TÀI LIỆU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ô TÔ TẢI HYUNDAI, XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ô TÔ

Mã đồ án TLOT02023019
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tài liệu bao gồm đầy đủ file word như: Phần lời cảm ơn, phần chương 1 (Tồng quan), phần chương 2 (Khảo sát hệ thống điện thân xe trên xe tải huyndai), phần chương 3 (Tính toán dây dẫn trong hệ thống điện trên xe), phần chương 4 (Các hư hòng và cách khắc phục), phần chương 5 (Xây dựng mô hình một số hệ thống điện thân xe trên ô tô), phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phiếu nhận xét, bìa luận văn..Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đề tài.......... KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ô TÔ TẢI HYUNDAI, XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ô TÔ.

Giá: 390,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................................ii

CHƯƠNG   1: TỔNG QUAN...................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE TẢI HYUNDAI.....................................2

2.1.  THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE TẢI HYUNDAI HD65...................................................................... 2

2.2. HỆ THỐNG CUNG CẤP NGUỒN ĐIỆN THÂN XE HYUNDAI............................................................ 4

2.2.1. Ắc quy............................................................................................................................................... 4

2.2.2. Máy phát điện.................................................................................................................................. 11

2.3. HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ.............................................................................................. 14

2.3.1. Hệ thống thông tin........................................................................................................................... 14

2.3.2. Hệ thống hiển thị và đo đạc............................................................................................................. 15

2.4. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG.................................................................................................................. 23

2.4.1. Cấu tạo hệ thống chiếu sáng........................................................................................................... 23

2.4.2. Sơ đồ mạch đèn sương mù............................................................................................................. 31

2.5. HỆ THỐNG TÍN HIỆU......................................................................................................................... 33

2.5.1. Hệ thống còi..................................................................................................................................... 33

2.5.2. Hệ thống báo rẽ và báo nguy hiểm.................................................................................................. 37

2.5.3. Hệ thống đèn phanh........................................................................................................................ 41

2.6. HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH.............................................................................................................. 43

2.6.1. Cấu tạo của hệ thống nâng hạ kính................................................................................................. 43

2.6.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính......................................................................................... 45

2.7. HỆ THỐNG GẠT NƯỚC – PHUN NƯỚC.......................................................................................... 47

2.7.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc......................................................................................................... 47

2.7.2. Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước – phun nước................................................................... 51

2.8. HỆ THỐNG ÂM THANH...................................................................................................................... 54

2.8.1. Cấu tạo của hệ thống âm thanh....................................................................................................... 54

2.8.2. Sơ đồ mạch điện của hệ thống âm thanh ....................................................................................... 54

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE............................................ 55

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE…............................ 55

3.2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG..................................... 55

3.2.1. Tính toán kiểm nghiệm dây dẫn cho mạch điện đèn pha cốt.......................................................... 55

3.2.2. Tính toán kiểm nghiệm dây dẫn cho mạch điện đèn sương mù..................................................... 56

CHƯƠNG 4: CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.......................................................................... 58

4.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG GẠT NƯỚC – PHUN NƯỚC......... 58

4.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH….......................... 61

4.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG................................ .65

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MÔ HÌNH MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN Ô TÔ  .....................68

5.1. CÔNG DỤNG VÀ YÊU CẦU CỦA MÔ HÌNH..................................................................................... 68

5.1.1. Công dụng....................................................................................................................................... 68

5.1.2. Yêu cầu........................................................................................................................................... 68

5.2. CHẾ TẠO KHUNG MÔ HÌNH............................................................................................................. 68

5.3. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE.................................................. 69

5.3.1. Chuẩn bị và bố trí các bộ phận....................................................................................................... 69

5.3.2. Kiểm tra một số bộ phận của mô hình............................................................................................ 70

5.3.3. Bố trí dây điện theo sơ đồ nguyên lý.............................................................................................. 74

KẾT LUẬN.................................................................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................76

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất luận văn.

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy: Ths……………. đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời gian học tập vừa qua.

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                                                                           TP. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng …… năm 20…

                                                                                                                                                                                Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                                                                ………………..

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hiện nay, công nghệ điện ô tô ngày càng phát triển. Đi đôi với đó là các hệ thống điện thân xe ngày càng hiện đại. Luận văn này tập trung chủ yếu phân tích sơ lược các hệ thống điện thân xe trên ô tô tải. Bố cục luận văn gồm 5 chương:

Chương 1:Giới thiệu tổng quan về tình hình ô tô hiện nay.

Chương 2:Khảo sát các hệ thống điện trên xe tải hyundai,hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin và hiển thị, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tín hiệu, hệ thống nâng hạ kính, hệ thống gạt nước - phun nước, các thông số của xe tải hyundai HD65.

Chương 3:Tính toán dây dẫn trong hệ thống điện thân xe của ô tô tải hyundai.

Chương 4:Các hư hỏng và các cách khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện trên xe ô tô tải hyundai.

