ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MÁY ÉP CỌC THỦY LỰC DI CHUYỂN BƯỚC LỰC 500 TẤN

Mã đồ án MXD&XD000013
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể máy ép cọc thủy lực, bản vẽ cơ cấu kẹp cọc, bản vẽ tổng thể bộ máy cấp cọc, bản vẽ cơ cấu di chuyển ngang, bản vẽ cơ cấu di chuyển dọc, bản vẽ hệ thống thủy lực…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ MÁY ÉP CỌC THỦY LỰC DI CHUYỂN BƯỚC LỰC 500 TẤN.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục..................1

Lời đâu nói.................2

Chương 1: Giới thiệu chung .............................................................................................. 4

1.1. Giới thiệu máy thiết kế .................................................................................................. 4

1.2. Cấu tạo nguyên lí hoạt động ......................................................................................... 5

Chương 2: Tính toán hệ thống thuỷ lực của bộ phận ép cọc và kẹp cọc................... 11-27

2.1. Cơ cấu ép cọc ............................................................................................................... 11

2.2. Cơ cấu kẹp cọc ............................................................................................................. 18

2.3. Tính chọn bơm thủy lực và động cơ .......................................................................... 23

Chương 3 : Tính toán hệ thống thủy lực của cơ cấu di chuyển máy ......................... 28-44

3.1. Cơ cấu di chuyển máy ................................................................................................. 28

3.2. Cơ cấu nâng hạ máy ..................................................................................................... 39

Tài liệu kham khảo ................................................................................................................. 45

LỜI ĐẦU NÓI

   Nền tảng để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới là phải xây dựng được cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo về cả chất và lượng. Điều này tạo cơ hội cho máy móc thiết bị ở nước ta ngày càng đa dạng. Một yêu cầu đặt ra là đòi hỏi những kĩ sư máy phải biết vận dụng sáng tạo công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến vào tình hình cụ thể của Việt Nam sao cho đạt hiệu quả kinh tế kĩ thuật cao nhất.

   Các công trình xây dựng lớn hiện nay thì việc gia cố nền móng là rất quan trọng. Cấu tạo của nền sau khi đào, đắp, đầm...thường không đồng nhất và khả năng chịu áp lực nhỏ; vì vậy trong công tác xây dựng nhà cao tầng (mang tính vĩnh cửu) và xây dựng cầu, đập nước, ống khói, v.v... người ta phải xử lý móng. Một trong các cách xử lý nền móng vừa kinh tế lại vừa đảm bảo độ bền vững của công trình là dùng phương pháp đóng cọc. Cọc dùng để đóng có thể là cọc tre, gỗ, hoặc cọc thép, cọc bê tông-cốt thép, cọc cát...Trong điều kiện hiện nay thì cọc bê tông-cốt thép được sử dụng rộng rãi nhất vì có nhiều ưu điểm hơn các loại cọc khác. Đó là điều kiện áp dụng không phụ thuộc vào tình hình mực nước ngầm giá thành của cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc thép, sức chịu tải của cọc cao... Hầu hết các công trình hiện nay đều dùng cách gia cố nền móng bằng cọc. Chính vì vậy việc xuất hiện những máy mới nhằm thực hiện công tác thi công cọc là rất quan trọng.

   Dưới sự phân công nhiệm vụ thiết kế đồ án của bộ môn học máy thi công chuyên dùng, đề tài: Thiết kế máy ép cọc thủy lực di chuyển bước lực ép 500T .

   Trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi những sai sót và những hạn chế. Em mong nhận đựơc sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn sinh viên để đồ án được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn thầy: T.S………………. và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa cơ khí đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành những nội dung của đồ án.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                                              TPHCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                         Sinh viên thực hiện

                                                         …………………

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu máy thiết kế

Nội dung chính của đồ án này là nghiên cứu 1 loại máy ép mới hiện nay cũng dựa trên phương pháp dùng lực ép tĩnh. Đó là loại máy hạ cọc mới trong nghành công nghiệp xây dựng hiện nay. Loại máy này rất phù hợp với các công trình xây dựng ở những khu thành thị đông đúc nhờ vào tính linh hoạt và nhanh nhạy của máy. Hiện nay loại máy này đang được sử dụng cụ rất phổ biến ở Trung Quốc. Máy sử dụng lực tĩnh mạnh được sinh ra bởi dầu áp lực cao để đưa cọc vào trong đất 1 cách dễ dàng mà không gây chấn động mạnh. Mọi thao tác của máy như: nâng cọc, chuyển, giữ bàn kẹp, di chuyển máy...đều được thực hiện bằng thủy lực. 

