ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA ALTIS 2012

Mã đồ án OTTN003025296
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 280MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ tổng quan hệ thống điều hòa, bản vẽ nguyên lý bộ điều chỉnh tốc độ quạt, bản vẽ cấu tạo và nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp, bản vẽ nguyên lý bộ điều chỉnh loại thermostat, bản vẽ sơ đồ mạch điện, bản vẽ cấu tạo và nguyên lý bình hút ẩm - máy nén khí, bản vẽ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA ALTIS 2012.

Giá: 990,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................................................................................................i

LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................................................................................................................ii

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................................................................................v

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................................................................................v

2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................................................................................v

3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................................................................................................v

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài......................................................................................................................................................................v

5. Ý nghĩa đề tài...................................................................................................................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................................................................................................................vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE Ô TÔ ....................................................................................1

1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô...........................................................................................................................1

1.1.1. Khái niệm chung.........................................................................................................................................................................................1

1.1.2. Chức năng của việc điều hoà không khí trên ôtô.......................................................................................................................................1

1.1.3. Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô................................................................................................................................4

1.1.4. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn................................................................................................................................6

1.2. Phân loại của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô....................................................................................................................................9

1.2.1. Phân loại hệ thống điều hòa không khí theo vị trí lắp đặt..........................................................................................................................9

1.2.2. Phân loại theo chức năng.........................................................................................................................................................................10

1.2.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển...................................................................................................................................................11

1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô….....................................................................………12

1.3.1. Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.......................................................................................................................12

1.3.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ôtô..........................................................................................................................13

1.4. Các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô................................................................................................................16

1.4.1. Máy nén...................................................................................................................................................................................................16

1.4.2. Bộ ly hợp điện từ......................................................................................................................................................................................21

1.4.3. Bộ ngưng tụ ( giàn nóng).........................................................................................................................................................................23

1.4.4. Hệ thống điện lạnh với van giãn nở.........................................................................................................................................................24

1.4.5. Hệ thống điều hòa ôtô trang bị ống tiết lưu..............................................................................................................................................28

1.4.6. Bình tích luỹ..............................................................................................................................................................................................28

1.4.7. Bộ bốc hơi (giàn lạnh)..............................................................................................................................................................................29

1.5. Các bộ phận phụ.........................................................................................................................................................................................30

1.5.1. Ống dẫn môi chất lạnh.............................................................................................................................................................................30

1.5.2. Cửa sổ kính..............................................................................................................................................................................................32

1.5.3. Bình khử nước gắn nối tiếp......................................................................................................................................................................33

1.5.4. Bộ tiêu âm................................................................................................................................................................................................33

1.5.5. Máy quạt...................................................................................................................................................................................................33

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA ALTIS 2012.......................................................................................35

2.1. Giới thiệu hệ thống điều hòa trên xe Toyota Altis 2012...............................................................................................................................35

2.2. Các bộ phận trong hệ thống........................................................................................................................................................................39

2.2.1. Cụm giàn nóng.........................................................................................................................................................................................39

2.2.2. Cụm giàn lạnh...........................................................................................................................................................................................41

2.2.3. Máy nén....................................................................................................................................................................................................42

2.2.4. Bộ tách ẩm...............................................................................................................................................................................................44

2.2.5. Van tiết lưu...............................................................................................................................................................................................45

2.2.6. Cảm biến áp suất A/C..............................................................................................................................................................................45

2.2.7. Cảm biến nhiệt độ....................................................................................................................................................................................46

2.2.8. Cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh..............................................................................................................................................47

2.3. Cơ chế điều khiển máy nén làm lạnh..........................................................................................................................................................47

CHƯƠNG 3: CHUẨN ĐÓA, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA ALTIS 2012..................51

3.1. Các triệu chứng hư hỏng thường gặp.........................................................................................................................................................51

3.2. Quy trình kiểm tra dầu máy.........................................................................................................................................................................53

3.3. Quy trình sửa chữa máy nén......................................................................................................................................................................56

3.3.1. Các bước sửa chữa................................................................................................................................................................................56

3.3.2. Lắp đặt máy nén......................................................................................................................................................................................56

3.3.3. Kiểm tra hệ thống....................................................................................................................................................................................57

3.3.4. Tháo gỡ...................................................................................................................................................................................................58

3.4. Quy trình sửa chữa dàn nóng....................................................................................................................................................................60

3.4.1. Kiểm tra tổng quan..................................................................................................................................................................................60

3.4.2. Thay thế..................................................................................................................................................................................................60

3.5. Quy trình sửa chữa cảm biến áp suất A/C.................................................................................................................................................61

3.5.1. Kiểm tra...................................................................................................................................................................................................61

3.5.2. Thay thế..................................................................................................................................................................................................62

3.6. Quy trình sửa chữa cảm biến nhiệt độ......................................................................................................................................................62

3.6.1. Kiếm tra..................................................................................................................................................................................................62

3.6.2. Thay thế.................................................................................................................................................................................................63

KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................................................................67

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, ô tô không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn phải đảm bảo về tính năng an toàn cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được tối ưu về mặt tiện ích. Nhờ sự tiến bộ về khoa học công nghiệp mà các tiện nghi trên xe ngày càng phát triển và hoàn thiện, đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.

