MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN....................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN...................................................................,...2
MỤC LỤC..........................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÁY BẮN BÓNG BÀN....................................................8
1.1. Các loại máy bắn bóng trên thị trường.......................................................................8
1.2. Đề xuất phương án chế tạo máy bắn bóng bàn.......................................................12
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY BẮN BÓNG BÀN.......................................18
2.1. Nghiên cứu, thiết kế về kết cấu máy bắn bóng....................................................18
2.1.1. Cấu tạo..................................................................................................................18
2.1.2. Nguyên lý làm việc.................................................................................................21
2.2. Thiết kế và tính toán truyền động, tính chọn động cơ........................................22
2.2.1. Xác định các thông số cơ bản của bộ truyền.........................................................22
2.2.2. Tính momen của bộ truyền....................................................................................23
2.2.3. Công suất của hộp giảm tốc..................................................................................25
2.2.4. Xác định các thông số ăn khớp.............................................................................25
2.3. Tính toán các lực tác dụng, gia tốc và vận tốc của bóng bắn ra.......................28
2.3.1 Tính toán các lực tác dụng.....................................................................................29
2.3.2. Gia tốc của quả bóng............................................................................................30
2.3.3.Tính vận tốc bắn ra của bóng.................................................................................32
2.4. Tính toán, thiết kế mạch điều khiển máy bắn bóng............................................33
2.4.1.Sơ đồ khối và chức năng của các khối..................................................................33
2.4.2. Thiết kế chi tiết......................................................................................................34
2.5. Các thông số kĩ thuật cơ bản và hướng dẫn sử dụng máy bắn bóng..............38
CHƯƠNG III: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG NÒNG BẮN BÓNG….…...41
3.1. Phân tích điều kiện làm việc và chọn phương án chế tạo phôi........................41
3.1.1.Tính sản lượng chi tiết...........................................................................................41
3.1.2.Dạng sản xuất........................................................................................................42
3.1.3.Chọn phôi...............................................................................................................42
3.1.4.Các phương pháp chế tạo phôi..............................................................................43
3.1.5.Gia công chuẩn bị phôi..........................................................................................45
3.2. Thiết kế nguyên công.............................................................................................46
3.2.1 Nguyên công...........................................................................................................46
+ Nguyên công 1 : Khỏa mặt đầu ..................................................................................47
+ Nguyên công 2 : Gia công mặt trụ ngoài Ø48mm , L=130mm.....................................50
+ Nguyên công 3 : Gia công mặt trụ trong Ø46mm , L=130mm.....................................53
+ Nguyên công 4 : Phay rãnh vuông 1: 26x45 mm.. ......................................................56
+ Nguyên công 5 : Phay rãnh vuông 2 :26x45 mm.........................................................58
+ Nguyên công 6: Khoan thủng 2 lỗ Ø6 mm ..................................................................60
+ Nguyên công 7: Khoan vòng lỗ Ø5..............................................................................62
3.2.2 Tính thời gian gia công cơ bản cho các nguyên công.....................................64
+ Nguyên công 1: : Khỏa mặt đầu ................................................................................65
+ Nguyên công 2: Gia công mặt trụ ngoài Ø48mm , L=130mm.....................................66
+ Nguyên công 3: Gia công mặt trụ trong Ø46mm , L=130mm.....................................67
+ Nguyên công 4 : Phay rãnh vuông 1: 26x45 mm........................................................68
+ Nguyên công 5 : Phay rãnh vuông 2: 26x45 mm........................................................69
+ Nguyên công 6: Khoan thủng 2 lỗ Ø6 mm .................................................................70
Nguyên công 7: Khoan vòng lỗ Ø5................................................................................71
3.3. Tính toán và thiết kế đồ gá cho nguyên công 5................................................72
3.3.1 Lập sơ đồ gá đặt ................................................................................................72
3.3.2.Xác định sai số chế tạo cho phép của đồ gá.......................................................78
3.3.3. Những yêu cầu kỹ thuật của đồ gá.....................................................................80
3.3.4. Nguyên lý làm việc của đồ gá............................................................................80
KẾT LUẬN...................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................82
LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường sau hơn 4 năm học và bước đầu tập làm quen với công việc của một kỹ sư tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu đồ án Chế Tạo Máy và định hướng đồ án tốt nghiệp của khoa chúng em nhận được đề tài “Nghiên cứu chế tạo máy bắn bóng bàn” để làm đồ án tốt nghiệp kết thúc quá trình học tập tại trường.
Bóng bàn là một môn thể thao hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi.Từ các cháu nhỏ đến các cụ già đều có thể chơi và rèn luyện sức khỏe.Nhưng bóng bàn cũng là môn thể thao khó chơi nhất khiến nhiều người từ bỏ khi mới bắt đầu tập chơi. Để đơn giản hóa việc tiếp cận, xóa đi cảm giác thiếu tự tin, giảm chi phí cho việc thuê huấn luyện viên.
