MỤC LỤC
MỤC LỤC....1
PHẦN I: TỔNG QUAN
Chương 1: TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM NƯỚC KHOÁNG................................ 2
Chương 2: LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC......................................................... 3
Chương 3: NƯỚC NGẦM................................................................................ 5
I. KHÁI NIỆM............................................................................................ 5
II. THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC.................................................................. 5
Chương 4: XỬ LÝ NƯỚC................................................................................ 7
I. TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP CHO ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT............... 7
II. CÁC QUÁ TRÌNH SỬ LÝ NƯỚC......................................................... 9
III. MỘT SỐ SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THƯỜNG GẶP..... 15
IV. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT.......... 18
Chương 5: SƠ LƯỢC CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM BAO BÌ...... 19
I. GIỚI THIỆU TÍNH DẺO....................................................................... 21
II. CÁC LOẠI CHẤT DẺO HIỆN CÓ VÀ CÔNG DỤNG.......................... 22
III. PHÂN LOẠI NHỰA THEO CÔNG DỤNG......................................... 22
IV. TÍNH CƠ HỌC VÀ TÍNH VẬT LÝ CỦA NHỰA................................ 23
Chương 6: BỘ PHẬN CẤP CHAI................................................................... 30
Chương 7: BỘ PHẬN RỬA CHAI.................................................................. 31
Chương 8: MÁY CHIẾT ĐỊNH LƯỢNG ĐÓNG NẮP.................................... 33
I. MÁY CHIẾT VÀ ĐÓNG NẮP............................................................... 33
II. ĐÈN KIỂM TRA CHAI VÀ MÁY IN MÃ SỐ....................................... 34
Chương 9: MÁY DÁN NHÃN......................................................................... 35
PHẦN II: THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI
Chương 1: CÁC LOẠI MÁY RỬA CHAI....................................................... 38
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG................................................ 38
II. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỬA.................... 38
III. PHÂN LOẠI MÁY RỬA CHAI........................................................... 41
Chương 2: CÁC LOẠI MÁY ĐIỂN HÌNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN..... 42
I. MÁY RỬA CHAI LOẠI XÍCH.............................................................. 42
II. MÁY RỬA CHAI LOẠI THÙNG......................................................... 43
III. MÁY RỬA CHAI LOẠI MÂM............................................................ 44
IV. MÁY RỬA LOẠI TAY KẸP............................................................... 45
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI................................... 45
I. CÁC THÔNG SỐ VÀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ......................................... 45
II. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC VÀ CÔNG SUẤT BƠM............... 46
III. TÍNH KHỐI LƯỢNG CÁC CHI TIẾT TRONG MÁY RỬA................ 51
IV. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ.................................................................... 61
V. TÍNH TỈ SỐ TRUYỀN CÁC CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG..................... 64
VI. TÍNH SỐ RĂNG CÁC BỘ TRUYỀN.................................................. 68
VII. TÍNH CHỌN ĐAI.............................................................................. 68
PHẦN III: CỤM BĂNG TẢI
I. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA CỤM............................................. 70
II. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CỤM.................................................. 72
III. TÍNH TRỤC Ổ BI ĐỠ TRÊN HỆ THỐNG BĂNG TẢI....................... 76
PHẦN IV: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
I. TỔNG QUAN........................................................................................ 83
II. MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.................................................... 84
III. ỨNG DỤNG....................................................................................... 90
KẾT LUẬN............................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tại trường Đại Học Bách Khoa, với sự giúp đỡ của quý thầy cô, em đã có được những kiến thức bổ ích giúp cho em có được nền tảng vững chắc là cơ sở cho em bước vào đời. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua, nhờ sự dẫn dắt tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào đề tài đồ án tốt nghiệp của mình và hoàn thành đúng thời gian quy định.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Tất cả quý thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy các cô trong khoa cơ khí đã truyền dạy và tạo điều kiện để chúng em học tập trong suốt những năm qua, giúp em thực hiện tốt đồ án tốt nghiệp để em hoàn thành khóa học.
Đặc biệt Thầy TS………………….. –giáo viên hướng dẫn đề tài đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em nhiều mặt, giúp em định hướng, hoàn thành tốt đồ án.
Xin cảm ơn các anh chị kĩ sư, công nhân hiện đang công tác tại nhà máy sản xuất nước uống tinh khiết đã tận tình đón tiếp, giúp đỡ em trong thời gian em tham quan và thực tập tại nhà máy.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ, thăm hỏi và động viên trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
… ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………..……
ĐẶT VẤN ĐỀ - TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Ngày nay do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, ngoài ra, mức độ đô thị hóa, tác phong công nghiệp đã khiến cho nhận thức con người về nước uống dần thay đổi. Nhu cầu về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống ngày càng cao. Các sản phẩm nước uống tinh khiết, nước suối đã trở nên quen thuộc với mọi người trong sử dụng hàng ngày với nhiều mục đích khác nhau nhất là trong chế biến thực phẩm, trong sinh hoạt hàng ngày. Với tiện ích nhanh, gọn, nhẹ, tiết kiệm chi phí mà nó mang lại, người ta có thể sử dụng khắp mọi nơi như trong gia đình, đi dã ngoại, đặc biệt là trong các nhà máy, văn phòng, nhà hàng, khách sạn với sự đa dạng về mẫu mã, bao bì, kích thước phù hợp. Với tình hình nhu cầu còn cao hơn nữa trong nhiều năm tới thì việc mở rộng quy mô và xây dựng nhà máy mới là tất yếu, song song với đó việc trang bị dây chuyền hiện đại có khả năng tự động hóa cao là mấu chốt quan trọng để giảm giá thành, tăng năng xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thị trường quốc tế như hiện nay.
Trên thực tế ở mọi ngành sản xuất công nghiệp, mục tiêu năng suất lao động được giải quyết bằng con đường gia tăng mức độ tự động hoá các quá trình và thiết bị sản xuất. Việc tự động hoá có thể nhằm mục đích tăng sản lượng hoặc cải thiện chất lượng và độ chính xác sản phẩm.
