TÀI LIỆU KHẢO SÁT CÁC HỆ THỐNG THÔNG MINH TRÊN XE ĐIỆN HIỆN ĐẠI

Mã đồ án TLOT02023033
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tài liệu bao gồm đầy đủ file word như: Phần mở đầu, phần chương 1 (Tổng quan về xe điện), phần chương 2 (Hệ thống thông minh và trí tuệ nhận tạo AI), phần chương 3 (Các quy định/ quy chuẩn và quy trình bảo dưỡng xe điện), phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, bìa tiểu luận, phiếu giao đề tài tiểu luận. bản trình chiếu bảo vệ Power point..Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều  tài liệu chuyên ngành, tài liệu phục vụ cho thiết kế đề tài .......... KHẢO SÁT CÁC HỆ THỐNG THÔNG MINH TRÊN XE ĐIỆN HIỆN ĐẠI.

Giá: 490,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ................................................................................3

MỤC LỤC.............................................................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................................4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................5

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................6

Chương 1.  TỔNG QUAN VỀ XE ĐIỆN .............................................................................................9

1.1 Sự xuất hiện và phát triển của xe điện (Electric vehicle – EV).......................................................9

1.1.1 Giai đoạn thoái trào (thập niên 1920 - 1980)...............................................................................9

1.1.2 Những thành tựu phổ biến của xe điện......................................................................................11

1.2 Sự trở lại.......................................................................................................................................12

Chương 2.  HỆ THỐNG THÔNG MINH VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI).............................................18

2.1. Các nhóm tính năng an toàn trên xe điện VinFast 8....................................................................28

2.1.1. Tính năng hỗ trợ lái...................................................................................................................29

2.1.2. Tính năng cảnh báo tránh va chạm...........................................................................................31

2.1.3 Điểm danh những tính năng độc đáo trên xe điện.....................................................................33

2.2. Các hạn chế..................................................................................................................................36

Chương 3.  CÁC QUY ĐỊNH/ QUY CHUẨN VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE ĐIỆN....................38

3.1. Các tiêu chuẩn / quy đinh hiện hành trên Thế giới.......................................................................38

3.1.1 Quy định/ tiêu chuẩn của nước Mỹ về xe điện:..........................................................................38

3.1.2. Các tiêu chuẩn / quy đinh hiện hành tại VN...............................................................................40

3.1.3. Một số chương trình thúc đẩy sử dụng xe điện.........................................................................42

3.2. Quy trình bảo dưỡng xe VF 8:......................................................................................................43

3.3 Pin.................................................................................................................................................49

3.3.1. Sạc cấp độ 1 (level 1) -120V – 220V.........................................................................................50

3.3.2. Sạc cấp độ 2 (level 2) -7kW.......................................................................................................50

3.3.3. Sạc cấp độ 3 (level 3) - điện một chiều (DC).............................................................................51

KẾT LUẬN...........................................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................54

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

"Khảo sát, nghiên cứu các hệ thống thông minh trên xe điện hiện đại VN"

Xe điện đang trở thành xu hướng phổ biến toàn cầu nhằm giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường. Các hệ thống thông minh trên xe điện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tăng tính an toàn và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Đề tài này là sự kết hợp giữa khoa học và thực tiễn, với cơ sở vững chắc trong các lĩnh vực như điện tử, cơ khí, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu các hệ thống thông minh trên xe điện mang lại tiềm năng đột phá, từ việc tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải đến việc cải thiện tính cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm.

Với tính mới mẻ và sự sáng tạo, đề tài này cũng phản ánh khả năng đáp ứng các thách thức kỹ thuật hiện tại của ngành công nghiệp xe điện.

Vì thế, "Khảo sát nghiên cứu các hệ thống thông minh trên xe điện hiện đại" là một đề tài nghiên cứu đáng chú ý, giúp mọi người hiểu rõ hơn và đóng góp vào sự phát triển bền vững của công nghệ xe điện trong thời đại mới.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, quan sát, trải nghiệm về tính thực dụng của các hệ thống thông minh trên xe điện hệ thống thông minh trên xe điện Việt Nam. Vận dụng kiến thức đã học được vào thực tiễn nhằm hoàn thiện và nâng sự hiểu biết của bản thân, mọi người về xe điện và tác động của nó.

3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trong các tài liệu tham khảo và tình hình thực tế đồng thời nghiên cứu từ các tài liệu được cung cấp. Quy mô nghiên cứu đề tài trên cơ sở các trang thiết bị trong nhà trường

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tìm hiểu: Nhằm xác định được những điểm quan trọng và có sự tác động mạnh mẽ đến đối tượng nghiên cứu. Từ đó có cách nhìn khách quan từ nhiều khía cạnh để đưa ra phương hướng cho bài tiểu luận. Đồng thời kết hợp với phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ tiểu luận, quy định của của các quốc gia qua các năm, để làm căn cứ cho những đánh giá ở các khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tập hợp những tài liệu có liên quan trước đây để có được nền tảng lý thuyết cho bài tiểu luận. Đồng thời, tổng hợp những nội dung cụ thể qua các số liệu mà có sẵn để cung cấp để diễn giải sự biến động và đưa ra các nguyên nhân từ biến động đó.

5. Nội dung cơ bản đề tài

Nghiên cứu về tổng quan hệ thống thông minh trên xe điện hiện đại. Nghiên cứu cụ thể về loại hệ thống hỗ trợ lái an toàn (ADAS) đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của các tính năng ADAS. Các nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong các chương của tiểu luận.           