Giải pháp ở đây là máy tập chơi bóng bàn. Nói đến máy tập chơi bóng bàn ai cũng nghĩ đó là một thiết bị cao xa, giá thành đắt, hơn nữa là máy móc sẽ dễ hỏng hóc,...
Vậy những ai đã và sẽ nên sử dụng máy tập bóng bàn. Câu hỏi này đơn giản ngay cả những VĐV hàng đầu vẫn thường xuyên tập với máy bắn bóng bàn. Các VĐV nghiệp dư, người mới tập chơi thì lại càng có nhu cầu cao về máy tập vì đơn giản máy sẽ là người thầy kiên nhẫn nhất giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được với môn thể thao khó tính mà đầy màu sắc, khiến mỗi người chơi một khi đã chinh phục được sẽ trở thành đam mê. Để thiết kế được máy này, đòi hỏi người thiết kế phải biết được nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu cơ khí cùng với việc hiểu rõ cách chơi môn bóng bàn.
LỜI CẢM ƠN
Đồ án thiết kế máy rất thiết thực cho sinh viên nghành cơ khí, nó không những phục vụ cho việc học tập nâng cao kiến thức mà còn giúp cho sinh viên ôn lại những kiến thức đã được học đồng thời là sự phối hợp giữa lý thuyết và thực tế trong việc thiết kế và chế tạo máy. Trong những ngày tháng làm đồ án nhóm chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình, từ những công việc cơ bản đến những công việc áp dụng tính toán phức tạp, nhằm đảm bảo cho sản phẩm thiết kế hoạt động tốt, thời gian sử dụng lâu dài và giá thành tương đối.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy: TS..................... cùng toàn thể các thầy cô trong khoa đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình làm đồ án. Do điều kiện khách quan và kiến thức bản thân, cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót em mong thầy cô giúp đỡ chỉ dẫn thêm để em được hoàn thiện hơn trong học tập cũng như trong công việc sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô !
......., ngày ... tháng ... năm 20...
Sinh viên thực hiện
...................
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MÁY BẮN BÓNG BÀN
Khi tiến hành tính toán thiết kế một sản phẩm mới thì thông thường người ta tiến hành khảo sát các sản phẩm tương tự nhằm tận dụng các ưu điểm của các sản phẩm đó, rút ngắn thời gian nghiên cứu tính toán thiết kế. Ở đây để thiết kế một máy bắn bóng bàn mới, trước hết chúng em tiến hành khảo sát một số máy bắn bóng bàn cùng loại của các nhà sản xuất như Trung Quốc, Mỹ và các nhà sản xuất nội địa… Sau đây là thông số kỹ thuật của một số máy bắn bóng bàn mà chúng em thu hoạch được trong quá trình thực tập và tìm hiểu thị trường .
1.1. Các loại máy bắn bóng trên thị trường.
1.1.1. Máy bắn bóng Newwegy 2050
Giá: 18.000.000VNĐ
Đây là một loại máy thông minh với công nghệ vượt trội về điện tử và sự tiện nghi.Với nhiều chức năng đặc biệt như phát bóng từng điểm chính xác, ổn định về tốc độ, khoảng cách thời gian phát bóng. Trong đó, chế độ phát bóng bình thường cho quí khách tự điều chỉnh và chế độ tập luyện gồm 64 bài có sẵn nhưng thêm phần thú vị khi một nửa số bài có thể thay đổi tự do theo ý quý khách hàng.
* Đặc điểm :
- Xoáy 36 góc độ.
- Phát bóng từng điểm, từng vùng một cách chính xác.
- 64 bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
- Kết nối với máy vi tính.
- Điều chỉnh tốc độ, tần số phát bóng.
1.1.2. Máy bắn bóng Newwegy 540
Giá: 6.200.000VNĐ
* Đặc điểm :
- Xoáy 36 góc độ.
- Điều chỉnh tốc độ, tần số phát bóng và bộ điều khiển đơn giản.
- Bắn thẳng chính xác và có thể chỉnh gần xa, bổng hoặc thấp
1.2. Đề xuất phương án chế tạo máy bắn bóng bàn.
Để có được phương án chế tạo tối ưu chúng ta cần hiểu và nắm rõ về luật bóng bàn cũng như cách chơi môn thể thao này.
1.2.1. Giới thiệu về chung về môn bóng bàn
Bóng bàn là một thể thao có 2 bên chơi; 1 hoặc 2 người bên này đánh một trái banh trên bàn bóng qua lại với 1 hoặc 2 người phía bên kia, mỗi người dùng một cây vợt, gần giống như chơi quần vợt. Luật chơi bóng bàn khác với quần vợt nhưng những khái niệm cơ bản thì giống nhau.Bóng bàn là môn thi đấu tại Thế vận hội. Cách xoáy bóng, tốc độ và chiến thuật khi chơi là những yếu tố quan trọng khi thi đấu bóng bàn.Tốc độ của trái bóng có thể khác nhau, từ đi chậm nhưng xoáy nhiều đến rất nhanh có khi hơn 110 km/h.