Tự động hoá sản xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ các thao tác vật lý của công nhân vận hành máy hoặc thiết bị thông qua hệ thống điều khiển. Những hệ thống này có thể điều khiển quá trình sản xuất với độ tin cậy cao, ổn định mà không cần hoặc cần ít sự can thiệp của con người. Điều này đòi hỏi hệ thống điều khiển phải có khả năng khởi động, kiểm soát hoặc dừng quá trình theo yêu cầu giám sát, hoặc đo đếm các giá trị các biến đã được xác định của quá trình nhằm đạt kết quả mong muốn .
Tình hình phát triển ngành cơ khí tự động hoá trên thế giới:
Ngành cơ khí tự động hoá trên thế giới đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khi có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kỹ thuật điện tử và máy tính. Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật , Pháp ,Anh … việc ứng dụng tự động hoá đã trở nên phổ biến trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Những ứng dụng tự động hoá đã được ứng dụng không chỉ trong các ngành sản xuất thông thông thường mà nó đã mang lại những thành tựu to lớn trong các ngành sản xuất công nghệ cao như ngành sản xuất ô tô, máy bay và xa hơn là những công trình nghiên cứu vũ trụ… Trong những lĩnh vực này yêu cầu về độ chính xác, chất lượng sản phẩm là rất cao. Ngoài ra việc ứng dụng tự động hoá gần như là giải pháp duy nhất khi thực hiện những nghiên cứu ở những nơi mà con người không thể tiếp cận như việc nghiên cứu ở các đáy đại dương, các hành tinh xa xôi, hay những nơi có các chất độc nguy hiểm gây hại đến sức khoẻ con người (chất phóng xạ). Trong công nghiệp khai thác than , dầu khí … đã được các nước công nghiệp phát triển sử dụng các giải pháp cơ khí tự động hoá nhằm tăng năng suất cũng như an toàn cho người lao động.
Tình hình phát triển của ngành cơ khí tự động hoá ở Việt Nam :
Ở nước ta ngành cơ khí nói chung và ngành cơ khí tự động hoá nói riêng đang còn ở trình độ thấp. Việc sử dụng lao động phổ thông vẫn còn phổ biến ở nhiều ngành sản xuất. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới, việc ứng dụng các giải pháp tự động hoá nhằm tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh đã được các bộ, ngành và các nhà sản xuất quan tâm. Nhận thức được ý nghĩa của việc áp dụng tự động hoá đã được nâng cao trong các nhà sản xuất, chính vì thế mà một số các nhà máy như nhà máy sản xuất sữa, nhà máy bia Sài Gòn, các nhà máy đóng tàu… đã trang bị cho mình các giải pháp tự động hóa. Ngoài việc giúp tăng năng suất, độ chính xác nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo vệ sinh trong các ngành thực phẩm, hoá chất…Trong lĩnh vực nghiên cứu, đã có nhiều tổ chức, trung tâm, viện nghiên cứu về tự động hoá. Các chương trình khuyến khích niềm đam mê sáng tạo trong lĩnh vực này cũng đã ra đời, đặc biệt là giải thưởng VIFOTEC dành cho những công trình nghiên cứu cơ khí tự động hoá có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất, đã chứng tỏ ngành cơ khí tự động hoá đã và đang được quan tâm ở nước ta .
Theo những phân tích như trên, em đã chọn đề tài “Tính toán thiết kế máy rửa chai trong dây chuyền sản xuất nước tinh khiết” để làm đồ án tốt nghiệp. Nhiệm vụ chính của đề tài là:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất nước tinh khiết của các nhà máy. Các công nghệ và phương pháp sử lí nước trong việc tạo ra nước tinh khiết sử dụng cho việc ăn uống, sinh hoạt. Tìm hiểu các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai từ khâu cấp chai , rửa chai, chiết nước tới khi thành sản phẩm hòan thiện.
- Tìm hiểu các phương pháp rửa bao bì sản phẩm, các dạng máy được sử dụng hiện nay. Phân tích lựa chọn phương án, thiết lập sơ đồ động và tính tóan thiết kế máy rửa chai theo phương án lựa chọn.
- Tìm hiểu các phương pháp chiết nước hiện tại. Phân tích cấu tạo nguyên tắc họat động các phương pháp đó.
- Tìm hiểu các phương án đóng nắp bao bì sản phẩm lỏng. Lựa chọn phương án tối ưu, thiết lập sơ đồ động và tính tóan thiết kế máy vặn nắp.
- Tìm hiểu các phương án dán nhãn sản phẩm. Phân tích lựa chọn phương án.
- Viết chương trình điều khiển tòan bộ hệ thống.
Để hòan thành nhiệm vụ đề tài đặt ra, các phương pháp để tiếp cận tài liệu cần thiết em đã ứng dụng đó là:
+ Thu thập tài liệu từ thư viện
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet
+ Tìm hiểu thực tế (xin tham quan các nhà máy: Lavie-Long An; Sapuwa-Phú Nhuận; Dakai-Bình Thuận; GAMAX TIC-Biên Hòa)
+ Dò hỏi thông tin qua bạn bè và người thân.
PHẦN I: TỔNG QUAN
CHƯƠNG I
TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM NƯỚC KHOÁNG
Nước có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của các sinh vật, do đó nước không thể thiếu được trong các cơ thể sống, thường khối lượng cơ thể sinh vật có thể chứa từ 60% đến 90% nước .
Trên thế giới nước được cung ứng rộng rãi trong tất cả các dạng (hơi, lỏng, rắn). Nếu được phân phối một cách công bằng thì mỗi người trên trái đất chúng ta sẽ được đầy đủ 292.000 tỷ lít. Tuy nhiên chỉ có khoảng 0,003% nước cung trên thế giới là nước ngọt cho sử dụng của con người.
Việt Nam có mạng lưới sông khá dày và phân bố đều trên đất nước với hơn 10 km dọc biển, trung bình 20 km có một cửa sông với mật độ 0,5-2 km/1km2. Ngoài nguồn nước mặt, Việt Nam còn có nguồn nước ngầm phong phú có thể phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, và nguồn nước khoáng như: Kim Bôi, Hà Sơn Bình, Vĩnh Hảo, Lanbiang, Bình Châu…
CHƯƠNG II
LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC
I. NƯỚC MẶT
Bao gồm các nguồn nước trong trong ao đầm, hồ, sông, xuối...Do kết hợp từ các dòng chỷa trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên đặc trưng của nước là:
- Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp chứa nước trong các ao đầm do xảy ra quá trình lắng cặn nên nồng độ chất lơ lửng tương đối thấp và chủ yuế dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
II. NƯỚC NGẦM:
Được khai thác từ các tầng chứa nước dưới nước, chất lượng nước phụ thuộc vào thành phần khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua nước chứa cát và granit thường có tính axitvà chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocabonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ và thành phần tương đối ổn định.