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ XE ĐIỆN

1.1. Sự xuất hiện và phát triển của xe điện (Electric vehicle – EV)

Khái niệm xe điện đã có từ rất lâu, thậm chí đã xuất hiện vào những năm 1800. Vào năm 1828, linh mục Anyos István Jedlik đã tạo ra mô hình đầu tiên của một chiếc xe ô tô điện.

Thomas Davenport (người Mỹ) đã phát triển một động cơ nhỏ chạy bằng điện và thiết kế xe chạy trên đường ray vào những năm đầu của thế kỷ 19.

Thomas Parker (Anh Quốc) đã được ghi nhận là người đầu tiên chế tạo một chiếc xe ô tô điện vào năm 1884, mặc dù các thông tin về điều này vẫn còn gây tranh cãi.

Gaston Planté một nhà vật lý người Pháp đã phát minh ra pin sạc vào năm 1859, mở ra khả năng lưu trữ năng lượng điện trên các phương tiện di chuyển.

1.1.1. Giai đoạn thoái trào (thập niên 1920 - 1980)

Sự phát triển của động cơ đốt trong với ưu điểm về tốc độ, quãng đường di chuyển và giá thành rẻ hơn khiến xe điện dần mất đi vị thế.

Hạ tầng trạm xăng được mở rộng, thuận tiện cho việc tiếp nhiên liệu cho xe động cơ đốt trong. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu mua sắm xe hơi giảm sút, ảnh hưởng đến cả xe điện và xe động cơ đốt trong. Có nhiều lý do khiến xe điện đã bị giảm độ phổ biến và gần như bị tuyệt chủng trong vài thập kỷ qua trước khi có sự quan tâm trở lại đối với phương tiện.

1.1.2. Những thành tựu phổ biến của xe điện

Trước khi động cơ đốt trong thống trị, ôtô điện lập nhiều kỷ lục về tốc độ và khoảng cách. Một trong những kỷ lục nổi bật thuộc về tay đua Camille Jenatzy cùng chiếc xe hình tên lửa Jamais Contente.

Sự phát triển của xe điện ban đầu bị cản trở do thiếu cơ sở hạ tầng cung cấp điện. Tuy nhiên, đến năm 1912, nhiều gia đình được kết nối điện khiến số lượng xe bùng nổ. Đầu thế kỷ 20, Mỹ có 40% ôtô chạy bằng hơi nước, 38% chạy điện và chỉ 22% chạy xăng. Tổng cộng 33.842 xe điện được đăng ký ở Mỹ, biến nước này trở thành nơi xe điện hoạt động phổ biến nhất. Doanh số xe điện đạt đỉnh vào đầu những năm 1910.

1.2. Sự trở lại

Bắt đầu từ thập 60- 70 của thế kỷ trước thế giới phải đối mặt với hai vấn đề lớn mang tính toàn cầu vấn đề về các các cuộc khủng hoảng năng lượng các nguồn năng lương như hóa thạch chúng có khả năng bị cạn kiệt và không thể tái tạo được các phương tiện giao thông sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng này xăng dầu chắc chắn sẻ không còn tồn tại trong tương lai trong khi đó điện năng là loại năng lượng rất linh hoạt nó có thể chuyển hóa từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau.

Cũng nhờ khoản vay từ Mỹ, Tesla đã tránh khỏi nguy cơ phá sản và sau đó trở thành một trong những hãng xe nổi bật nhất thế giới. Một bước ngoặt quan trọng của Tesla là việc xây dựng mạng lưới trạm sạc miễn phí. Đến năm 2015, doanh số xe điện toàn cầu đã vượt qua con số 500.000 chiếc.

Cụ thể, với người sử dụng, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất miễn phí, giảm phí điện thoại và đăng ký biển số là không thay đổi. Người mua xe được tiếp cận tín hiệu, hỗ trợ giá. Doanh nghiệp tải vận chuyển đổi sử dụng điện năng được ưu đãi vốn vay, xe cung cấp điện được hỗ trợ giá cao hơn xe thường.

Giải pháp khác hỗ trợ người dùng được cơ quan quản lý đề xuất là khi họ mua điện sẽ được hỗ trợ khoảng 1.000 USD cho một chiếc xe. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị các cơ quan quản lý sớm quy định hệ thống Trạm sạc điện ở tầng hạ kỹ thuật đô thị, khu dân cư và cho phép đặt. Trạm sạc công cộng tại các công trình mà không cần chuyển chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Điểm danh các hãng xe ô tô điện lớn nhất thế giới hiện nay như bảng 1.1.

Kết luận chương 1:

Ở chương 1 đã cho chúng ta thấy được lịch sử hình thành, thành tựu, sự biến mất và trở lại của xe điện đồng thời là hiểu hơn về xe điện cũng như hang xe, dòng xe nào đang thình hành hiện này. Qua đó có thể thấy được xu hướng phát triển mạnh mẽ của xe điện ở hiện tại và trong tương lai.