Để thỏa mãn tính năng an toàn và tiện nghi trên ô tô các hãng xe trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu hệ thống hiện đại và an toàn, cho đến ngày nay hệ thống điều hòa không khí đã đạt nhiều kết quả đem lại sự thoải mái và an tâm cho người sử dụng. Đồng nghĩa với sự phát triển đó đòi hỏi những người thợ, người kỹ sư cần được trang bị kiến thức chuyên môn và trình độ tay nghề để theo kịp sự phát triển của công nghiệp ô tô hiện nay.

Từ đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu khai thác hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Altis 2012 . Nội dung của Đồ án Tốt nghiệp ngoài phần Mở đầu, Kết luận  gồm 3 phần như sau:

MỞ ĐẦU.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE Ô TÔ.

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA ALTIS 2012.

CHƯƠNG 3: CHUẨN ĐÓA, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA ALTIS 2012.

KẾT LUẬN

Em nhận thấy đây là một đề tài nghiên cứu rất thực tế và có ích cho việc sau này. Vì thế em đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu và từng bước hoàn thành đề tài. Trong quá trình thực hiện mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy : ThS………….. đã giúp em từng bước hoàn hiện đề tài của mình.

Do kiến thức bản thân còn hạn chế. Nên cho du đã có gắng hoàng thiện đề tài nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                                                                    Tp. Hồ Chí Mình, ngày …tháng …. năm 20

                                                                                                                                                                     Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                                                     ……………..

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay ô tô phát triển rất nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Các hệ thống trên ô tô cũng được nghiên cứu, phát triển không ngừng. Cùng với sự phát triển đó, hệ thống an toàn ổn định trên xe cũng được chú trong và đã có nhiều bước tiến.

Trên thới giới, các hãng xe cũng rất quan tâm và phát triển nghiên cứu hệ thống an toàn ổn định để cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Hệ thống điều hòa không khí ô tô hiện nay đã có nhiều thành tựu. Nghiên cứu tìm hiểu hệ thống an toàn ổn định đang nhận được sự quan tâm của những nhà sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa.

Vì những lý do trên và mong muốn thu thập, củng cố nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế nên em lựa chọn đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu khai thác hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Altis 2012. Hoàn thành đề tài đã giúp em hiểu sâu hơn về hệ thống phanh để phục vụ cho công việc sau này.

2. Mục đích nghiên cứu

- Tổng quan được hệ điều hòa không khí trên xe

- Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện, sơ đồ thủy lực của hệ thống điều hòa không khí Toyota Altis 2012

- Thực hiện kiểm tra, chẩn đoán các triệu chững nguyên nhân hư hỏng của hệ thống và một số lỗi DTC xuất hiện.

3. Nội dung nghiên cứu

Tình hình thực trạng về sự phát triển của kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp ô tô là ngành được áp dụng những kỹ thuật mới và sớm nhất. Nhưng điều kiện của nhà trường và bản thân chưa theo kịp những đổi mới và phát triển trong quá trình giảng dạy. Việc nghiên cứu hệ thống an toàn ổn định trên xe là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ và đi sâu nhiều hơn, đây cũng là hướng đi của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu là Nghiên cứu khai thác hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Altis 2012”

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp phân tích suy luận

- Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp các kết quả nghiên cứu.

5. Ý nghĩa đề tài

- Giúp sinh viên tổng hợp được các kiến thước cơ bản về hệ thống điều hòa không khí

- Biết tra cứu, sử dụng, đọc hiểu chuyên sâu về tài liệu hãng, tài liệu chuyên ngành

- Biết phân tích, đánh giá, đọc hiểu hệ thống điện trên xe

- Biết phân tích, quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE Ô TÔ

1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

1.1.1. Khái niệm chung

Kỹ thuật điều hòa không khí là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và thiết bị để tạo ra và duy trì một môi trường không khí phù hợp với công nghệ sản xuất, chế biến hoặc thuận tiện cho sinh hoạt của con người. Các đại lượng cần tạo ra, duy trì và khống chế trong hệ thống điều hòa không khí bao gồm:nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông và tuần hoàn của không khí, khử bụi, tiếng ồn, khíđộc hại và vi khuẩn…

Về mặt thiết bị hệ thống điều hòa không khí là một tổ hợp bao gồm các thành phần sau:

- Máy lạnh.

- Bộ phận gia nhiệt và hâm nóng.

- Hệ thống vận chuyển chất tải lạnh.

- Hệ thống phun ẩm: thường được dùng cho những nơi có nhu cầu gia tăngđộ chứa hơi không khí trong không gian điều hòa.

1.1.2. Chức năng của việc điều hoà không khí trên ôtô

Điều hòa không khí là một trang bị tiện nghi thông dụng trên ô tô. Nó có các chức năng sau:

- Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe.

- Duy trì độ ẩm và lọc gió.

- Loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như: hơi nước, băng đọng trên mặt kính.