Máy ép cọc tĩnh thủy lực  có những ưu điểm nổi trội sau:

- Khi thi công không chấn động, không ô nhiểm, ít tiếng ồn, không làm rạn nứt công trình xung quanh. Khi thi công ở khu vực tập trung nhiều công trình kiến trúc nó sẽ phát huy hết những đặc tính ưu việt này.

- Thời gian thi công ngắn, hiệu suất cao, độ ép liên tục tốt, nối cọc dễ dàng, hiệu suất cao hơn hẳn so với các loại máy ép cọc khác, là lựa chọn hiệu quả cho việc thi công các công trình có quy mô diện tích lớn, thời gian thi công gấp.

1.2. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

1.2.1. Cấu tạo

Cấu tạo được thể hiện như hình 1.

1.2.2. Nguyên lí hoạt động                           

Quá trình làm việc của giá ép

Giá ép bao gồm các xilanh ép chính, các xilanh ép phụ và các bàn kẹp cọc. Hệ xilanh ép được liên kết mềm (tự lựa) với các chân bàn kẹp cọc nhờ các gối tựa hình cầu (khớp cầu). Nhờ vậy mà cho phép giữa chúng có góc lắc nhỏ đảm bảo cho toàn bộ máy ở trạng thái cân bằng.  Do đó quá trình làm việc của giá ép như sau: Máy di chuyển tới vị trí cần ép cọc và hạ các chân đế xuống để ổn định máy. Các xilanh ép cọc lúc này bắt đầu co lại nâng hai bàn kẹp lên vị trí cao nhất (hết hành trình co của xilanh kẹp). 

* Quá trình di chuyển của máy

Sự di chuyển của máy đầu tiên phải kể đến quá trình làm việc của cơ cấu nâng hạ máy. Cơ cấu nâng của máy bao gồm các xilanh nâng hạ máy  và các dầm của máy. Các dầm của máy gồm có hai dầm chính và hai dầm phụ. Hai đầu của hai dầm chính gắn với bốn xilanh, đầu của pittông nâng hạ liên kết với bốn bánh xe di chuyển. Đó chính là hệ thống bánh xe để di chuyển máy.

* Quá trình di chuyển theo chiều dọc

Quá trình di chuyển theo chiều dọc giống như quá trình di chuyển theo chiều ngang ,nhưng khác là hành trình của các xylanh là 0,8m và các chân đế này bị hạn chế hành trình bởi hai chân đế nằm ngang.

* Chọn sơ bộ thông số hình học theo mẫu YZY 600T vì chỉ thiết kế hệ thống thủy lực của máy:

- Chiều dài tổng thể máy: 15,8 (m)

- Chiều cao(không tính cần trục) : 6,95 (m)

- Chiều rộng máy : 12 (m)

* Chân đế dọc

- Chiều dài  : 6,6( (m)

- Chiều rông : 3,2 (m)

- Chiều cao : 1,35 (m)

* Chân đế ngang

- Chiều dài  : 12 (m)

- Chiều rông : 2,2 (m)

- Chiều cao : 0,94 (m)

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THUỶ LỰC CỦA BỘ PHẬN ÉP CỌC VÀ KẸP CỌC

2.1. Cơ cấu ép cọc

2.1.1. Cấu tạo cơ cấu ép cọc

Hệ xilanh ép cọc làm nhiệm vụ đẩy bàn kẹp hướng xuống dưới. Quá trình đó các bàn kẹp đã kẹp chặt cọc và đưa cọc vào sâu trong lòng đất. Lực ép yêu cầu của xilanh là đủ để đưa cọc vào trong đất nhẹ nhàng và đảm bảo yêu cầu thiết kế.