Chương 2

 HỆ THỐNG THÔNG MINH VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

2.1. Cấu tạo của xe điện

Xe điện (EV) đại diện cho một bước chuyển mình đột phá trong công nghệ vận tải bằng cách sử dụng năng lượng điện thay vì nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Sự chuyển đổi này mang lại nhiều lợi ích về môi trường, chủ yếu bằng cách loại bỏ khí thải từ ống xả, giúp giảm lượng carbon dioxide và các chất ô nhiễm khác góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu và ô nhiễm không khí. Khi được cung cấp năng lượng từ các nguồn tái tạo, xe điện càng làm gia tăng những lợi ích môi trường này, góp phần tạo ra một môi trường đô thị sạch hơn và lành mạnh hơn.

a) Accquy(pin)

Trong cấu tạo xe ô tô điện thì đây được xem như một bộ phận quan trọng không thể thiếu. Chúng chính là nguồn cung cấp năng lượng cho động cơ, các thiết bị trên xe có thể vận hành được. Hiện nay loại pin đang được sử dụng nhiều trong các dòng ô tô điện  chính là pin lithium. Chúng có tỷ lệ thải thấp, an toàn, thân thiện với môi trường.

b) Cổng sạc/ bộ sạc trên bo mạch

Cổng sạc cho phép nguồn điện vào bên ngoài sạc pin thông qua bộ sạc trên bo mạch chuyển hóa dòng điện AC thành dòng điện DC nạp đầy pin. Tương ứng với mỗi loại xe ô tô điện sẽ có cổng sạc riêng. Và tốc độ sạc pin dựa vào từng cấp độ (1 – 3).

d) Bộ chuyển đổi DC/DC

Nó cho phép chuyển đổi các dòng điện áp cao thành dòng điện áp thấp để phù hợp các thiết bị trên xe như dòng điện 12v cung cấp cho (hệ đèn, củ đề,)

e) Bộ accquy kéo

Lưu trữ điện năng khi xe phanh hoặc giảm tốc độ, nó sẽ lưu trữ điện và cung cấp cho các hệ thống phụ trên xe như: hệ thống chiếu sáng, âm thành, điều hòa…

f) Hệ thống truyền động

Hệ thống truyền động của ô tô điện là cách mà sức mạnh từ động cơ điện được chuyển đến các bánh xe, giúp xe di chuyển. Có bốn loại hệ thống truyền động phổ biến trên ô tô điện: Dẫn động cầu sau (RWD, Dẫn động cầu trước (FWD), Dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD), Dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD).

2.2. Sự Kết Hợp Giữa ADAS và AI

2.2.1. Vai trò ca ADAS

ADAS là hệ thống quan trọng của xe tự lái, cung cấp thông tin "thị giác" quan trọng cho AI bằng các cảm biến như camera, radar và lidar. Camera chụp hình ảnh và video chất lượng cao để nhận diện biển báo giao thông, vạch kẻ đường và người đi bộ. Radar sử dụng sóng radio để đo khoảng cách và tốc độ vật thể, hoạt động tốt dưới mọi điều kiện thời tiết. Lidar có độ chính xác cao, sử dụng tia laser để tạo bản đồ 3D chi tiết của không gian xung quanh.

2.2.3. Lợi ích của sự kết hợp ADAS và AI

Sự kết hợp của ADAS và AI mang lại nhiều lợi ích đáng kể như việc chúng ta có thể thoải mái thả lỏng như hình 1.6. Đầu tiên, việc giảm thiểu tai nạn do lỗi con người là một ưu điểm nổi bật. AI có thể phản ứng nhanh và chính xác hơn so với con người, giúp giảm thiểu các tai nạn do lỗi lái xe như mất tập trung hay phản ứng chậm. Hệ thống có thể dự đoán và tránh các tình huống nguy hiểm, bảo vệ người lái, hành khách, và các thành phần tham gia giao thông khác.

2.2.4. Các giai đoạn phát triển của ADAS

a) Giai đoạn đầu (1950s - 1980s): Ra đời các hệ thống hỗ trợ lái xe cơ bản

Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS): Xuất hiện vào những năm 1970, ABS giúp ngăn bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp, đảm bảo khả năng điều khiển và giảm nguy cơ trượt bánh.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD): Được giới thiệu vào những năm 1980, EBD tối ưu hóa lực phanh đến từng bánh xe, giúp phân bổ lực phanh hợp lý và tăng cường sự ổn định khi phanh cua.

giúp giảm nguy cơ va chạm.

c) Giai đoạn hiện đại (2010s - nay): Hướng đến xe tự lái bán phần

Hỗ trợ giữ làn đường (LKAS): Giúp giữ cho xe di chuyển trong làn đường bằng cách can thiệp vào vô lăng, giảm thiểu nguy cơ va chạm do lơ là hoặc mất tập trung khi lái xe.

Hỗ trợ đỗ xe tự động (PAS): Tự động điều khiển xe vào và ra khỏi chỗ đỗ bằng cách sử dụng cảm biến và hệ thống lái, giúp người lái thao tác dễ dàng và chính xác

Nhận diện biển báo giao thông (TSR): Sử dụng camera để nhận diện các biển báo giao thông và hiển thị thông tin cho người lái, giúp nâng cao ý thức và tuân thủ luật giao thông.

2.2.5. Phân loại các cấp độ ADAS (Cấp độ 0 – 5)

Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) được phân loại thành 5 cấp độ như hình 1.7 dựa trên mức độ tự động hóa, từ hỗ trợ cơ bản đến lái xe hoàn toàn. Mỗi cấp độ đánh dấu một bước tiến trong khả năng hỗ trợ người lái của ADAS.

Ví dụ: Xe ô tô thông thường, xe máy, xe tải…

Cấp độ 1: Hỗ trợ tài xế

Xe có một số tính năng hỗ trợ người lái, giúp giảm bớt gánh nặng cho người lái và nâng cao an toàn giao thông.

Cấp độ 2: Tự động lái cục bộ

Xe có thể tự động điều khiển chức năng nhất định trong điều kiện nhất định.

Ví dụ: Hệ thống hỗ trợ lái xe trên đường cao tốc: Giữ cho xe di chuyển trong làn đường của mình trên đường cao tốc, giảm bớt gánh nặng cho người lái trong những hành trình dài.