1.2.2. Bàn
Kích thước bàn bóng bàn, phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật dài 2.74m, rộng 1.525m, đặt trên một mặt phẳng nằm ngang cao 0.76m tính từ mặt đất.
1.2.4. Bóng
Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm, Quả bóng nặng 2,7g.
Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hay màu da cam và mờ,hoàn toàn rỗng ruột và nhẹ bỗng.
1.2.5. Vợt
Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.
Ít nhất 85% bề dầy cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên; một lớp dính bên trong cốt vợt có thể được tăng cường bằng loại chất sợi như sợi các bon, sợi thủy tinh hay giấy nén nhưng không được vượt quá 7,5% toàn bộ bề dày hoặc 0,35mm
Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
1.2.6. Kỹ thuật đánh bóng
Đánh xoáy bóng đóng một vai trò quan trọng trong bóng bàn hiện đại.
* Nguyên lý xoáy trong bóng bàn:
Cách tạo đường bóng đi xoáy
Trong thời điểm khi mặt vợt tiếp xúc với bóng, nếu như phương hướng đánh của vợt đi đúng qua tâm bóng thì vợt tác dụng vào bóng 1 lực F làm bóng bị đánh đi không có độ xoáy.
+ Xoáy xuống
Khi vợt tiếp xúc vào bóng, ngoài lực ra trước còn có lực ma sát của vợt với bóng theo hướng từ trên xuống dưới làm cho bóng đi có hướng xoáy xuống dưới.
+ Xoáy sang bên (xoáy nghiêng)
Khi vợt tiếp xúc vào bóng, ngoài lực ra trước còn có lực ma sát của vợt với bóng theo hướng sang trái hoặc sang phải làm cho bóng khi bay đi có xu hướng xoay sang bên. Trong đó lực ma sát được phát sinh ra giữa vợt và bóng có hướng sang trái sẽ làm cho bóng xoáy bên trái và ngược lại.
+ Xoáy nghiêng lên, xoáy nghiêng xuống
Trong thực tế đánh bóng thường còn ma sát vào phía trên cạnh bên hoặc phía dưới cạnh bên của bóng. Nếu ma sát phía trên cạnh bên thì bóng xoáy nghiêng lên trên, nếu ma sát vào phía trên cạnh bên trái bóng sẽ tạo ra xoáy nghiêng lên bên trái, …tương tự như vậy có thể tạo ra xoáy xuống bên phải, xoáy lên bên phải, xoáy xuống bên trái.
1.2.7. Ý tưởng thiết kế kết cấu máy
Sau khi nghiên cứu về một số loại máy bắn bóng bàn có trên thị trường cũng như cách chơi và luyện tập môn bóng bàn chúng em xin đề xuất máy bắn bóng bàn tự động dành cho người mới tập chơi và dùng để luyện tập.
Máy có chiều cao từ mặt đất đến nòng bắn là 1m-1,1m. Để khi bắn bóng có thể đi qua đường biên ngang sang vào vị trí bàn.
Nòng bắn, ống dẫn bóng của máy được làm bằng ống nước ∅48mm. Để phù hợp với đường kính quả bóng 40mm.
1.3.8 Ứng dụng của máy bắn bóng bàn
Dùng để tập luyện đánh bóng khi mới tập đánh và khi không có người cùng chơi, vì thế máy bắn bóng được dùng rất hợp lý, máy bắn bóng giảm hoặc tăng tốc độ cho người sử dụng, khi tập luyện. Giúp người tập luyện nâng cao khả năng đánh bóng và nhanh nhẹn hơn trong quá trình giao lưu với đối phương. Khả năng được nâng cao hơn khi nâng cao tốc độ của máy và chơi bóng nhiều,….
CHƯƠNG II
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ, MÁY BẮN BÓNG BÀN
2.1 Nghiên cứu, thiết kế về kết cấu máy bắn bóng bàn.
2.1.1. Cấu tạo
Máy bắn bóng bàn gồm có các cơ cấu chính sau :
- Bộ thu hồi bóng:
Gồm có khay thu hồi bóng,1 Motor giảm tốc 12V DC và 1 tay lò xo có chức năng đảo bóng tuần tự đưa bóng xuống bộ phận nạp bóng tránh hiện tượng bóng ra không đều và tắc bóng. Bộ phận này được thiết kế ở tầm thấp hơn mặt bàn khoảng 25cm để đảm báo khi bóng đc đánh sang có thể rơi tư mặt bàn, khung lưới thu hồi được đưa trên một khay có góc nghiêng chảy về khay thu hồi. Tại khay thu hồi có 1 tay quay hoặc để rung, để đảm bảo bóng luôn chuyển động xuống ống đưa bóng đến bộ nạp.