V. NƯỚC KHOÁNG :
Khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối so phun trào từ lòng đất ra, nước có chứa một vài nguyên tố ờ nồng độ cao hơn nồng độ cho phép đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh. Nước khoáng sau khi qua khâu xử lý thông thường như làm trong, loại bỏ hoặc nạp lại khí CO2 nguyên chất được đóng vào chai để cấp cho người dùng.
VI. NƯỚC CHUA PHÈN :
Những nơi gần biển, ví dụ như ĐBSCL ở nứơc ta thường có nước chua phèn, loại đất này giàu nguyên tố lưu huỳnh ở dạng sunfua hoặc sunfat và một vài nguyên tố kim loại như nhôm sắt trước đây ở những vùng này bị ngâp nước và có nhiều loại thực vật và động vật tầng đáy phát triển.
* Nhận Xét:
Trong các loại nước trên thì nước ngầm ngầm là lựa chọn hiệu quả và kinh tế nhất ở nước ta bởi vì nguồn nước ngầm có ở khắp mọi nơi dưới lòng đất, hạn chế tình trạng ôi nhiễm do nhiễm mặn giảm chi phí xử lí nước. Đây cũng là nguồn nước chính của nhân dân ta được lấy nên sử dụng bằng cách đào giếng, khoan giếng để lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Theo ước tính của viện Nghiên Cứu và Kế Hoạch Nguồn Nước (institute for water Resource Research and planning) của các cơ quan quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), chương trình phát triển liên hiệp quốc năm 1996 thì khả năng hiện có của nguồn nước ngầm ở việt nam là 48 tỷ m3/năm (hay 131,5 triệu m3/ngày) tuy nhiên mước sử dụng hiện tại là 1 tỷ m3/năm trên cả nước nên khả năng khai thác và sử dụng vẫn còn lớn. Để sử dụng để sản xuất
CHƯƠNG III
NƯỚC NGẦM
I. KHÁI NIỆM:
Nước có mặt ở mọi nơi có thể ở các dạng khác nhau như thể hơi (hơi nuớc) thể lỏng, thể rắn (băng đá). Nước không ở một trạng thái nhất định mà họat động theo một chu kì khép kín: nước ở các sông suối ao hồ, biển bốc hơi ngưng tụ thành mây và mưa xuống mặt đất ngấm xuống mặt đất một phần tạo nên thành nước ngầm. Phần còn lại thì bay hơi và chứa trong các hồ ao sông xuối và đổ ra biển.
II. THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC NGẦM:
- Sau khi mưa xuống thấm vào các lớp đất đá, và các tầng địa chất, nên giữa chúng có sự tương tác và hòa tan rất nhiều khóang chất, kim loại.
- Quá trình trao đổi ion, thủy phân, quá trình tương tác giữa các ion OH- và OH+ với bề mặt các hạt đất đá và phản ứng giãu các Ion tin tinh thể nằm trong mạng lưới tinh thể Silicat với các Ion H+, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành phần hóa học của của nuớc ngầm. Các Ion thường gặp trong nước ngầm là: CL-, CO2-,HCO3-, HPO2-4, HSO4- ......
- Các hợp chất có độ hòa tan thấp nhất là Sunfit, cácbonat, Hyđroxit kim loại. Hàm lượng các Ion ở trên phụ thuộc vào độ PH và độ CO2 hòa tan trong nước ngầm. Nước ngầm chia làm nhiều loại phụ thuộc vào độ PH của môi trường :
- Trong nước ngầm tồn tại Sunfua và các kim loại hóa trị thấp (Fe2+, Mg2+,...), các liên kết kim loại với các chất hữu cơ chiếm một vị trí quan trong trong liên kết phức và đa số các phức chất trong nuớc ngầm là loại đơn hạt nhân. Trong việc tạo thành các liên kết kim loại hữu cơ và các Axít Fulvo và Humíc đóng vai trò đặc biệt., độ bền vững của các liên kết được tạo nên từ sự bền vững của các thành phần hữu cơ.
CHƯƠNG IV: XỬ LÍ NƯỚC
I. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT
Nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống phải không màu không mùi vị không chứa các chất độc hại các vi trùng và tác nhân gây bệnh. Hàm lượng các chất hoà tan không được vượt qúa tiêu chuẩn cho phép.
II. CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC
II.1. Hồ Chứa Và Lắng Sơ Bộ:
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô là: tạo điều kiện cho quá trình làm sạch như: lắng bớt các cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxi hoá do tác dụng của oxi hoà tan trong nước và làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng dòng chảy nguồn vào và nguồn tiêu thụ do trạm bơm cấp cho nhà máy.
II.3. Bể Lắng Cát:
Ơ các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250mg/l sau lưới các hạt cặn lơ lửng, vô cơ có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước có khả lắng nhanh được giữ lại ở bể cát.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0.2mm và tỷ trọng lớn hơn 2.6 để laọi trừ bào mòn các cơ cấu cơ khí và giảm lượng cặn lắng tụ lại trong bể toạ bông và bể lắng.
II.4. Xử Lý Nước Tại Nguồn Bằng Hoá Chất:
Xử lý nước bằng hoá chất để hạn chế sự phát triển của rong rêu, tảo vi sinh vật để loại trừ bớt màu, mùi do xác vi sinh vật chết gây ra. Hoá chất thường dùng là sunfat đồng CuSO4, liều lượng từ 0.12 đến 0.3mg/l.
II.6. Clo Hoá Trước Hay Còn Gọi Là Clo Hoá Sơ Bộ:
Clo hoá sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc, mục đích của clo hoá sơ bộ là :
+ Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng
+ Oxy hoá sắt hoà tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hoá mangan hoà tan để tạo thành kết tủa tương ứng.