Cấp độ 3: Tự động lái có điều kiện

Xe có thể tự động lái trong một số điều kiện nhất định, ví dụ như trên đường cao tốc có vạch kẻ đường rõ ràng hoặc trong điều kiện giao thông ùn tắc.

Người lái vẫn cần giám sát xe và sẵn sàng take over khi xe yêu cầu.

Ví dụ: Hệ thống Super Cruise của General Motors có thể tự động điều khiển mọi chức năng của xe trên hơn 200.000 dặm đường cao tốc ở Bắc Mỹ. Hệ thống này sử dụng radar, camera, lidar và bản đồ chi tiết để xác định vị trí của xe và các phương tiện xung quanh, đồng thời đưa ra quyết định điều khiển phù hợp.

Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển là phần mềm chịu trách nhiệm lập kế hoạch và điều khiển các chức năng ADAS, bao gồm phanh khẩn cấp tự động, hỗ trợ giữ làn đường, và điều khiển hành trình thích ứng. Các chức năng giúp tự động hóa nhiều tác vụ lái xe, làm giảm gánh nặng cho người lái, nâng cao sự an toàn và sự thoải mái.

Bản đồ: Bản đồ là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống ADAS, cung cấp thông tin quan trọng về địa hình, giao thông, và vị trí của xe. Thông tin từ bản đồ giúp hệ thống điều khiển lập kế hoạch lộ trình tối ưu và định vị xe chính xác.

Đánh Giá Ưu Và Nhược Điểm Của ADAS như bảng 2.1.

Hệ thống Hỗ trợ Lái xe Nâng cao (ADAS) đã trở thành một công nghệ thiết yếu trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người lái và toàn xã hội. Các tính năng của ADAS không chỉ giúp cải thiện an toàn giao thông mà còn nâng cao sự tiện nghi và giảm bớt gánh nặng công việc lái xe. Các hệ thống như cảnh báo va chạm, hỗ trợ giữ làn đường, và điều khiển hành trình thích ứng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tai nạn, nâng cao sự thoải mái trong các chuyến đi du lịch hay công việc, và giúp người lái xử lý các tình huống giao thông phức tạp một cách hiệu quả và an toàn hơn.

2.1. Các nhóm tính năng an toàn trên xe điện VinFast 8

2.1.1. Tính năng hỗ trợ lái

Tính năng hỗ trợ lái là hệ thống điện tử sử dụng các loại cảm biến, camera giám sát, xử lý thông tin… để hỗ trợ người lái tập trung và chú ý an toàn khi lái xe, giảm thiểu tối đa sự cố không mong muốn một cách nhanh chóng và chính xác bao gồm:

a) Tính năng hỗ trợ giữ làn đường (Lane Departure Warning - LDW)

Là một công nghệ an toàn trong ô tô, được thiết kế để giúp người lái duy trì xe trong làn đường một cách an toàn và giảm thiểu nguy cơ va chạm do chệch làn. Cơ chế hoạt động của LDW thường dựa trên việc sử dụng camera hoặc cảm biến LiDAR để liên tục quan sát vạch kẻ đường và vị trí của xe. Khi hệ thống phát hiện rằng xe đang có dấu hiệu chệch làn một cách không đáng kể hoặc không có tín hiệu báo trước, nó sẽ kích hoạt cảnh báo cho người lái.

b) Tính năng phát hiện lệch làn đường (LKA)

Tính năng LKA phát hiện xe di chuyển lệch làn đường khi người lái không bật tín hiệu rẽ, thông qua camera trên kính chắn gió và hệ thống sẽ tác động vào vô lăng để điều chỉnh quỹ đạo của xe để đưa về đúng quỹ đạo trước đó đảm bảo an toàn.

Điều kiện hoạt động:

- Tốc độ xe 60 ~ 200km/h.

- Nhận diện 1 hoặc 2 làn đường

- Tính năng LFA nhận diện vạch kẻ đường thông qua camera trên kính chắn gió và tác động vào vô lăng giúp xe luôn ở giữa hai vạch làn đường.

- Trong trường hợp không nhận diện được vạch kẻ đường, hệ thống sẽ nhận diện và hỗ trợ đánh lái theo dấu của xe phía trước.

d) TSR System (Traffic Sign Recognition System)

Tính năng nhận biết tín hiệu và biển báo giao thông. Tính năng này hoạt động thông qua việc sử dụng công nghệ cảm biến và camera để tự động nhận diện và hiển thị các biển báo đường bộ và tín hiệu giao thông trên đoạn đường mà xe đang đi qua.

Khi nhận diện được biển báo hoặc tín hiệu giao thông, hệ thống sẽ tự động đưa ra các cảnh báo nhắc nhở người lái về các quy định và hướng dẫn cần tuân thủ, bao gồm giới hạn tốc độ, lệnh cấm đi lại hay lệnh bắt buộc.

2.1.2. Tính năng cảnh báo tránh va chạm

Tính năng cảnh báo tránh va chạm là một tính năng an toàn hiện đại được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng xác định và ngăn chặn các sự cố không mong muốn, giảm thiểu tối đa va chạm. Ở VF8, nhóm tính năng này bao gồm:

* Tính năng FCA (Forward Collision Avoidance Assist)

Điều kiện hoạt động khi xe đi thẳng:

- Cảnh báo hình ảnh và âm thanh khi tốc độ xe từ 10 km/h.

- Hỗ trợ phanh khi tốc độ xe nằm trong khoảng 10-85 km/h.