Chương 5:Thiết kế mô hình các hệ thống điện thân xe.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

Ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển không ngừng, nó đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Con người đã ứng dụng những thành tựu khoa học đó vào trong nghành công nghiệp ô tô để sản xuất ra những chiếc xe với đầy đủ các trang thiết bị điện – điện tử rất hiện đại. Có thể nói hệ thống điện thân xe là bộ phận rất quan trọng góp phần trong việc điều khiển những tính năng trên xe.

Giữa thập kỷ 1950, những chiếc xe được trang bị hệ thống điện 12V, giúp các nhà sản xuất có thể sử dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng điện cho xe hơi. Ngày nay, những chiếc xe đều được trang bị các hệ thống điện - điện tử rất hiện đại, phục vụ cho nhu cầu của con người như: Hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống phanh chống bó cứng trên xe ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí SRS an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ, hệ thống thông tin hiển thị, hệ thống lái tự động…Nhằm đem lại sự thoải mái tốt nhất cho người sử dụng nhưng phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như về khí thải ô nhiễm môi trường và suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất.

Vì vậy, việc tìm hiểu hệ thống điện thân xe giúp ta hiểu rõ hơn về tính năng kỹ thuật của hệ thống, cũng như để sử dụng hiệu quả hơn. Và có thể chẩn đoán được một số bệnh khi hệ thống xảy ra hư hỏng. Thông qua đề tài này đã giúp em có được những kiến thức sâu hơn về hệ thống điện thân xe trên ô tô.

Với những ý nghĩa như vậy nên em chọn “Khảo sát hệ thống điện thân xe xe tải Hyundai” làm đề tài tốt nghiệp, em cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu chung nhất cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống điện thân xe nói riêng, cũng như đem lại những kiến thức để phục vụ tốt cho công việc sau này.

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE TẢI HYUNDAI

2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE TẢI HYUNDAI HD65

Thông số kỹ thuật của xe tải hyundai 2,5 tấn HD65 như bảng 2.1.

2.2. HỆ THỐNG CUNG CẤP NGUỒN ĐIỆN THÂN XE HYUNDAI

2.2.1. Ắc quy

Điểm qua các loại ắc quy thì có lẽ có thể có nhiều cách gọi như: ắc quy nước, ắc quy axít, ắc quy axít kiểu hở, ắc quy kín khí, ắc quy không cần bảo dưỡng, ắc quy khô, ắc quy GEL, ắc quy kiềm... Trên thực tế thường phân biệt thành hai loại ắc quy thông dụng hiện nay là ắc quy sử dụng điện môi bằng axít (gọi tắt là ắc quy axít hoặc ắc quy chì - axít) và ắc quy sử dụng điện môi bằng dung dịch kiềm (gọi tắt là ắc quy kiềm). Tuy có hai loại chính như vậy nhưng ắc quy kiềm có vẻ ít gặp nên đa số các ắc quy mà bạn gặp trên thị trường hiện nay là ắc quy axít.

Ở trạng thái được nạp đầy, các bản cực ắc quy ở trạng thái hóa học nêu trên (như hình, tức là cực dương là PbO2, cực âm là Pb), trong các quá trình phóng điện và nạp điện cho ắc quy, trạng thái hóa học của các cực bị thay đổi. Có thể xem về trạng thái hóa học trong các quá trình phóng - nạp như hình dưới đây.

Quá trình phóng điện diễn ra nếu như giữa hai cực ắc quy có một thiết bị tiêu thụ điện, khi này xảy ra phản ứng hóa học sau:

Tại cực dương:                     2PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O + O2

Tại cực âm:                            Pb + H2SO4 = PbSO4 + H2

Phản ứng chung gộp lại trong toàn bình là: Pb+PbO2+2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O

Quá trình nạp điện cho ắc quy, do tác dụng của dòng điện nạp mà bên trong ắc quy sẽ có phản ứng ngược lại so với chiều phản ứng trên, phản ứng chung gộp lại trong toàn bình sẽ là:

2PbSO4 + 2H2O = Pb+PbO2+2H2SO4.

Mặc dù điện áp của các ắc quy là một số chẵn của 2, ví dụ như ắc quy 2V, 6V, 12V, 24V...nhưng trên thực tế thì điện áp thông thường của các ắc quy không như vậy. Mức điện áp mà các ắc quy cung cấp thường lớn hơn so với định mức của chúng, ví dụ như ắc quy 12V sẽ cung cấp mức điện áp tới 13V hoặc hơn. Có điều có vẻ vô lý này cũng xuất phát từ mức độ điện áp trên mỗi ngăn bình của chúng: Mức điện áp mỗi ngăn bình ắc quy a-xít là 2,1 đến 2,2 V (±0,05V). 

Nếu biểu diễn ở dạng bảng thì thông số như bảng dưới đây. Nếu như ắc quy thuộc loại 24V thì nhân thông số ở mục điện áp một ngăn với 12.