+ Oxy hoá các chất hữu cơ để khử màu.
* Tiêu tốn lượng clo thường gấp 3 đến 5 lần lượng clo dùng để khử trùng nước sau bể lọc, làm tăng giá thành nước xử lý
II.7. Quá Trình Khuấy Trộn Hoá Chất:
Mục đích cơ bản của quá trình khuấy trộn hoá chất là tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hoá chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý. Quá trình trộn phèn đòi hỏi phải trộn nhanh và đều phèn vào nước xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh thường nhỏ hơn một phần mười giây, nếu không trộn đều và trộn kéo dài sẻ không tạo ta được các nhân keo tụ đủ, chắc cà đều trong thể tích nước, hiệu quà lắng sẽ kém và tốn phèn, các loại hoá chất khác đòi hỏi trộn đều còn thời gian trộn đòi hỏi ít nghiêm ngặt hơn trộn phèn.
II.9. Quá Trình Lắng:
Lắng là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các phương pháp sau:
- Lắng trọng lực trong các bể lắng khi đó hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ thuỷ lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể.
- Bằng lực li tâm tác dụng vào hạt cặn, trong các bể lắng li tâm va xiclon thuỷ lực.
- Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể nổi. Cùng việc lọc cặn các quá trình làm giảm 90 – 95% lượng vi trùng có trong nước.
III. MỘT SỐ SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SỬ LÝ NƯỚC THƯỜNG GẶP
III.1. Sơ đồ1:
Ap dụng khi nước nguồn đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ăn uống(như bảng 2.1). chỉ cần khử trùng rồi cấp cho người tiêu thụ.
III.2. Sơ đồ 2 :
Ap dụng cho nguồn nước chất lượng loại A ghi trong tiêu chuẩn nguồn nước TCXD 233-1999
Nước ngầm có độ đục nhỏ hơn hoặc bằng 30mg/l tương đương với 15 NTU. Hàm lượng rong, rêu, tảo thấp.
III.5. Sơ đồ 5 :
Dùng để xử lý nước loại B.
III.8. Sơ đồ 8:
Ap dụng khi nguồn nước có chất lượng loại C.
IV. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT:
Tuyến I gồm các thiết bị xử lý sơ bộ. Lọc tinh trước khi cho nước vào lọc thẩm thấu ngược. Các thiết bị tuyến II gồm lọc thẩm thấu ngược, qua lọc thẩm thấu ngược nước đi qua các bể lọc cationit, axit mạnh, kiềm mạnh đặt riêng rẽ hay đặt trong một bể Ionit hỗn hợp để loại trừ các ion có thể lọt qua thiết bị RO.
Các thiết bị ionit này phải chọn vật liệu có chất lượng cao, hoàn nguyên bằng dung dịch axít và kiềm có chất lượng cao đảm bảo độ trong suốt. Tuyến III gồm các thiết bị OZON để oxi hoá các chất hữu cơ hoà tan còn xót lại giết chết các vi khuẩn vi rút..
CHƯƠNG V
SƠ LƯỢC CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM BAO BÌ DẠNG CHAI
Bao bì dạng chai là dạng bao bì khá phổ biến bên cạnh các loại bao bì dạng lon và dạng bao. Trước đây các loại chai đựng thực phẩm, nước giải khát và các loại chất lỏng thường được làm bằng thủy tinh. Lý do bởi vì đây là loại nguyên liệu rẻ tiền, dê’kiếm và dễ sản xuất. Hơn nữa chai thủy tinh có thể tái sử dụng được nhiều lần và chỉ cần tẩy rửa rất đơn giản. Tuy nhiên qua thời gian sử dụng, chai thủy tinh ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của chai thủy tinh là nặngvà dễ vỡ. Bên cạnh đó những vấn đề như thay đổi hình dáng mẫu mã, tự động quá qui trình sản xuất. . .
I. GIỚI THIỆU VỀ TÍNH DẺO & POLIME CHO CHẤT DẺO.
Chất có trọng lượng phân tử thấp gọi là Monomer, Polymer là chất được tạo thành bởi nhiều monomer và phản ứng hoá học xảy ra gọi là phản ứng trùng hợp.
Polymer của cùng một loại monomer gọi là Pilymer đồng nhất.
Polymer của nhiều loại monomer khác nhau gọi chất đồng trùng hợp.
Tính chất của chất đồng trùng hợp thay đổi theo loại monomer, tỉ lệ monomer và sự sắp xếp các phân tử của các monomer.
Chất đồng trùng hợp khối là sự kết hợp monomer A và monomer B trong cùng khối thống nhất.
III. PHÂN LOẠI NHỰA THEO CÔNG DỤNG:
Trong thực tế sản xuất và sự dụng nhựa, nhựa thường được phân thành 3 loại (tiêu chuẩn) như sau:
+ Nhựa thông dụng.
+ Nhựa kỹ thuật.
+ Nhựa chuyên dùng.
III.1. Nhựa Thông Dụng:
Là loại được sự dụng với một lượng lớn thành phần là những mặt hàng gia dụngphục vụ trong đời sống, bao gồm những chủng loại như: PE, PP, PS, ABS, PVC, PMMA.
IV.2.1. Tỉ trọng:
Độ kết tinh cao, tỉ trọng cao(tính chất theo tính gia công như độ co rút)
Có liên quan đến độ bean và độ uốn. . .
Giá cả vật liệu tính trên trọng lượng thể tích.
IV.2.2. Nhiệt độ mềm:
Khi vật liệu chất dẻo đặt trong điều kiện nhiệt độ tăng lean, tinh chất vật liệu sẽ xảy ra như biến dạng, phân hủy, biến thành màu vàng (lão hoá. . . )
IV.2.4. Độ dẫn nhiệt:
Độ dẫn nhiệt của chất dẻo thấp hơn thép và thủy tinh
IV.2.5. Tỉ nhiệt:
Tỉ nhiệt của chất dẻo cao hơn thép, vật liệu thủy tinh(0, 2-0, 55) kết quả là hiệu quả năng lượng kém trong gia công cũng như tính chất chảy.
IV.2.8. Tính chất điện:
Chất dẻo thường chịu được tính cách điện tốt
Độ kháng thể tích (tức do độ kháng điện)
Nhựa có độ kháng thể tích cao: PS, PE, PMMA, PTFE 1015--1019Wcm
Độ kháng thể tích thay đổi theo chất độn.
