TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ VÀ SỮA CHỮA Ô TÔ VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Mã đồ án TLOT02023001
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

    Tài liêu bao gồm đầy đủ file word như: Phần giới thiệu, phần bài 1 (Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn huynhdai 4 chỗ), phần bài 2 (Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn xe huynhdai 4 chỗ), phần bài 3 (Sữa chữa hệ thống bôi trơn hunhdai 4 chỗ), phần bài 1 (Tháo lắp nhận dạng hệ thống làm mát toyota fortuner), phần bài 2 (Bảo dưỡng hệ thống làm mát toyota fortuner), phần bài 3 (Sữa chữa hệ thống làm mát toyota fortuner), phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, bìa đồ án..Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đề tài.......... CÔNG NGHỆ VÀ SỮA CHỮA Ô TÔ VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN.

Giá: 290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MC LỤC

Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn......................................................................................................7

Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn....................................................................................................................35

Bài 3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn......................................................................................................................53

LỜI GIỚI THIỆU

Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy. Qúa trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiện và môi trường sử dụng...Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống bôi trơn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.

Bài 1. Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn

Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơi

Bài 3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn

Xin chân thành cám ơn!

BO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN

- Trình bày nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

- Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống bôi trơn

- Giải thích sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống bôi trơn

- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống bôi trơn

- Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng các chi tiết, bộ phận của hệ thống bôi trơn

BÀI 1: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN HUNH ĐAI 4 CHỖ

Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn                

Gii thiệu:

Hệ thống bôi trơn được sử dụng rộng rãi bởi chúng có nhiều tính năng ưu việt: độ bền tốt và có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu và được trang bị rất hiện đại. Việc tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa là rất quan trọng nó làm tăng tuổi thọ của ô tô. Với mục tiêu nghiên cứu quá trình sửa chữa và bảo dưỡng là một trong mục tiêu rất quan trọng .

Mc tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn dùng trong động cơ

- Tháo, lắp, nhận dạng, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống bôi trơn, đúng quy trình đảm bảo kỹ thuật và an toàn

Ni dung:

1.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1.1.1 Nhiệm vụ của hệ thống và dầu bôi trơn

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ: Liên tục cung cấp dầu bôi trơn đến bề mặt ma sát của các chi tiết để giảm tiêu hao năng lượng do ma sát, chống mài mò do cơ học và mài mòn do hoá học, rửa sạch các bề mặt do mài mòn gây ra, làm nguội bề mặt ma sát, tăng cường sự kín khít của khe hở.

1.1.2 Yêu cầu của hệ thống và dầu bôi trơn

Dầu nhờn phải được đưa đi đến tất cả các vị trí cần bôi trơn, lưu lượng và áp suất dầu bôi trơn phải phù hợp với từng vị trí bôi trơn.

Hệ thống dầu nhờn phải đơn giản, làm việc tin cậy đảm bảo suất tiêu hao dầu nhờn là nhỏ nhất.

1.1.4 Một số thông số sử dụng của dầu bôi trơn

Tính chất quan trọng nhất liên quan đến chất lượng dầu bôi trơn là độ nhớt của dầu bôi trơn. Mỗi loại động cơ yêu cầu dầu bôi trơn có một độ nhớt nhất định phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ. Dầu có độ nhớt quá lớn (dầu quá đặc) thường khó lưu động nên trong giai đoạn khởi động động cơ dầu khó đén được tất cả các bề mặt ma sát, đặc biệt là các bề mặt ma sát ở xa bơm dầu. Do đó, một số bề mặt ma sát có thiếu dầu khi khởi động lạnh nên bị mòn nhanh. 

1.2 CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1.2.1 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1.2.1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt

Toàn bộ lượng dầu của hệ thống bôi trơn được chứa trong các te của động cơ.

Van an toàn  là van tràn có tác dụng khống chế áp suất dầu sau bơm.

Khi bầu lọc bị tắc, van an toàn của bầu lọc thô sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không qua lọc thô lên thẳng đường dầu chính đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến các bề mặt cần bôi trơn.

Khi nhiệt độ dầu lên cao quá, do độ nhớt giảm, van khống chế lưu lượng sẽ đóng hoàn toàn để dầu qua két làm mát rồi lại trở về các te.

