ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MT TRÊN XE ISUZU TROOPER

Mã đồ án OTTN000000289
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng xe Isuzu, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hộp số chính, bản vẽ kết cấu ly hợp, bản vẽ kết cấu hộp số chính, bản vẽ kết cấu cầu chủ động.); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án .…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MT TRÊN XE ISUZU TROOPER.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ISUZU TROOPER 4x2

1.1. Giới thiệu xe ISUZU Trooper 4x2

1.2. Đặc tính kỹ thuật xe ISUZU Trooper 4x2

1.3. Đặc tính một số cụm chính trên xe ISUZU Trooper

1.3.1. Động cơ

1.3.2. Hệ thống truyền lực MT trên xe ISUZU Trooper 4x2

1.3.3. Hệ thống điện và thiết bị phụ

Chương 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MT TRÊN XE ISUZU TROOPER

2.1. Ly hợp

2.1.1. Công dụng và yêu cầu của ly hợp

2.1.2. Kết cấu ly hợp xe ISUZU Trooper 4x2

2.1.3. Kết cấu các chi tiết chính của ly hợp xe ISUZU Trooper 4x2

2.2. Hộp số

2.2.1. Công dụng và yêu cầu

2.2.2. Kết cấu của hộp số xe ISUZU Trooper 4x2

2.2.3. Kết cấu các chi tiết chính của hộp số

2.2.4. Nguyên lý hoạt động của hộp số

2.3. Truyền động các đăng

2.4. Cầu xe chủ động

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE ISUZU TROOPER

 3.1. Đặt vấn đề.

3.2. Tính toán kiểm nghiệm.

3.2.1. Xác định mô men ma sát mà ly hợp cần truyền.

3.3. Kiểm tra ly hợp theo công trượt riêng.

3.4. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng (bánh đà).  

3.5. Tính sức bền đinh tán đĩa bị động

3.6. Moay ơ đĩa bị động

3.7. Kiểm tra đinh tán nối moayơ với xương đĩa

3.8. Tính lò xo đĩa

3.8.1 Tính lò xo giảm chấn

3.8.2. Xác định số vòng làm việc và chiều dài tự do lò xo.

3.8.3. Kiểm tra bền lò xo giảm chấn

Chương 4

KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE ISUZU TROOPER

4.1. Sử dụng, khắc phục những hư hỏng thông thường của ly hợp.

4.1.1. Nguyên tắc sử dụng.

4.1.2. Điều chỉnh ly hợp và cơ cấu điều khiển của nó.

4.1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp sửa chữa.

4.1.4. Tháo kiểm tra và lắp ly hợp.

4.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục.

4.2.1. Các hư hỏng của hộp số.

4.2.2. Kiểm tra một số chi tiết của hộp số

4.2.3. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng và cách khắc phục.

4.3. Những hư hỏng thường gặp ở cầu xe và biện pháp khắc phục

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

   Ngành ôtô giữ một ví trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Từ lúc ra đời cho đến nay ôtô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...Các tiến bộ khoa học đã được áp dụng nhằm mục đích làm giảm cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho xe, người, hàng hoá và tăng chất lượng kéo vận tốc cũng như tăng tính kinh tế nhiên liệu của xe.

   Ở Việt Nam khi nền kinh tế thị trường mở cửa, hàng loạt nhà đầu tư nước đã đầu tư vào Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có nền công nghiệp ô tô, đã mở ra cơ hội làm việc cho nhiều người.

   Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được nhập khẩu vào Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu kết cấu, khai thác có hiệu quả các hệ thống, cụm, cơ cấu trên xe là hết sức cần thiết. Trong quá trình học tập em đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài :

“Khai thác hệ thống truyền lực MT  trên xe ISUZU Trooper”

   Với điều kiện thời gian có hạn, các nội dung trong đồ án tốt nghiệp chỉ là bước tìm hiểu các thông số kỹ thuật và kết cấu của một hệ thống truyền lực cơ khí tương đối phổ biến trên các dòng xe con hiện nay, là cơ sở để xem xét thực tế khai thác sử dụng hệ thống truyền lực.