IV.7.2. Lý tính:
Khối lượng riêng: r =1,4g/cm3
Tm =235 ÷ 2640C
Tg = 60 ÷ 800C
IV. 8. Một số nước uống tinh khiết có mặt trên thị trường:
- Nước uống tinh khiết Dakai,Lavie, Vital, Đảnh Thạnh, Hòa Bình, Đavie, SAPURA, Sapuwa, Khánh hội, Vĩnh Hảo, Dapha, Union, AB. . . Là một số sản phẩm nước tinh khiết có lợi cho sức khỏe giúp con người luôn sảng khoái minh mẫn, đạt chất lượng cao.
CHƯƠNG VI
BỘ PHẬN CẤP CHAI
Các chai cấp bằng tay lên mâm quay để đưa vào trong băng tải, khâu này chủ yếu là sự dụng bằng tay nhân công. Tuy nhiên cũng có thể trang bị máy cấp chai cho khâu này tùy theo điều kiện sản xuất.
CHƯƠNG VII
MÁY RỬA CHAI
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG:
Phần lớn thực phẩm lỏng và sản phẩm có vị được ưu tiên xuất ra bằng chai. Bao bì nhựa chủ yếu dùng được nhiều lần. Bao bì mới được bổ sung để bù vào những tổn thất do vỡ và do người tiêu dùng không đêm trả vỏ cũng như tùy theo mức độ tăng sản xuất sản phẩm.
Hiện nay đa số các nhà máy nước tinh khiết, sữa, bia, rượu mùi, rượu vang và những lĩnh vực công nghệ thực phẩm khác sử dụng máy rửa chai, cải tiến được điều kiện lao động và kỹ thuật vệ sinh ở trong phân xưởng rót và rửa.
II. TÁC DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỬA:
Rửa sạch bao bì dựa trên cơ sở gia công nó bằng dung dịch nóng chứa các môi trường rửa đặt biệt. Phổ biến nhất để rửa chai lọ là dung dịch sút (NaOH) có nồng độ 1,5 - 3,0%. Dung dịch sút sẽ có tác dụng khử trùng và tạo cho chai sáng bóng.
III. MÁY KIỂM TRA CHAI RỖNG:
Chức năng kiểm tra chai có thể có vật lạ, nước rửa dư, chai bị bể miệng hoặc các chai quá dơ mà máy rửa chai không thể rửa sạch được.
* Nguyên lý làm việc:
Các chai được các ngón kẹp trên một bánh sao gắn trên một tang quay quanh trục đứng đưa qua một hệ thống kiểm tra. Hệ thống này gồm một đèn chiếu mạnh chiếu từ dưới đáy chai lên. Ánh sáng xuyên qua chai và tác động vào một bộ cảm biến, nếu trong chai có vật lạ hoặc nước rửa dư, chai bị mẻ miệng. . .
CHƯƠNG VIII
MÁY CHIẾT ĐỊNH LƯỢNG - ĐÓNG NẮP
I. MÁY CHIẾT VÀ ĐÓNG NẮP:
Máy chiết và máy đóng nắp có thể là hai máy riêng biệt, nhưng thông thường hai máy này được chế tạo liền khối và có tên gọi như trên.
Chức năng của máy chiết và đóng nắp là chiết sản phẩm vào chai một cách nhẹ nhàng đúng thể tích quy định và đóng kín chai bằng nắp nhựa để bảo vệ sản phẩm trong chai.
II. ĐÈN KIỂM TRA CHAI VÀ MÁY IN MÃ SỐ:
Chai sau khi đã chiết và đóng nắp sẽ chạy qua một bàn khác, tại đây công nhân vận hành sẽ dùng đèn kiểm tra để kiểm tra các chai lần cuối cùng bằng mắt để phát hiện các klhuyết tật có thể có như chiết vơi, vật lạ trong chai... Sau đó, chai được đưa qua một máy in mã số kiểu phun mực như sau:
Mực in được một bơm cao áp bơm lên một ống phun tại đó có một tinh thể thạch anh rung động để tách dòng mực thành những hạt mực, những hạt mực này chạy qua một bản cực để làm lệch quỹ đạo. Nhờ vậy, những hạt mực sẽ được phun lên vật thể cần in theo những ký hiệu đã lập trình trước.
PHẦN II
THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI
CHƯƠNG I
CÁC LOẠI MÁY RỬA CHAI
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
Phần lớn thực phẩm lỏng và sản phẩm có vị (sữa, bia, rượu…) được ưu tiên xuất ra bằng chai. Bao bì thủy tinh để sử dụng đựơc nhiều lần, một số sử dụng chai nhựa như nước khóang, nước uống tinh khiết, sữa… để giảm tổn thất do vỡ, do người tiêu dùng không trả, và dễ dàng thay đổi mẫu mã để chống hàng giả, hàng nhái.
II. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỬA
II.1. Khái niệm:
Những máy rửa chai xuất do kết quả liên hợp của ba dụng cụ mà trước kia người ta đã dựa vào chúng để rửa bằng tay gọi là: bộ phận nhúng nước, thiết bị rửa và bộ phận súc tráng sạch. Trong các thiết bị ấy người ta đã sơ bộ ngâm chất bẩn, rửa sạch bề mặt bên trong và bên ngòai súc chai bằng nước sạch.
Có hai phương pháp rửa chai:
a. Phương pháp bàn chải quay kim loại
Người ta sử dụng bàn chải quay trong chai. Hình dạng bàn chải cho phép tách được cặn bẩn bên trong thành chai cũng như đáy chai. Rửa bằng bàn chải có ưu điểm là nên dùng với những chai quá bẩn, chứa lớp cặn bẩn đã khô.
b. Bằng ống bơm
Tia chất lỏng đuợc ép bằng áp suất phun vào trong chai và mang chất bẩn ra ngòai qua miệng chai.
II.2. Tác dụng của môi trường rửa
Nguyên tắc làm sạch bao bì là dựa trên cơ sở gia công nó bằng dung dịch nóng chứa các môi trường rửa đặc biệt. Phổ biến nhất để rửa chai lọ là dung dịch sút (NaOH) có nồng độ 1,5%-3%.