1.2.1.2 Hoạt động hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te ướt

Dầu bôi trơn được hút từ các te qua lưới lọc sơ đẩy lên bình lọc nhờ bơm dầu qua bình lọc, dầu được làm mát nhờ két làm mát dầu và đi vào đường dẫn dầu chính, từ đây dầu được dẫn đi đến bôi trơn các cổ chính của trục khuỷu, cổ chính trục cam, dầu từ cổ trục chính trục khuỷu được dẫn tới bôi trơn cổ khuỷu nhờ rãnh khoan xiên, cũng từ đường dầu chính có đường dẫn dầu đi bôi trơn cho trục đòn gánh trích dầu bôi trơn cho hộp bánh răng phân phối.

1.2.2 Sơ đồ bố trí HTBT động cơ (Dùng bầu lọc ly tâm hoàn toàn)

1.2.2.1 Sơ đồ cấu tạo

1.2.2.2 Nguyên lý hoạt động

Dầu được chứa trong đáy dầu, khi động cơ làm việc, bơm hút dầu đến hai khoang (tầng) của bơm: Khoang trên đưa dầu đến bầu lọc tinh để lọc sạch (khoảng 15% dầu sau khi lọc sơ bộ trở về đáy dầu) và cung cấp cho đường dầu chính, khoang dưới dầu cung cấp dầu cho két làm mát.

1.2.4 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức các te khô

Hệ thống bôi trơn các te khô khác cơ bản với hệ thống bôi trơn các te ướt ở chỗ nó có thêm một đến hai bơm làm nhiệm vụ chuyển dầu từ các te (sau khi dầu bôi trơn rơi xuống các te) qua két làm mát  ra thùng chứa  bên ngoài các te động cơ. Từ đây, dầu được bơm lấy đi bôi trơn giống như ở hệ thống bôi trơn các te ướt.

1.3.4 Các van

1.3.4.1 Cấu tạo

Các van có cấu tạo tương tự như nhau, nó gồm 3 phần chính là đế van, viên bi hoặc piston van, lò xo van.

1.3.4.2 Hoạt động

Nếu áp suất dầu bôi trơn lớn quá dễ gây phá hỏng hệ thống bôi trơn (nứt vỡ đường ống dẫn…), rất dễ gây phá hỏng màng dầu bôi trơn, nếu áp suất nhỏ quá sẽ không đủ lượng dầu đưa đến khe hẹp cũng khó hình thành màng dầu bôi trơn do đó cần giữ cho áp suất của hệ thống bôi trơn tương đối ổn định, áp suất dầu bôi trơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số vòng quay của động cơ, hao mòn

1.3.6 Đèn cảnh báo áp suất dầu.

Đèn cảnh báo áp suất dầu báo cho lái xe biết áp suất dầu ở mức thấp không bình thường. Công tắc áp suất dầu được lắp trong các te hoặc trong thân máy, dùng để kiểm tra áp suất trong đường dầu chính. áp suất dầu bình thường vào khoảng 0,5 đến 5 kgf/cm2.

1.4 TRÌNH TỰ VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT THÁO, LẮP HỆ THỐNG BÔI TRƠN HUNH ĐAI 4 CHỖ

1.4.1 Trình tự tháo, lắp và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống bôi trơn

1.4.1.1 Chuẩn bị

- Dụng cụ tháo, lắp: clê tròng miệng các loại, tay nối ngắn, tay lực, tuýp 10

- Nguyên vật liệu: giẻ lau, dầu nhờn, mỡ, khay đựng dụng cụ, dụng cụ kê chèn, thùng chứa...

1.4.1.2 Trình tự tháo

- Xả dầu bôi trơn.

- Xả nước làm mát.

- Tháo đáy các te.

- Tháo két mát dầu, nước làm mát.

- Tháo đáy các te.

1.4.2 Trình tự tháo, lắp bơm dầu

1.4.2.1 Trình tự tháo

* Tháo bơm dầu từ động cơ

- Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy

- Tháo bánh phải trước

- Tháo tấm chắn phía dưới động cơ bên phải

+ Nới lỏng nút xả két nước.

+ Tháo cụm nắp két nước.

+ Nới lỏng nút xả trên thân máy, sau đó xả nước làm mát.

- Tháo nắp đậy nắp quy lát số 2

* Tháo rời các chi tiết của bơm dầu

- Tháo đế nắp thân bơm.

+ Tháo các bu lông

+ Dùng búa nhựa, cẩn thận gõ lên thân bơm dầu.

