ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT THAY THẾ TRONG SỬA CHỮA MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N

Mã đồ án MXD&XD000008
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể máy xúc lật changlin 955N, bản vẽ cần xúc, bản vẽ hệ thống thủy lực, bản vẽ đòn lật gầu, gầu xúc, chốt gầu, răng gầu, bản vẽ xy lanh nâng cần, bản vẽ quy trình chế tạo răng gầu, bản vẽ tổng thể mặt bằng xưởng và các bộ phận…); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT THAY THẾ TRONG SỬA CHỮA MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục

Lời nói đầu.

Chương I:   GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY XÚC LẬTỞ VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.1 Tình hình sử dụng máy xúc lật ở Việt Nam.

1.2 Công dụng và phân loại máy xúc lật.

1.2.1 Công dụng của máy xúc lật.

1.2.2 Phân loại máy xúc lật.

1.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy xúc lật Chanlin 955N.

1.4 Các hư hỏng thường gặp.

Chương II:   TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHI TIẾT VA CỤM CHI TIẾT THAY THẾ TRONG SỬA CHỮA MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N.

2.1 Tính toán thiết kế gầu xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Chanlin 955N. 

2.2 Tính toán thiết kế răng gầu xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật  Chanlin 955N. 

2.3 Tính toán thiết kế cần xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Chanlin 955N. 

2.4 Tính toán thiết kế xy lanh quay gầu xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Chanlin 955N.

2.5  Tính toán thiết kế xy lanh nâng cần xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Chanlin 955N. 

2.6 Tính toán thiết kế đòn lật thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Chanlin 955N.

2.7 Tính toán thiết kế chốt gầu thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Changlin 955N.

Chương III : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO RĂNG GẦU XÚC.

3.1  Phân tích tính năng, điều kiện làm việc.

3.2- Xác định các nguyên công.

3.2.1  Chọn vật liệu và phôi gia công.

3.2.2  Nguyên công khoan lỗ bắt bu lông đai ốc.

3.2.3 Nguyên công nhiệt luyện và nắn thẳng.

3.2.4 Nguyên công kiểm tra chất lượng.

Chương IV : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XƯỞNG SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N.

4.1 Thiết kế sơ bộ.

4.1.1 Nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp.

4.1.2 Chế độ làm việc và quỹ thời gian.

4.1.3 Kế hoạch sản xuất hàng năm và hệ số quy đổi.

4.1.4 Xác định khối lượng công việc hàng năm.

4.1.5 Tính số lượng công nhân và thiết bị.

4.1.6 Diện tích sản xuất, kho bãi và khu vực hành chính.

4.1.7 Bố trí mặt bằng sản xuất và tổng đồ mặt bằng của xí nghiệp.

4.2 Thiết kế kỹ thuật.

4.2.1 Phân xưởng rửa ngoài.

4.2.2 Phân xưởng tháo máy và cụm.

4.2.3 Phân xưởng kiểm tra phân loại.

4.2.4 Phân xưởng lắp ráp cụm tổng thành.

4.2.5 Phân xưởng lắp ráp máy.

4.2.6 Phân xưởng tẩy rửa chi tiết.

4.2.7 Phân xưởng nhiệt luyện.

4.2.8 Phân xưởng hàn.

Chương V : QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N.

5.1 Quy định chung về an toàn lao động trong sử dụng máy bốc xúc một gầu.

5.2  Sử dụng máy xúc lật. 

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

LỜI NÓI ĐẦU

  Đồ án tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng đối với sinh viên sắp tốt nghiệp .Ngoài mục đích kiểm tra sát hạch kiến thức lần cuối đối với sinh viên trước khi ra trường ,nó còn giúp cho bản thân mỗi sinh viên hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học qua 4 năm đại học .Tập dượt cho mỗi sinh viên làm quen với thực tế sản xuất .Với ý nghĩa đó trong đề tài thiết kế của mình bản thân Em đã được giao đề tài : “Tính toán, thiết kế một số chi tiết và cụm chi tiết thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Changlin 955N”. Đây có thể nói là đề tài không mới nhưng nó có ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân em khi ra làm việc , khi mà Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đang chuyển mình phấn đấu từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Và hiện nay đất nước ta đang cố gắng tự nghiên cứu sản xuất các thiết bị máy móc trong nước thay thế hàng nhập khẩu nhằm giảm chi phí đầu tư .

  Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo hướng dẫn : PGS.TS : ....................... Cùng tập thể các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Máy Xây Dựng & Xếp Dỡ trường Đại Học GTVT Hà Nội cộng với sự nỗ lực của bản thân. Em đã hoàn thành thiết kế được giao.

  Do thời gian và kiến thức có hạn, mặc dù đã rất cố gắng .Song trong quá trình thiết kế không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy Em kính mong các Thầy ,Cô giáo trong bộ môn nhận xét ,chỉ bảo để giúp Em hoàn thiện hơn đồ án của mình. Giúp cho buổi bảo vệ đồ án đạt kết quả tốt.

  Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo trong bộ môn đã giúp em hoàn thành đồ án này.

                                                                       Hà Nội, ngày ...tháng...năm 20...

                                                                  Sinh viên thực hiện

   ........................

CHƯƠNG I:  GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY XÚC

LẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Tình hình sử dụng máy xúc lật ở Việt Nam

 Những năm gần đây,mức độ cơ giới hoá trong lĩnh vực thi công ở nước ta ngày càng tăng,tính đến năm 1993 tổng số thiết bị cơ giới hoá đã tăng lên tới 40.000 chiếc,bao gồm gần 50 chủng loại khác nhau của khoảng 24 nước sản xuất. Trong đó bộ giao thông vận tải quản lỷtên 20%.Do số lượng máy móc quá nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý,khai thác những máy móc thiết bị thường được nhập từ các nước Đông Âu từ những thập kỉ trước nên tính tối ưu của bộ công tác và máy cơ sở còn nhiều hạn chế. Hiện nay do điều kiện kinh tế nước ta còn kém phát triển,việc nhập khẩu hay đầu tư chế tạo máy mới gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc khai thác các thiết bị máy móc đã có và tối ưu hoá bộ công tác để phù hợp với tình hình sử dụng của nước ta là công việc rất quan trọng và cần thiết.

 Hiện nay máy xúc lật ở Việt Nam chủ yếu dùng ở các trạm trộn bê tông xi măng,bê tông nhựa nóng, trạm khai thác đá, công trường xây dựng hay phục vụ bốc hàng dời tại cảng bãi... Một máy xúc có thể đáp ứng được cho một trạm. Ví dụ như tại xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc công ty xây dựng số 6 Hà Nội có một máy bốc xúc KLD70 dung tích gầu 2 tấn phục vụ cho trạm trộn bê tông xi măng công xuất 35m­­­­­ /h. Hiện nay nước ta đang trong công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn vì vậy  máy xúc lật rất quan trọng và cần thiết.

1.2 Công dụng và phân loại máy xúc lật

1.2.1 Công dụng của máy xúc lật

+ Máy xúc lật trong xây dựng được sử dụng để xếp dỡ, vận chuyển với cự ly ngắn các loại vật liệu rời (cát đá sỏi), tơi hoặc dính, xúc các loại hàng rời, hàng cục nhỏ.

+ Khai thác (đào và xúc) đất thuộc nhóm:I và IIvà đổ lên các thiết bị vận chuyể;

+ Có thể vận chuyển các loại vật liệu trên trong cự ly đến 1Km

+ Nó được sử dụng rộng rãi trong các mỏ đá, trong các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,trong các kho bãi chứa vật liệu xây dựng và trong các trạm sản xuất bê tông tươi,bê tông Atphal...Ngoài ra máy bốc xúc còn được sử dụng vào một số công việc khác tuỳ vào bộ công tác của từng máy mà ta có công dụng riêng

1.2.2 Phân loại máy xúc lật

Các máy xúc lật tuy rất đa dạng về hình dáng nhưng có thể phân loại theo các dạng sau:

-Theo thiết bị di chuyển:

+ Máy xúc lật di chuyển bánh xích.