Cũng theo bảng trên thì dung lượng ắc quy sẽ cạn kiệt ở mức điện áp 10,5V, một số kích điện loại "điện tử" (tức là theo dõi được mức độ điện áp đầu vào) sẽ lấy mốc 10,7V để ngừng hoạt động nhằm tránh cho sự sử dụng ắc quy cạn kiệt (gây hại cho ắc quy). Điều đó là hợp lý bởi nếu như sử dụng điện từ ắc quy ở trạng thái cạn kiệt thì các bản cực của ắc quy sẽ nhanh bị hư hỏng, dẫn đến hư hỏng chung cho toàn bộ ắc quy (trong một ắc quy 12V, chỉ một trong 6 ngăn hư hỏng thì toàn bộ ắc quy đó sẽ hư hỏng).

Theo bảng trên thì nếu như phóng điện với dòng 57A, ắc quy 100Ah chỉ còn dung lượng là 85Ah và tương ứng chỉ phóng điện được 90 phút. Vì đa số các kích điện đang được sử dụng thuộc loại công suất từ 800VA đến 1000VA nên dòng tiêu thụ cực đại sẽ xấp xỉ với mức 57A nêu trên nên người dùng nên chú ý đến thông số này.

Vậy thì phóng dòng điện càng lớn thì dung lượng của ắc quy càng giảm đi. Muốn dung lượng ắc quy đúng như số liệu công bố của các hãng sản xuất thì có lẽ phải phóng với một dòng đủ nhỏ mà chỉ có thể thực hiện được điều này thông qua việc sử dụng điện tiết kiệm (sử dụng với nhu cầu tối thiểu) hoặc phải trang bị một hệ thống nhiều ắc quy.

2.2.2. Máy phát điện

Máy phát điện trên ô tô được sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị điện trên xe và sạc điện cho ắcquy. Nguồn điện phải đảm bảo một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm việc.

Máy phát sử dụng trên xe Hyundai HD65 là loại máy phát xoay chiều 3 pha kích thích kiểu điện từ. Với công suất đầu ra là 12V – 80A.

2.2.2.1. Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 3 pha.

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ có vòng tiếp điện gồm các bộ phận chính là: rotor, stator, puli , cánh quạt, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, quạt, chổi than và vòng tiếp điểm.

* Rotor:

Gồm hai chùm cực hình móng lắp then trên trục. Giữa các chùm cực có các cuộn dây kích thích đặt trên trục qua ống lót bằng thép. Các đầu của cuộn dây kích thích được nối với các vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát. Trục của rotor được đặt trên các ổ bi lắp trong các nắp bằng hợp kim nhôm. 

* Stator: Là khối thép từ ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ rãnh phân bố đều để đặt cuộn dây phần ứng.

2. 2.2.2. Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha

Khi nam châm quay điện áp sẽ sinh ra giữa 2 đầu cuộn dây. Lúc này điện áp ở 2 đầu cuộn dây sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều.

Mối liên hệ giữa dòng điện được sinh ra và vị trí của nam châm được chỉ ra trong hình 2.10. Dòng điện lớn nhất được sinh ra khi cực N và cực S của nam châm gần với cuộn dây nhất.

2.3. HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ

2.3.1. Hệ thống thông tin

* Các đồng hồ trên hệ thống thông tin trên xe :

- Đồng hồ đo tốc độ xe : đồng hồ báo tốc độ xe thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường để chỉ quãng đường xe đi được từ lúc xe bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình để đo các đoạn ngắn mà xe di chuyển.

- Đồng hồ đo tốc độ động cơ: Chỉ thị tốc độ động cơ (tốc độ trục khuỷu) theo vg/ph hay rpm.

- Đồng hồ đo áp lực nhớt: Chỉ thị áp lực nhớt của động cơ.

- Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát: Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát động cơ.

- Đèn báo pha: chỉ thị rằng đèn đang ở chế độ chiếu xa.

- Đèn báo rẽ 2 bên: báo rẽ phải hay rẽ trái.

- Đèn báo nguy hoặc đèn ưu tiên: được bật khi muốn báo nguy hiểm hoặc xin ưu tiên nhường đường, cả hai bên đèn rẽ phải và trái sẽ chớp.

2.3.2. Hệ thống hiển thị và đo đạc

Hệ thống đo đạc và hiển thị bao gồm các màn hình, đồng hồ và các đèn cảnh báo thường nằm trên bảng tableau nhằm giúp người lái xe dễ dàng xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe.

Trên bảng tableau gồm hai loại: đồng hồ hiển thị kim và đồng hồ hiển thị số. Với loại đồng hồ hiển thị kim có thể là loại cơ khí hoặc loại điện tử dẫn động kim.

Loại hiển thị kim dẫn động cơ khí có độ chính xác thấp do khả năng chịu được rung động kém và có độ trễ cơ khí.

Loại hiển thị bằng số có nhiều ưu điểm như: độ chính xác cao, dễ xem, độ tin cậy cao do hiển thị số không có các chi tiết chuyển động.

2.3.2.1. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe

* Đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim

Đây là loại đồng hồ được sử dụng phổ biến trên ô tô hiện nay, thông thường sử dụng kiểu cuộn dây từ trường chữ thập và đồng hồ quãng đường mô tơ xung.