Hệ xilanh ép cọc gồm bốn xilanh, trong đó hai xilanh chéo nhau làm việc đồng thời và gắn chặt với bàn ép, chúng vừa làm nhiệm vụ kéo bàn cọc chuyển động lên xuống vừa ép cọc, hai xilanh còn lại dùng để tăng lực dìm cọc khi cọc xuống sâu trong lòng đất.

2.1.2. Tính chọn xi lanh ép cọc

* Các thông số yêu cầu:

- Chiều dài cọc L=24 (m) ,chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 8 (m)

- Chọn hành trình xilanh: h = 1,6 (m).

- Áp suất làm việc của dầu trong hệ thống cũng đạt giá trị Max là: P = 25 MPa = 2,5 kN/cm­­2­­

* Sơ đồ thủy lực của bộ phận ép cọc:

Sơ đồ thủy lực của bộ phận ép cọc thể hiện như hình 1

* Nguyên lý làm việc:

- Chế độ không tải (Treo bàn kẹp cọc)

Ở chế độ này các van phân phối 4 cửa 3 vị trí đóng (không cho dầu qua). Bơm vẫn hoạt động nhưng dầu được bơm qua van phân phối 4 cửa 2 vị trí rồi lại trở về thùng. Van 1 chiều có điều khiển đóng để giữ cho dầu trong khoang dưới của xilanh không về thùng (Van chống tụt), kể cả khi tắt động cơ thì vẫn treo được bàn ép.

Chế độ ép chậm (Tốc độ chậm 0,7 m/ph)

Dầu được bơm lên hệ thống bằng 2 bơm lưu lượng và bơm áp suất. Khi gặp cữ hành trình bắt đầu chế độ ép chậm thì bơm áp suất ép và đóng van 1 chiều, dầu từ bơm lưu lượng qua van tràn trở về thùng.

Khi P1 = const và P1 = const thì T1 tăng làm cho P2 giảm.

Từ đồ thị trên ta có:

+ Nếu T1 = T1max thì P2 = 0

+ Nếu T1 = 0 ; P1= P2 = 250.105 (Pa)

P1 = 200.105 (Pa)

Do tổn áp trên van phân phối và tổn áp trên các đường ống, ta chọn áp suất P1 và P2 như sau: P1 = 200.105 (Pa); P2 = 5.105 (Pa)

d = 0,127 (m) = 127 (mm)

Vậy ta chọn :

Đường kính trong  xilanh : 300 (mm)

Đường kính cần piston : 130 (mm)

 Áp suất dầu định mức :  250. 105 (pa)

 Hành trình piston   :       1600 ( mm)

2.2. Cơ cấu kẹp cọc

Quá trình ép cọc được thực hiện trước tiên bởi sự làm việc của các bàn kẹp cọc. Bàn kẹp cọc gồm có 8 xilanh kẹp đặt bố trí vuông góc với nhau. Do lực ép cọc lớn nên yêu cầu các xilanh kẹp phải có lực kẹp tương đương để có thể giữ được cọc trong suốt quá trình ép xuống đất.

2.2.1. Các thông số yêu cầu

- Hành trình xilanh:

Kích thước của khoang trống giữa để hạ cọc vào là 65x65 cm. Cọc có kích thước nhỏ nhất là 30x30 cm. Theo kết cấu máy và kích thước của lỗ trống ta có hành trình xilanh là: h = 15 cm.

- Lực đẩy của xilanh:

Khi ép cọc với lực ép là 5000 kN thì sử dụng bàn kẹp để kẹp cọc và hai cặp xilanh ép chính và ép phụ làm việc đồng thời. Để ép được cọc thì phải có đủ lực ma sát giữa cọc và các má kẹp. Ở đây ta tính cho lực ép là 5000 kN trong trường hợp sử dụng cọc bê tông cốt thép.

- Hệ số ma sát giữa thép và bê tông: fms = 0,63  (ii3: atlat máy trục)

- Ta có lực ma sát giữa đầu kẹp và cọc: F­ms = F.fms ³ 5000 kN 

2.2.2. Sơ đồ hệ thống thủy lực

Sơ đồ hệ thống thủy lực thể hiện như hình 2.