- Bộ phận nạp bóng:
Bộ phận này là chính của máy, nó quyết định đến cơ chế hoạt động của máy. Ở phần này cơ cấu nạp bóng bằng vòng xoắn, rựa trên nguyên lý vít vô tận là thiết kế riêng phù hợp với điều kiện chế tạo. Khi bóng từ bộ thu hồi được đưa xuống vòng xoắn có nhiện vụ tiếp nhận ở nửa chu kỳ đâu tiên sau đó đẩy tịnh tiến dần đều theo nhịp quay của motor nạp, tạo một lực đẩy phân đều lên bóng. Điều này sẽ làm bóng đi ổn định lên nòng bắn bóng theo tốc độ mà motor đẩy đảm nhiệm ra các nhịp bóng phù hợp.
+ Bộ phận điều hướng bóng
Bộ phận này đảm nhiệm chức năng trước khi đưa bóng lên nòng bắn nó sẽ tạo ra hướng đi sang 2 bên bàn. Tùy thuộc tốc độ nạp, tốc độ điều hướng các đường bóng cấp ra sẽ tạo ra những điểm rơi được phân phối trên hai phía bàn thích hợp cho việc tập các bài tập phối hợp, di chuyển chân.
+ Bộ phận bắn bóng
Gồm có 2 Motor bắn bóng loại 15V DC và 2 bánh xe bắn bóng chất liệu tốt nhất để làm bánh xe là cao su kếp, bề rộng của bánh xe là 50mm,bề dày 20mm. Cơ chế bắn dùng 2 motor để tạo lực ma sát kiểu như mặt vợt vào bóng motor xoáy lên luôn quay nhanh để tạo lực miết, ép vào bóng để đẩy bóng ra.
2.1.2. Nguyên lý làm việc
Bóng được thu hồi đến bộ thu hồi bóng sau đó được motor khuấy bóng, đảo bóng xuống bộ nạp bóng sử dụng cơ cấu nạp bóng bằng vòng xoắn ở đây bóng lại tiếp tục được đưa lên bộ bắn bóng cơ cấu bắn bóng gồm đầu bắn bóng với 2 motor và bánh xe cao su bắn bóng, khi khởi động chức năng điều hướng bóng, bóng sẽ từ từ bắn qua hai bên bàn hoặc đánh vào 1 điểm chỉ định.
- Nguyên lý hoạt động của nòng bắn bóng bàn:
Cách tạo ra bóng xoáy lên, xoáy xuống xoáy ngang, dựa trên nguyên tắc xoay nòng bắn sao cho motor bên trên quay nhanh hơn motor bên dưới thì tạo ra bóng xoáy lên kiểu như quả giật, còn motor dưới quay nhanh hơn ở phía trên thì như quả cắt bóng xoáy xuống. Nếu 2 motor = tốc độ nhau sẽ tạo ra quả bạt.
- Tốc độ phát bóng ra phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Thứ nhất là tốc độ motor (vòng/phút)
+ Thứ hai độ bám, nhúng của chất liệu làm bánh xe
Để bóng bắn ra tối ưu tốt nhất là motor có số vòng quay 4000 – 6000 vòng/phút cho motor trên, motor dưới bằng 50% tức khoảng 2000-3000 vòng/phút ; chất liệu tốt nhất để làm bánh xe là cao su kếp.
2.2. Thiết kế và tính toán truyền động, tính chọn động cơ.
2.2.1. Xác đinh các thông số cơ bản của bộ truyền
Đối với hộp giảm tốc, thông số cơ bản là khoảng cách trục aw. Nó được xác định theo công thức (Trang 96 sách tính toán hệ dẫn động cơ khí )
- Các hệ số, trong đó bw là chiều rộng vành răng ; xem bẳng 6.6 trang 97 ( sách tính toán hệ dẫn động cơ khí)
+ KHβ - hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng khi tính về tiếp xúc. trị số của KHβ tra trong bảng 6.7 (trang 98 sách tính toán hệ dẫn động cơ khí ) tùy thuộc vào vị trí của bánh răng đối với các ổ ( xem sơ đồ tình vẽ bên trong bảng 6.7 ) và hệ số ψbd xác định theo công thức:
ψbd = 0.53ψba(u (3.1.c)
Trong các công thức (6.15) và (6.16), dấu "+" dùng trong trường hợp bánh răng ăn khớp ngoài, dấu "-" ăn khớp trong
2.2.2. Tính momen của bộ truyền
Tra bảng 4.14 ( trang 60 sách tính toán hệ dẫn động cơ khí )
Tra bảng 6.6 ( trang 97 sách tính toán hệ dẫn động cơ khí )
Ta được:
uI=6 ; uII=7 ; uIII=8
Vậy ta có momen của hộp giảm tốc là:
TI = 31748.8 (N.mm)
TII = 34710.7 (N.mm)
TIII = 86548.3 (N.mm)
2.2.3. Công suất của hộp giảm tốc
Ta có:
+ n : Số vòng quay của cấp tốc độ
+ P : Công Suất
+ n1 = nđc = 2000 v/phut
PI = = 6.65 kw
n2 = 222,2
PII = 0.8076 kw
n3 = 55.13
PIII = 0.2238 kw
2.2.4. Xác định các thông số ăn khớp.
a. Xác đinh modun:
Như đã biết modun được xác định từ điều kiên bền uốn. tuy nhiên để thuận tiện trong thiết kế, sau khi xác định được khoảng cách trục aw có thể theo công thức sau đây để tính modun, sau đó sẽ kiểm nghiệm răng về độ bền uốn.