   Nội dung chính của đồ án bao gồm:

Chương 1. Khái quát chung về xe ISUZU Trooper 4x2

Chương 2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper 4x2

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe ISUZU Trooper 4x2

Chương 4. Hướng dẫn sử dụng hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper 4x2

   Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tài liệu tham khảo rất ít, trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn trong lớp.

   Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: TS…………… đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các thầy trong bộ môn Ôtô Quân sự - Khoa Động lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. 

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ISUZU TROOPER 4x2

1.1. Giới thiệu xe ISUZU Trooper 4x2

Các xe Isuzu Trooper là xe loại SUV cỡ trung  được sản xuất bởi hãng ISUZU (Nhật Bản) từ năm 1981 đến năm 2005.

Nó đã được xuất khẩu trên toàn thế giới như Isuzu Bighorn, Isuzu trooper, Isuzu Trooper II, Caribe 442, Acura SLX, Chevrolet trooper, Subaru Bighorn, SsangYong Korando gia đình, Honda Horizon, Opel / Vauxhall Monterey, Holden Jackaroo, và Holden Monterey.

1.2. Đặc tính kỹ thuật xe ISUZU Trooper 4x2

Một số thông số kỹ thuật cơ bản của xe ISUZU Trooper 4x2  được trình bày trong Bảng 1.1

1.3. Đặc tính một số cụm chính trên xe ISUZU Trooper

1.3.1. Động cơ

Động cơ xe ISUZU Trooper 4x2  là loại động cơ diesel bố trí đằng trước và đặt dọc xe. Cấu hình xy lanh 4 xy lanh thẳng hàng. Dung tích công tác 3.0(lít). Đường kính xi lanh và hành trình piston là 95 và 105 (mm). Tỷ số nén 17.5. Công suất cực đại 136 (ml) tại số vòng quay 3400 (v/p). Mô-men xoắn cực đại 285 (Nm) tại số vòng quay 1200-3400 (v/p). Số van 16.

1.3.2 Hệ thống truyền lực MT trên xe ISUZU Trooper 4x2

Hệ thống truyền lực của xe bao gồm: ly hợp, hộp số chính, truyền động các đăng, truyền lực chính và vi sai.

Ly hợp: Là loại ly hợp thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lò xo ép dạng đĩa, dẫn động bằng thủy lực.

Hộp số chính là loại cơ khí 5 cấp (5 số tiến 1 số lùi), 3 trục dọc, dẫn động điều khiển bằng cơ khí. Hộp số sử dụng cơ cấu đồng tốc kiểu vành răng khóa. Hộp số này có đồng tốc ở tất cả các số. Đông tốc số 5 được liên kết then hoa với trục trung gian.

1.3.4 Hệ thống điện và thiết bị phụ

Hệ thống điện sử dụng điện áp 12V bao gồm:

Máy phát: 12V- 65A

Động cơ khởi động: công suất 1,2 kw

Ắc quy(MF): 12V- 35(Ah)

Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: đèn pha, đèn si nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu, đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp...

Chương 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MT TRÊN XE ISUZU TROOPER

Hệ thống truyền lực của xe là tổ hợp các cụm, cơ cấu sắp xếp theo một quy luật xác định và hợp lý để liên kết với nhau mà nhờ chúng cơ năng từ động cơ  được truyền đến các bánh xe chủ động. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ:

- Truyền, biến đổi và phân phối mô men xoắn và công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động .

- Cắt nối nguồn từ động cơ tới các bánh xe chủ động khi cần thiết.

Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống truyền lực:

- Có tỷ số truyền hợp lý để đảm bảo chất lượng kéo tốt.

- Hiệu suất truyền lực cao, làm việc không ồn.