- Điều kiện hoạt động khi xe rẽ tại giao lộ:

- Khoảng cách với xe đối diện (trước khi rẽ) 4~ 5m

- Góc lái hợp với xe đối diện (sau khi rẽ) ≤ 20 độ

- Tốc độ xe > 10km/h và tốc độ xe đối diện 30~70 km/h

Ta có thể được chia thành ba phần chính để hiểu rõ hơn về cách nó hoạt động

a) Tính năng cnh báo va chm phía trước (FCW)

Hệ thống này sử dụng camera và radar để phát hiện chướng ngại vật phía trước xe và cảnh báo người lái về nguy cơ va chạm tiềm ẩn. Khi hệ thống phát hiện nguy cơ va chạm cao, nó sẽ cảnh báo người lái bằng tín hiệu âm thanh và hình ảnh.

c) H tr phanh b sung (Brake Assist – BA)

BA là tính năng cung cấp sự hỗ trợ cho lái xe trong việc phanh trong các tình huống cấp bách. Nó nhận diện khi lái xe phanh với lực không đủ để đáp ứng tình huống nguy hiểm và cung cấp thêm lực phanh để đảm bảo ngăn chặn hoặc giảm thiểu tổn thất.

e) Tính năng cnh báo đim mù (BSW)

Sử dụng radar hoặc cảm biến siêu âm để phát hiện xe ở điểm mù của xe và cảnh báo người lái khi họ có ý định chuyển làn.

2.1.3. Điểm danh những tính năng độc đáo trên xe điện

a) Care key

Nổi tiếng là hãng xe an toàn nhất thế giới, Volvo lại tiếp tục áp dụng thêm công nghệ Care Key đi kèm với Volvo XC60 2021 giúp chủ xe kiểm soát được tốc độ cho chiếc xe của mình và bất kỳ ai mượn nó, đặc biệt là đối với những người ít quen thuộc với xe hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm sau tay lái. Care Key ra đời với mong muốn người lái có trách nhiệm hơn bằng cách đặt trước tốc độ tối đa. 

b) RangeXchange

Điểm nổi bật của RangeXchange chính là:

Kết nối xe điện: RangeXchange giúp kết nối các xe điện Lucid Air với nhau, tạo điều kiện cho việc chia sẻ năng lượng dự trữ từ pin xe.

Sạc hai chiều: Đây là tính năng cho phép Lucid Air không chỉ nhận năng lượng để nạp pin của mình mà còn có thể cung cấp năng lượng cho các phương tiện khác. Lucid Air có thể sử dụng pin của mình để hỗ trợ sạc cho các xe điện khác hoặc các thiết bị điện tử khác trong một phạm vi ứng dụng rộng hơn.

Lợi ích của OTA:

Khách hàng không cần phải mang xe đến đại lý để cập nhật phần mềm, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các bản cập nhật phần mềm có thể được cài đặt tự động khi xe có kết nối internet, đảm bảo xe luôn được cập nhật phiên bản mới nhất.

Linh hoạt: Tesla có thể dễ dàng tung ra các bản cập nhật phần mềm mới cho tất cả các xe đang lưu thông, hoặc chỉ cho một số dòng xe hoặc khu vực cụ thể.

Cải tiến liên tục: Nhờ OTA, Tesla có thể liên tục cải thiện hiệu năng, bổ sung tính năng mới và vá lỗi cho xe, giúp mang đến trải nghiệm lái xe tốt hơn cho khách hàng theo thời gian.

d) Tính năng độc đáo trên xe bán tải điện

Xe bán tải điện ngày càng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bởi khả năng vận hành mạnh mẽ, thân thiện với môi trường cùng nhiều tính năng độc đáo. Dưới đây là hai ví dụ điển hình:

Khả năng di chuyển "ngang như cua" của Hummer EV:

Nhờ hệ thống Crab Walk được tích hợp trên hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian, Hummer EV có thể xoay cả 4 bánh nhưu hình 1.13 theo cùng một hướng, giúp xe di chuyển chéo theo hình chữ "X" như hình để vượt qua các chướng ngại vật.

2.2. Các hạn chế

Điều kiện thời tiết:

Mưa gió bão, tuyết rơi, bụi bẩn cát có thể làm giảm tầm nhìn, độ chính xác của camera và radar, khiến hệ thống khó có thể phát hiện chính xác các vật thể xung quanh như xe cộ, người đi bộ, vạch kẻ đường, tuyết rơi dày đặc có thể che khuất các vạch kẻ đường và các biển báo giao thông

Ánh sáng yếu: Vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng, camera có thể gặp khó khăn trong việc thu thập đủ ánh sáng để tạo ra hình ảnh rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng nhận diện của hệ thống.

Về mặt con người:

Nguy cơ lạm dụng và mất tập trung khi lái xe: Sự phụ thuộc quá mức vào ADAS có thể khiến người lái mất tập trung và dẫn đến nguy cơ lạm dụng hệ thống, vì họ có thể không chủ động quan sát và phản ứng đúng khi cần thiết.

Thiếu hiểu biết về hoạt động và giới hạn của hệ thống: Người lái cần có sự hiểu biết sâu rộng về cách thức hoạt động của ADAS và những giới hạn của nó để sử dụng hiệu quả và an toàn.

Kết luận chương 2:

Tiếp nối chương 1, qua chương 2 ta đã thấy được cấu tạo của xe điện và sự khác biệt của nó so với dòng xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đồng thời hiểu về các hệ thống thông minh hiện đại trên xe điện đó là sự phát triển vượt bậc nhờ những nghiên cứu và sáng tạo không ngừng của những người đi trước và tin tưởng rằng trong tương lai xe điện nói chung và hệ thống hỗ trợ lái an toàn nói riêng sẽ tiếp tục phát triển và đạt lv 4, 5 trong tương lai nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con người.