III. PHÂN LOẠI MÁY RỬA CHAI
III.1. Theo năng suất
- Năng suất nhỏ khỏang 2000 – 3000 chai/h
- Năng suất trung bình khỏang 5000 – 8000 chai/h
- Năng suất lớn 10000 – 24000 chai/h
III.2. Theo phương pháp rửa
- Bằng ống bơm
- Dùng nước bơm
- Chải quét
III.3. Theo đặc điểm cấu tạo động học
- Xích có số lượng bể ngâm khác nhau
- Một bể không xích
- Bàn quay
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI
I. CÁC THÔNG SỐ VÀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
* Các thông số:
- Lấy theo mẫu chai của nhà máy ĐaKai loại 600ml
- Dạng bao bì cần rửa là chai PET mới.
- Kích thước miệng 24mm, thân 68mm, cao 240mm.
- Năng suất yêu cầu 10800 chai/h
* Sơ đồ nguyên lý:
* Nguyên lý hoạt động:
Chai được đưa lên băng tải cấp chai (1). Khi tới vít chia (2), chai sẽ được chia đều ra đúng bằng khoảng cách chai trên đĩa cấp chai (3). Chai sẽ được các tay kẹp của máy rửa đưa vào trong máy rửa chai (4). Sau đó chai được chuyển ra ngoài theo đĩa dẫn chai (5) ra ngoài tiếp tục qua công đoạn tiếp theo.
II. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC VÀ CÔNG SUẤT BƠM:
II.1. Tính toán đường kính vòi phun rửa và lưu lượng nước sử dụng:
Để miệng phun làm việc bình thường thì MMax, nên chọn d1=10mm
Tính lượng nước tiêu thụ:
Với yêu cầu 10800 chai/h
Theo thiết kế ta có hai giai đoạn rửa, đầu tiên là rửa bằng hóa chất, sau là rửa lại bằng nước bán thành phẩm.
II.2. Giai đoạn rửa hóa chất:
- Trong giai đoạn làm việc, có tất cả 10 đầu phun hóa chất. Vậy trong 1h lượng nước hóa chất cần thiết để rửa chai là: Qhc = 3639600 cm3/h
- Thời gian rửa hóa chất cho 1 chai là: thc = 3,3 s/chai
II.3. Giai đoạn rửa bằng nước bán thành phẩm:
a. Tính toá n vòi dẫn:
d2 - Đường kính của ống cung cấp.
H2 - Ap suất trong ống chính. Chọn H2=40m
A. Với nước hóa chất:
Chọn đường kính ống dẫn nước hóa chất là 27mm
B. Với nước bán thành phẩm:
Chọn đường kính ống dẫn nước bán thành phẩm là 30mm.
b. Tính toán công suất bơm:
Vì đường bơm nước bán thành phẩm dùng chung với đường nước chiết nên không cần phải quan tâm tới.Ta chỉ tính chọn động cơ bơm nước hóa chất.
Chọn hiệu suất có ích của bơm là h=0.8
c. Tính và chọn thùng chứa ngoài:
Thùng chứa nước dùng để đựng và pha trộn nước hóa chất trước khi bơm vào rửa nhằm ổn định lượng nước khi bơm.Thùng có thể bằng nhựa hoặc Inox, hình khối hoặc hình trụ tròn. Thể tích thùng phải đủ sức chưa1/3 lượng nước cần bơm trong 1h.
IV. TÍNH CÔNG SUẤT SƠ BỘ CHO ĐỘNG CƠ:
IV.1. Công suất cho bộ phận rửa
Trọng lực tác dụng lên ổ đỡ bộ phận quay của cụm rửa
P = m × g = 343.8 × 10 = 3430 N
Để bù trừ cho các ma sát khác như ma sát tại mặt chia nước và vòng dẫn hướng, bánh mở tay kẹp, ta thêm hệ số k = 1.5
Công suất cần thiết: Pct = P × k = 0.233 × 1.5 = 0.3495kW
IV.2. Công suất cho cụm máy chiết
Trong cụm chiết vì lúc này chai đã có nước nên có phần nặng hơn, ngoài ra còn có một bộ phận mang nước ngay phía trên nên ta có thể tính gần đúng như máy rửa nhưng với hệ số k cao hơn.
Công suất cần thiết của động cơ cho máy rửa: P = 1,4kW
IV.4. Công suất cho trục cụm băng tải
Lấy theo tính toán băng tài ở chương sau ta có được công suất cho trục băng tải là: P = 0.11kW
IV.4. Công suất cho trục của cụm vít chia
Khối lượng của vít nhựa là m=2Kg
Vít nhựa quay với tốc độ n=172v/p theo phần tính tỉ số truyền ở chương sau
Trọng lực tác dụng lên ổ đỡ =2x10=20 N
Lực ma sát
Fms=P.k=20x0.06=1.2 N
Momen ma sát
Mms = Fms.R = 1.2x10=12 Nmm
IV.5. Công suất cho trục của đĩa dẫn chai (7)
Khối lượng của vít nhựa là m=30Kg
Vít nhựa quay với tốc độ
n=11.25v/p theo phần tính tỉ số truyền ở chương sau
Trọng lực tác dụng lên ổ đỡ
P=30x10=300 N
Lực ma sát
Fms=P.k=300x0.06=18 N
Momen ma sát
Mms = Fms.R = 18x40=720 Nmm
* Công suất tổng cộng mà động cơ phải cung cấp là
P= 4x0.247+0.07+0.279+0.56+1.4+0.453=3.557Kw
Để đảm bảo trường hợp quá tải không xảy ra ta chọn động cơ: K10729 do hãng TatungCo sản xuất.