* Cảm biến tốc độ xe

Cảm biến được gắn ở hộp số và được dẫn động bởi cặp bánh răng công tơ mét. Nó bao gồm HIC (mạch tích hợp lai – Highestly Intergrated Circuit) với một MRE (phần tử kháng) gắn bên trong và một vòng nam châm 4 cực.

Khi xe bắt đầu di chuyển và vòng nam châm bắt đầu quay, cảm biến tốc độ phát ra tín hiệu xung.

2.3.2.2. Đồng hồ hành trình

Ở đồng hồ tốc độ, các tín hiệu tốc độ từ cảm biến được máy vi tính đếm rồi tính ra quãng đường đi được, và quãng đường đó được hiển thị trên màn hình đồng hồ hành trình.

Khi thả công tắc đặt lại, tiếp điểm mở ra và đồng hồ hành trình bắt đầu đếm quãng đường di chuyển. Ẩn công tắc thay đổi chức năng (A/B) làm tiếp điểm của nó đóng, cực D2 nối mát và chuyển từ chức năng A sang B hay ngược lại, tiếp điểm mở khi công tắc chức năng nhả. Công tắc MILES/KM được ấn sẽ làm cho chỉ số của đồng hồ hành trình chuyển từ dặm sang km.

2.3.2.4. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát

Bộ chỉ thị dùng điện trở lưỡng kim và cảm biến nhiệt độ là một nhiệt điện trở. Nhiệt điện trở là một chất bán dẫn nên thuộc loại hệ số nhiệt âm. Điện trở của nó thay đổi rất lớn theo nhiệt độ. Điện trở của nhiệt điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.

2.4. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

2.4.1. Cấu tạo hệ thống chiếu sáng

* Nhiệm vụ

Đèn pha chiếu các tia sáng của nó về phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe khi lái xe vào ban đêm. Chúng có thể chuyển sang chiếu xa (chế độ pha) (hướng lên trên) và chiếu gần (chế độ cốt) (hướng xuống dưới).

* Các thông số cơ bản của hệ thống chiếu sáng

- Khoảng chiếu sáng

+ Khoảng chiếu sáng của đèn pha phải từ 180 – 250m

+ Khoảng chiếu sáng của đèn cos phải từ 50 – 75m

- Công suất tiêu hao của mỗi bóng đèn chiếu sáng là:

+ Ở chế độ đèn pha là 45 – 75W

+ Ở chế độ đèn cos là 35 – 40W

2.4.1.1. Cấu tạo của bóng đèn

Trên xe tải thường được sử dụng 2 loại bóng đèn: Loại dây tóc và loại halogen

- Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm bằng volfram. Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng. Bên trong bóng đèn sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc.

- Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thông thường. Người ta sử dụng thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép dễ dàng điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường.

2.4.1.2. Sơ đồ mạch đèn pha, cốt

Hoạt động của mạch điện đèn pha, cốt theo kiểu âm chờ. Ăcquy luôn cấp điện cho chân vào của rơ le đèn cốt và rơ le đèn pha ở hộp cầu chì I/P. Loại này thường bật sáng công tắc máy ở vị trí ON.

Khi bật công tắc về vị trí LOW (cốt) sẽ có dòng điện chạy theo mạch như sau:

Từ (+) ắc quy -> cầu chì  -> cuộn dây rơ le đèn cốt -> công tắc đa chức năng ở LOW -> nguồn âm. Rơ le đèn cốt lúc này sẽ đóng mạch từ (+) ắc quy -> cầu chì -> tiếp điểm của rơ le đèn cốt -> dây tóc của các bóng đèn cốt bên phải và bên trái-> mát , làm các bóng đèn này sáng lên.

2.4.2. Sơ đồ mạch đèn sương mù

Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc tổ hợp điều khiển đèn ở vị trí TAIL hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía trước được bật ON, thì rơ le đèn sương mù phía trước hoạt động và các đèn sương mù phía trước bật sáng.

Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL hoặc HEAD như đối với đèn sương mù phía trước. Công tắc đèn sương mù phía sau loại cần bật lên khi công tắc này dịch thêm một nấc từ vị trí ON của đèn sương mù phía trước.

2.5. HỆ THỐNG TÍN HIỆU

Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống còi, hệ thống đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngoài ra, còn có hệ thống đèn kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe.

2.5.1. Hệ thống còi

Hệ thống còi trên xe nhằm mục đích báo hiệu bằng tiếng động cho các phương tiện giao thông khác và người đi đường biết nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

* Cấu tạo

Còi điện cầu tạo gồm: vỏ còi 4, khung từ 5 với cuộn dây 9, khung thép 2 với mang thép 3, trụ điều khiển 11, lõi thép từ 8, trụ đứng của tiếp điểm 16 với tiếp điểm tĩnh 12 và tiếp điểm động 13, tụ điện dập tắt tia lửa điện 15, trụ đứng 6 với lò xo thép 7 và loa còi 1. Màng thép 3 được cố định và ép chặt vào vỏ còi 4 và loa còi 1. Cuộn dây 9 được cuốn trên lõi của khung thép 5 một đầu dây của cuộn dây được nối với cực dương của ắc quy đầu còn lại được nối với mát qua cặp tiếp điểm 12, 13 và tiếp điểm của núm còi 17. 