+ Máy xúc lật di chuyển bánh lốp. 

1.4 Các hư hỏng thường gặp

Các hư hỏng thường gặp trong bộ công tác

- Gầu xúc bị mòn không đảm bảo cho công tác sử dụng.

- Răng gầu bị mòn và gẫy.

- Cần xúc bị hỏng do máy xúc vào vật cản.

- Các xi lanh nâng hạ cần và xi lanh quay gầu bị hỏng

CHƯƠNG II : TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHI TIẾT VA CỤM CHI TIẾT THAY THẾ TRONG SỬA CHỮA

MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N

2.1 Tính toán thiết kế gầu xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Changlin 955N

 r0 = ( 0,35 – 0,4) R0

= ( 0,35 – 0,4)x1931

= ( 675,85 – 772,4)mm

Chọn r0 =700 (mm) 

2.2 Tính toán thiết kế răng gầu xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Changlin 955N

  Để tính toán thiết kế gầu xúc,ta tính toán gầu trong trường hợp máy làm việc bất lợi nhất: Máy vừa tịnh tiến lên dốc đi lên đống vật liệu vừa hạ gầu để xúc vật liệu đồng thời nâng và lật gầu để đổ vật liệu vào phễu chứa. Do vậy khi gầu khi gầu xúc làm việc nó vừa di chuyển để tích vật liệu vào gầu như lưỡi ủi,vừa quay gầu như gầu ngửa của máy đào gầu ngửa.

 Lực tác dụng vào góc mép gầu khi gặp vật cản tại góc mép gầu: R­x,Ry.

2.3 Tính toán thiết kế cần xúc thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Changlin 955N

   Xét trạng thái máy bốc xúc tích đầy vật liệu. Đây là trạng thái làm việc bất lợi nhất bởi máy phải chịu cả lực động và lực ngẫu nhiên do nhiều nguyên nhân gây ra. Lúc đầu hạ gầu xúc xuống đống vật liệu, cho máy chuyển động tịnh tiến, gầu từ từ cắm vào đống vật liệu với chiều sâu cắm khụng lớn; sau đó vừa nâng gầu vừa cho máy di chuyển chậm về phía trước, gầu được chất vật liệu dần dần      

Lực tác dụng lên cần xúc bao gồm:

   + P01: Lực cản đưa gầu cắm vào đống vật liệu.

  + P02: Lực cản xúc vật liệu khi nâng hoặc quay gầu.

  + Gt: Trọng lượng của tay gầu.

  + Gc: Trọng lượng của cần xúc.

2.5 Tính toán thiết kế xy lanh nâng cần thay thế trong sửa chữa máy xúc lật Changlin 955N.

- Tính lực tác dụng lên xy lanh nâng cần.

Ta xét máy xúc đã xúc đầy vật liệu và đang thực hiện động tác ngửa gầu. Lúc này 2 xy lanh nâng cần hoạt động để nâng bộ công tác cùng vật liệu lên, lúc này lực nâng là lớn nhất.

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG CHẾ TẠO RĂNG GẦU XÚC

3.1  Phân tích tính năng, điều kiện làm việc.

  Răng gầu là một chi tiết dạng hộp, trong quá trình làm việc răng gầu trực tiếp tiếp xúc với vật liệu ( Cát, Đá, Sỏi…) do đó răng gầu chịu mài mòn lớn do ma sát. Vì vậy để đảm bảo điều kiện làm việc thì răng gầu cần thoả mãn các yêu cầu kĩ thuật sau:

- Vật liệu chế tạo đảm bảo độ cứng và giảm được tối đa độ mài mòn do ma sát gây ra.