m = (0,01 ).aw (3.2.4.a)
Khi dùng công thức trên cần lưu ý rằng với cùng đường kính vòng chia. xác định từ aw) nếu modun lớn sẽ làm tăng đường kính vòng đỉnh, tăng chiều cao răng, chiều dày răng và chiều rộng rãnh do đó làm tăng khối lượng cắt gọt kim loại.
Vậy modun của hộp giảm tốc là:
Theo công thức (3.2.4.a) ta có:
m = (0.01 aw
chọn : m = 0,02.aw mà aw = 10
=> m = 0.2
b. Xác định số răng, góc nghiêng β và hệ số dịch chỉnh x:
Giữa khoảng cách trục aw, số răng bánh nhỏ z1, số răng lơn z2, góc nghiêng β của răng và modun trong bộ truyền ăn khớp ngoài, liên hệ với nhau theo công thức.
aw = m(z1 +z2)/(2cosβ) (3.2.5.a)
c. Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng:
Ta có góc nghiêng β = 0, từ (2.2.b) xác đinh số răng bánh nhỏ
z1 = 2aw/[m(u + 1)] (3.2.5.b)
Vậy số răng của z1 là:
z1 = 2aw/[m( u +1)]
z1 = 2.10/[0.2( 9 + 1)]
z1 = 10
- Tư trục I sang trục II tốc độ quay của trục giảm 1 nửa nên u = 2
=> z2 = uz1 (3.2.5.c)
z2 = 2.10 = 20
Ta có tỉ số truyền:
i1 = 10/20
i2 =10/44
i3 = 20/50
2.3. Tính toán các lực tác dụng, gia tốc và vận tốc của bóng bắn ra.
Để tính toán các lực tác dụng và sơ đồ lực phân bố ta cần hiểu về nguyên lý hoạt động của nòng bắn bóng bàn.
- Nòng bắn bóng:
Gồm có 2 Motor bắn bóng và 2 bánh xe bắn bóng
- Nguyên lý hoạt động của nòng bắn bóng bàn:
Khi bóng đi vào nòng bắn dưới tác dụng của 2 bánh xe bắn bóng quay với tốc độcao làm bóng bắn ra ngoài.Cách tạo ra bóng xoáy lên, xoáy xuống xoáy ngang, dựa trên nguyên tắc xoay nòng bắn sao cho motor bên trên quay nhanh hơn motor bên dưới thì tạo ra bóng xoáy lên kiểu như quả giật, còn motor dưới quay nhanh hơn ở phía trên thì như quả cắt bóng xoáy xuống. Nếu 2 motor = tốc độ nhau sẽ tạo ra quả bạt.
Mạch điểu khiển motor bắn bóng nhằm mục đích thay đổi tốc độ motor giảm lực bắn ra, giảm xoáy các nên lắp mỗi motor 1 mạch riêng biệt để có thể điều chỉnh nhiều kiểu bóng ra.
Tốc độ phát bóng ra phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Thứ nhất là tốc độ motor (vòng/phút)
+ Thứ hai độ bám, nhúng của chất liệu làm bánh xe
2.3.1 Tính toán các lực tác dụng
Ta có:
+ F11: Phản lực bánh xe 1 tác dụng lên quả bóng
+ F12 : Phản lực của bóng tác dụng lại lên bánh xe 1
+ F13: Lực ly tâm do bánh 1 xe gây ra
+ Fms1: Lực ma sát giữa bóng và bánh xe 1
+ T1: Momen xoắn của trục 1
+ F21: Phản lực bánh xe 2 tác dụng lên quả bóng
+ F22 : Phản lực của bóng tác dụng lại lên bánh xe 2
+ F23: Lực ly tâm do bánh 2 xe gây ra
+ Fms2: Lực ma sát giữa bóng và bánh xe 2
+ T2: Momen xoắn của trục 2
+ Fqt : Lực quán tính của quả bóng
2.3.2. Gia tốc của quả bóng
Giả sử ban đầu quả bóng chuyển động với vận tốc 0,04(m/s) và sau 4(s) thì quả bóng được di chuyển đến vị trí vào 2 bánh xe quay:
Lực quán tính của quả bóng
Lực quán tính của quả bóng là:
Fqt1=m.a= 0,003.0,01=3.10-5(N)
Mômen xoắn trên trục động cơ
Áp dụng công thức tính mômen cân bằngq uanh trục quay cố định
Theo CT (2-12) tài liệu tham khảo ( Cơ học kỹ Thuật )
Ta có phương trình sau:
F13.(38+25).10-3+F23.25.10-3-Fms1.(38+25).10-3-Fms2.25.10-3+Fqt.(19+25).10-3+P.(19+25).10-3 = 0.