2.2.3. Tính chọn xilanh

Ta có:

- P1, P2 : áp suất dầu công tác (Pa)

- T1: Lực đẩy hoặc ấn cán piston (N)

- hc: Hiệu suất cơ khí của xilanh thuỷ lực, hc = 0,96

- A1, A2: diện tích bề mặt chịu áp lực dầu của bề mặt piston

Do tổn áp trên van phân phối và tổn áp trên các đường ống, ta chọn áp suất P và P2 như sau: P1 = 200.105 (Pa); P2 = 5.105 (Pa)

=> d = 0,118 (m) = 118 (mm)

Vậy ta chọn :

Đường kính trong  xilanh : 270 (mm)

Đường kính cần piston  : 120 (mm)

Áp suất dầu định mức       : 250. 105 (pa)

Hành trình piston   :         150 ( mm)

2.2.4. Kiểm tra khả năng chịu lực kẹp của cọc bêtông cốt thép F= 500T

- Tiến hành kiểm tra với Mác betong 300 :

- Hệ số ma sát giữa má kẹp cọc bằng thép và cọc bêtông: fms = 0,63. Lực ma sát giữa đầu kẹp và cọc  Fms = F.fms > 5000 (kN)

F: Lực kẹp của các xilanh (kN)

Như vậy lấy F = 8000 (kN)

Vậy ta có lực kẹp của một xilanh: F1 = 1000 (kN)

Như vậy mỗi xilanh sẽ tạo ra một lực là 1000 (kN) để ép vào thân cọc.

Vậy:

Với bê tông mác 300 thì cường độ chịu nén của bêtông là 300 (kG/cm2), như vậy ta thấy cần ép cọc bêtông cốt thép với lực ép là 1000 tấn thì cọc vẫn chịu được sức ép của các xilanh ép.

2.3. Tính chọn bơm thuỷ lực

2.3.1. Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh ép cọc

Để xác định được bơm dẫn động cho các xilanh, ta cần xác định được lưu lượng cung cấp cho các xilanh.

Ta có:

Vận tốc piston  v=0,7 (m/ph)  {chế độ ép chậm}

Đường kính trong xilanh  D= 0,30 (m)  

Đường kính cán piston  d= 0,13(m)          

Công suất trên trục rôto của bơm cần để cung cấp cho hệ xilanh ép: N = 93,2 Kw

2.3.2. Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh kẹp cọc

Để xác định được bơm dẫn động cho các xilanh, ta cần xác định được lưu lượng cung cấp cho các xilanh.

Ta có:

Vận tốc piston  v=0.4 (m/ph) 

Hiệu suất thể tích của bơm u = 0,98   

Đường kính trong xilanh  D= 0,27 (m)         

Như vậy ta có lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xilanh kẹp cọc là: Qb = 24,5 l/pht

hb = 0,95, hiệu suất trung bình của hầu hết các bơm.

Tổng lưu lượng cần thiết của bơm là : Q2 = 196,5 (l/ph)

2.3.3. Lưu lượng cần thiết của bơm cần cung cấp cho hệ xylanh ép-kẹp cọc:

Qb = Q1 + Q2=212,4 + 196,5 = 408,9 (l/ph)

Vậy ta chọn 3 bơm piston kiểu A4F0-125 theo tiêu chuẩn Rexroth, mỗi bơm có các thông số cơ bản sau:

Lưu lượng riêng: 225 l/ph

Áp suất định mức: 400 bar

Tốc độ lớn nhất: 1800 v/ph

Công suất định mức: 131 kW

Trọng lượng: 61 kg

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THUỶ LỰC CƠ CẤU DI CHUYỂN MÁY

3.1. Cơ cấu di chuyển

Máy được di chuyển bằng hệ thống thủy lực, nhờ các xilanh và các bánh xe nằm trong các chân đế dưới máy. Toàn bộ máy sẽ di chuyển một cách nhẹ nhàng bởi sức đẩy của các xilanh. Như vậy lực đẩy của xilanh phải thắng được lực cản trong quá trình di chuyển. Cơ cấu gồm có 8 xilanh thủy lực và 4 cụm bánh xe di chuyển.

3.1.1. Lực cản di chuyển máy

Trong quá trình di chuyển máy sẽ chịu các lực cản do ma sát giữa các cụm bánh xe và ray, độ dốc của máy...