1.1.2.1.Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe

- Chức năng sưởi ấm.:

Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong xe. Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng không khí trong xe nhờ quạt gió. Nhiệt độ của két sưởi vẫn còn thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như một bộ sưởi ấm.

- Chức năng làm mát:

Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vào khoang xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc, đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh. Khi đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe.

1.1.2.3. Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn

Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nhiệt độ và độ ẩm trong xe cao. Hơi nước sẽ đọng lại trên mặt kính xe, gây cản trở tầm nhìn cho người lái. Để khắc phục hiện tượng này hệ thống xông kính trên xe sẽ dẫn một đường khí thổi lên phía mặt kính để làm tan hơi nước.

- Một ô tô có trang bị hệ thống điện lạnh (hệ thống điều hoà không khí) sẽ giúp cholái xe và hành khách cảm thấy thoải mái, mát lịm, nhất là trên đường dàivào thời tiết nóng bức.

- Điều hoà không khí trên ô tô để đạt được các mục đích sau:

+ Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô.

+ Rút sạch chất ẩm ướt trong khối không khí này.

+ Làm mát lạnh không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp.

1.1.3. Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô

- Cuộc sống hàng ngày của chúng ta đã thay đổi một cách nhanh chóng và hoàn thiện hơn. Các phương tiện phục vụ cuộc sống nói chung và xe hơi nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong sự biến đổi đó.

- Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp ôtô đã và đang rất phát triển. Những xe ra đời sau này được cải tiến tiện nghi, an toàn và hiện đại hơn những chiếc xe đời cũ. Trên ôtô hiện đại đều được trang bị hệ thống điều hòa không khí, hệ thống này góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dễ chịu và khỏe khoắn cho hành khách trong xe. 

- Để có thể biết và hiểu được hết nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn về cơ sở lý thuyếtcăn bản của hệ thống điều hòa không khí.

- Qui trình làm lạnh được mô tả như là một hoạt động tách nhiệt ra khỏi vật thể - đây cũng chính là mục đích chính của hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí. Vậy nên, hệ thống điều hòa không khí hoạt động dựa trên những nguyên lý cơbản sau:

+ Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi nóng đến nơi lạnh.

+ Khi bị nén, chất khí sẽ làm tăng nhiệt độ.

+ Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ phân bố năng lượng nhiệt ra khắpmột vùng rộng lớn và nhiệt độ của chất khí đó sẽ bị hạ thấp xuống.

1.2. Phân loại của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Hệ thống điều hòa không khí ôtô được phân loại theo vị trí lắp đặt, theo chức năng và theo phương pháp điều khiển của hệ thống điều hòa điều hòa.

1.2.1.Phân loại hệ thống điều hòa không khí theo vị trí lắp đặt

1.2.1.1. Kiểu táp lô

Ở kiểu này, điều hòa không khí được gắn với bảng táplô điều khiển của ôtô. Đặc điểm của kiểu này là, không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổithẳng đến mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác lớn hơn so vớicông suất của điều hòa, có các lưới cửa ra không khí lạnh có thể được điều chỉnhbởi bản thân người lái nên người lái ngay lập tức cảm nhận thấy hiệu quả làm lạnh(hình 1.6).

1.2.1.3. Kiểu kép

Khí lạnh được thổi ra từ phía trước và phía sau bên trong xe. Đặc tính làm lạnh bên trong xe rất tốt, sự phân bố nhiệt bên trong xe đồng đều, có thể đạt được một môi trường rất dễ chịu trong xe.

1.2.1.4. Kiểu kép treo trần

Kiểu kép treo trần bố trí hệ thống điều hòa có giàn lạnh phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trên trần xe. Kiểu thiết kế này giúp tăng được không gian khoang xe nên thích hợp với các loại xe khách.

1.2.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển

1.2.3.1. Phương pháp điều khiển bằng tay

Phương pháp này cho phép điều khiển bằng cách dùng tay để tác động vào các công tắc hay cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ trong xe. Ví dụ: công tắc điều khiển tốc độ quạt, hướng gió, lấy gió trong xe hay ngoài trời...

1.2.3.2. Phương pháp điều khiển tự động

Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn thông qua bộ điều khiển điều hòa ( ECU A/C). Nhiệt độ không khí được điều khiển một cách tự động dựa vào tín hiệu từ các cảm biến gửi tới ECU. VD: cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ môi trường, cảm biến bức xạ mặt trời…

1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

1.3.1. Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một hệ thống hoạt động áp suất khép kín, gồm các bộ phận chính được mô tả theo sơ đồ

1.3.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ôtô

- Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi). Tạiđây không khí bị dàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, dođó nhiệt độ không khí sẽ bi giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khícũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệtđộ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp. 

-  Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất,nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao. Máy nén hút môi chất dạng hơiáp suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu: 12-20 bar. Môichất ra khỏi máy nén sẽ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộngưng tụ).

- Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình lọc hút ẩm. Trong bình lọc hút ẩm có lưới lọc và chất hút ẩm. Môi chất sau khi đi qua bình lọc sẽ tinh khiết vàkhông còn hơi ẩm. Đồng thời nó cũng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn.