= 1,2.63.10-3+1,2.25.10-3-Fms1.63.10-3-Fms2.25.10-3+3.10-5.44.10-3+9,8.44.10-3=0
Do Fms1=Fms2=Fms. Ta có:
Fms. 88.10-3=110,7.10-3
Fms= 1,25 (N)
Vậy lực ma sát của quả bóng là: 1,25(N)
Áp dụng phương trình cân bằng lực theo 1 phương cụ thể:
Ta có:
Fđ= F13+F23+FQT-2.Fms
= 1,4+1,4+3.10-5-2.1,25 =0,5(N)
Lực đẩy của quả bóng là:0,5(N)
2.4. Tính toán, thiết kế mạch điều khiển máy bắn bóng.
3.4.1. Sơ đồ khối và chức năng của các khối
Chức năng của các khối:
- Nguồn 220V cung cấp điện áp cho bộ lia bóng, bộ điều khiển ( bao gồm công tắc nguồn và chiết áp quạt sino), biến áp.
- Bộ lia bóng (gồm công tắc , đèn báo và moto lia bóng 220V) lấy nguồn 220V AC
- Công tắc nguồn điều khiển quá trình bật tắt nguồn cấp cho biến áp.
- Biến áp 3A ( nguồn vào 220V) tạo nguồn ra 12V , 15V, 18V, 24V cho các moto
- Moto nạp bóng 24 V DC chạy 3 chế độ ( 24V, 18V, 15V được lấy từ biến áp)
- Bộ điều khiển để điều khiển 1 moto bắn bóng làm cho tốc độ quay của moto bắn bóng thay đổi.
2.4.2. Thiết kế chi tiết
a. Khối mạch nguồn
- Nguyên lý hoạt động :
Nguồn 220V AC được mắc với công tắc để điều khiển bật tắt, và kèm theo bóng đèn để báo sáng để biết công tắc đang ở trạng thái đóng hay mở (hay mạch đang hoạt động hay không hoạt động) có tác dụng báo thông tin cho người dùng biết. Cung cấp điện 220V cho biến áp 3A có dòng ra gồm (24V,18V, 15V, 12V).
b. Khối mạch lia bóng
- Sơ đồ nguyên lý:
- Nguyên lý hoạt động :
Moto lia bóng được mắc song song với bóng đèn báo để nhận biết moto đang ở trạng thái hoạt động hay không hoạt động.và được mắc với đi ốt cầu, đi ốt cầu có tác dụng chỉnh lưu mạch điện xoay chiều thành mạch điện 1 chiều, và được mắc sang với 1 công tắc để điều khiển bật tắt cho phép moto hoạt động hay ngừng hoạt động.
e. Khối bắn bóng
- Sơ đồ nguyên lý:
- Nguyên lý hoạt động :
+ Lấy nguồn 15V từ biến áp đi qua đi ốt cầu chỉnh lưu.
+ Tiếp đến là tụ điện dùng để lọc nguồn và lọc nhiễu đc mắc nhừ hình vẽ,
+ Đèn Led có tác dụng báo trạng thái mạch đang hoạt động hay ngừng hoạt động
+ Hai moto 15V được mắc song song với nhau, và song song với tụ điện. Ngoài ra 1 trong 2 mô tơ còn được điều khiển tốc độ bởi bộ điều khiển ( gồm LM317, ddiot 1n 4007, chiết áp 4.7k và điện trở)
2.5 Các thông số kỹ thuật cơ bản và hướng dẫn sử dụng máy bắn bóng bàn.
- Sử dụng :
Cắm điện 220v để máy gần sát bàn hướng nòng bắn về mình. Chỉnh GÓC VẾCH sao cho bóng đi cong, đẹp qua lưới , chức năng ĐIỀU HƯỚNG bóng đảm bảo bóng đi đều ở hai bên bàn.
- Chức năng trên bảng điều khiển :
Công tắc ( Bật, tắt ) máy ;ĐIỀU HƯỚNG bật tắt chức năng điều hướng bóng ngẫu nhiên hoặc dùng để chỉnh vị trí bóng sẽ bắn sang ; Chiết áp G-X điều chỉnh chế độ bắn Gần (nhẹ chậm ) , Xa ( mạnh nhanh ) ; Công tắc điều chỉnh nhịp 0-30-45-70 để tạm dừng (0), 30 bóng/1 phút ; 45 bóng/1 phút ; 70 bóng / 1 phút.