- Kích thước và trọng lựợng nhỏ phù hợp cho bố trí chung.

2.1. Ly hợp

2.1.1. Công dụng và yêu cầu của ly hợp

2.1.1.1. Công dụng

Ly hợp được dùng để tách, nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành, dừng xe, chuyển số và cả khi phanh xe và làm cơ cấu an toàn đảm bảo cho động cơ và hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải dưới tác dụng của tải trọng động và mômen quán tính.

2.1.1.2. Yêu cầu

- Truyền được mômen quay lớn nhất của động cơ mà không bị trượt ở bất cứ điều kiện sử dụng nào.

- Đóng êm dịu để tăng từ từ mômen quay lên trục của hệ thống truyền lực không gây va đập các bánh răng.

2.1.2. Kết cấu ly hợp xe ISUZU Trooper 4x2

Ly hợp gồm có các thành phần chính sau: Phần chủ động, phần bị động, cơ cấu mở và dẫn động điều khiển.

- Phần chủ động là tập hợp tất cả các chi tiết cùng quay bánh đà và vỏ ly hợp trong mọi trường hợp,nó bao gồm các chi tiết sau: bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, vỏ ly hợp được lắp cố định trên bánh đà, đĩa ép. Nó nhận mômen từ trục khuỷu động cơ truyền đến phần bị động.

- Phần bị động là tập hợp tất cả các chi tiết chỉ quay với trục khuỷu động cơ trong trường hợp ly hợp đóng, nó bao gồm : đĩa ma sát, trục bị động (trục sơ cấp của hộp số).

2.1.3 Kết cấu các chi tiết chính của ly hợp xe ISUZU Trooper 4x2

Vỏ ly hợp được làm bằng thép và được gắn với bánh đà bằng chiếc bulông có các lỗ để tạo gió làm mát và lắp các đòn mở, với kết cấu như vậy vỏ ly hợp làm việc với độ tin cậy cao.

Lò xo ép hình côn đóng vai trò đòn mở dùng để mở ly hợp đầu trong của đòn mở tỳ vào ổ bi thông qua một càng mở ly hợp.

Đĩa ép làm bằng thép có các lò xo ép trung tâm kiểu côn lá,tăng tính đàn hồi và khả năng thoát nhiệt tốt cho đĩa ép trong quá trình làm việc, các đầu lá lò xo nằm tiếp giáp với đĩa ma sát được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi, một số gờ tạo nên các điểm truyền mômen xoắn giữa vỏ và đĩa ép.

Đĩa bị động của ly hợp tác dụng làm giảm sự va đập khi vào ly hợp và truyền công suất. Trên đĩa bị động ly hợp có các bộ giảm chấn xoắn gồm các lò xo và các tấm đệm lò xo được đặt vào các cửa trên xương đĩa bị động và moay ơ ly hợp để giảm va đập quay khi đóng ly hợp bằng cách cho phép xương đĩa bị động và moay ơ ly hợp xoay tương đối với nhau.

2.2. Hộp số

Động cơ đốt trong dùng trong ôtô có hệ số thích ứng rất thấp, đối với động cơ xăng hệ số này bằng 1, 1-1, 2 và đối với động cơ điezen bằng 1, 05 – 1, 15 do đó mô men xoắn của động cơ không thể đáp ứng yêu cầu mômen cần thiết để thắng sức cản chuyển động thay đổi khá nhiều khi ôtô làm việc, muốn giải quyết vấn đề này trên ôtô cần phải đặt hộp số.

2.2.1. Công dụng và yêu cầu

2.2.1.1. Công dụng

Hộp số để thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực trong quá trình chuyển động của ôtô, nhằm thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động và thay đổi vận tốc chuyển động của ôtô trong khoảng rộng tuỳ ý theo sức cản bên ngoài. Hộp số cũng dùng để thực hiện chuyển động lùi của ôtô và tách động cơ đang làm việc ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý. 

