MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe.
1.1. Tổ chức biên chế công ty vận tải Hà Nội.
1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe của công ty.
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe.
1.2.2. Cường độ sử dụng xe của công ty.
Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm bảo dưỡng - sửa chữa.
2.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng - sửa chữa.
2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm.
Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm.
3.1. Tính toán công nghệ.
3.1.1. Phân tích cấu trúc trạm.
3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa.
3.1.3. Tính toán số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng.
3.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng - sửa chữa.
3.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm.
3.1.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa.
3.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.
3.2. Quy hoạch mặt bằng trạm.
3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm.
3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm.
Chương 4: Hướng dẫn khai thác một số trang thiết bị.
4.1. Một số quy định trong gara bảo dưỡng sửa chữa.
4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị.
4.1.2. Quy định với các thiết bị dùng khí nén.
4.1.3. Quy định về phòng cháy.
4.2. Hướng dãn khai thác một số thiết bị trong gara bảo dưỡng sửa chữa.
4.2.1. Thiết bị kiểm tra vòi phun KИ562.
4.2.2. Cầu nâng cắt kéo Bendpak XR12AE.
4.2.3. Máy nén khí Kaeser SX.
Kêt luận.
Tài liệu tham khảo.
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau. Nhưng thực tế trong những năm qua việc khai thác xe ở các công ty trong nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa còn ít và hệ thống trạm xưởng chưa hoàn chỉnh.
Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Thiết kế gara bảo dưỡng, sửa chữa ô tô buýt ” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe.
Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế.
Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng gara.
Chương 4: Hướng dẫn khai thác một số thiết bị.
Chương 1
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SỬ DỤNG XE
1.1. Giới thiệu chung về tổng công ty vận tải Hà Nội
1. Tổ chức biên chế của công ty vận tải Hà Nội
Tổng công ty vận tải Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó tổng công ty vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty trực thuộc.
3. Định hướng phát triển
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại TRANSERCO và tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Phát triển thành một Tổng công ty mạnh có tiềm lực về tài chính, quản lý, điều hành tiên tiến để giữ vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động của các Công ty con nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con, công ty liên kết; tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh; không ngừng nâng cao đời sống của người lao động trong Tổng công ty.
1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe
Trong quá trình sử dụng xe máy trang bị kỹ thuật có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp hành các chế độ qui định, còn xét đến các yếu tố ảnh hưởng khách quan sau:
a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí:
Việt Nam là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn. Hơi nước đọng trên các vật liệu phi kim như gỗ, cao su, da, bọt…gây nên nấm mốc làm thay đổi tính cơ lý vật liệu như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng lượng. Đẩy nhanh quá trình lão hóa các vật liệu đó.
b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ:
Khi nhiệt độ ngoài trời cao thì hiệu suất làm mát cho động cơ và các cụm máy như ly hợp, hộp số, cầu xe, bộ phận treo… sẽ bị giảm rất nhiều dẫn đến công suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm. Nhiệt độ cao làm các chi tiết bằng vật liệu cao su như xăm lốp, bánh tỳ, dây đai nhanh bị già hóa.
c- Ảnh hưởng của điều kiện đường xá:
Khi xe hoạt động trong điều kiện đường xá bụi bẩn nhiều, bụi sẽ bám lên các bề mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào trong bề mặt làm việc của các khớp dẫn động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hơp, dải phanh và tang trống phanh làm giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của các chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các chi tiết.
1.2.2. Cường độ sử dụng xe
Theo báo cáo mới nhất của Sở GTVT, từ khi địa bàn Hà Nội mở rộng, bình quân mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội có 10.500 lượt xe buýt hoạt động, vận chuyển trên 1,1 triệu hành khách/ngày, tăng 26,5% so với thời gian trước khi mở rộng. Riêng Tổng công ty Vận tải Hà Nội, có 50 tuyến buýt với 9.000 lượt xe vận chuyển bình quân khoảng gần 1 triệu hành khách/ngày).
Chương 2
PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1. Các yêu cầu đối với gara bảo dưỡng sửa chữa
Gara bảo dưỡng sửa chữa là nơi thực hiện công tác sửa chữa - bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với gara bảo dưỡng, sửa chữa là:
Bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.