- Chức năng chỉnh Xoáy :
Gồm có Chiết áp chỉnh xoáy ở trên thân máy có đánh số từ 0 đến 10 Chiết áp này có tác dụng thay đổi tốc độ motor dưới ( đen) để thay đổi từ bóng không xoáy (chuội ) mức 0-7 ; mức xoáy cao 8-10 ; Kết hợp với việc xoay nòng bắn để tạo ra các đường bóng Xoáy lên ; Xoáy xuống ; Xoáy ngang lên , Xoáy ngang xuống, lên hoặc xuống, Nếu để chiết áp chỉnh Xoáy về số 0 bóng sẽ chuội, lực bắn mạnh như một quả bạt.
+ Bóng bắn không qua lưới :
Do chỉnh góc vếch không có độ chếch lên khi để chế độ " xoáy lên" cộng với việc để lực bắn yếu ( chiết áp G-X ) hoặc để độ xoáy quá lớn ( chiết áp ở gần chậu thu hồi bóng ) . Để khắc phục cần chỉnh góc bắn vếch lên tầm 25 độ, để chiết áp G-X ở mức trung bình , chiết áp chỉnh độ xoáy ở mức 8 .
+ Bóng không ra :
Nếu thấy bóng không bắn ra thì có 2 trường hợp. Một là hết bóng ở trường
hợp này ta quan sát và nghe thấy tiếng bóng vẫn "tạch tạch" ở ống dẫn lên bóng dâng lên lại hạ xuống. Hai là do kẹt bóng. Trường hợp này ít xảy ra chỉ khi ta vô tình đưa quả bóng đã bị móp méo có gờ, vỡ vào máy nên làm cho máy bị tắc. Ta cần tắt công tắc điện và trở ra máy quan sát, kiểm tra xem máy bị kẹt ở đâu ! Bộ phận nạp bóng, thường bóng kẹt sẽ mắc ngay ở đây . Lúc này ta cần lấy tay xoáy ngược chiều kim đồng hồ để bóng không bị nén sau đó lấy tay đẩy lên sao cho bóng trơn nhẹ thì ta bật máy để máy đẩy quả bóng bị kẹt ra ngoài .
* Một số lưu ý :
Máy sử dụng điện áp ~ 220v nắn xuống điện áp thấp qua biến áp , kết hợp với motor ĐIỀU HƯỚNG bóng chạy điện áp 220v nên khi máy chạy, hoặc cần kiểm tra ta cần phải rút điện nguồn trước nhé ! Máy đã được gắn keo chống hở điện an toàn . Các motor Bắn bóng 12vDC ;
Nạp bóng 12-24 vDC ; Đảo bóng 12vDC, LIA bóng 220vAC. Tay điều khiển có điện áp 220vAC nên không tự tháo ra khi cắm điện. Máy mang tiêu chí homemade ( làm tại nhà ) được sử dụng các vật liệu sẵn có, đơn giản để đảm bảo việc người sử dụng dễ dàng tùy chỉnh, sửa chữa, thay thế đồ. Vì lẽ đó ta có thể tùy chỉnh và can thiệp vào các bộ phận cơ khí, điện tử của máy khá dễ dàng. Tuy nhiên các chức năng cao cấp như tự ngắt điện, chống kẹt, ... sẽ được tinh giảm !
CHƯƠNG III
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG NÒNG BẮN BÓNG
3.1. Phân tích điều kiện làm việc và chọn phương pháp chế tạo phôi.
Chọn phôi đúc dạng rỗng, do hình dáng của phôi gần giống hình dáng của chi tiết.
Chọn vật liệu chế tạo: Chi tiết được làm bằng thép C45 đây là một loại thép trong nhóm thép cacbon. Kết cấu có chất lượng tốt, độ cứng vừa phải, sử dụng làm chi tiết trục là phù hợp nhất.
a. Tính sản lượng chi tiết:
Ta có:
+ N: là số sản phẩm được sản xuất trong 1 năm
+ N1: là số sản phẩm được giao N1 = 5000 ( sản phẩm)
+ m : là số lượng chi tiết trong một sản phẩm m = 1
+ : là số chi tiết được chế tạo thêm dự trữ lấy ( = 5%)
Ta có : N = 5000.1 ( 1 + ) = 5450 (sản phẩm)
Dựa vào phần mềm inventor ta có số liệu vật lý của chi tiết như sau
- Khối lượng riêng của trục: 7,85g/cm3
- Khối lượng của trục: Q = 0,128kg
- Thể tích của trục: V = 16337,346mm3
b. Dạng sản xuất:
Với:
Q = 0,128(kg)
N = 5450 (chi tiết)
=> Dạng sản xuất là “hàng loạt lớn”.
c. Chọn phôi:
Chọn phôi nghĩa là chọn loại vật liệu chế tạo, phương pháp hình thành phôi, xác định lượng dư gia công cho các bề mặt, tính toán kích thước và quyết định dung sai cho quá trình chế tạo phôi.