N=1440 vòng/phút
P=6Kw
VI. TÍNH SỐ RĂNG CHO CÁC BỘ TRUYỀN :
VI.1. Tính số răng các bánh răng
a. Bánh răng máy rửa
Tỉ số truyền i=8
Chọn sơ bộ khoảng cách trục
aw=350mm
Mô đun m=5
b. Bộ truyền bánh vít trục vít
Tỉ số truyền itv=20
Z2 – Số răng bánh vít
Z1 – Số răng trục vít
Để có thể tránh trường hợ=(p cắt chân răng và kích thước bộ truyền không quá lớn thì:
80>Z2=uZ1>28
Chọn Z1=2 ÞZ2=2x20=40
Ta tra được hiệu suất bộ truyền làh=0.7
Hệ số dịch chỉnh:
x=(aw/m – 0.5/(Z2+q)=160/6.3 – 0.5(10+40)
x=0.396
Thông số bộ truyền trục vít-bánh vít
aw=160
x=0.396
Đường kính vòng chia
D1=q.m=6.3x10=63mm
D2=mZ2=6.3x40=252mm
Đường kính vòng đỉnh
Da1=d1+2m=m(q+2)=6.3(10+2)=75.6mm
Da2=m(Z2+2+2x)=6.3(40+2+2x0.396)=269.6mm
Đường kính vòng đáy
Df2=m(q-2.4)=6.3(10-2.4)=47.88mm
Df2=m(Z2-2.4+2x)=6.3(40-2.4+2X0.396)=241.87mm
d. Cặp bánh răng 3-5
Tỉ số truyền i=1.8=Z5/Z3
Môđun m=4
Chọn sơ bộ aw=760mm
Z3=2aw/(m(i+1)=2.760/4(1.8+1)=135
ÞZ5=135x1.8=243
aw = 135x4x2.8/2=756mm
e. Cặp bánh răng 4-5
Mođun m=4 ,Z4=50
aw45=mZt/2=4(50+243)/2=586mm
f. Cặp bánh răng 3-4
aw45=mZt/2=4(50+135)/2=370mm
g. Cặp bánh răng 5-7
Tỉ số truyền i57=0.8888=Z7/Z5
Môđun m=4
Z7=0.888x243=216
Khoảng cách trục
aw57 = 4(243+216)/2=918mm
Bánh răng 6
Mođun m=4
Z6=60
aw56=mZt/2=4(243+60)/2=606mm
aw67=mZt/2=4(216+60)/2=552mm
k. Cặp bánh răng côn bộ truyền vít
Tỉ số truyền icv=2
Chọn Z1=20, Z2=40
l. Cặp bánh răng côn bộ truyền băng tải
Tỉ số truyền icb=1
Chọn Z1=24, Z2=24
VI.2. Tính toán bộ truyền vít đai ốc
Vì bộ truyền vít đai ốc chịu lực dọc trục cao nên ta chọn dạng ren hình thang cân a=300
Chọn d2=28.5 mm theo chuẩn.Tra bảng ta sẽ dược các thông số sau:
D=30mm
D3=26.5mm
D1=27mm
D4=30.5mm
Để đảm bảo tính tự hãm ta chọn số mối ren Zh=1
Theo công thức ta có:
Chiều cao đai ốc:
H=1.2x28.5=34.2mm
Bước vít bằng bước ren:
Pn=p=3mm
Số vòng ren đai ốc
Z=H/p=34.2/3=11.4
Thỏa diều kiện z≤12
VII. TÍNH CHỌN ĐAI :
Dựa vào công dụng và chất lượng của đai thang hẹp nên ta chọn nó để dùng cho truyền động từ động cơ.
Tỉ số truyền của đai thang là iđ=2
Chọn đường kính bánh nhỏ là d1=150 mm , d2=300mm
Chiều dài đai
l=2a+p(d1+d2)/2+(d2-d1)2/4a
= 2.360+p(150+300)/2+(300-150)2/4.360
=1442.125mm=1.442m
PHẦN III
TÍNH TOÁN CỤM BĂNG TẢI
I. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỤM BĂNG TẢI
I.1. Vận tốc băng tải tại cụm rửa.
Năng suất : Q = 10800 chai/h.
Kích thước chai( theo chiều di chuyển ) : L = 68 mm.
Quy trình rửa như đã được trình bày sơ bộ ở phần trước. Vì rằng băng tải cụm chiết và vít chia, đĩa dẫn chai (7) làm nhiệm vụ trực tiếp đưa chai vào máy rửa nên tốc độ của 3 bộ phận nói trên phải đồng bộ với nhau. Cụ thể vận tốc dài của băng tải phải bằng vận tốc dài của đĩa dẫn chai (7) và vận tốc dài của các tay kẹp trên máy rửa.
Vận tốc băng tải cần thiết :
V=n2pR=4.5x2x3.14x400=22608 mm/p=22.608 m/p=0.3768m/s
Đường kính con lăn băng tải : D = 120 mm .
I.2. Vận tốc băng tải tại cụm đóng nắp.
Vì đầu ra của chai lúc này không còn phụ thuộc vào bộ phận nào trong dây chuyền cả nên ta có thể chọn tốc độ sao cho lớn hơn tốc độ của băng tải cụm rửa để khỏi ùn tắc là được.
Ta chọn như trên:
Vận tốc băng tải cần thiết :
V= 22700 mm/p=22.7 m/p=0.378m/s
Đường kính con lăn băng tải : D = 120 mm .
II. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỤM BĂNG TẢI.
II.1. Xác định công suất băng tải cụm rửa
Các số liệu ban đầu:
- Năng suất làm việc: Q=10800 chai/h
- Vận tốc băng tải: v=0.2(m/s)
- Chiều dài tấm băng: L=5m
- Khối lượng vật liệu vân chuyển không đáng kể
- Chiều rộng băng: B=100 mm
II.2. Xác định công suất động cơ băng tải cụm đóng nắp.
Tính toán hoàn toàn tương tự như cụm chiết trong đó :
Các số liệu ban đầu:
- Năng suất làm việc: Q=10800 (chai/h)
- Vận tốc băng tải: v=0.378(m/s)
- Chiều dài tấm băng: L=5m
- Khối lượng vật liệu vân chuyển khi chai đã có nước:m=1kg/chai.
- Chiều rộng băng: B=100 mm
Tổng lực kéo (hay lực cản của băng tải) được xác định theo công thức :
Wc = Wct + Wkt ,(N)
Trọng lượng vật liệu phân bố trên 1m chiều dài được xác định :
Chiều dài mỗi chai L = 68 mm.
Năng suất 180 chai/p
Tốc độ tải 22.7 m/p
Số chai trên một mét băng tải : n = 8 (chai)
Mỗi chai có khối lượng : m =1kg.