2.2.1.2. Yêu cầu  

- Bảo đảm cho xe có chất lượng kéo trong những điều kiện sử dụng cho trước.

- Điều khiển thuận tiện và nhẹ nhàng.

- Làm việc êm và không ồn.

2.2.2. Kết cấu của hộp số xe ISUZU Trooper 4x2

Hộp số xe ISUZU Trooper là loại hộp số cơ khí 5 cấp. Có 2 kiểu dùng được trên xe đó là 4JX1-RHD được thiết kế dùng trên xe 1 cầu chủ động (2WD) và kiểu 6VE1-RHD thiết kế dùng cho xe 2 cầu chủ động (4WD) .

Trên hình 2.9 là kết cấu cụm hộp số chính kiểu 4JX1-RHD trên xe ISUZU Trooper MT 4x2

2.2.4. Nguyên lý hoạt động của hộp số

Sơ đồ nguyên lý làm việc thể hiện trên hình 2.18.

- Gài số 1: Cắt ly hợp gạt đồng tốc 8 sang phải cho ăn khớp với vành răng đầu của bánh răng bị động số 1. Lúc này trục thứ cấp quay cùng bánh răng bị động số 1 thông qua vành răng trên đồng tốc.

- Gài số 4: Cắt ly hợp gạt đồng tốc 4 sang trái cho ăn khớp với vành răng đầu của bánh răng chủ động liền trục với trục vào. Lúc này trục thứ cấp quay cùng trục chủ động. Tỷ số truyền bằng 1.

- Gài số 5: Cắt ly hợp gạt càng đồng tốc 12 sang trái cho ăn khớp với vành răng đầu của bánh răng bị động số 5. Lúc này trục thứ cấp quay cùng bánh răng bị động số 5 thông qua vành răng trên đồng tốc.

2.3. Truyền động các đăng

Truyền động các đăng (Hình 2.19) là bộ truyền mômen từ hộp số chính xuống cầu chủ động của ôtô.Truyền động các đăng xe ISUZU Trooper là sử dụng loại khớp các đăng khác tốc thông thường truyền mômen từ hộp số phân phối xuống các cầu xe chủ động.

2.4. Cầu xe chủ động

Cầu xe chủ động bao gồm truyền lực chính, vi sai và bán trục được lắp đặt trong vỏ cầu cứng. Trên hình 2.20 là kết cấu cầu chủ động sau.

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE ISUZU TROOPER

 3.1. Đặt vấn đề.

Khi thiết kế người ta đã có giải pháp về thiết kết cấu và công nghệ đảm bảo các yêu cầu làm việc của ly hợp. Nhưng từ thiết kế qua các bước gia công, công nghệ lắp ráp, và sử dụng thì vẫn có sự cố mà chúng ta khó xác định được. 

3.2. Tính toán kiểm nghiệm.

Bảng 3.1: Các thông số vào để tính toán kiểm nghiệm ly hợp của xe ISUZU Trooper 4x2

3.2.1. Xác định mô men ma sát mà ly hợp cần truyền.

Memax: Mômen xoắn cực đại của động cơ.

 b=1,5 : Hệ số dự trữ ly hợp.

Hệ số ( >1) để đảm bảo truyền hết mômen của động cơ trong mọi trường hợp làm việc của nó. (khi các lò xo ép bị giảm tính đàn hồi,khi các tấm ma sát bị mòn. v.v…). Tuy nhiên  không được quá lớn để tránh tăng kích thước đĩa bị động hoặc tăng số lượng đĩa ma sát (dẫn đến tăng kích thước, khối lượng ly hợp) và tránh đòi hỏi lực tác dụng lên đĩa ma sát lớn và để tránh cho hệ thống truyền lực bị quá tải khi chế độ làm việc bất thường. Chọn hệ số  nhỏ thì khó bảo đảm truyền hết mô men xoắn.