1.4. Các bộ phận chính trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

1.4.1. Máy nén

- Máy nén có tác dụng nén môi chất đã bay hơi ở giàn lạnh thành môi chất dạng hơi có nhiệt độ và áp suất cao. Từ đó giàn nóng có thể dễ dàng hóa lỏng hơi môi chất, cả khi môi trường xung quanh có nhiệt độ cao. Máy nén còn có tác dụng tuần hoàn môi chất trong hệ thống lạnh. Máy nén name bên hông động cơ và được dẫn động bởi pulley trục khuỷu động cơ.

- Có các loại máy nén sau:

1.4.1.1. Máy nén kiểu piston

- Máy nén kiểu piston: loại này thường được thiết kế nhiều piston (thường từ 3-5 piston) theo kiểu thẳng hàng hoặc chữ V. Trong quá trình hoạt động mỗi piston thực hiện một thì hút và một thì nén. Trong thì hút, máy nén hút môi chất lạnh ở phần thấp áp từ giàn lạnh vào máy nén qua van hút (van hoa mai).

- Máy nén kiểu piston mà trục khuỷu là một đĩa có biên dạng thay đổi:

Khi đĩa quay tạo nên sự chuyển động tịnh tiến của piston.

1.4.1.5. Máy nén có lưu lượng thay đổi

Công suất máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo tải nhiệt nên công suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt.

Công suất máy nén này thay đổi vì sự thay đổi thể tích hút và đẩy theo tải nhiệt nên công suất cũng được điều chỉnh tối ưu theo tải nhiệt.

Máy nén thay đổi lưu lượng theo tải nhiệt có thể thay đổi góc ngiêng của đĩa th. Sự thay đổi hành trình của piston giúp công suất máy nén luôn được điều chỉnh và đạt cao nhất.

1.4.2. Bộ ly hợp điện từ

1.4.2.1. Cấu tạo

- Tất cả các máy nén (Blốc lạnh) của hệ thống điện lạnh ôtô đều được trang bị bộ ly hợp điện từ. Bộ ly hợp này được xem như một phần của buly máy nén, có công dụng ngắt và nối sự truyền động giữa động cơ và máy nén mỗi khi cần thiết.

- Bộ ly hợp điện từ bên trong buly máy nén có cấu tạo như trình bày ở (hình 1.10) giới thiệu chi tiết tháo dời của một bộ ly hợp điện từ gắn bên trong buly máy nén và cấu tạo của bộ ly hợp điện từ.

1.4.2.2. Nguyên lý hoạt động

-  Khi động cơ ôtô khởi động, nổ máy, buly máy nén quay theo trục khuỷu nhưng trục khuỷu của máy nén vẫn đứng yên. Cho đến khi ta bật công tắc A/C nối điện máy lạnh, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp buly vào trục máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động máy nén bơm môi chất lạnh. Sau khi đã đạt đến nhiệt độ lạnh yêu cầu, hệ thống điện sẽ tự động ngắt mạch điện bộ ly hợp từ cho  máy nén ngừng bơm.

- Hình 1.32 giới thiệu mặt cắt của bộ ly hợp điện từ trục máy nén (4) liên kết với đĩa bị động (2). Khi hệ thống điện lạnh được bật lên dòng điện chạy qua cuộn dây nam châm điện của bộ ly hợp, lực từ của nam châm điện hút đĩa bị động (2) áp dính vào mặt bu ly (3) nên lúc này cả buly lẫn trục máy nén khớp cứng một khối và cùng quay với nhau để bơm môi chất lạnh.

1.4.4. Hệ thống điện lạnh với van giãn nở

1.4.4.1. Bình lọc/hút ẩm

- Cấu tạo:

Bình lọc/hút ẩm môi chất lạnh (hình 1.24) là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ.

- Nguyên lý hoạt động

Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc/hút ẩm(hình 1.24), xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng (hình 1.24).

Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau. Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén.

1.4.1.3. Van giãn nở có ống cân bằng bên ngoài

- Cấu tạo:

Hình 1.36 giới thiệu kết cấu và nguyên lý hoạt động của kiểu van giãn nở có ống cân bằng bố trí ngoài van. Màng tác động (4) tác động lên cây đẩy (5) để mở van (2). Mặt trên của màng được đặt dưới áp suất của bầu cảm biến nhiệt độ (7) qua ống mao dẫn (8). Mặt dưới của màng chịu lực hút của máy nén thông qua ống cân bằng (3).  Cửa vào của van có lưới lọc tinh (6). Lò xo (1) đẩy van (2). Cửa ra chính đưa môi chấ lạnh nạp vào bộ bốc hơi.

- Nguyên lý  hoạt động:

+ Lò xo (1) đội van lên đóng mạch môi chất.

+ Sức hút trong đường ống hút (khoảng giữa từ đầu ra của bộ bốc hơi và đầu vào của máy nén) tác động qua ống cân bằng áp suất (3)  có khuynh hướng mở van.

+ Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động mở van.