Ta có trọng lượng phân bố trên chiều dài 1m băng tải là :
q=n.m.g = 8 x 1 x 10 = 80 (N/m)
Trọng lượng phân bố trên 1m chiều dài của tấm nhựa : qb = 2 kg/m = 20 (N/m)
Do tải trọng vận chuyển của băng tải nhỏ nên không cần đến các con lăn đỡ ở cả hai nhánh, có tải và không tải: q’cl = 0 (N/m) ; q”cl = 0 (N/m).
=> Wct = 6(80+20).5.0.4=1200(N).
* Trên nhánh có tải:
S1=S4+Wct và S3=k.S4
Wkt = 6.20.5.0.4 =240 (N).
Với k là hệ số cản khi băng đi qua tang đuôi hay tang dẫn hướng,với góc ôm của băng trên tang đuôi q=1800 ta chọn k=1,05.
S3=1,05.S4 (N).
S1=S4+1200 (N).
S3=S2+240 (N)
S1=3.05.S2.
III. TÍNH TRỤC VÀ Ổ BI ĐỠ TRÊN HỆ THỐNG BĂNG TẢI
Vì tải trọng và tốc độ của băng tải cụm đóng nắp có công suất và tốc độ lớn hơn băng tải cụm rửa. Nên để đơn giản hệ thống ta lấy hệ thống trục và ổ bi đỡ của băng tải cụm rửa giống như băng tải cụm đóng nắp mà vẫn đảm bảo được độ cứng vững và bền của hệ thống.
PHẦN IV
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Một hệ thống điều khiển bất kỳ đều được cấu tạo bởi 3 thành phần : khối vào, khối xử lý , khối ra.
I.1. Khối vào
Các tín hiệu vào thường qua bộ chuyển đổi để chuyển các đại lượng vật lý thành tín hiệu điện. Các bộ phận chuyển đổi có thể là nút nhấn, công tắc, cảm biến nhiệt …tuỳ theo loại bộ chuyển đổi mà các tín hiệu ra khỏi bộ chuyển đổi hoặc có dạng on/off hoặc có dạng liên tục .
I.3. Khối xử lý
Khối xử lý thay thế người vận hành thực hiện các thao tác nhằm đảm bảo quá trình hoạt động. Nó nhận thông tin từ các tín hiệu ở khối vào và xuất tín hiệu đến khối ra để thực hiện các tác động đến thiết bị.
II. MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
II.1. Hệ thống điều khiển dùng rơ le.
Rơ -le là một công tắc điện có khả năng chịu được dòng cao, được tác động gián tiếp bởi dòng điện điều khiển có cường độ thấp. Nó là thành phần quan trọng trong các hệ thống điều khiển hiện đại.
II.2. Hệ thống điều khiển dùng máy tính
Máy tính số là một bộ máy điện tử xử lý thông tin ở dạng nhị phân. Nó rất phù hợp để tính toán và lưu trữ lượng thông tin lớn.
Sơ lược về ứng dụng máy tính trong điều khiển.
Máy tính được ứng dụng trong điều khiển quá trình từ giữa thập niên 1950. Các hãng chế tạo máy tính đã cố gắng ứng dụng những ưu điểm của nó vào việc điều khiển các quá trình sản xuất hoá chất và đã đạt được kết quả tương đối khả quan.
II.4. Lựa chọn PLC.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại PLC của nhiều hãng khác nhau (Mitsubishi, Siemens, Festo, Allen Bradley ..) với các tính năng ngày càng được tăng cường nhằm cải thiện hiệu suất và chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết các PLC cùng cỡ thì có chức năng tương đương nhau. Điểm khác nhau quan trọng nhất là ở phương pháp lập trình và ngôn ngữ lập trình, cùng với các mức độ về sự hỗ trợ của nhà sản xuất. Ở những dự án lớn sự hỗ trợ từ nhà sản xuất là rất quan trọng.
a. Loại và cỡ PLC:
Sự lựa chọn này có thể thực hiện cùng với việc lựa chọn nhà sản xuất PLC. Khi xác định quy mô hệ thống PLC thì có một số điểm cần nhận xét:
- Yêu cầu ngõ vào/ ra cần thiết.
- Loại ngõ vào ra.
- Dung lượng bộ nhớ.
b. Số lượng ngõ vào / ra:
- Số lượng ngõ vào/ ra trên mỗi môđun (hay trên PLC có sẵn các ngõ vào/ ra ).
- Sự cách ly giữa phần điều khiển và phần công suất điều khiển cơ cấu tác động.
- Nhu cầu mở rộng thêm khả năng điều khiển và lắp đặt thêm ngõ vào/ra.
III. Ứng dụng PLC trong đề tài :
Trong đề tài luận văn em lựa chọn PLC của hãng Mitsubishi.
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
Sau thời gian thực hiện đề tài với sự hướng dẫn tận tình của thầy: TS……………...…, em đã hoàn thành đúng thời gian quy định đề tài “Tính toán thiết kế máy rửa chai trong dây chuyền sản xuất nước tinh khiết”. Đây là đề tài mang tính tổng hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Với sự quyết tâm, nỗ lực hết mình, tập luận văn này đã giúp em bước đầu kết nối giữa lý thuyết và thực tế và em đã thực sự tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức về thiết kế, chế tạo.
Do kiến thức và thời gian không nhiều nên đồ án này còn rất nhiều sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo thêm từ phía các thầy để em có thể rút kinh nghiệm và biết thêm được những kiến thức mới.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian vừa qua.
Em rất mong những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn sinh viên để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Xuân Lai, Cấp Nước, tập 2 : XỬ LÝ NƯỚC THIÊN NHIÊN CẤP CHO SINH HOẠT, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội năm 2002. (596 trang)
2. CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội năm 1976. (470 trang)
3. Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Dõan Sơn, KỸ THUẬT NÂNG CHUYỂN – TẬP 2 : MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM năm 2004 (399 trang)
4. Trịnh Chất, CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY & CHI TIẾT MÁY, NXB Khoa học Kỹ thuật (220 trang)
5. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm, THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY, NXB Giáo Dục (379 trang)
6. ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN THỦY LỰC & KHÍ NÉN, trường ĐHDL KTCN
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ LUẬN VĂN"