1.4.2.3 Lắp bơm dầu

- Lắp van dầu hồi

+ Lắp van, lò xo, tấm chặn vào thân bơm

+ Dùng kìm lắp phanh hãm

- Lắp rotor (bánh răng) chủ động và bị động

1.4.2 Trình tự tháo, lắp lọc dầu

* Tháo bình lọc từ động cơ

- Tháo nắp bảo vệ động cơ

- Xả dầu

* Lắp bình lọc

Ngược lại với quá trình tháo

BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN HUYNH ĐAI 4 CHỖ

Bo dưỡng hệ thống bôi trơn:                              

Mc tiêu:

- Nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

- Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng

2.1 U CẦU CHT LƯỢNG DẦU

- Dầu bôi trơn phải được dùng theo mùa và nhiệt độ môi trường .

- Phải dùng đúng với loại mà động cơ đó chỉ định, dầu phải sạch không có tạp chất.

Mua đúng loại dầu xe phù hợp với động cơ của mình đòi hỏi bạn không chỉ dừng ở những thương hiệu yêu thích. Các loại dầu xe được phân loại theo độ nhớt, độ nặng của dầu liên quan tới tốc độ chảy của dầu tới các chi tiết máy trong động cơ. Loại dầu có độ nhớt thấp (dùng trong thời tiết lạnh) có độ đậm đặc thấp hơn so với các loại có độ nhớt cao. Tuỳ thuộc vào động cơ và đôi khi cả yếu tố địa hình, các ô tô nói chung đều chạy loại dầu cấp 5W30, 10W30 cho đến 20W50.

2.2 NHNG CÔNG VIC CỦA BẢO DƯỠNG H THNG I TRƠN

- Phải thường xuyên thay dầu bôi trơn theo lịch trình mà các nhà xản xuất xe ô tô thường hớng dẫn cho khách hàng bằng tài liệu kèm theo xe. Tuy nhiên thời gian thay dầu phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng sử dụng.

Thời điểm thay dầu nói chung khoảng thời gian 3 tháng, tương đương với

5000 km là thời điểm cần thiết để thay dầu. Mặc dù các nhà sản xuất ô tô hiện nay như Ford và Toyota đã kéo dài khoảng cách giữa các lần thay dầu (khoảng 8000 km hay 6 tháng) với các dòng xe đời mới, song nói chung việc thay dầu thường xuyên được coi là phương pháp rẻ tiền hơn cả để kéo dài tuổi thọ và công suất hoạt động của động cơ.

2.2.1 Bảo dưỡng hàng ngày

Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu trước lúc động cơ khởi động và trên đường đi khi chạy đường dài. Mức dầu nằm trong khoảng hai vạch giới hạn là được, nếu thiếu phải bổ sung thêm.

Chú ý tình trạng của dầu xem có bị bẩn, loãng hay đặc. Có thể nhỏ một vài giọt dầu lên ngón tay rồi miết hai ngón tay vào nhau để biết có bụi trong dầu hay không.

2.2.3 Bảo dưỡng 2

Kiểm tra độ kín các chỗ nối của hệ thống và sự bắt chặt các khí cụ, nếu cần thiết khắc phục những hư hỏng. Xả cặn khỏi bầu lọc dầu.

Thay dầu các te động cơ (theo biểu đồ), trong điều kiện bình thường xe chạy được 2000 - 3000 km. Đồng thời thay phần tử lọc cùng với khi thay dầu.

2.2.5 Những hư hỏng chung

2.2.5.1 Sự tiêu hao dầu

Nguyên nhân do:

- Tốc độ động cơ cao:

+ Tạo ra nhiệt độ cao làm giảm độ nhớt của dầu, dầu có thể dễ dàng do qua khe hở giữa vòng găng, xy lanh lên buồng đốt và bị đốt cháy.

+ Làm gia tăng độ li tâm của dầu trên trục khuỷu và bạc lót thanh truyền làm cho lượng dầu bám trên thành xy lanh tăng.

2.2.5.3 Áp lực dầu quá cao do

- Van an toàn bị kẹt.

- Lò xo van an toàn bị bị hỏng hoặc điều chỉnh ở áp suất quá cao.

- Đường dẫn dầu bị nghẹt hoặc dầu quá đặc.

2.3.3 Bảo dưỡng két làm mát dầu

2.3.3.1 Tháo và lắp

Việc tháo két làm mát dầu để bảo dưỡng hoặc sửa chữa thường chỉ thực hiện khi động cơ vào sửa chữa lớn hoặc khi phát hiên các hư hỏng liên quan. Các hư hỏng của hệ thống bôi trơn liên quan đến két mát dầu là hiện tượng dầu quá nóng, rò rỉ dầu ở két và các mối đến két.