Ở chế độ ngừng hoạt động áp suất mặt dưới màng (4) mạnh hơn mặt trên của màng, lò xo (1) đội van đóng.

1.4.6. Bình tích luỹ

Bình tích luỹ được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống tiết lưu cố định thay cho van giãn nở. Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và máy nén. Cấu tạo của bình tích lũy được mô tả như (hình 1.28).

1.5. Các bộ phận phụ

1.5.1. Ống dẫn môi chất lạnh

Trong hệ thống điện lạnh có hai loại đường ống dẫn chính:

-  Đường ống về (1) (đường ống hút) của máy nén, hay còn gọi là đường áp suất thấp nối giữa lỗ ra của bộ bốc hơi và lỗ hút của máy nén (hình 1.31).Đường ống này dẫn ga môi chất lạnh (thể hơi) dưới áp suất thấp và nhiệt độ thấp trở về máy nén. Tại đây chu kỳ lưu thông của môi chất lạnh lại tiếp tục.

- Đường ống đi (2) bắt đầu từ lỗ ra của máy nén, còn gọi là đường ống áp suất cao nối máy nén với bộ ngưng tụ, nối bộ ngưng tụ với bình lọc/ hút ẩm, từ bình lọc/hút ẩm nối với cửa vào của van giãn nở.

Ống kim loại đồng hay nhôm được dùng để nối giữa các bộ phận cố định từ giàn nóng đến bầu lọc, đến van giãn nở. Đường kính bên trong của ống hút có kích thước từ 12,7 - 15,9 mm.Đường ống trong của ống đi là 10,3 - 12,7 mm.

1.5.2. Cửa sổ kính

Là một của sổ nhỏ bằng thuỷ tinh, nó giúp cho người thợ điện lạnh ôtô có thể quan sát dòng môi chất đang lưu thông trong đường ống dẫn mỗi khi cần kiểm tra sửa chữa. Cửa sổ này còn gọi là “mắt ga”, nó có thể được bố trí trên bình lọc hút/ẩm , hay bố trí trên đường ống nối tiếp giữa bình lọc hút ẩm và van giãn nở. Hình 1.32 giới thiệu các tình trạng khác nhau của dòng môi chất lạnh khi quan sát qua cửa kính.

Để kiểm tra môi chất lưu thông trong hệ thống, ta thao tác như sau:

-  Mở nắp che cửa sổ kính.

- Quan sát cẩn thận qua cửa sổ kính trong lúc động cơ ôtô đang vận hành sẽ nhận thấy một trong các tình trạng sau đây của môi chất lạnh:

+ Nếu thấy vết sước dọc dầu nhờn chạy trong ống, chứng tỏ hệ thống đang ở tình trạng trống không.

+ Nếu có bong bóng hay sủi bọt chứng tỏ thiếu môi chất lạnh.

+ Nếu thấy dòng chảy của môi chất lạnh trong suốt có lẫn ít bọt, chứng tỏ hệ thống lạnh được đủ môi chất lạnh.

1.5.4. Bộ tiêu âm

Thông thường, bộ tiêu âm được lắp tại cửa ra của máy nén. Bộ này có công dụng giảm tiếng ồn phát ra do hoạt động bơm của máy nén. Một vài kiểu kết cấu có bọc cao su bên  ngoài bộ tiêu âm nhằm ngăn tiếng ồn truyền vào trong cabin ôtô. Để giảm tối thiểu lượng dầu bôi trơn còn đọng trong bộ tiêu âm, cửa vào được bố trí bên trên còn cửa ra được bố trí dưới đáy.

1.5.5. Máy quạt

Máy quạt có công dụng thổi luồng khí mát xuyên qua bộ ngưng tụ (giàn nóng) để giải nhiệt bộ này. Hoặc thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua bộ bốc hơi (giàn lạnh) để truyền nhiệt cho bộ này.

Trong hệ thống điện lạnh ôtô có hai hệ thống quạt được sử dụng. Loại máy quạt có cánh thông thường được gắn trước bộ ngưng tụ (giàn nóng) để thổi gió tản nhiệt cho bộ này. Hình 1.33 giới thiệu loại quạt gió đẩy, bố trí phía không khí vào của bộ ngưng tụ, đẩy luồng khí xuyên qua bộ này. Một vài thông số kỹ thuật của loại quạt gió có cánh như sau:

- Loại quạt                               :  4 cánh, đường kính 250 mm

- Động cơ điện                         :  Loại nam châm vĩnh cửu

- Điện áp                                  :  12V/DC

- Dòng tiêu thụ                        :  7 Amps

- Vận tốc                                  :  2.500 vòng/phút

- Tốc độ dòng khí                   :  1.500 m/h

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA ALTIS 2012

2.1. Giới thiệu hệ thống điều hòa trên xe Toyota Altis 2012

Vị trí các thành phần như hình 2.1.

2.2. Các bộ phận trong hệ thống

2.2.1. Cụm giàn nóng

Có tác dụng tản nhiệt cho môi chất làm lạnh. Giàn nóng là bộ trao đổi nhiệt nó làm mát và hoá lỏng hơi môi chất làm lạnh thu được từ nhiệt độ và áp suất cao ở quá trình nén đoạn nhiệt trong máy nén. Giàn nóng bao gồm các lõi và cánh tản nhiệt để làm mát môi chất làm lạnh nhờ dòng không khí đi qua nó.