2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế gara
Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác bảo dưỡng, sửa chữa, trong công ty đã xây dựng được một hệ thống bảo dưỡng - sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về bảo dưỡng - sửa chữa xe.
Việc tiến hành thiết kế xây dựng gara bảo dưỡng - sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe, đặc điểm tình hình nơi công ty làm việc và khả năng của công ty.
Chương 3
TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG GARA
3.1. Tính toán công nghệ
3.1.1. Phân tích cấu trúc gara
Gara bảo dưỡng - sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và cấp 02 cho ô tô, sửa chữa nhỏ và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng - sửa chữa.
Gara gồm phòng bảo dưỡng, các phòng sửa chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà.
a- Phòng bảo dưỡng kỹ thuật.
Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng xe, trong phòng được bố trí các cầu bảo dưỡng.
Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe, cường độ sử dụng xe của công ty. Cầu gồm 2 loại: cầu cụt và cầu thông. Trong phòng bố trí các thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng như giá để chi tiết, giá rửa các bầu lọc, thiết bị hàn nguội, tủ đựng dụng cụ, kích nâng chuyển… Số lượng các trang bị đều được chọn và tính toán tỉ mỉ, đầy đủ.
b- Các phòng sửa chữa:
Gồm có:
- Phòng nguội;
- Phòng hàn điện, hàn hơi, rèn, gò;
- Phòng sửa chữa thiết bị điện;
- Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;
3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa.
3.1.2.1. Các phương pháp tính:
Việc tính toán nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa có thể được tiến hành bằng 2 phương pháp:
a- Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của công ty. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của công ty hay bị thay đổi do biến động của thị trường. Vì vậy xác định theo cách này sẽ không thỏa mãn được giới hạn sai số cho phép, phương pháp này chỉ áp dụng cho công ty nhỏ hoặc công ty có xe hoạt động theo kế hoạch hàng tháng ổn định.
b- Phương pháp thứ hai: Xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa theo cường độ sử dụng xe trung bình:
Bằng phương pháp này sẽ bảo đảm thiết kế hợp lý, gara sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công suất của thiết bị.
Ta có:
Ntb = 100 [xe/ngày];
Stb = 66 [km/xe];
ntb = 27 [ngày/tháng];
LBD-1 = 4000 [km] theo bảng (3.1)
Thay các giá trị vào công thức (3-5) ta có: NBD-1 = 33,55 [xe/tháng]
Chọn tính: NBD-1 = 34 [xe/tháng]
c- Chọn bậc thợ:
Việc chọn bậc thợ cho gara bảo dưỡng - sửa chữa được tiến hành dựa vào: Khối lượng công việc bảo dưỡng - sửa chữa, mức độ phức tạp của công việc, chủng loại trang thiết bị, khả năng làm việc của từng loại thợ và phải phù hợp với tình hình thực tế của gara
Đối với công việc bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ không cần thợ bậc cao nên bậc thợ của trạm không cần vượt quá bậc 6.
3.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho gara
Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau: Gara bảo dưỡng - sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa, giảm sức lao động cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêu cầu công việc, số lượng thợ của gara và số cầu bảo dưỡng.
t - Tổng giờ công của trang thiết bị tham gia bảo dưỡng trong một xe [giờ];
T - Tổng thời gian làm việc của trang thiết bị trong một năm [giờ/năm];
N - Công suất của trạm [chiếc/năm];
3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc gara bảo dưỡng - sửa chữa.
Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diện tích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng - sửa chữa nhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phí nguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng.
a - Tính diện tích phòng bảo dưỡng: (F1)
Việc tính toán diện tích theo tài liệu [2] có thể được tiến hành bằng các phương pháp sau:
Phương pháp thứ nhất: Tính theo diện tích chiếm chỗ của xe, trang thiết bị tính toán theo công thức sau:
F = kM . F0 . N [m2] (3-13)
Trong đó:
kM - Hệ số tính đến diện tích cần thiết cho việc đi lại, di chuyển, thao tác của công nhân;
F0 - diện tích xe, trang bị trong phòng [m2];
N - Số lượng xe, thiết bị trong phòng [chiếc];
b - Tính diện tích phòng hàn rèn (F2)
Vị trí đặt lò rèn: 14 m2
Vị trí rèn: 4 m2
Máy làm việc + vị trí hàn: 9 m2
Thiết bị và vị trí hàn hơi: 8 m2
Vị trí đặt tủ dụng cụ + bàn nguội + thùng chứa nước làm nguội + giá kim loại: 4m2
Vậy diện tích F2 = 14 + 4 + 9 + 8 + 4 = 39 m2
c - Tính diện tích phòng cơ nguội (F3)
Áp dụng công thức (3-13) ta có:
F3 = kM . F0 . N [m2]
Trong đó:
kM - Hệ số khoảng trống theo tài liệu [2] đối với phòng nguội chọn kM = 4 là đảm bảo điều kiện làm việc thuận tiện của công nhân.