* Sơ đồ mạch điện còi

Khi nhấn công tắc còi trên vành tay lái, lúc này sẽ có dòng điện chạy mạch từ: (+) ắc quy -> cầu chì chính -> cuộn dây của rơ le còi -> công tắc còi trên vô lăng -> mát. Rơ le còi đóng mạch từ: (+) ắc quy -> cầu chì -> tiếp điểm của rơ le còi -> còi ->  mát. Lúc này còi sẽ làm việc theo nguyên lý như trên.

2.5.2. Hệ thống báo rẽ và báo nguy hiểm

2.5.2.1. Công tắc đèn báo rẽ và báo nguy hiểm

Hệ thống đèn báo rẽ được sử dụng trong trường hợp xe vào đoạn đường cua hoặc quay đầu, để báo hiệu cho các phương tiện giao thông khác biệt nhằm đảm bảo an toàn.

Hệ thống đèn cảnh báo nguy hiểm được sử dụng trong trường hợp phải dừng xe ở những vị trí nguy hiểm. Khi bạn phải dừng khẩn cấp như vậy, phải đi ra khỏi đường đó xa nhất có thể.

* Cục chớp điện từ

Cục chớp điện từ làm cho các đèn báo rẽ và đèn báo nguy hiểm nháy theo một tần số định trước.

2.5.2.2. Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và báo nguy hiểm

Khi bật công tắc đèn báo rẽ về vị trí trái hoặc phải, cục chớp điện tử sẽ đóng mạch cho dòng điện đi từ: (+) ắc quy ® cầu chì  ® cục chớp điện tử ® đèn xi nhan bên trái hoặc bên phải ® các dây tóc của các bóng đèn ở mạch xi nhan bên trái hoặc bên phải ® về mát . Làm cho bóng đèn xi nhan bên trái hoặc bên phải sáng lên.

2.5.3. Hệ thống đèn phanh

Đèn phanh được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn thấy rõ. Mỗi ô tô phải có hai đèn phanh và tự động bật công tắc khi người lái xe đạp bàn đạp phanh. Màu đỏ là màu quy định của đèn phanh.

2.6. HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH

2.6.1. Cấu tạo của hệ thống nâng hạ kính

Bộ nâng hạ cửa sổ có chức năng dùng chuyển động quay của mô tơ điều khiển cửa sổ được chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ.

Cấu tạo bao gồm cửa kính được đở bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ. Đòn này được đở bằng cơ cấu chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ. Cửa sổ được mở và đóng nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu tay đòn chữ X.

Mô tơ điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận: mô tơ, bộ truyền bánh răng và cảm biến. Mô tơ thay đổi chiều quay nhờ công tắc. Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay  của mô tơ tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ.

2.6.2. Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính

Ở cửa chính, nếu muốn cho cửa sổ cửa chính hạ xuống hoặc nâng lên thì bấm nút down/up lúc này mạch điện sẽ hoạt động như sau: accu → đóng relay → hộp ETACM điều khiển mô tơ → hộp công tắc cửa chính → mô tơ sẽ kéo kính cửa sổ xuống hoặc lên. Đồng thời với các hoạt động khác như khóa cửa, nâng hạ kính bên phụ cũng được hộp ETACM điều khiển.

2.7. HỆ THỐNG GẠT NƯỚC – PHUN NƯỚC

2.7.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Trong quá trình xe di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù hoặc có nhiều bụi bẩn, bùn đất, kính chắn gió của xe sẽ bị làm mờ bẩn gây giảm tầm nhìn của lái xe. Hệ thống gạt mưa, rửa kính có tác dụng gạt nước mưa, phun nước rửa bụi bẩn bám trên kính đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái, góp phần tăng tính an toàn trong quá trình lưu thông trên đường.

+ Kết cấu của hệ thống: Hệ thống gồm những bộ phận cơ bản sau: Cụm công tắc điều khiển gạt nước, rửa kính; cụm mô tơ gạt nước; bơm nước; lưỡi gạt nước; bình nước rửa kính; vòi phun nước.

Công tắc này có đĩa cam xẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc. Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc qui được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay. Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc qui vẫn được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục quay.

2.7.2. Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước – phun nước

+ Mô tả chức năng gạt nước.

- Hoạt động liên kết với vòi phun nước

Hệ thống này sẽ vận hành các gạt nước phía trước tại tốc độ thấp ngay sau khi phun nước rửa kính với công tắc phun nước rửa kính được bật trong khoảng 0.3 giây trở lên. Hệ thống vận hành gạt nước trước ở tốc độ thấp trong khoảng 2.2 giây và sau đó ngừng hoạt động khi công tắc phun nước rửa kính được bật ON trong 1.5 giây trở lên.

- Hoạt động gạt nước gián đoạn

Hệ thống điều khiển các cần gạt nước phía trước sẽ gạt một lần khoảng từ 1.6 đến 10.7 giây khi bật công tắc cần gạt nước phía trước đến vị trí INT. Chu kỳ gạt có thể điều chỉnh được từ 1.6 đến 10.7 giây bằng cách chỉnh vòng xoay điều chỉnh chu kỳ gạt gián đoạn.