2.2.2.Cụm giàn lạnh

- Có tác dụng làm lạnh không khí và thổi vào trong khoang xe khi hệ thống điều hòa hoạt động.

- Giàn lạnh là một bộ trao đổi nhiệt, để làm lạnh không khí bên trong khoang hành khách bằng cách bay hơi môi chất làm lạnh được gửi từ van tiết lưu đoạn nhiệt.

Sử dụng bộ lọc kết hợp, bụi và mùi trong không khí được loại bỏ một cách hiệu quả.

2.2.4. Bộ tách ẩm

Khi môi chất làm lạnh dạng lỏng đi qua nó, tất cả hơi ẩm sẽ bị hấp thụ bởi chất hút ẩm. Nó cũng loại bỏ các ngoại vật trong môi chất lạnh để ngăn van giãn nỡ bị nghẹt.

-  Để kiểm tra lọc tách ẩm, sờ tay vào lọc sau khi hệ thống điều hoà hoạt động khoảng 1 phút. Nhiệt phát ra mọi chỗ phải giống nhau.

- Nếu một phần nào đó nóng hơn những phần khác, thì do lọc bị nghẹt bởi bụi hay chất hút ẩm hấp thụ quá nhiều hởi ẩm.

- Khi mở nắp bảo vệ để thay thế, không khí sẽ đi vào bộ lọc tách ẩm và chất hút ẩm sẽ hấp thụ hơi ẩm từ không khí. Nếu bộ lọc tách ẩm để mở trong một thời gian dài, nó sẽ mất tác dụng. Vì vậy, tốt nhât thay thế lọc ngay sau khi mở nắp bảo vệ và không nên để lâu hơn 1 tiếng.

2.2.6. Cảm biến áp suất A/C

Đầu giò được lắp bên trong cụm giàn lạnh. Nó có thể quan sát được dòng môi chất làm lạnh trong giàn lạnh, và có thể kiểm tra từ bên trong xe, nó rất có ích để  kiểm tra lượng môi chất làm lạnh.

Mô tả Đầu dò áp suất A/C chuyển đổi giá trị áp suất của đường dây áp suất cao thành giá trị điện áp sau khi đo nó. Bằng giá trị điện áp được chuyển đổi, ecu động cơ điều khiển quạt làm mát bằng operatin ... Đầu dò áp suất A / C chuyển đổi giá trị áp suất của đường dây áp suất cao thành giá trị điện áp sau khi đo nó. Bằng giá trị điện áp được chuyển đổi, ECU động cơ điều khiển quạt làm mát bằng cách vận hành nó tốc độ cao hoặc tốc độ thấp. Ecu động cơ dừng hoạt động của máy nén khi nhiệt độ của dây chuyền môi chất lạnh quá cao hoặc thấp không đều để tối ưu hóa hệ thống điều hòa không khí.

2.1.8. Cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh

Cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh được đặt ở phía trước của bình ngưng và phát hiện nhiệt độ không khí xung quanh. Nó là một loại tiêu cực thermistor; sức đề kháng sẽ tăng với nhiệt độ thấp hơn và giảm với nhiệt độ cao hơn

Đầu ra cảm biến sẽ được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ xả, điều khiển cửa điều chỉnh nhiệt độ, điều khiển mức động cơ thổi, kiểm soát chế độ trộn và kiểm soát độ ẩm trong xe

2.3. Cơ chế điều khiển máy nén làm lạnh

Đây là loại máy nén hoạt động theo kiểu điều tiết lưu lượng gas để duy trì nhiệt độ trong xe như mong muốn. Máy nén có thể tích làm việc biến đổi là do hành trình của piston thay đổi dựa vào góc nghiêng (so với trục) của đĩa lắc (đĩa cam), thay đổi tùy theo lượng môi chất cần thiết cung cấp cho hệ thống. Góc nghiêng của đĩa lắc lớn thì hành trình của piston dài hơn, môi chất lạnh sẽ được bơm đi nhiều hơn. Khi góc nghiêng nhỏ, hành trình của píton sẽ ngắn, môi chất lạnh sẽ được bơm đi ít hơn. Điều này cho phép máy nén có thể chạy liên tục nhưng chỉ bơm đủ lượng môi chất lạnh cần thiết.

Còn khi bình thường van điều khiển sẽ được hộp điều khiển bằng dải điện áp biến thiên để thay đổi hành trình của piston trong máy nén giúp duy trì nhiệt độ trong xe, vì thế khi ta đo nhiệt độ trong xe sẽ thấy khi đã đủ lạnh nhiệt độ sẽ dao động ở một mức độ nhất định và không có hiện tượng bị ngắt máy nén nữa.