3.3. Kiểm tra ly hợp theo công trượt riêng.

Ta có:

g là gia tốc trọng trường g = 9,81 [m/s2]

ih là tỷ số truyền của hộp số ở tay số 1. ih=4.357

i0 Là tỷ số truyền của hộp truyền lực chính. i0= 4.777

Vì xe có kí hiệu lốp là 245/70R16 khi đó ta có d = 16 inch, H = 7,28 inch, là hệ số biến dạng của lốp.

Công trượt chưa phản ánh đầy đủ điều kiện làm việc của ly hợp. Xét điều kiện làm việc nặng nhọc của ly hợp phải tính đến công trượt riêng. Công trượt riêng trên một đơn vị diện tích bề mặt làm việc của tấm ma sát, đặc trưng cho sự việc sự hao mòn của ma sát.

Đối với xe du lịch thì công trượt riêng cho phép [T]= 1000 -1200  [J/m2], như vậy theo kết quả tính toán T<[T]. phản ánh được rằng công ma sát sinh ra trên một đơn vị diện tích tấm ma sát là nhỏ hơn so với giá trị cho phép, như vậy là tốc độ hao mòn bề mặt ma sát là nhỏ, kéo dài thời gian làm việc của các tấm ma sát. Ly hợp xe ISUZU Trooper hoàn toàn thoả mãn bền.

3.4. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng (bánh đà).  

Quá trình trượt ly hợp sinh ra nhiệt, nhiệt độ tăng cao làm giảm khả năng truyền mô men của ly hợp, làm giảm cơ tính của lo xo, giảm hệ số ma sát μ đồng thời gây ra ứng suất nhiệt. Nói tóm lại, là giảm khả năng làm việc của các chi tiết máy. Để tính nhiệt độ nung nóng các chi tiết của ly hợp ta giả thiết rằng: Vì đĩa ma sát truyền nhiệt kém do đó toàn bộ nhiệt sinh ra trong quá trình trượt ly hợp đều truyền qua đĩa ép và bánh đà. Đĩa ép và bánh đà được nung nóng tức thời, nghĩa là không kể đến sự truyền nhiệt từ đĩa ép và bánh đà ra môi trường xung quanh.

C là nhiệt dung riêng của chi tiết bị nung nóng: C=0,482 [kJ/kg0C].

Kết quả trên cho ta thấy rằng sự tăng nhiệt độ ở bánh đà sau mỗi lần đóng ly hợp là không đáng kể vì [T]= 0-15 0C, điều này đảm bảo cho các chi tiết của ly hợp như lò xo ép, đòn mở làm việc bền, đảm bảo các thông số làm việc.

3.5. Tính sức bền đinh tán đĩa bị động

Để giảm kích thước của ly hợp làm việc trong điều kiện ma sát khô chọn vật liệu có hệ số ma sát cao, đĩa bị động gồm các tấm ma sát và xương đĩa. Tấm ma sát được gắn với xương đĩa bị động bằng đinh tán. Xương đĩa thường chế tạo bằng thép các bon trung bình và cao (thép 50-85), chiều dày xương đĩa 1,5 mm.

Chiều dày tấm ma sát là 8,8 mm, vật liệu của tấm ma sát là Phêrađô đồng.

Tấm ma sát được gắn với xương đĩa bị động bằng đinh tán bằng đồng có đường kính 4 mm.

Đinh tán được kiểm tra theo ứng suất cắt và chèn dập. Khi tính lực F1 và F2 lấy chế độ tải trọng là Memax vì trong thực tế Memax luôn nhỏ hơn M ( M là mômen tính theo lực bám từ đường lên).

Ta có:

r1 = 0,275 m và r2 = 0.180 m

n1 = 12, n2 = 12 đinh tán

d = 4 mm = 0,004 m

l = 2 mm = 0,002 m

Thay số vào (3.10) và (3.11) ta được:

F1= 362,760 (N)

F2= 253,395 (N)

=> So sánh ta thấy đinh tán đủ bền.