F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng (3-5)
N - Số lượng trang bị trong phòng và được xác định theo bảng 3.5.
f - Tính diện tích phòng trưởng gara (F6)
Áp dụng công thức (3-13) ta có:
F6 = kM . F0 . N [m2]
Trong đó:
kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy kM = 3
Còn F0, N được xác định theo bảng 3.8.
k - Tính diện tích phòng sửa chữa bình điện(F16)
Áp dụng công thức (3-13) ta có:
F11 = kM . F0 . N = 3(2,16 + 0,64 + 2,52 + 1,1 + 0,078 + 0,235) = 20,119 [m2];
Trong đó:
kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3 là đảm bảo đủ diện tích làm việc trong phòng sửa chữa bình điện.
F0, N được xác định theo bảng 3.12 sau :
Ngoài ra, một số phòng còn lại trên cơ sở khả năng thực tế và yêu cầu về diện tích sử dụng ta bố trí như sau:
Phòng sửa chữa thùng vỏ xe: F12 = 45 m2
Phòng pha chế dung dịch: F13 = 15 m2
Phòng rửa tay: F14 = 6 m2
Phòng thay quần áo: F15 = 9 m2
Tổng diện tích toàn bộ trạm là: 192 + 39 + 54 + 36 + 13 + 15 + 12 + 35 + 45 + 52 +20 +35 + 14 +6 + 9 + 9 + 6 = 592 [m2]
3.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho gara
Theo tài liệu [5] ta có công thức tính năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong thời gian 1 tháng như sau:
Wt = 0,75 . PC . Tt . KC [kwh/tháng] (3-34)
Trong đó:
Wt - Năng lượng tiêu thụ cho thiết bị [kwh/tháng];
Tt - Thời gian làm việc của máy ta coi thời gian đó bằng thời gian làm việc của công nhân Tt = 90 [h/tháng];
KC - Hiệu suất sử dụng tính đến sự làm việc non tải và làm việc không đồng bộ của thiết bị; KC = 0,2
PC - Công suất động cơ điện được xác định như bảng 3.18.
Vậy ta có: PC = 57,8 kw/h
Do đó năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong gara sẽ là:
Wt = 0,75 . 59,5 . 90 . 0,2 = 803,25 [kw-h/tháng]
3.2 Quy hoạch mặt bằng gara
3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của gara
Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng - sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác.
Căn cứ vào đặc điểm công trình, đặc điểm yêu cầu và điều kiện làm việc từng phòng, chú ý đến hướng gió, chiếu sáng cho phù hợp, các phân xưởng gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió, các phòng chính mà nó phục vụ nhiều nhất..
3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của gara
3.2.2.2 Quá trình công nghệ của gara
a - Xác định phương pháp tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật.
Có hai phương pháp bảo dưỡng cơ bản là phương pháp cầu vạn năng, phương pháp chuyên môn hóa và phương pháp cầu dây chuyền.
Bản chất của phương pháp cầu vạn năng là: mọi công việc thuộc một dạng bảo dưỡng nào đó được thực hiện trên một cầu và do một nhóm thợ với những chuyên môn khác nhau đảm nhiệm.
b - Quá trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa trong gara:
Căn cứ vào thực lực biên chế của công ty, kế hoạch bảo đảm kỹ thuật và khả năng làm việc của các trang thiết bị trong gara, căn cứ vào phương pháp bảo dưỡng, quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe trong gara được biểu diễn trên hình 3.4 và hình 3.5. Với sơ đồ như vậy quá trình công nghệ bảo đảm việc bảo dưỡng - sửa chữa theo một đường dây công nghệ hợp lý, thời gian xe dừng lại trong trạm là ngắn nhất, bảo đảm được chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa.