Qua quan sát hình ảnh ở trên ta có thể thấy khi nhiệt độ trong xe cao hơn mức nhiệt độ ta chọn trên bảng điều khiển ( nó nhận biết qua cảm biến nhiệt độ giàn lạnh và nhiệt độ trong xe ) thì hộp AC sẽ cấp nguồn điện áp lớn hơn để điều khiển van đóng lại , khi đó áp suất buồng điều khiển sẽ thấp hơn áp suất buồng nạp (áp môi chất cao sẽ đẩy lá van hút và môi chất sẽ được đưa vào trong xi lanh) và như vậy piston sẽ bị đẩy lên tác động làm đĩa lắc nghiêng (một bên của đĩa lắc được giữ lại nhờ chốt hãm piston, chốt này tác dụng như một bản lề) dẫn đến lượng môi chất được piston nén sẽ nhiều hơn, việc làm lạnh sẽ cao và nhanh hơn.

CHƯƠNG 3: CHUẨN ĐÓA, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA

KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA ALTIS 2012

3.1. Các triệu chứng hư hỏng thường gặp

- Quy trình kiểm tra hệ thống điều hòa trên xe: Thể hiện như sơ đồ dưới.

Trước khi thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận điều hòa không khí, trước tiên hãy xác định xem sự cố là do điện tích môi chất lạnh, luồng không khí hoặc máy nén.

Sử dụng bảng dưới đây để giúp bạn tìm ra nguyên nhân của sự cố. Các con số cho biết mức độ ưu tiên của nguyên nhân có thể gây ra sự cố. Kiểm tra từng phần theo thứ tự. Nếu cần thiết, thay thế các bộ phận này.

Sau khi khắc phục sự cố, hãy kiểm tra hệ thống hoàn chỉnh để đảm bảo rằng hiệu suất đạt yêu cầu.

3.2. Quy trình kiểm tra dầu máy

* Đặc điểm kỹ thuật dầu:

Hệ thống HFC-134a yêu cầu dầu máy nén tổng hợp (PAG) trong khi hệ thống R-12 yêu cầu dầu”

- Máy nén khoáng. Hai loại dầu không bao giờ được trộn lẫn.

- Dầu máy nén (PAG) thay đổi theo máy nén. Hãy chắc chắn sử dụng dầu được chỉ định cho máy nén.

* Kiểm tra dầu:

- Dầu phải không có độ ẩm, bụi, bột kim loại, v.v….

- Không trộn với dầu khác

- Hàm lượng nước trong dầu tăng lên khi tiếp xúc với không khí. Sau khi sử dụng, niêm phong dầu từ không khí ngay lập tức. (Dầu máy nén khí HFC-134a hấp thụ độ ẩm rất dễ dàng.)

- Dầu máy nén phải được lưu trữ trong các thùng chứa thép, không phải trong hộp nhựa

* Quy trình thay dầu:

`Trong quá trình hoạt động bình thường, một phần của tuần hoàn dầu với chất làm lạnh trong hệ thống. Khi kiểm tra lượng dầu trong hệ thống, hoặc thay thế bất kỳ thành phần nào của hệ thống, máy nén phải được chạy trước để hoạt động trả lại dầu. Thủ tục như sau:

- Mở tất cả các cửa ra vào và mui xe động cơ

- Khởi động công tắc động cơ và điều hòa không khí thành "BẬT" và đặt núm điều khiển động cơ quạt gió ở vị trí cao nhất

3.3. Quy trình sửa chữa máy nén

3.3.1. Các bước sửa chữa

- Nếu máy nén hoạt động tốt, hãy chạy động cơ ở tốc độ nhàn rỗi và để điều hòa hoạt động trong vài phút, sau đó tắt động cơ.

- Ngắt kết nối cáp âm với pin

- Khôi phục môi chất lạnh với trạm thu hồi / sạc

- Nới lỏng vành đai ổ đĩa. (Tham khảo em group-Drive belt)

- Tháo bu lông, sau đó ngắt kết nối đường hút (A) và đường xả (B) khỏi máy nén.Cắm hoặc nắp các đường thẳng ngay sau khi ngắt kết nối chúng để tránh ô nhiễm độ ẩm và bụi.

3.2.2. Lắp đặt máy nén

- Đảm bảo chiều dài của bu lông gắn máy nén, và sau đó thắt chặt nó A>B>C

Siết chặt mô-men xoắn :

19,6 ~ 24,5 N.m (2,0 ~ 2,5 kgf.m, 14,5 ~ 18,1 Ib-ft)

Cài đặt theo thứ tự loại bỏ ngược lại và lưu ý các mục này:

- Nếu bạn đang lắp đặt một máy nén mới, hãy xả tất cả dầu môi chất lạnh ra khỏi máy nén đã tháo ra và đo thể tích của nó, Trừ khối lượng dầu thoát nước từ 120cc (4,20 oz.) kết quả là lượng dầu bạn nên thoát ra khỏi máy nén mới (thông qua phụ kiện hút).

- Thay thế các vòng O bằng những vòng mới ở mỗi phụ kiện, và áp dụng một lớp dầu môi chất lạnh mỏng trước khi lắp đặt chúng. Hãy chắc chắn sử dụng vòng O phù hợp cho R-134a để tránh rò rỉ.