2.3.3.3 Kiểm tra độ cản áp suất

Tiến hành kiểm tra độ cản áp suất để xác định rò dầu do lõi bị nứt hoặc hư.

Chú ý:

Không được làm tăng áp suất quá mức quy định

Kiểm tra khả năng bị rò dầu với áp suất không khí 1470 kPa cho lõi. Thay thế lõi nếu có rò khí hoặc dầu hoặc bất kỳ tình trạng hư hại nào khác bị hư trong khi kiểm tra

2.4 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Hệ thống bôi trơn là tập hợp tất cả các bộ phận: bơm dầu, các đường

ống dẫn, két làm mát, các van an toàn. Có nhiệm vụ: bôi trơn, giảm ma sát, cho các chi tiết và nâng cao tuổi thọ của động cơ.

2.4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại chẩn đoán

2.4.1.1 Nhiệm vụ

Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của người cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng để đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận của hệ thống bôi trơn.

2.4.1.3 Phân loại

- Chẩn đoán chung

- Chẩn đoán riêng (hệ thống)

2.4.3 Thực hành kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn

2.4.3.1 Kiểm tra áp suất, nhiệt độ của dầu bôi trơn

a. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn

- Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bầu lọc và két làm mát và sửa chữa.

- Kiểm tra mức dầu đúng tiêu chuẩn cho phép

- Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn (80 – 90)0C

b. Kiểm tra nhiệt độ dầu bôi trơn

- Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống, bầu lọc và két làm mát và sửa chữa.

- Kiểm tra mức dầu đúng tiêu chuẩn cho phép

- Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn của động cơ (80 ÷ 90)0C

- Quan sát và ghi nhận nhiệt độ dầu trên đồng hồ trong táp lô, hay lắp

đồng hồ đo nhiệt độ trên đường dầu chính.

2.4.3.2 Kiểm tra tiếng gõ, ồn của hệ thống bôi trơn và chất lượng dầu bôi trơn

a. Chẩn đoán qua cảm nhận của giác quan con người

- Dùng thiết bị chuyên dùng bao gồm: bộ tai nghe, bộ que dò tiếng gõ động cơ

- Vận hành động cơ đến nhiệt độ tiêu chuẩn

- Tiến hành dùng các bộ nghe dò đặt vào các vùng bầu lọc ly tâm, bơm dầu hoặc các te dầu, đồng thời tăng giảm tốc độ đột ngột để xác định rõ tiếng gõ của cụm chi tiết.

b. Kiểm tra  chất lượng dầu bôi trơn

- Kiểm tra màu sắc của dầu sau khi sử dụng: Xả dầu ra thùng chứa, dùng que sạch khuấy đề và quan sát màu dầu

- Kiểm tra hạt mài kim loại trên mặt kính: Dùng hai tấm kính trắng, cho giọt dầu vào giữa hai tấm kính và ép nhẹ, lắc tràn đều cho dầu chảy ra ngoài biên tấm kính. Lắc nghiêng tấm kính, soi theo các góc nghiêng khác nhau để thay đổi hướng chiếu của ánh sáng và xác định lượng hạt mài kim loại để so với tiêu chuẩn.

BÀI 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN HUYNH ĐAI 4 CHỖ

Sa chữa hệ thống bôi trơn:                                

Mc tiêu:

- hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn đúng quy trình kỹ thuật

Ni dung

3.1 HIỆN TƯỢNG SAI HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Thể hiện như bảng.

3.2 KIỂM TRA HỆ THỐNG BÔI TRƠN

Chúng ta có thể tự kiểm tra và phát hiện hư hỏng của hệ thống bôi trơn dựa vào đèn cảnh báo áp suất dầu trên bảng tap lô, kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn hoặc kiểm tra nhiệt độ của dầu (chênh lệch so với nhiệt độ động cơ không quá 5oC).

3.3 SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN

3.3.1 Sửa chữa bơm dầu

3.3.1.1 Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại

a. Hiện tượng

- Bề mặt làm việc của bánh răng bị vỡ, mòn, tăng khe hở giữa 2 mặt răng, đỉnh răng mòn tăng khe hở giữa đỉnh răng và thành bơm;

- Gioăng đệm bị rách.

c. Tác hại

- Làm giảm áp suất dầu bôi trơn dẫn đến thiếu dầu bôi trơn cho các chi tiết khó bôi trơn của động cơ.

- Rò rỉ dầu và thiếu dầu bôi trơn dẫn đến động cơ hoạt động bị nóng gây kích nổ và bó cứng.