Chương 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ
4.1. Một số quy định trong gara bảo dưỡng
4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị
Đối với các trang thiết bị cần phải thực hiện đúng các quy định sau:
- Khi thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng;
- Khi làm việc trong gara phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gàng;
- Không được phép vận hành thiết bị khi chưa nắm được quy trình sử dụng;
- Không làm việc khi thiết bị đang bị hư hỏng;
4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén
- Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén;
- Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất;
4.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong gara bảo dưỡng – sửa chữa
4.2.1. Thiết bị kiểm tra vòi phun KИ562
4.2.1.1. Giới thiệu chung về thiết bị
- Công dụng: Thiết bị KИ562 được chế tạo để thử và điều chỉnh vòi phun của các động cơ diezel. Các vòi phun đó phải có ren M14 x 1,5 để lắp với thiết bị tạo áp suất cao.
- Đặc tính kỹ thuật: Kiểu pittông ngẫu lực và supap (van) sức chứa nhiên liệu 0,7 lít. Truyền động pittông bằng tay, áp suất tối đa cho phép của chất lỏng (dầu) trong thiết bị là 400KG/cm2.
4.2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Phần bơm truyền động bằng cơ khí, vỏ có cấu tạo bằng gang (24) được lắp ghép một piston và xi lanh (23) và một van 1 chiều (31). Để piston khỏi quay tròn quanh trục người ta đặt chốt định vị (36) và nó đi vào rãnh của chi tiết 35, chi tiết 35 kẹp cứng ở phần cuối của piston.
4.3.1. Cầu nâng cắt kéo Bendpak XR12AE
4.3.1.1. Giới thiệu chung về cầu nâng Bendpak XR12AE
Cầu nâng cắt kéo Bendpak XR12AE là cầu nâng kiểu xếp được sản xuất tại Mỹ với sức nâng 5,5 Tấn và chiều dài bàn nâng là 5,3 m. Cầu nâng Bendpak XR12AE được sử dụng để nâng hạ xe có tải trọng lớn với chiều dài cơ sở lớn, phù hợp với xe bus được xí nghiệp bus Hà Nội sử dụng, là xe bus Transinco 3-2 AH B50 E2.
4.3.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cầu nâng cắt kéo Bendpak XR12AE
Cầu nâng Bendpak chia làm hai bộ phận chính là bộ phận vận hành và bộ phận điều khiển. Bộ phận điều khiển là một khối hộp chữ nhật bằng thép cao 1 m. Trên bề mặt của khối hộp là bảng điều khiển chính dùng để điều khiển cầu, bên trong hộp là động cơ điện, bơm bánh răng và thùng chứa dầu. Bơm bánh răng nằm ở bên trong bình chứa dầu. Giữa bình chứa và ống dẫn dầu có một van một chiều điều khiển bằng điện làm nhiệm vụ ngăn dầu chảy ngược lại bình chứa dưới tác dụng của tự trọng.
KẾT LUẬN
Thiết kế trạm bảo dưỡng ô tô là một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội. Trong bản đồ án tốt nghiệp này tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết nhiệm vụ đó. Về lý thuyết tôi đã nêu lên được cơ sở khoa học của việc thiết kế gara bảo dưỡng sửa chữa là dựa trên biên chế tổ chức, điều kiện địa hình và cường độ sử dụng xe của công ty có tính đến đặc điểm của khu kinh tế cố định và các yêu cầu đối với việc thiết kế gara.
Trong phần tính toán tôi đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với gara bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo cho gara không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng.
Đồ án cũng đưa ra được một sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong gara.
Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu và đi khảo sát thực tế ở các công ty vận tải hành khách Hà Nội bằng sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: PGS.TS .............., cùng các thầy giáo trong bộ môn ô tô - khoa động lực đến nay đồ án tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên do khuôn khổ của đồ án có hạn nên tôi không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20..
Sinh viên thực hiện
……………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Khắc Thiêm. Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Đại học KTQS - Năm 1976.
2. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quốc Điệt. Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện KTQS - Năm 1995.
3. Bộ môn xe quân sự, Khoa Trang bị cơ điện. Khai thác xe quân sự - Tập 1 - Đại học KTQS - Năm 1978.
4. Bộ môn xe quân sự. Sửa chữa xe quân sự Tập 2 - Đại học KTQS - Năm 1976.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"