- Để tránh ô nhiễm, không trả lại dầu vào thùng chứa sau khi phân phối và không bao giờ trộn nó với các loại dầu môi chất lạnh khác.

- Ngay sau khi sử dụng dầu, thay thế nắp trên thùng chứa và niêm phong nó để tránh hấp thụ độ ẩm.

3.3.4. Tháo gỡ

- Tháo lốp trước bên trái (A)

- Tháo nắp bên động cơ (A)

- Tháo bu lông  (A) trong khi giữ lắp ráp đĩa với SST( 09977-29000).

- Ngắt kết nối vòng giữ (A) và sau đó tháo bully (B).

- Lắp ráp lại ly hợp máy nén theo thứ tự tháo rời ngược lại và lưu ý các mục sau

+ Làm sạch ròng rọc và bề mặt trượt máy nén bằng dung môi không dầu mỏ

+ Lắp đặt vòng giữ mới và đảm bảo chúng được ngồi đầy đủ trong rãnh

+ Đảm bảo rằng ròng rọc quay trơn tru sau khi lắp ráp lại.

3.4. Quy trình sửa chữa dàn nóng

3.4.1. Kiểm tra tổng quan

- Kiểm tra vây ngưng tụ để phát hiện tắc nghẽn và hư hỏng. Nếu bị tắc, hãy làm sạch chúng bằng nước và thổi chúng bằng khí nén. Nếu uốn cong, nhẹ nhàng uốn cong chúng bằng tuốc nơ vít hoặc kìm.

- Kiểm tra các kết nối ngưng tụ để tìm rò rỉ, và sửa chữa hoặc thay thế nó, nếu cần.

3.4.2. Thay thế

- Thu hồi môi chất lạnh với trạm thu hồi / tái chế / sạc

- Ngắt kết nối thiết bị đầu cuối pin âm (-).

- Tháo cản trước ra.

- Tháo đường xả và đường lỏng (A) khỏi bình ngưng và sau đó ngắt kết nối nắp bên ngưng tụ (B)

- Cài đặt theo thứ tự loại bỏ ngược lại và lưu ý các mục sau:

+ Nếu thay dàn nóng mới, hãy thêm dầu môi chất lạnh ND-OIL8.

+ Thay thế các vòng O bằng những vòng mới ở mỗi phụ kiện, và áp dụng một lớp dầu môi chất lạnh mỏng trước khi lắp đặt chúng. Hãy chắc chắn sử dụng vòng O phù hợp cho R-134a để tránh rò rỉ.

3.6. Quy trình sửa chữa cảm biến nhiệt độ

3.6.1. Kiếm tra

- Đánh lửa "TẮT".

- Ngắt kết nối cảm biến nhiệt độ thiết bị bay hơi.

- Sử dụng bộ kiểm tra đa năng, Đo điện trở giữa thiết bị đầu cuối "1" và "2" cảm biến nhiệt độ bay hơi.

3.6.2. Thay thế

- Tháo nắp phần mở rộng bảng điều khiển (A)

- Tháo nắp bên trái (A)

- Ngắt kết nối chẩn đoán (A)

- Tháo ống (A).

- Tháo cảm biến nhiệt độ thiết bị bay hơi (A), bằng cách kéo nó sau khi xoay 90 ° theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

KẾT LUẬN

1. Đánh giá kết quả đạt được

Sau một thời gian Nghiên cứu khai thác hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Altis 2012 giúp biết cách thức sử dụng các phần mềm tra cứu cũng như tìm hiểu thực tế về hệ thống hiện đại ngày nay, cùng giúp đỡ nhiệt tình của thầy: ThS ……...……. đề tài tốt nghiệp của em đã hoàn thành và thu được một số kết quả sau:

- Mô tả kết cấu, nguyên lý hoạt động của các điều hòa không khí phục vụ công việc và lợi ích sau khi ra trường của sinh viên.

- Tìm hiểu, đọc hiểu, và phân tích được tài liệu hãng

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài cũng không tránh được các thiếu sót trong quá trình vẻ lại sơ đồ mạch các chi tiết của hệ điện thân xe. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy trong bộ môn để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn để có thể áp dụng làm một công cụ bổ trợ cho việc giảng dạy cũng như kiểm tra kết quả tính toán cho các sinh viên khóa sau.

2. Hướng phát triển

Kể từ khi ra đời, ô tô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại. Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ, kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn. Với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ô tô đã trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đồng thời hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô. Không ngừng học hỏi và tiếp thu những công nghệ mới để nằng cao trình độ tay nghề vững vàng, tạo điều kiện và giúp đỡ mọi người có một môi trường tốt để trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô không ngừng cập nhật nâng cao kiến thức chuyên ngành.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cẩm nang sữa chữa Toyota Altis 2012

[2]. Cấu tạo gầm xe con - Nguyễn Khắc Trai - Nhà xuất bản GTVT 2004

[3]. Kĩ thuật chẩn đoán ôtô - Nhà xuất bản GTVT 2004

[4]. Tài liệu all data về xe Toyota Altis

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"