- Đảm bảo tháo lắp thuận tiện để dễ dàng thay nếu răng gầu mòn và không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

3.2.3 Nguyên công nhiệt luyện và nắn thẳng.

Để tăng cường độ cứng bề mặt cho răng gầu ta dùng phương pháp nhiệt luyện. Nhiệt luyện bề mặt răng gầu bằng phương pháp tôi cao tần, đảm bảo độ cứng sau khi nhiệt luyện đạt 45 – 50 HRC ,chiều sâu đạt tới 1-2mm.

Sau khi nhiệt luyện chi tiết có thể bị cong vênh do vậy phải nắm thẳng lại phôi. Nắn thẳng phôi bằng phương pháp ép bằng trục vít.

3.2.4 Nguyên công kiểm tra chất lượng.

Sau khi nguyên công răng gầu được kiểm tra kích thước ,hình dáng hình học . Ta dùng đồng hồ so, trục để kiểm tra.

CHƯƠNG IV :  TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XƯỞNG SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY

XÚC LẬT CHANGLIN 955N

4.1 Thiết kế sơ bộ.

4.1.1 Nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp.

Xí nghiệp có nhiệm vụ sửa chữa lớn xe máy hoàn chỉnh, sủa chữa tổng thành, phục hồi hoặc chế tạo phụ tùng thay thế.

Thành phần xí nghiệp sủa chữa máy xây dựng bao gồm 8 phân xưởng:

1. Phân xưởng rửa ngoài.

2. Phân xưởng tháo máy và cụm.

3. Phân xưởng kiểm tra phân loại.

4. Phân xưởng lắp ráp cụm tổng thành.

5. Phân xưởng lắp ráp máy.

6. Phân xưởng tẩy rửa chi tiết.

7. Phân xưởng nhiệt luyện.

8. Phân xưởng hàn.

4.1.2 Chế độ làm việc và quỹ thời gian.

a. Chế độ làm việc và quỹ thời gian.

- Số ngày làm việc trong tuần trong 1 tuần : 6 ngày

- Số ca làm việc trong 1 ngày : y = 1 ca

- Số giờ làm việc trong 1 ca : tc = 8 (h)

b. Quỹ thời gian làm việc.

- Quỹ thời gian danh nghĩa của công nhân tính theo công thức :

Tdn = [ 365 – (52+a)].tc    (h)           CT 5.5 [5]

Trong đó:

Tdn : Quỹ thời gian danh nghĩa

365 : Số ngày trog năm.

52 : Số ngày chủ nhật trong một năm.

a = 9 :Số ngày nghỉ lễ tết.

tc = 8 (h) : Thời gian làm việc trong một ca.

4.1.6 Diện tích sản xuất,kho bãi và khu vực hành chính.

Diện tích sản xuất được tính theo định mức cho một công nhân ở ca đông nhất:

F = fc.m                 CT 5.18 [5]

Trong đó:

F : Diện tích phân xưởng.   (m2)

f: Định mức diện tích cho một công nhân   (m2)

m : Số lượng công nhân ở ca đông nhất.

4.1.7. Bố trí mặt bằng sản xuất và tổng đồ mặt bằng của xí nghiệp.

Khi thiết kế xí nghiệp sửa chữa không những phải chú ý đến mối liên quan về mặt công nghệ mà còn phải tuân theo các định mức tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp và an toàn phòng chống cháy nổ. Bố trí công nghiệp của nhà máy sản xuất được tiến hành như sau:

-  Trên khu vực đã vạch ra sơ đồ giây chuyền sản xuất.

-  Lấy tăng từ 10% – 15% diện tích nhà sản xuất (gồm tổng diện tích các phân xưởng và bộ phận) cho đường đi trong phân xưởng.

-  Từ tổng diện tích sản xuất người ta xác định kích thước bao của căn nhà, cân nhắc dạng khu vực, bước cột và chiều dài dây chuyền tháo và lắp máy.

4.2.8 Phân xưởng hàn

a. Nhiệm vụ

Bộ phận hàn có nhiệm vụ hàn đắp phục hồi các chi tiết bị mài mòn,hàn các vết nứt , hàn các kết cấu thép bị hỏng, chuẩn bị phôi liệu bằng phương pháp cắt bằng hàn hơi, đồng thời tiến hành công việc phục vụ cho bản thân nhà máy.

b. Quy trình công nghệ

Hiện nay hàn là phương pháp phục hồi chi tiết phổ biến hơn cả . Trong thực tế hơn 55% số chi tiết phục hồi bằng phương pháp này.

