯƠNG I

 THỰC TRẠNG KHAI THÁC MÁY ĐÀO MỘT GẦU TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC BÁNH

XÍCH KOMATSU 12-HT-2 Ở VIỆT NAM

1.1. Công dụng, phân loại, nguyên lý hoạt động của máy đào một gầu truyền động thủy lực

a. Công dụng :

Máy đào là máy có thể làm được nhiều công việc khác nhau, cụ thể là:

- Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp:

Đào hố móng, đào rãnh thoát nước, đào rãnh để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, dây cáp điện…

Bốc xúc vật liệu ở các bãi, kho chứa …

Làm việc thay cần trục khi lắp đặt các cấu kiện, thiết bị, thay thế các búa đóng cọc thi công móng cọc, phục vụ thi công cọc nhồi…

- Trong xây dựng thuỷ lợi

Đào kênh mương, nạo vét sông ngòi, bến cảng, ao hồ…

Khai thác đất để đắp đê, đắp đập

- Trong khai thác mỏ

Bóc lớp đất mặt phía trên, khai thác các mỏ lộ thiên (than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn…)

- Trong các lĩnh vực khác

Nhào trộn vật liệu trong các nhà máy hoá chất (phân lân, cao su…)

Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông xi măng.

b. Phân loại :

Có rất nhiều loại máy đào khác nhau hiện đang được sử dụng ở nước ta . Có thể phân ra những loại cơ bản sau:

- Phân loại theo thiết bị làm việc

Máy đào gầu thuận (gầu ngửa)

Máy đào gầu nghịch (gầu sấp)

Máy đào gầu ngoạm

Máy đào gầu dây văng

- Phân loại theo hệ thống dẫn động thiết bị làm việc

Máy đào dẫn động cơ khí

Máy đào dẫn động thuỷ lực

1.4. Danh mục các chi tiết và cụm chi tiết thay thế trong sửa chữa máy đào Komatsu 12-HT-2.

- Bộ phận công tác : gầu,tay gầu

- Hệ thống thủy lực.

CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT SỬA CHỮA CỦA MÁY

ĐÀO KOMATSU 12HT2

2.1. Tính toán thiết kế các chi tiết và cụm chi tiết.

a. Tính toán thiết kế gầu đào

Gầu có cấu tạo phức tạp gồm nhiều chi tiết có kích thước khác nhau, tiết diện khác nhau. Gầu có tiết diện thùng, các tiết diện chịu lực khác nhau do đó việc tính toán bền chính xác là rất khó khăn. ở đây tính theo mô hình đơn giản

- Xác định lực cản đào lớn nhất Po

* Tính thành bên gầu:

Từ biểu đồ nội lực của gầu ta thấy thành bên tại vị trí B chịu lực bất lợi nhất, tại đó có mô men và lực cắt đều lớn

Kích thước thành bên theo máy đào ZX 200-3F

H = 220mm (Chiều cao tấm nẹp thành bên gầu)

 B = 40 mm (Trong đó chiều dày thành gầu là 10mm, chiều dày tấm nẹp thành gầu bằng 30 mm)  

2.2. Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực

a. Xác định các lực lớn nhất trong các xy lanh bộ công tác

- Lực cản đào tiếp tuyến lớn nhất :

 Lực cản đào lớn nhất khi đào đất từ dưới lên bằng xy lanh tay gầu, đạt được khi gầu lên đến mép hố. Chiều dày lớp đất cắt lớn nhất khi gầu lên đến mép hố đào được xác định theo công thức:

Hs: Chiều sâu khoang đào

Hs = ltay gầu + R = 2919 + 1485 = 4404(mm)

Ktx = 1,3 :   Hệ số tơi xốp của đất, tra bảng 1.II.1[1]

b = 1200 mm: Bề rộng gầu đào

Để cung cấp được lưu lượng dầu QHT = 1,006 (m3/ph) ta sử dụng hai bơm cao áp loại pít tông hướng trục có thể điều chỉnh lưu lượng. Lưu lượng lớn nhất của mỗi bơm là:

QB = 0,5.QHT = 0,5.1,006 = 0,503(m3/ph)

CHƯƠNG III

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHỐT GẦU

3.1.  Phân tích tính năng sử dụng - điều kiện làm việc.

Chốt gầu là một chi tiết dạng trụ tròn, có nhiệm vụ nối giữa gầu và tay gầu. Trong quá trình làm việc chốt gầu chịu mô men uốn và đặc biệt chịu mài mòn lớn do ma sát. Do vậy để đảm bảo điều kiện làm việc trên chốt gầu cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật sau:

-  Vật liệu chế tạo đảm bảo độ cứng, giảm mài mòn do ma sát.

-  Kết cấu có đường dẫn dầu đảm bảo bôi trơn bề mặt tốt trong quá trình làm việc.

-  Đảm bảo tháo lắp thuận tiện để dễ dàng khi chuyển đổi dạng thiết bị công tác.

-  Độ nhám bề mặt chốt gầu thoả mãn các yêu cầu ma sát.

-  Bề mặt phải được nhiệt luyện, giảm mài mòn do ma sát.

-  Độ chính xác hình dạng hình học: độ uốn, độ ô van của thân chốt nằm trong giới hạn 0,25-0,5 dung sai đường kính thân chốt.

Từ điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật ta chọn kết cấu chốt gầu như sau:

3.2.  Xác định các nguyên công

Dựa vào kết cấu của chốt ta chọn các nguyên công trong quá trình chế tạo gầu lần lượt như sau:

- Chọn phôi gia công chuẩn bị phôi

Chọn phôi là thép cán, dạng trụ tròn, đường kính phôi 90mm, chiều dài phôi bằng 750mm. Vật liệu thép CT 45. 

- Nguyên công kiểm tra chất lượng

Sau khi gia công, chốt gầu được kiểm tra kích thước, hình dáng hình học, độ nhám bề mặt, ta dùng thước kẹp để kiểm tra kích thước.

CHƯƠNG IV

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XƯỞNG SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY ĐÀO

4.1. THIẾT KẾ SƠ BỘ

4.1.1. Nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp

 Xí nghiệp có nhiệm vụ sử chữa lớn xe máy hoàn chỉnh sửa chữa tổng thành,phục hồi hoặc chế tạo phụ tùng thay thế. Thành phần xí nghiệp sửa chữa máy xây dựng gồm 5 phân xưởng:

1. Phân xưởng rửa ngoài

2. Phân xưởng tháo  máy và cụm

3. Phân xưởng kiểm tra phân loại

4. Phân xưởng lắp ráp cụm tổng thành

5. Phân xưởng lắp ráp máy

6. Phân xưởng tẩy rửa chi tiết

7. Phân xưởng nhiệt luyện

8. Phân xưởng hàn

4.1.2. Chế độ làm việc và quỹ thời gian

- Chế độ làm việc và quỹ thời gian:

+  Số ngày làm việc trong 1 tuần : 6 ngày

+ Số ca làm việc trong 1 ngày : y =1ca

+ Số giờ làm việc trong ca   : t= 8  (h)

- Quỹ thời gian làm việc:

Quỹ thời gian danh nghĩa của công nhân tính theo công thức:

                  Tdn = [ 365 – (52 + a)].tc           (h)            

Trong đó:

   Tdn : quỹ thời gian danh nghĩa

   365 : số ngày trong năm

   52 : số ngày chủ nhật trong một năm

   a = 9 số ngày nghỉ lễ tết 

4.2 . Thiết kế kĩ thuật

4.2.1. Phân xưởng rửa ngoài

- Nhiệm vụ:

Bộ phận này có nhiệm vụ rửa và làm vệ sinh bên ngoài xe máy đưa vào sửa chữa .