3.7. Kiểm tra đinh tán nối moayơ với xương đĩa

Đinh tán nối moay ơ với xương đĩa bị động thường làm bằng thép có đường kính d = (6 -10) mm. Ta cũng kiểm tra theo bền cắt và chèn dập tương tự đinh tán dùng để tán các tấm ma sát với xương đĩa.

Chọn các thông số :

Đường kính đinh tán: d = 8mm = 0,008m

Chiều dài bị chèn dập: l = 4mm = 0,004m

Số lượng đinh tán: n = 4

Bán kính bố trí đinh tán: R = 60mm = 0,06m

=> Vậy đinh tán đủ bền.

3.8. Tính lò xo đĩa

Dựa trên cơ sở xe tham khảo và các yêu cầu trong việc chọn lựa, thiết kế lò xo màng ta chọn các kích thước cơ bản sau:

Đường kính ngoài lò xo màng De = 170 mm

Đường kính trong Di = 45 mm

Chiều dày lò xo màng  = 2 mm

Số thanh phân bố đều lên màng Z = 18

Thay số vào (3.25) ta được:e = 7,04.108 (N/m2)

Vật liệu chế tạo lò xo đĩa là thép 60C2A có: [s] = 14.108 (N/m2)

=> Vậy lò xo đĩa đủ bền.

Mô men mà giảm chấn có thể truyền được bằng tổng mô men của các lực lò xo giảm chấn và mô men ma sát.

                 Mmax = M1 + M2 = P1R1Z1 + P2R2Z2                                          (3.27)

Trong đó :

M1 : Mô men của lực lò xo giảm chấn dùng để dập tắt cộng hưởng ở tần số cao.

M2 : Mô men ma sát dùng để dập tắt cộng hưởng ở tần số thấp.

P1 : Lực ép của lò xo giảm chấn.

R1: Bán kính đặt lò xo giảm chấn, R1 = 0, 04m.

Z1: Số lượng lò xo giảm chấn, Z1 = 4.

P2 : Lực tác dụng lên vòng ma sát.

R2 : Bán kính trung bình đặt vòng ma sát.

Z2: Số cặp bề mặt ma sát.

Thường tính toán lấy M2 = 25%Mmax.=39, 4716 (N)

Do kết hợp ta tính được:% của P1: P1 = 740, 09 (N)

Chương 4

KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE ISUZU TROOPER

4.1. Sử dụng, khắc phục những hư hỏng thông thường của ly hợp.

4.1.1. Nguyên tắc sử dụng.

Mở ly hợp phải dứt khoát, hoàn toàn để tắt hoàn toàn động lực của động cơ khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc thay đổi số nhẹ nhàng, tránh va đập giữa các chi tiết hộp số.

Khi đóng ly hợp phải êm (đóng từ từ) để nối êm động cơ với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe không bị dật và tránh va đập các cơ cấu của hệ thống truyền động.

Khi ở trạng thái đóng ly hợp phải đóng hoàn toàn, không bị trượt để nối chắc chắn động cơ với bộ phận truyền động.

4.1.2. Điều chỉnh ly hợp và cơ cấu điều khiển của nó.

Điều chỉnh độ lùi của đĩa ép để đảm bảo khe hở cần thiết. Điều chỉnh khe hở giữa mặt nút của nắp vỏ van phân phối và đai ốc điều chỉnh. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. Các nội dung điều chỉnh trên được tiến hành như sau :

Khi điều chỉnh đĩa ép cần phải tháo các te đưa tay số về số 0, xoay bánh đà vặn 4 vít điều chỉnh vào hết cỡ (trước đó phải nới lỏng ốc hãm) xoay bánh đà và lần lượt vặn các vít điều chỉnh ra 1 vòng và vặn đai ốc hãm lại. Việc điều chỉnh này tạo ra khe hở này nên đảm bảo cho ly hợp cắt dứt khoát và có khoảng cách an toàn khi ngắt ly hợp.