Khi công tắc gạt nước được bật đến vị trí INT dòng điện từ acquy qua hộp I/P qua công tắc tới mô tơ ở chế độ Low. 

CHƯƠNG 3

ÍNH TOÁN DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE

Dây dẫn trong ô tô thường là dây đồng có bọc chất cách điện là nhựa PVC. So với dây điện dùng trong nhà, dây điện trong ô tô dẫn điện và được cách điện tốt hơn. Chất cách điện bọc ngoài dây đồng không những có điện trở rất lớn (1012Ω/mm) mà còn phải chịu được xăng dầu, nhớt, nước và nhiệt độ cao, nhất là đối với các dây dẫn chạy ngang qua nắp máy.

3.2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

3.2.1. Tinh toán kiểm nghiệm dây dẫn cho mạch điện đèn pha cốt.

Các thiết bị tiêu thụ điện trong mạch: Hai bóng đèn pha cốt với công suất mỗi bóng là 60W khi chi ếu xa và 55W khi chiếu gần. Hai bóng đèn đuôi với công suất mỗi bóng là 21 W. Chế độ chiếu xa và gần không xảy ra đồng thời, nên khi tính toán kiểm nghiệm dây dẫn ta dùng công suất của mạch trong chế độ chiếu xa để tính.

Tổng công suất P tiêu thụ trong mạch điện đèn pha cốt:

P = 2x60 + 2x21 = 162 (W)

Cường độ dòng điện I trong mạch:

Ta có :                                         P = U * I   Þ I = P/U   = 162/24 = 6,75 (A)

Trong đó: U là hiệu điện thế của nguồn, U = 24 V.

Trên xe Hyundai tải HD65 dây dẫn trong mạch đèn pha cốt là Stt=2 mm2. Vậy S ≤ Stt, dây dẫn sử dụng trong mạch đèn pha cốt của xe đảm bảo bền.

3.2.2. Tính toán kiểm nghiệm dây dẫn cho mạch điện đèn sương mù.

Các thiết bị tiêu thụ điện trong mạch: Hai bóng đèn sương mù trước và Hai bóng đèn sương mù sau với công suất mỗi bóng là 35 W.

Tổng công suất tiêu thụ P trong mạch là:  P = 35x4 = 140 W

Cường độ dòng điện I trong mạch:

Ta có :                                         P = U * I   Þ I = P/P  = 140/24 = 5,8 (A)

Trong đó: U là hiệu điện thế của nguồn, U = 24 V.

Trên xe Hyundai tải HD65 dây dẫn trong mạch chiếu sáng Stt=1,25 mm2. Vậy S ≤ Stt, dây dẫn sử dụng trong mạch đèn sương mù của xe đảm bảo bền.

CHƯƠNG 4

CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

4.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG GẠT NƯỚC – PHUN NƯỚC

Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống gạt nước rửa kính

+ Lưỡi cao su bị mòn

Do cần gạt và lưỡi gạt được lắp đặt bên ngoài, dụng cụ chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên, đặc biệt với nền nhiệt khí hậu Việt Nam nhiệt đới gió mùa mưa nhiều. Vì thế, lưỡi cao su có thể nhanh bào mòn do hoạt động nhiều, chịu nhiệt của ánh nắng mặt trời hoặc có thể bị chai cứng do phải gạt quá nhiều bụi bẩn. 

+ Thanh gạt bị cong

Thanh gạt là chi tiết lắp vào lưỡi gạt. Thanh gạt theo thời gian sử dụng có thể bị cong, vênh khiến cho chổi gạt không khít với kính chắn gió, làm cho hoạt động gạt nước kém. Ngoài ra, khớp nối dưới thanh gạt bị mòn không giữ chặt được cần gạt gây nên hiện tượng rơ, lắc và không về đúng vị trí ban đầu.

+ Bình nước rửa kính bị nứt vỡ

Bình nước rửa kính theo thời gian sử dụng và khả năng chịu tác động của môi trường làm việc của khoang động cơ nên có thể bị nứt, vỡ khiến cho lượng nước dự trữ bị thiếu, không đưa lên được vòi phun. Bên cạnh đó, việc chọn lọc nước rửa kính kém chất lượng có thể khiến cho lưỡi gạt, cần gạt nhanh bị mài mòn, hư hỏng.

4.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH

+ Các hư hỏng của hệ thống nâng hạ kính

- Mô-tơ hỏng: Khi ấn nút công tác lên xuống kinh lúc này không cảm nhận được âm thanh cũng như không cảm nhận được sự chuyển động.

- Bánh răng thường gặp phải những hư hỏng khi phải chịu lực tác động của cửa kính. Do phải hoạt động thường xuyên trong một khoảng thời gian dài dẫn đến xuống cấp.

- Đối với một vài mẫu xe hơi trong giai đoạn hiện tại sử dụng dây cáp trong quá trình sử dụng. Dây cáp cáp bị đứt hoặc bị kẹt lúc này kiếm được cửa kính không hạ được lên xuống.