Kế hoạch sản xuất hàng năm của bộ phận là số lượng máy va tổng thành rửa được hàng năm.

4.2.7. Bộ phận nhiệt luyện

- Nhiệm vụ:

Bộ phận nhiệt luyện có nhiệm vụ tiến hành nhiệt luyện các chi tiết sửa chữa và chi tiết chế tạo phục vụ cho nhiệm vụ chính của xí nghiệp, đồng thời thực hiện các đơn đặt hàng của phân xưởng dụng cụ và cơ điện ;

Tại bộ phận nhiệt luyện người ta tiến hành ủ, thường hóa,thấm than, ram ,tôi toàn bộ và tôi bề mặt.

- Quá trình công nghệ :

Các chi tiết được đưa tới bộ phận nhiệt luyện chủ yếu từ bộ phận rèn, hàn để ủ và thường hóa thường dùng lò mazut hay lò điện .Sau khi kiểm tra, những chi tiết nhiệt luyện được đưa tới phân xưởng cơ khí để gia công tiếp theo. 

CHƯƠNG V

CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY

5.1.QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG BẢO DƯỠNG MÁY

  Tất cả các máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó phải có đủ các thông số kỹ thuật cơ bản, hưỡng dẫn về lắp đặt vận chuyển bảo quản sử dụng và sửa chữa, có số giao ca, sổ theo dõi kỹ thuật.

Xe máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

- Xe máy xây dựng phải được bảo dưỡng kỹ thuật, và sửa chữa định kỳ theo đúng quy định trong hồ sơ kỹ thuật. Khi cải tạo máy móc hoặc sửa chữa thay thế các bộ phận quan trọng của máy phải có tính toán thiết kế và được duyệt theo thủ tục thiết kế hiện hành.

- Các thiết bị nâng được cấp sử dụng trong xây dựng phải được quản lý và sử dụng theo TCVN4224-86 và các quy định trong phần này.

- Các xe máy xây dựng là thiết bị chịu áp lực hoặc có thiết bị chịu áp lực phải thực hiện trong QPVN2-1975 Qui phạm kỹ thuật an toàn và chịu áp lực và qui phạm  trong phần này.

- Các xe máy xây dựng cá nhân truyền động điện phải được: bọc các lớp điện hoặc bao che kín các mang điện để trần nối đất để bảo vệ kim loại không mạng điện của xe máy.

5.2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬA CHỮA MÁY

  Đào đất bằng máy đào trong hố móng, đường đào có chống vách phải có biện pháp ngăn ngừa chống vách bị hư hỏng. Nếu đào thành bậc thì chiều rộng mỗi bậc không được lớn hơn 1,5m tuỳ theo đặc điểm của máy còn chiều cao của mỗi bậc không được vượt quá chiều cao gương tầng lớn nhất của máy.

Những tảng đá lấy từ hố đào lên phải để vào nơi qui định sao cho không làm cản chở sự di chuyển của máy khi sảy ra sự cố.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm việc tập trung, khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo :….........…… đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.

Qua quá trình làm đồ án đã giúp tôi làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân tôi củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.

Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo :….........……, cùng các thầy trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án này.                                                                                

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Thế Lộc, Vũ Thanh Bình

Máy Làm Đất

NXB Giao Thông Vận Tải-Hà Nội 1997

[2]. Vũ Đình Lai

Sức Bền Vật Liệu

NXB Giao Thông Vận Tải-Hà Nội 2000

[3]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễ Văn Lẫm

Thiết Kế Chi Tiết Máy

NXB Giáo Dục-2001

[4]. Vũ Thanh Bình, Vũ Đăng Điệm

Truyền Động Máy Xây Dựng

NXB Giao Thông Vận Tải-Hà Nội 1999

[5]. Vũ Thế Lộc & Các tác giả

Sổ Tay Máy Xây Dựng

NXB Giao Thông Vận Tải-Hà Nội 2000

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"