 Chương 3

CÁC QUY ĐỊNH/ QUY CHUẨN VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE ĐIỆN

3.1. Các tiêu chuẩn / quy đinh hiện hành trên Thế giới

3.1.1. Quy định/ tiêu chuẩn của nước Mỹ về xe điện

FMVSS (Federal Motor Vehicle Safety Standards) nó bao gồm 3 tiêu chuẩn:

* Tiêu chuẩn hỗ trợ giảm va chạm

FMVSS 125 - Warning Devices: Yêu cầu các thiết bị cảnh báo trên xe phải hoạt động hiệu quả, như đèn báo hiệu và còi. Tiêu chuẩn này nhằm giúp người lái nhận diện và tránh các tình huống nguy hiểm.

* Cấu trúc xe đảm bảo an toàn hành khách sống sót, giảm chấn thương khi xảy ra tai nạn

FMVSS 301 - Fuel System Integrity: Quy định các yêu cầu về khả năng chịu va chạm của hệ thống nhiên liệu để giảm nguy cơ cháy nổ sau va chạm.

FMVSS 305 - Electric Vehicle Safety: Đặt ra các yêu cầu về an toàn cho xe điện, bao gồm các yếu tố liên quan đến pin và hệ thống điện.

Các bài kiểm tra trước khi lăn bánh ở Mỹ:

a) ZEV (Zero Emission Vehicle)

Khí thải động cơ: Mặc dù xe điện không phát thải khí từ động cơ, các bài kiểm tra vẫn đảm bảo rằng không có khí thải phát ra từ hệ thống phanh, lốp xe hoặc các bộ phận khác. Các tiêu chuẩn kiểm tra khí thải chủ yếu tập trung vào các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng các yêu cầu về không phát thải của ZEV đảm bảo rằng xe điện tự động vượt qua vì không phát thải khí độc hại.

d) Pháp lut và Quy định Liên bang - Đạo lut gim lm phát (IRA)

Việc IRA được thông qua vào năm 2022 báo hiệu một bước ngoặt trong việc áp dụng xe điện bằng cách cung cấp các ưu đãi cho xe chở khách và xe thương mại, sản xuất pin trong nước và phát triển cơ sở hạ tầng sạc. Trong báo cáo của RMI Các hành động chính sách có thể thúc đẩy việc áp dụng xe điện ở Hoa Kỳ như thế nào , các bên liên quan có thể tìm hiểu những gì họ có thể làm để phát huy hết tiềm năng của IRA. Báo cáo cung cấp phân tích mà họ cần để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và nêu chi tiết những thách thức mà việc triển khai IRA phải đối mặt cũng như các hướng đi tiếp theo.

Tiêu chuẩn phát thải khí nhà kính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường đối với các phương tiện hạng nặng - Giai đoạn 3 (đề xuất)

Các tiêu chuẩn được đề xuất này nghiêm ngặt hơn và nhằm mục đích giảm lượng khí thải nhà kính từ các phương tiện HD bắt đầu từ MY 2027. Theo trang web EPA, “Các tiêu chuẩn mới sẽ được áp dụng cho các phương tiện dạy nghề HD (như xe tải giao hàng, xe chở rác, xe tải tiện ích công cộng, xe trung chuyển, xe đưa đón, xe buýt trường học, v.v.) và máy kéo (như xe taxi ban ngày và xe giường nằm trên xe đầu kéo rơ moóc).

3.1.2. Các tiêu chuẩn / quy đinh hiện hành tại VN

Việc bổ sung quy chuẩn về xe điện vào QCVN 09/2015/BGTVT đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường xe điện tại Việt Nam. Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, dự thảo sửa đổi và bổ sung đã hoàn thiện và đang trong quá trình lấy ý kiến từ các bên liên quan, dự kiến sẽ được ban hành chính thức trong thời gian tới.

Tổng kết, việc bổ sung quy chuẩn xe điện vào QCVN 09/2015/BGTVT không chỉ là một bước đi hợp lý mà còn là một chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô điện tại Việt Nam. Chúng ta hướng đến một tương lai giao thông sạch và an toàn hơn, đồng thời góp phần vào sự hội nhập và phát triển quốc tế của đất nước.

Hướng dẫn triển khai thực hiện điều ước quốc tế:

Cục sẽ phát triển các hướng dẫn chi tiết để các tổ chức và cá nhân có thể triển khai và tuân thủ các điều ước quốc tế một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc cung cấp hướng dẫn về quy trình thực hiện, các mẫu đơn, biểu mẫu, và các thông tin liên quan đến các quy chuẩn và yêu cầu mới.

Tác động và lợi ích:

Việc điều chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao chất lượng và an toàn của các sản phẩm xuất khẩu và lưu thông trên thị trường quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp, điều này cũng mang lại lợi thế cạnh tranh bởi họ có thể tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế về xe cơ giới và các thiết bị liên quan.