+ Cách khắc phục lỗi hệ thống kính chỉnh điện:

Bước 1: Thay cầu chì

Bạn kiểm tra xem cánh cửa nào bị hỏng hệ thống điều chỉnh kính lên xuống, nhấn thử lại một lần nữa. Nếu không hoạt động hãy thay cầu chì (cầu chì các thiết bị điện tử trên ô tô thường được đặt bên trong xe dưới bảng điều khiển của tay lái. Mắt thường có thể nhìn thấy)

Bước 3: Kiểm tra dây cáp và các mối nối

Nhìn bên trong cánh cửa xe xem các dây cáp có bị kẹt hay không? Vì nếu kẹt sẽ khiến cửa sổ không thể lên xuống được do bị trật khỏi rãnh. Nếu có hãy đưa nó về vị trí ban đầu.

Bước 4: Kiểm tra các dây nối

Xem sơ đồ nối dây trong hướng dẫn sử dụng xe để biết được nguyên lý hoạt động của cửa sổ xe. Sau đó xem hệ thống dây nối, mối nối, công tắc trong cửa xe còn tốt không? Những cái bị đứt, gỉ sét sẽ làm mô tơ hoạt động yếu hoặc không hoạt động bắt buộc phải thay thế.

Bước 7: Lắp lại mọi thứ

Lắp đặt mọi thứ trở lại vị trí ban đầu, ngược với các bước tháo ra. Khi lắp vào có thể dùng keo kết dính để giữ lớp cách điện.

4.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

+ Các nguyên nhân dẫn đến hư hỏng của đèn chiếu sáng ô tô:

- Đèn không sáng : Một số loại bóng đèn do sản xuất bằng thủy tinh có độ tỏa nhiệt kém nên khi bóng đèn hoạt động liên tục trong một khoảng tời gian nhất định (ban đêm) nhiệt lượng tỏa ra sẽ không được hấp thụ hết mà tịch tụ tại bề mặt của bóng đèn, gây nên hiện tượng bề mặt bóng đèn bị sùi ra dẫn đến cháy dây tóc bóng đèn.

- Bị cháy dây tóc chủ yếu là do điện áp máy phát quá cao , làm việc lâu ngày Đèn không cháy dây tóc có thể là do công tắc hỏng dây nối đứt, tuột .Do chập mạch cọc của máy phát hoặc của bộ điều chỉnh điện áp ác quy hết điện , hỏng.

- Bóng đèn bị hư hỏng

Theo kinh nghiệm ô tô, nếu cả hai đèn pha hỏng, rất có thể xe có vấn đề về điện. Tuy nhiên, nếu chỉ có một đèn pha tắt, rất có thể là một bóng đèn bị hư. Hầu hết các mẫu xe hiện đại sử dụng bóng đèn halogen có dây tóc vonfram mỏng. Dây này dần dần sẽ cháy hết và cần thay thế. Trung bình bóng đèn có tuổi thọ khoảng từ 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm.

- Cháy cầu chì

Giống như nhà cửa, ô tô cũng sử dụng cầu chì để bảo vệ các mạch điện. Cầu chì chỉ đơn giản là một mắt xích trong mạch điện được thiết kế để “cháy” nếu phương tiện đang nạp quá nhiều điện tích. Trong trường hợp này, cầu chì là thiết bị tương đối rẻ tiền nhưng có thể bảo vệ các thiết bị đắt tiền hơn trong mạch, chẳng hạn như đèn pha. Nếu cầu chì bị “cháy” thì người dùng nên thay thế. Nếu đã thay thế cả cầu chì và bóng đèn pha nhưng đèn vẫn không sáng, xe có thể gặp sự cố tốn kém hơn.

CHƯƠNG 5

XÂY DỰNG MÔ HÌNH MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN Ô TÔ

5.1. CÔNG DỤNG VÀ YÊU CẦU CẢU MÔ HÌNH.

5.1.1. Công dụng.

Mô hình là một trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm dạy nghề ô tô. Nó giúp sinh viên và học viên tiếp cận được tiếp cận được với thực tế, hiểu rõ hơn về kết cấu và nguyên lý hoạt động của từng hệ thống sau khi đã được học lý thuyết.

Mô hình điện thân xe ở đề tài này, giúp sinh viên được nhìn và tiếp xúc trực tiếp với một số hệ thống điện thân xe, hiểu được kết cấu của các bộ phận trong hệ thống, phân tích được sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của mạch điện trong hệ thống điện thân xe ô tô. Ngoài ra, còn nắm được cách tự chẩn đoán hư hỏng của các bộ phận trong hệ thống thông qua việc phân tích mạch điện.

5.1.2. Yêu cầu.

- Kích thước của mô hình phải phù hợp với không gian phòng thực hành của trường.

- Bố trí từng bộ phận trong hệ thống một cách rõ ràng, có thể dễ dàng quan sát được các bộ phận ở nhiều góc độ khác nhau.

- Khung mô hình chắc chắn, có độ bền và ăn toàn cao. Dễ điều khiển và vận chuyển dễ dàng.