3.3.1.4 Yêu cầu chung khi lắp bơm dầu nhờn

Đóng bạc đồng vào thanh răng bị động, đóng bạc đồng vào thân bơm của bánh răng chủ động cần có độ dôi: (–0,016– 0,060) mm.

- Lắp trục bị động vào thân bơm cần có độ dôi (– 0,016– 0,062).

- Luộc bánh răng chủ động ở nhiệt độ (150 200)0C đóng vào trục chủ động có độ dôi (– 0,042– 0,092).

- Độ hở mặt đầu bánh răng và đáy bơm: (0,03÷ 0,15) mm.

- Độ hở giữa hai mặt bánh răng: (0,12 ÷ 0,34) mm.

- Độ hở giữa bánh răng và thành bơm: (0,12 ÷ 0,20)mm.

3.3.2 Sửa chữa lọc dầu

3.3.2.1 Sửa chữa bình lọc

Với loại lọc tinh bằng dạ hoặc giấy, phải được thay thế bằng lõi lọc mới sau khi đã hết thời gian làm việc quy định (thường các lõi lọc có tuổi thọ từ  (200 ÷

300) giờ. Các loại lọc thô bằng tấm hay lưới kim loại được tháo rửa định kỳ để sử dụng tiếp. Nếu động cơ làm việc trong môi trường nhiều bụi (động cơ máy cày, xe vận tải mỏ v.v,...) phải rút ngắn thời gian thay thế và bảo dưỡng lọc từ (15 ÷ 20)% thời gian định mức.

3.3.3 Sửa chữa két làm mát dầu

3.3.3.1 Tháo két làm mát dầu

- Chuẩn bị: các loại clê, tuýp, giẻ lau sạch, dụng cụ kê chèn, thùng chứa,…

- Tháo cút nối: tháo bu lông dẫn dầu, 2 gioăng và cút nối

- Tháo lọc dầu

3.3.3.3 Sửa chữa két mát dầu

Rửa bằng dung dịch sút (10÷20)%, ngâm 2÷3 giờ sau đó rửa bằng nước nóng. Các vị trí thủng phải hàn bằng vẩy đồng. Sửa chữa xong đậy kín các đường thông, bơm khí nén vào với áp suất 3KG/cm2 mà không thấy bong bóng  bay ra khi ngâm nó vào bể nước là được.

BÀI 1: THÁO LẮP NHẬN DẠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT  TOYOTA FORTUNER

Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát:             

- nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát dùng trong động cơ

- Tháo, lắp, nhận dạng, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống làm mát

1 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LÀM MÁT

1.1 Nhiệm vụ

Khi động cơ làm việc, những bộ phận tiếp xúc với khí cháy sẽ nóng lên. Nhiệt độ chúng đôi khi khá cao, tới (400÷ 500)ºc (Nắp xy lanh, đỉnh piston, xu páp xả, đầu vòi phun,…). Để đảm bảo độ bền của vật liệu chế tạo ra các chi tiết máy ấy, để đảm bảo độ nhớt của dầu bôi trơn ở giá trị có lợi, để giữ tốt cho nhiệt độ cháy của nhiên liệu trong máy mà không để xảy ra sự ngưng đọng của hơi nước trong xy lanh… Người ta phải làm mát động cơ.

1.2 Yêu cầu

Về mặt nhiệt độ của máy khi đã làm mát thoả mãn, cùng một lúc điều kiện về độ bền nhiệt của vật liệu, về tính bôi trơn của dầu mỡ bôi trơn, về điều kiện nhiệt của sự đốt cháy nhiên liệu ở tốc độ thấp.

1.3 Phân loại

Hiện nay động cơ sử dụng phổ biến hai loại hệ thống làm mát là hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng không khí. Hầu hết các động cơ đốt trong trên ô tô sử dụng phương pháp làm mát bằng nước. Làm mát bằng không khí được sử dụng phổ biến cho các đọng cơ mô tô, xe máy và một số động cơ ô tô chuyên dùng.

1.2 HỆ THỐNG LÀM MÁT

1.2.1 Hệ thống làm mát bằng nước

Hai loại hệ thống làm mát này còn được phân biệt ra theo vị trí đặt van hằng nhiệt:

Van hằng nhiệt ở phía đầu vào của bơm nước

Van hằng nhiệt ở phía đầu ra của bơm nước

1.4.3 NHIỆM VỤ, CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG LÀM MÁT

1.3.1 Bơm nước

1.3.1.1 Nhiệm vụ

Bơm nước có nhiệm vụ tạo ra sự tuần hoàn cưỡng bức của nước trong hệ thống để nâng cao năng suất làm mát.