4.1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp sửa chữa.

Trong quá trình sử dụng xe ly hợp là một cụm chi tiết hoạt động nhiều nên việc xảy ra hư hỏng là không thể tránh khỏi.Dưới đây là một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục được ghi trong bảng 4.1

4.1.4. Tháo kiểm tra và lắp ly hợp.

a.  Tháo bàn ép và đĩa ma sát ly hợp    

 - Tháo các mối bắt vít(1) của bàn đạp ly hợp

 - Tháo bàn ép và đĩa ma sát ly hợp(2)

d.  Kiểm tra đĩa ma sát ly hợp

- Đo độ sâu của đầu đinh tán từ bề mặt đĩa ly hợp-; Giới hạn;

- Độ rộng;1.2 mm

- Độ sâu; 0.5 mm

h.  Kiểm tra cần dẫn hướng ly hợp

- Kiểm tra độ cong vênh của trục

- Kiểm độ mòn.Thay thế trục khi cần thiết.

i.  Lắp đặt một số bộ phận

- Lắp đặt bạc lót trục vào sử dụng bạc lót trục vào lắp đặt 09925-98210 và cuộn giữ bánh đà 09924-17810

4.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục.

4.2.1. Các hư hỏng của hộp số.

Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ hoạt động không bình thường thể hiện qua một số hiện tượng như gài số khó khăn hộp số kêu trong quá trình làm việc hoặc không truyền động được.Khi phát hiện hộp số hoạt động không bình thường cần phán đoán nguyên nhân để có thể khắc phục trước khi quyết định hạ hộp số xuống để tháo kiểm tra sửa chữa lớn. Dưới đây là một số hỏng hóc và cách khắc phục.

4.2.2. Kiểm tra một số chi tiết của hộp số

- Đo khe hở dọc trục của từng bánh răng

 Dùng thước lá để đo khe hở khe hở giữa bánh răng và độ rộng;1 độ sâu;0,5

- Kiểm tra rãnh khoá của đồng tốc; đơn vị (mm)

4.3. Những hư hỏng thường gặp ở cầu xe và biện pháp khắc phục

a.  Tiếng kêu khi xe chuyển động thẳng về phía trước

d.  Kiểm tra một số chi tiết của cầu xe

 - Kiểm tra độ rơ của bánh răng quả dứa

- Hỏng các vòng bi bánh răng quả dứa

- Kiểm tra độ đảo của bích nối

- Độ đảo hướng trục lớn nhất. 0.10mm

KẾT LUẬN

    Sau khi nhận đồ án tốt nghiệp em đã tiến hành làm. Trên cơ sở bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, và được sự hướng dẫn tận tình của thầy: TS ……….. và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với những nội dung chính sau:

Chương 1. Giới thiệu chung về xe ISUZU Trooper 4x2

Chương 2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực MT trên xe ISUZU Trooper 4x2

Chương 3. Tính toán kéo kiểm nghiệm xe ISUZU Trooper 4x2

Chương 4. Khai thác,sử dụng và bảo dưỡng hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper 4x2

     Hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper là hệ thống cơ khí đơn giản. Tuy nhiên trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe., 

     Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp mặc dù được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo: TS ……….. và các thầy trong Khoa Động lực, do tài liệu ít ỏi, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo và các bạn.

     Em xin cảm ơn thầy giáo: TS ……….. cùng tập thể các thầy giáo trong Bộ môn Ôtô quân sự, khoa Động lực đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình để em hoàn thành đồ án này.

                                     ….., ngày… tháng … năm 20…

                                       Học viên thực hiện

                                      ……………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thiết kế và tính toán ôtô- máy kéo. Tập 1 NXB ĐH&THCN.

Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn & Phan Đình Kiên. 2006

2. Lý thuyết ôtô quân sự. HVKTQS.

Tác giả: Nguyễn Phúc Hiểu. 2000

3. ISUZU Trooper Service Manual 1999

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"