3.1.3. Một số chương trình thúc đẩy sử dụng xe điện

a) Xe sạch nâng cao II (ACC II)

Quy định Xe sạch nâng cao II (ACC II) được xây dựng dựa trên quy tắc Xe sạch nâng cao (ACC) được thông qua vào năm 2012. ACC II giảm lượng khí thải bằng cách tăng doanh số bán xe điện thông qua hai chương trình: chương trình Xe không phát thải và chương trình Xe phát thải thấp.

c) Hm đội sch tiên tiến (ACF)

ACF được thiết kế để bổ sung cho quy tắc Xe tải sạch nâng cao (ACT) và yêu cầu các đội xe sử dụng tỷ lệ phương tiện không phát thải (ZEV) ngày càng tăng như xe chạy bằng pin, xe hybrid cắm điện tầm xa và xe tải MDHD chạy bằng pin nhiên liệu hydro. Các yêu cầu tuân thủ khác nhau tùy theo loại xe tải và cách sử dụng.

d) Tiêu chun s dm sch (CMS)

CMS là một khung có cấu trúc mà các công ty gọi xe có thể sử dụng để lập kế hoạch chiến lược áp dụng xe điện của họ. Nó sẽ là công cụ hỗ trợ hệ sinh thái EV bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người lái xe có thu nhập thấp đến trung bình, gửi tín hiệu nhu cầu chắc chắn để xây dựng cơ sở hạ tầng sạc EV cần thiết và khuyến khích quan hệ đối tác giữa các công ty mạng lưới giao thông (TNC) và nhà cung cấp dịch vụ sạc EV để tạo điều kiện thuận lợi. nhận con nuôi.

3.2. Quy trình bảo dưỡng xe VF8

Quy trình bảo dưỡng xe VinFast VF 8 được thực hiện theo các bước sau:

a) Nhắc bảo dưỡng và đặt hẹn

Hệ thống sẽ tự động nhắc lịch bảo dưỡng cho khách hàng trước 10 ngày so với mốc khuyến cáo của VinFast. Khách hàng có thể đặt hẹn bảo dưỡng một cách dễ dàng thông qua:

Ứng dụng VinFast: Tải ứng dụng VinFast miễn phí trên điện thoại thông minh và thực hiện các thao tác đặt hẹn theo hướng dẫn.

c) Sửa chữa và bảo dưỡng

Xe sẽ được đưa vào khu vực sửa chữa hiện đại với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến. Kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp sẽ thực hiện các hạng mục bảo dưỡng theo quy trình tiêu chuẩn của VinFast, đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho xe.

Khách hàng có thể theo dõi tiến độ bảo dưỡng xe qua hệ thống camera giám sát tại khu vực chờ hoặc qua tin nhắn thông báo gửi đến số điện thoại của khách hàng.

d) Bàn giao xe

Sau khi hoàn tất việc bảo dưỡng, xe sẽ được rửa sạch và kiểm tra tổng thể một lần nữa trước khi bàn giao cho khách hàng. Nhân viên sẽ cung cấp cho khách hàng hóa đơn thanh toán, phiếu bảo hành và các giấy tờ liên quan khác.

Bảo dưỡng động cơ:

Vệ sinh động cơ: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên động cơ giúp hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Kiểm tra dây dẫn điện, ổ trục: Đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn.

Bôi trơn bạc đạn: Giảm ma sát, tiếng ồn và giúp các bộ phận chuyển động linh hoạt.

Kiểm tra và thay thế bộ lọc gió động cơ (nếu cần thiết): Đảm bảo động cơ được cung cấp đủ lượng khí sạch, giúp xe vận hành mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảo dưỡng hệ thống pin:

Kiểm tra dung lượng pin: Đảm bảo pin vẫn giữ được dung lượng tốt, không bị chai pin nhanh chóng.

Kiểm tra nhiệt độ pin: Đảm bảo pin hoạt động trong phạm vi nhiệt độ an toàn, tránh tình trạng quá nhiệt có thể dẫn đến hư hỏng.

Bảo dưỡng hệ thống lốp xe:

Kiểm tra áp suất lốp: Điều chỉnh áp suất lốp phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo độ bám đường và tiết kiệm nhiên liệu.

Kiểm tra độ mòn của lốp: Thay mới lốp xe khi đã mòn đến mức giới hạn để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Kiểm tra cân bằng lốp: Cân bằng lốp giúp xe vận hành ổn định, giảm tiếng ồn.

Bảo dưỡng các hạng mục khác:

Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng: Đảm bảo hệ thống đèn chiếu sáng hoạt động tốt, thay thế bóng đèn khi cần thiết.

Kiểm tra hệ thống gạt nước: Thay mới lưỡi gạt nước khi đã bị chai cứng, đảm bảo khả năng gạt nước mưa hiệu quả.

3.3. Các loại pin xe điện

Để xe có thể hoạt động, sử dụng các tính năng thông minh thì không thể thiếu các loại pin, phổ biến nhất là pin Lithium-ion (Li-ion). Đây là loại pin có năng lượng cao, trọng lượng nhẹ, tuổi thọ lâu, và ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng "bộ sụt áp" (voltage sag) so với các loại pin khác. Pin Li-ion phù hợp để cung cấp điện năng cho động cơ điện trong xe điện do khả năng cung cấp dòng điện ổn định và hiệu quả cao.

Cụ thể, trong xe điện hiện đại, chủ yếu sử dụng các dạng pin Li-ion như:

- Pin Lithium-ion NCM (Nickel Cobalt Manganese): Loại pin này sử dụng các hợp chất như Nickel (Ni), Cobalt (Co), và Manganese (Mn) trong cấu trúc của pin để tối ưu hóa hiệu suất và năng lượng.

- Pin Lithium-ion NCA (Nickel Cobalt Aluminum): Sử dụng hợp chất Nickel, Cobalt và Aluminum (Al) để cung cấp năng lượng cao và tuổi thọ dài.

- Pin Lithium-ion LFP (Lithium Iron Phosphate): Là loại pin sử dụng phốt pho (Phosphate) và sắt (Iron) thay vì Cobalt Nickel, với ưu điểm an toàn hơn và ít nóng khi hoạt động, dù có mật độ năng lượng thấp hơn so với NCM và NCA.