Chi tiết phục hồi bằng phương pháp hàn và hàn đắp được lấy từ kho chi tiết chờ sửa chữa hay trực tiếp từ bộ phận tháo máy sau khi tẩy rửa và kiểm tra. Ở bộ phận hàn tháo , chi tiết được đặt lên giá , sau khi làm công tác chuẩn bị sẽ đưa tới từng khu vực hàn.

Các chi tiết sửa chữa sau khi kiểm tra chất lượng hàn và hàn đắp được đưa tới kho trung gian cửa phân xưởng hoặc đưa tới các bộ phận cơ khí hay nhiệt luyện để gia công tiếp.

CHƯƠNG V: QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC

MÁY XÚC LẬT CHANGLIN 955N

5.1 Quy định chung về an toàn lao động trong sử dụng máy bốc xúc một gầu.

  An toàn lao động có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ tính mạng con người, máy móc, tiến độ thi công và năng suất lao động. Thi công bằng cơ giới, về mặt nào đó đã có ý nghĩa an toàn lao động vì con người không trực tiếp với đối tượng thi công ( đất đá,vật nâng nặng .vv…) nên ít xảy ra tai nạn, tuy nhiên vì vậy mà có thể coi thường kĩ thuật an toàn lao động trong khi sử dụng máy xây dựng. Thực tế đã cho thấy những sự cố mất an toàn trong sử dụng máy đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng hơn cả khi thi công thủ công. Có khi làm thiệt hại tính mạng đến hàng trăm con người, làm thiệt hại hàng tỷ đồng và có khi phải đình chỉ cả hạng mục công trình đang xây dựng dở.

  An toàn lao động phải được chú ý đến tất cả các khâu, từ điều hành phương án thi công, tổ chức thi công đến điều khiển và chăm sóc bảo dưỡng máy.

Hướng dẫn về bảo dưỡng máy.

Cảnh báo:

-  Máy và các bộ phận chuyển động của máy có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy gài các khóa khớp vào vị trí khóa, cài công tắc phanh dừng, tắt động cơ trước khi làm một việc gì đó trên máy.

-  Bảo dưỡng không đúng cách có thể gây ra nguy hiểm.

 Giới thiệu chung.

   Để ngăn ngừa những sự cố bất trắc xảy ra, cần phải thực hiện những công việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ như thay dầu bôi trơn, bổ sung dung dịch làm mát, kiểm tra dầu thủy lực, thay thế, sửa chữa những thiết bị mòn, hỏng. Mục đích của công việc này là nhằm duy trì chế độ vận hành an toàn và liên tục cho máy. 

KẾT LUẬN

  Sau một thời gian làm việc tập trung, khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo ca các thầy giáo trong bộ mơn, đặc biệt là thầy giáo :…………….. đến nay đồ án của em đã hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.

  Qua quá trình làm đồ án đã giúp em làm quen với những công việc cụ thể của người kỹ sư cơ khí trong tương lai, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân em củng cố thêm các kiến thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.

  Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo :………………, cùng các thầy trong bộ mơn đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án này.                                                                                

  Em xin chn thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Thế Lộc, Vũ Thanh Bình:

Máy làm đất

Đại học Giao thông vận tải

[2]. PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh:

Máy trục vận chuyển

Nhà xuất bản giao thông vận tải

[3]. PGS.TS. Thái Hà Phi:

An toàn lao động và môi trường

Trường Đại học Giao thông vận tải

[4]. Nguyễn Đình Thuận:

Sử dụng máy xây dựng

Nhà xuất bản giao thông vận tải

[5].PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệm:

Sửa chữa máy xây dựng- xếp dỡ và thiết kế xưởng

Nhà xuất bản giao thông vận tải

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"