Trọng lượng toàn bộ máy là 600 tấn, bao gồm có các chân đế, các dầm chính và biên, khung giá ép của máy, cần trục và toàn bộ gia tải. Các thành phần này sẽ tác dụng xuống các cụm bánh xe và tạo lực cản trong quá trình di chuyển. 

Chọn sơ bộ đường kính bánh xe và đường kính ngõng trục:

Dbx = 400mm).

d = 100 (mm).

Lực cản di chuyển được xác định theo công thức : Wt= W1+W2+W3 (kN)   3.39 [II] T64

kt: hệ số kể đến lực cản ma sát do thành bánh và mặt đầu của mai ơ bánh xe.Tra bảng (3.6[II]), kt=2.

Trọng lượng máy khi ep có kể đến gia tải : Q=6200 (kN)

d: Đường kính ngõng trục, d=100 (mm)

m: hệ số ma sát lăn, tra bảng (3.7[II]) với Dbx = 400 (mm) và ray bằng, ta có m=0,5 mm

f: hệ số ma sát trong ổ trục, tra bảng (3.8[II]) f=0,02

- W3: Lực cản gió, kG.

W3=k0.q.Fg .Fc  (KG)                        1.2 [II]                    

Với:

ko: Hệ số cản khí động học, ko=1,2 bảng 1.3 [II]

q: áp lực gió tính toán, tra sách kết cấu thép q=0,150 kN/m2

Fg: Diện tích chịu gió của máy tra theo trọng lượng máy với Q=500T       

+ Khi di chuyển dọc Fg=50 m2

+ Khi di chuyển ngang Fg=25 m2

+ Diện tích chịu gió của cọc  Fc =0,06.24=1.44 m2

Tuỳ từng trường hợp di chuyển mà lực cản di chuyển máy sẽ khác nhau, ta có kết quả tính ở bảng 

3.1.2. Tính chọn xilanh di chuyển ngang

a. Các thông số yêu cầu

Máy di chuyển nhờ hai xilanh đẩy. Vậy ta có thể xác định được lực đẩy của mỗi xilanh với giả thiết coi như máy luôn cân bằng trong suốt quá trình di chuyển. Để máy di chuyển được dễ dàng thì ta cần lực đẩy của xilanh lớn hơn lực cản di chuyển.

=> Lực đẩy của mỗi xilanh: Fxl >52,5K

Vậy ta chọn: F­xl = 60 (kN)

Áp lực dầu làm việc khi di chuyển máy là: p = 25 Mpa = 2,5 (kN/cm2)

Trong các quá trình di chuyển ngang và dọc thì máy có hành trình khác nhau. Khi di chuyển dọc hành trình là h = 3 m, và khi di chuyển ngang thì  hd = 0,8 m. Đó cũng chính là hành trình mà mỗi xilanh di chuyển thực hiện.

Vận tốc của máy khi di chuyển là: v = 4 m/ph, và cũng là tốc độ làm việc của xilanh.

b. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực

Sơ đồ hệ thống thuỷ lực thể hiện như hình 1.

c. Tính chọn xilanh

Khi máy di chuyển ngang thì hai xi lanh  di chuyển ngược chiều nhau (một xi lanh co và một xi lanh duỗi). 

Ta có:

- Fmsp : lực ma sát giữa piston và xilanh, lực này là lực ma sát nhớt. Như ta đã biết, chất lỏng làm việc (dầu) ngoài ra còn có nhiệm vụ bôi trơn cho piston xilanh  (N)

- Fmsc : là lực ma sát giửa cổ xilanh và thành piston  (N)

-  P1, P2: áp suất dầu công tác (Pa)

- T3= F­xl : Lực đẩy hoặc ấn cán piston (N)

- A1, A2: diện tích bề mặt chịu áp lực dầu của bề mặt piston (m2)

Do tổn áp trên van phân phối và tổn áp trên các đường ống, ta chọn áp suất P1 và P2 như sau: P2 = 200.105 (Pa); P1 = 5.105 (Pa)

D = 0,096 (m) = 96 (mm)

d = 0,042 (m) = 42 (mm)

Vậy ta chọn :

Đường kính trong  xilanh : 100 (mm)

Đường kính cần piston  : 45 (mm)

Áp suất dầu định mức  : 250. 105 (pa)

Hành trình piston  :         800 ( mm)

3.1.3. Tính chọn xi lanh di chuyển dọc

Vậy ta chọn: F­xl = 60 (kN)

Áp lực dầu làm việc khi di chuyển máy là: p = 25 Mpa = 2,5 (kN/cm2)

Trong các quá trình di chuyển ngang và dọc thì máy có hành trình khác nhau. Khi di chuyển dọc hành trình là h = 3 m, và khi di chuyển ngang thì  hd = 0,8 m. Đó cũng chính là hành trình mà mỗi xilanh di chuyển thực hiện.