3.3.1. Sạc cấp độ 1 (level 1) - 120V - 220V

Mỗi xe điện EV đều đi kèm với một bộ sạc Level 1 (L1) miễn phí như hình 1.14. Nó tương thích với các trạm sạc ô tô điện trên toàn cầu, không tốn bất kỳ chi phí nào để lắp đặt và có thể cắm vào bất kỳ ổ cắm điện 120V – 220V nối đất tiêu chuẩn. Chi phí sạc tùy thuộc vào giá điện và hiệu suất tiêu hao của từng chiếc xe điện EV.

Tiêu chuẩn công suất bộ sạc L1 đạt mức 2,4 kW, khôi phục thời gian sạc lên đến 8 km/giờ, khoảng 65 km/8 giờ. Vì người lái xe trung bình chạy 60 km/ngày, điều này phù hợp với nhiều người.

3.3.2. Sạc cấp độ 2 (level 2) -7kW

Bộ sạc Level 2 (L2) với công suất 7kW- 22kW và thường được nối dây cố định với nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha chuyên dụng trong nhà để xe. Sạc cấp độ 2 nhanh hơn cấp độ 1 với công suất tăng gấp đôi. Những bộ sạc level 2 phổ biến ở các trạm sạc công cộng. Nhiều nhà sản xuất ôtô điện đề nghị chủ xe lắp bộ sạc level 2 trong nhà hoặc garage nếu có thể. Tương tự, ví dụ với chiếc Vinfast VF8, thời gian sạc đầy pin 88.8kW chỉ mất 8 giờ (kể từ mức 0-100%). Bộ sạc cấp 2 có giá từ 400 đô la đến 1.900 đô la, tùy thuộc vào thương hiệu, xếp hạng công suất và yêu cầu lắp đặt. Chi phí sạc tùy thuộc vào giá điện và xếp hạng hiệu quả của mỗi xe điện.

3.3.3. Sạc cấp độ 3 (level 3) - điện một chiều (DC)

Bộ sạc cấp 3 là bộ sạc xe điện EV nhanh nhất hiện nay. Chúng thường sử dụng với điện áp 400 V hoặc 1.000 V, dòng điện hơn 100A và thường được trang bị ở các trạm sạc Vinfast như hình 1.16. Tùy thuộc vào nguồn điện sẵn có, bộ sạc level 3 có thể sạc đầy xe điện trong vòng 20-30 phút. Chúng phù hợp hơn với các khu vực có mật độ giao thông cao, chẳng hạn như trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc và các khu mua sắm và giải trí, nơi xe có thể được sạc lại trong vòng chưa đầy một giờ.

Kết luận chương 3:

Tiếp nối các chương trước ta đã hiểu về xe điện, qua chương 3 chúng ta lại tìm hiểu thêm về các quy định, quy chuẩn mà một chiếc xe điện phải đạt được trước khi lăn bánh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đồng thời có thể thấy được sự quan tâm về xe điện ở khắp nơi trên thế giới thông qua các chương trình nhằm thúc đẩy thị trường xe điện (EV).

KẾT LUẬN

Sau quá trình làm tiểu luận và được sự hỗ trợ tích cực của quý thầy trong khoa công nghệ ô tô, đặc biệt là thầy : T.S ……………. đã hoàn thành được đúng tiến độ tiểu luận tốt nghiệp: "Khảo sát, nghiên cứu các hệ thống thông minh trên xe điện hiện đại VN"

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống thông minh trên xe điện...Qua bài làm em đã hiểu rõ hơn về hệ thống, tính năng của xe điện Việt Nam nói riêng và xe điện trên thế giới nói chung. Thông qua tiểu luận lần này, em đã tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức cho bản thân.

Nắm được các kiến thức tổng quan về hệ thống, tính năng như ADAS, hiểu rõ về cách hoạt động và lợi ích của nó bao gồm về nguyên lý làm việc, các cảm biến, RaDar…Nắm được những hạn chế và thiếu hụt của nó về mặt công nghệ.

Bên cạnh đó, tiểu luận còn giúp em và các bạn chưa biết về xe điện có thêm tài liệu học tập cũng như làm quen với xe điện hơn. Trong tương lai, nghiên cứu có thể tập trung vào nâng cấp ADAS lên level 4 và 5 nhằm tối ưu hoá được sự tiện dụng và hiệu suất làm việc của ôtô điện. Những kiến thức và kinh nghiệm từ nghiên cứu này sẽ là nền tảng quý báu cho các nghiên cứu tiếp theo và đóng góp vào sự phát triển của ngành kỹ thuật ô tô​​.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                                   Bình Dương, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                  Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                  …………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Văn Như, Đàm Hoàng Phúc, (2022), Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS), Cục Đăng Kiểm Việt Nam

[2]. Đặng Việt Hà, (2022), Nghiên cứu hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS), Tạp chí GTVT, số tháng 6.

[3]. Vũ Hồng Sơn, Vũ Quang Thịnh, Nguyễn Văn Hiến, (2022), Ứng dụng thuật toán sâu và trí tuệ nhân tạo để phát hiện, nhận dạng phương tiện cho hệ thống lái thông minh ADAS, Khoa học và Công nghệ - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

[4]. Tài liệu đào tạo xe điện HuynDai, (2023)

[5]. Tài liệu kỹ thuật Trạm sạc nhanh cho xe ô tô điện, (2019), EVNCPC Tổng Công Ty Điện Lực Miền Trung

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"