1.3.1.2 Cấu tạo bơm nước.

Bơm nước sử dụng trong động cơ ô tô là loại ly tâm, bơm nước ở các động cơ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau, trong tài liệu giới thiệu bơm nước động cơ ZIL130 để làm cơ sở nghiên cứu các loại bơm nước khác nhau. Bơm nước động cơ ZIL130 cấu tạo gồm: Trục bơm, cánh bơm, thân bơm, nắp bơm và tổ chức làm kín.

1.3.2 Quạt gió

1.3.2.1 Nhiệm vụ

Quạt gió có nhiệm vụ làm tăng sự lưu thông của không khí qua két làm mát để làm nguội nhanh nước làm mát.

1.3.2.2 Cấu tạo

Quạt gió đặt sau két làm mát, dập bằng thép hoặc nhôm, được dẫn động từ động cơ. Tuỳ từng loại động cơ, số lượng, kích thước, chiều rộng, độ nghiêng của cánh không giống nhau.

1.3.3 Két làm mát

1.3.3.1 Nhiệm vụ

Két làm mát có nhiệm vụ chứa nước làm mát và làm giảm nhanh nhiệt

độ của nước trong hệ thống theo yêu cầu làm việc của động cơ.

1.3.3.2 Cấu tạo

Như hình 1.11.

1.3.4 Van hằng nhiệt

1.3.4.1 Nhiệm vụ

Tự động đóng, mở các đường nước lưu thông trong hệ thống cho phù hợp với chế độ nhiệt của động cơ.

1.3.4.2 Cấu tạo

Thân van được ép chặt vào cổ thoát nước trong thân động cơ. Có hai van thông với khoang nước nguội của két mát và thông với đường nước vào của bơm nước, có lỗ thông với khoang nước trong thân động cơ. Trục tán van lắp với hộp xếp (phần tử cảm biến), hộp xếp trong chứa chất giãn nở dễ bay hơi (thường dùng 1/3 là rượu êtylic và 2/3 là nước). phần tử cảm biến điều khiển sự đóng mở của các van làm thay đổi tiết diện lưu thông của các đường nước từ thân động cơ đến bơm nước và két làm mát

1.4 QUY TRÌNH THÁO VÀ LẮP HỆ THỐNG LÀM MÁT

1.4.4.1 Sự tháo và lắp hệ thống làm mát

- Tháo rã và lắp đặt các bộ phận chung quanh bộ tản nhiệt

1.4.3 Quy trình tháo và lắp cánh quạt

Tháo và lắp cánh quạt như hình 1.25.

1.4.4 Quy trình tháo, lắp van hằng nhiệt

1.4.4.1 Quy trình tháo

Trước khi tháo van hằng nhiệt phải xả chất làm mát sao cho nhiệt độ thấp hơn hộp chứa bộ ổn nhiệt.

- Dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo hết nước trong động cơ và trong két làm mát ra.

- Dùng cơle, khẩu, tuyp tháo hai bu lông  bắt cút nước.

1.4.4.2 Quy trình lắp

- Lắp đệm vào van hằng nhiệt

Chú ý: Dùng keo dán ( gắn) cho vào cả hai mặt của vòng đệm.

- Lắp van hằng nhiệt vào cút nước dẫn nước vào bơm.

Chú ý: quay chiều van

- Xiết hai bu lông  chặt lại.

Đối với động cơ TOYOTA 1RZ, 2RZ thì Momen xiết là 120 Kg.cm.

- Đóng khoá nước lại

- Cho dung dịch vào két nước làm mát

1.4.5.2 Quy trình lắp két làm mát

Quy trình lắp ngược với quy trình tháo

- Lắp lõi bộ tản nhiệt vào nắp dưới.

- Để lắp được nắp trên ta sử dụng khối hướng dẫn

- Khối hướng giẫn ép gioăng xếp nếp vào nắp trên của bộ tản nhiệt chỉ là giữ nắp trên. Nếu muốn đạt tiêu chuẩn thì chiều cao của xêp nếp phải là từ 8,4-8,8( mm).

- Những điểm đưa vào minh hoạ thì không thể ép bằng khối hướng dẫn được. Mà phải sử dụng bằng kìm cẩn thận để không làm hư hại đến gioăng xếp nếp.

BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT TOYOTA FORTUNER

Bo dưỡng hệ thống làm mát:                              

- nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống làm mát.