Vận tốc của máy khi di chuyển là: v = 4 m/ph, và cũng là tốc độ làm việc của xilanh. 

c. Tính chọn xilanh

Khi máy di chuyển ngang thì hai xi lanh  di chuyển ngược chiều nhau (một xi lanh co và một xi lanh duỗi). 

Mô hình xilanh di chuyển máy

Vậy ta chọn :

Đường kính trong  xilanh : 100 (mm)

Đường kính cần piston  : 45 (mm)

Áp suất dầu định mức   : 250. 105 (pa)

Hành trình piston   :         3000 ( mm)

3.1.5. Cụm bánh xe di chuyển

Cụm bánh xe di chuyển trên ray có 4 bánh xe ở hai  phía. Mỗi cụm bánh xe chịu lực lớn nhất khi 2 chân đế di chuyển được nâng lên và nhỏ nhất khi cả 4 chân đế hạ xuống.

Kết cấu cụm bánh xe di chuyển dạng hộp rỗng đựợc hàn từ các tấm thép dày 20 mm, bên trong có các gân tăng cường.

3.2. Cơ cấu nâng hạ máy

3.2.1. Tính xilanh nâng hạ máy

* Các thông số yêu cầu :

Hành trình xilanh nâng hạ: h = 180 (cm). Lực tác dụng lớn nhất vào xilanh là khi hai chân đế ngắn (ngang máy) được nhấc lên khỏi mặt đất. Khi đó toàn bộ trọng lượng của máy cùng hai chân đế sẽ tác dụng vào các xilanh. Lúc này các xi lanh nâng hạ chịu tải trọng lớn nhất.

Q = 620 - 2.33=554 (tấn) = 5540 (kN)

Do không có yêu cầu về tốc độ mà chỉ là vấn đề về thời gian làm việc do đó ta chọn vận tốc làm việc của xilanh là: v = 1 (m/ph).

* Sơ đồ hệ thống thủy lực:

Sơ đồ hệ thống thủy lực thể hiện như hình 2.

3.2.2. Tính chọn bơm thuỷ lực

Để xác định được bơm dẫn động cho các xilanh, ta cần xác định được lưu lượng cung cấp cho các xilanh nâng hạ máy.

Ta có:

+ Vận tốc piston v= 1 (m/ph) 

+ Hiệu suất thể tích của bơm u = 0,98   

+ Đường kính trong xilanh  D= 0,36 (m)   

Vì khi di chuyển máy, ta phải nhấc 2 chân đế di chuyển lên, sau đó di chuyển chân đế còn lại nên lưu lựơng của bơm cần cung cấp là: Q=68,4+324,2=392,6 l/ph

Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho cơ cấu di chuyển nhỏ hơn cơ cấu ép-kẹp cọc.Vậy ta chọn 3 bơm piston kiểu A4F0 – 120 theo tiêu chuẩn Rexroth, mỗi bơm có các thông số cơ bản sau:

Lưu lượng riêng: 175 l/ph

Áp suất định mức: 400 bar

Tốc độ lớn nhất: 1600 v/ph

Công suất định mức: 105 kW

Trọng lượng: 52 kg

TÀI  LIỆU THAM KHẢO

1. PGS - TS Nguyễn Bính:

Máy thi công chuyên dùng

2. Đào Trọng Thường

Tính toán máy trục

3. Vũ Thanh Bình - Nguyễn  Đăng Điệm:

Truyền động máy xây dựng và xếp dỡ     

4. Trịnh Chất - Lê Văn Uyển:

Tính toán hệ thống dẫn động cơ khí

5. Catalog và các thông số tham khảo thực tế.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"