5.2 CHẾ TẠO KHUNG MÔ HÌNH

- Vật liếu chế tạo khung mô hình: sắt V 3x3 (mm) và 3x4 (mm), độ dày 1,5 mm.

Tấm ván 3D có kích thước chiều dài 1,2m, chiều rộng 1,3m, dày

5.3. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

5.3.1. Chuẩn bị và bố trí các bộ phận.

- Hệ thống chiếu sáng: Chuẩn bị công tắc tổ hợp, cụm đèn đầu, cụm đèn đuôi, đèn sương mù, rơ le, dây điện,…. Các phụ tùng này được bố trí và lắp đặt trên tấm ván 3D có kích thước 120x130 cm.

- Hệ thống tín hiệu: Chuẩn bị công tắc tổ hợp trong đó có điều khiển báo rẽ và flasher, cụm đèn đầu, cụm đèn đuôi, dây điện, công tắc hazard,… Các phụ tùng này được bố trí và lắp đặt trên tấm ván 3D có kích thước 120x130 cm.

- Hệ thống chỉnh gương: Chuẩn bị 2 gương điện, công tắc chỉnh gương, dây điện,… Các phụ tùng này được bố trí và lắp đặt trên tấm ván 3D có kích thước 120x130 cm.

5.3.2. Kiểm tra một số bộ phận của mô hình.

- Kiểm chân của công tắc đèn tổ hợp: Dùng đồng hồ VOM, chỉnh đồng hồ ở thang đo thông mạch. Bật từng chế độ của công tắc điều khiển đèn và công tắc chế độ trên công tắc tổ hợp, kiểm tra từng chế độ các chân cực phải thông với nhau theo sơ đồ.

- Kiểm tra công tắc đèn báo rẽ: Dùng đồng hồ VOM, chỉnh đồng hồ ở thang đo thông mạch. Bật lần lượt từng chế độ “rẽ trái” và “rẽ phải” kiểm tra các chân thông mạch theo sơ đồ.

- Kiểm tra công tắc chỉnh gương 10 chân: Dùng đồng hồ VOM, chỉnh đồng hồ ở thang đo thông mạch. Ta kiểm tra sự thông mạch của các chân ở từng chế độ .

- Kiểm tra công tắc nâng hạ kính chính: Dùng đồng hồ VOM, bật đồng hồ ở thang đo thông mạch. Bật từng chế độ của công tắc nâng hạ kính bao gồm chế độ lên và xuống của từng cửa, tiến hành kiểm tra thông mạch của chân dương và các chân đến mô tơ theo sơ đồ.

5.3.3. Bố trí dây điện theo sơ đồ nguyên lý.

5.3.3.1. Hệ thống chiếu sáng.

Sơ đồ bố trí dây điện hệ thống chiếu sáng trên mô hình như hình 5.9.

5.3.3.3. Hệ thống chỉnh gương.

Sơ đồ bố trí dây điện hệ thống chỉnh gương trên mô hình như hình 5.11.

5.3.3.5. Hệ thống nâng hạ kính.

Sơ đồ bố trí dây điện hệ thống nâng hạ kính trên mô hình như hình 5.13.

KẾT LUẬN

Trong quá trình làm luận văn về đề tài “Khai thác hệ thống điện thân xe xe hyundai” đã giúp em có thêm kiến thức về các hệ thống điện trên xe ô tô tải hyundai và hiểu biết hơn về các sự cố hư hỏng các biện pháp sửa chữa các hệ thống điện thân xe. Với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy : Ths…………….., em đã hoàn thành bài thuyết trình luận văn và mô hình mô phỏng hệ thống điện thân xe này.

Bài luận văn trên trình bày về các hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, âm thanh, nâng hạ kính và gạt nước trên xe ô tô tải hyundai. Cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc, sơ đồ mạch điện, các hư hỏng và cách khắc phục các hư hỏng đó được trình bày trong luận văn này.

Với khối lượng kiến thức em đã được học trong nhà trường, tham khảo một số tài liệu về điện thân xe, kiến thức thực tế và sự hướng dẫn tận tình của thầy nên em đã hoàn thành bài luận văn này.

Vì kinh nghiệm của bản thân còn thấp và khả năng nghiên cứu chưa cao nên dẫn đến một số thiếu xót trong bài luận văn của em. Em cần cố gắng hơn nữa để khắc phục các thiếu sót trong kiến thức chuyên môn lẫn khả năng nghiên cứu. Bài luận văn này sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng trong công việc sau này.

Em xin trân trọng cảm ơn Viện Cơ khí Đại Học Giao Thông Vận Tải, TP, Hồ Chí Minh và thầy : Ths………….….. đã hỗ trợ em trong suốt quá trình làm luận văn để em hoàn thành bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Oanh, Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại - tập 3 - Trang bị điện ô tô

[2]. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại - Hệ thống  điện động cơ.

[3]. Các hệ thống điện trên xe tải Hyundai – tài liệu chính hãng Hyundai

[4]. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, (2007). Giáo trình điện tử điện thân xe . Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM.

[5]. Tài liệu điện thân xe - điện điều khiển ô tô. Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"