- Bảo dưỡng được hệ thống làm mát đúng quy trình.

Ni dung :

2.1 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

Thể hiện như bảng.

2.3 NỘI DUNG VÀ KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG HỆ THÓNG LÀM MÁT

2.3.1 Bảo dưỡng hệ thống làm mát

2.3.1.1 Bảo dưỡng hàng ngày

Đối với hệ thống làm mát hở, kiểm tra mức nước trong két, mức nước phải thấp hơn miệng két nước từ 15÷20 mm. Kiểm tra xem nước trong hệ thống có bị rò chảy không, nếu bị rò chảy cần sửa chữa và đổ bổ sung nước tới mức quy định.

2.3.1.2 Bảo dưỡng định kỳ

* Bảo dưỡng 1: Kiểm tra xem tất cả các chỗ nối của hệ thống có bị rò chảy không. Bơm mỡ vào các ổ bi của bơm nước cho tới khi mỡ trào ra ở vú mỡ là được. Nếu bơm quá sẽ làm phớt chắn dầu chồi ra.

* Bảo dưỡng 2: Kiểm tra độ kín của hệ thống làm mát và nếu cần thiết khắc phục chỗ rò chảy. Kiểm tra, nếu cần thì siết chặt két nước, lớp áo và rèm chắn gió. Kiểm tra độ bắt chặt bơm nước và độ căng dây đai quạt gió, nếu cần thiết điều chỉnh độ căng dây đai. Kiểm tra độ bắt chặt quạt gió.

2.3.3 Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống làm mát

2.3.3.1 Kiểm tra độ kín và làm sạch hệ thống làm mát

Kiểm tra các ống dẫn, các mối nối yêu cầu phải kín, bề mặt các ống dẫn mềm không có vết rạn nứt, không bị trương nở. Dùng ngón tay ấn lên van ở nắp bộ tản nhiệt để kiểm tra sự làm việc của nó, nếu thấy chuyển động linh hoạt là tốt và ngược lại.

2.3.3.3 Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động quạt gió và bơm nước

Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước bằng cách tác động một lực qui định lên giữa nhánh dây đai dẫn động. Độ căng của dây đai dẫn động bơm nước tương ứng cho từng loại ô tô phải đúng tiêu chuẩn. Nếu không đúng phải điều chỉnh lại.

2.3.4 Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng

Hệ thống làm mát sau khi bảo dưỡng đảm bảo sạch sẽ, làm việc chắc chắn an toàn. Không có hiện tượng rò chảy, kêu gõ. Nhiệt độ làm việc của động cơ bảo đảm ổn định từ (70 ÷ 80)0C đối với động cơ xăng, từ (80 ÷ 90)0C đối với động cơ điêden. Riêng với động cơ lắp trên các ô tô hiện đại nhiệt độ nước làm mát từ (90 ÷100)0C.

Độ chùng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước trong phạm vi qui định.

2.3 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THÓNG LÀM MÁT

Hệ thống làm mát là tập hợp tất cả các bộ phận: bơm nước, các đường ống dẫn, két làm mát, các van an toàn, van ổn nhiệt và quạt gió. Có nhiệm vụ: làm mát và ổn định nhiệt độ (800 ÷ 90)0C cho các chi tiết và nâng cao tuổi thọ của động cơ.

2.4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại chẩn đoán

2.4.1.1 Nhiệm vụ

Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm mát là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của người cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng để đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận của hệ thống làm mát.

2.4.1.3 Phân loại

- Chẩn đoán chung

- Chẩn đoán riêng (hệ thống)

2.4.3 Nội dung chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm mát

- Làm sạch bên ngoài động cơ

- Kiểm tra các vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của hệ thống làm mát

- Kiểm tra mức dầu các te.

- Vận hành động cơ và kiểm tra áp suất và nhiệt độ dầu.

BÀI 3:  SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT TOYOTA FORTUNER

Sa chữa hệ thống làm mát :                                

-nêu hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát

Ni dung

3.1 HƯ HỎNG :

Hư hỏng các bộ phận của hệ thống làm mát có thể liên quan đến một số hiện tượng dễ phát hiện như bảng.

3.2 KIỂM TRA HỆ THỐNG LÀM MÁT

3.2.1 Kiểm tra mức nước và chất lượng nước

3.2.1.1 Kiểm tra mức nước

- Mở nắp xe để kiểm tra mức nước làm mát. Mức nước làm mát phải nằm giữa hai vạch Full và Low.

- Nếu mức nước thấp hãy kiểm tra khắc phục dò rỉ và bổ xung nước vừa đến vạch Full.

3.2.1.2 Kiểm tra chất lượng nước

- Mở nắp két nước (động cơ nguội) dùng ngón tay nhúng vào rồi đưa lên kiểm tra mầu nước nếu nước có mầu nâu rỉ chứng tỏ nước làm mát đã bẩn.

- Nếu nước đục phải thay nước mới.

3.2.2 Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống

3.2.2.1 Kiểm tra áp suất

- Làm đầy két nước đến mức dưới miệng rót khoảng 13 mm. Lau sạch bề mặt làm kín miệng rót lắp bộ kiểm tra áp suất.

3.2.2.3 Kiểm tra đường ống dẫn

- Dùng tay bóp ống xem xét tình trạng ống nối nếu ống nứt, phồng, móp, rách phải thay mới.

3.2.4 Kiểm tra khớp quạt tự làm mát

3.2.4.1 Rơ theo hướng của trục

Khi động cơ lạnh, kẹp phần khung của quạt và di chuyển nó ra theo hướng trục. Nếu đỉnh cánh quạt đảo hay rơ quá mức thì phải thay thế khớp quạt tự làm mát vì hư ổ bạc đạn bi.

3.2.4.2 Làm sạch lưỡng kim

Nếu bụi bẩn bám chặt vào tấm lưỡng kim, hãy chùi nó cẩn thận bằng bàn chải sắt hay dụng cụ tương đương.

3.2.6 Kiểm tra và điều chỉnh sức ép của dây cu roa chữ V

Đè mạnh mỗi dây ở chính giữa [khoảng 98 N{10 kgf}]  và thấy rằng độ võng nằm trong các giới hạn đặc trưng.

Nếu độ võng không nằm trong giới hạn đặc trưng, chỉnh sức ép của dây bằng cách ở trang kế.

3.2.7 Điều chỉnh dịch chuyển máy phát

Nới lỏng đai ốc gắn vào máy phát (theo mũi tên) từ từ. Nới lỏng các đai ốc khóa và chỉnh sức căng dây bằng cách quay đai ốc siết. Kéo dài cây làm căng dây. Sau khi chỉnh, vặn chặt các đai ốc khóa để làm vừa đai ốc siết. Sau đó vặn chặt đai ốc gắn vào máy phát một cách an toàn.

.2.9 Kiểm tra sự dò rỉ khí

Khí hay khí thoát đi vào chất làm mát làm tăng độ mòn và gỉ. Kiểm tra và nếu tìm thấy khuyết điểm, thực hiện sửa chữa.

- Chạy động cơ để tăng nhiệt độ chất làm mát đến 900C.

- Dùng bộ phân tích khí xả để kiểm tra sự dò rỉ khí xả vào hệ thống làm mát: Mở nắp két nước và khi động cơ đang chạy đưa đầu rò lên miệng rót của bộ tản nhiệt (không chạm nước). Nếu có sự dò rỉ thì kim đồng hồ của bộ phân tích sẽ lệch một góc.

3.2.10.2 Sửa chữa bơm nước

- Vỏ bơm bị nứt nhỏ thì hàn lại rồi mài phẳng sau đó kiểm tra vết hàn bằng xăng. Kiểm tra khe hở dọc trục nếu vượt quá 0.22mm thì phải thay thế trục mới.

- Ổ trục và vỏ bơm được lắp chặt với nhau nếu lỏng thì phải thêm bạc lót vào bơm.

- Nếu trục bị cong thì nắn lại cho thẳng.

9.3 SỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG LÀM MÁT.

Thể hiện như bảng dưới.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của Thầy : TS………..….. và các thầy cô trong “ Viện Cơ Khí” cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp , đồ án Công nghệ và Sữa chữa ô tô của em đã hoàn thành đúng thời gian .

Đồ án của em được giao với đề tài “Hệ thống bôi trơn trên ô tô Do còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, thời gian và do trình độ có hạn nên đồ án còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn .

Em xin chân thành cảm ơn !

                                                                                                              Tp. HCM, ngày …  tháng  … năm 20…

                                                                                                                Sinh viên thực hiện

                                                                                                                ………………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng “Giáo trình Công nghệ sửa chữa ô tô ” - Đại học GTVT TP.HCM.

2. Bài giảng “Giáo trình công nghệ sửa chữa ô tô ” ˗ Đại học SPKT TP.HCM.

3. Tài liệu đào tạo của hãng ô tô ISUZU

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"