Chọn loại phôi :
Loại phôi được xác định theo kết cấu của chi tiết, loại vật liệu, điều kiện kỹ thuật, dạng sản xuất. Có nhiều loại phôi khác nhau:
- Phôi thép thanh: dùng để chế tạo các loại chi tiết như con lăn, chi tiết kẹp chặt, xilanh, piton, bạc, bánh răng có đường kính nhỏ…dùng trong sản xuất hàng loạt vừa, loạt lớn, hàng khối.
- Phôi dập: thường dùng cho các loại chi tiết như: trục răng côn, trục răng thẳng, các loại bánh răng khác, các chi tiết dạng càng, trục chữ thập, trục khuỷu…Các loại chi tiết này được dập trên máy búa nằm ngang hoặc máy dập đứng. Đối với chi tiết đơn giản thì dập không có ba via, còn chi tiết phức tạp dập sẽ có ba via.
Vật đúc có độ chính xác và độ bóng rất cao, có thể đúc được các vật phức tạp, các hợp kim nóng chảy ở nhiệt độ cao. Năng suất không cao, dùng để đúc kim loại quý hiếm cần tiết kiệm vật liệu .
Þ Như đã phân tích ở trên đây là chi tiết dạng trục vật liệu C45 nên ta chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại.
Do có ưu điểm sau:
- Chi tiết đúc có độ chính xác tương đối cao
- Tiêu tốn lượng kim loại nhỏ
- Hạn chế ba via, gờ, mép
- Năng suất cao, dễ tự động hóa
- Phương pháp đảm bảo được lượng dư, dung sai, và kích thước phôi như yêu cầu trong bản vẽ chi tiết.
e. Gia công chuẩn bị phôi:
- Làm sạch bề mặt bằng chổi sắt.
- Làm sạch ba via bằng dũa.
- Mặt của chi tiết không được gia công được mài nhẵn bằng máy mài, hay có thể dùng dũa để dũa sạch.
3.2. Thiết kế nguyên công
3.2.1. Nguyên công
- Để chế tạo chi tiết nòng bắn bóng, chúng ta phải qua 8 nguyên công. Trình tự quy trình công nghệ được thực hiện như sau:
+ Nguyên công 1 : Khỏa mặt đầu
+ Nguyên công 2 : Gia công mặt trụ Ø48mm , L=130mm
+ Nguyên công 3: Tiện trong Ø46
+ Nguyên công 4: Phay rãnh vuông 1: 26x45 mm
+ Nguyên công 5: Phay rãnh vuông 2: 26x45 mm
+ Nguyên công 6: Khoan thủng 2 lỗ Ø6 mm
+ Nguyên công 7: Khoan vòng lỗ Ø5 mm
Thực hiện quy trình công nghệ gia công:
a. Nguyên công 1: Khỏa mặt đầu
+ Sơ đồ định vị:
+ Định vị: Chi tiết được định vị trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm khống chế 4 bậc tự do.
+ Chọn máy : XZ6240A
+ Chọn dao :Tra bảng 4-3[Sổ tay công nghệ chế tạo máy,tập 1] ta chọn dao vai mặt đầu gắn mảnh hợp kim cứng T15K6
+ Bước gia công :
Lần gá 1: Khỏa mặt đầu 1
Lần gá 2 : Khỏa mặt đầu 2
+ Chế độ cắt:
- Các chuyển động cơ bản:
+ Chuyển động cắt n: là chuyển động quay tròn của mâm đã được gá chi tiết.
+ Chuyển động chạy dao s: là chuyển động tịnh tiến của dao.
- Chọn máy: Chọn máy tiện vạn năng XZ6240A
+ Đường kính lớn nhất của chi tiết gia công được trên thân máy: 400(mm)
+ Chiều dài lớn nhất tiện được: 1000(mm)
+ Công suất động cơ chính: Nc= 5,5 (kw)
+ Số cấp tốc độ trục chính (12 cấp tốc độ): 38; 57; 113; 170; 200; 255; 300; 380; 600; 900; 1345; 2000 (Vg/p)
- Chọn dao:
+ Dao vai: (Theo bảng 4-6 STCNCTM1/297)
Chọn dao tiện khỏa mặt đầu có góc nghiêng chính bằng 90o gắn mảnh hợp kim cứng BK8
- Bước 1: Tiện thô
+ Chiều sâu cắt t = 1,3 (mm)
+ Lượng chạy dao S = 0,35 (mm/vòng) (bảng: 5.61/STCNCTMT2/53)
+ Tốc độ cắt V:
Vận tốc cắt tính theo công thức: Vt = Vb.k1.k2.k3
- Bước 2: Tiện tinh
+ Chiều sâu cắt t = 0,2 (mm)
+ Lượng chạy dao S = 0,15 (mm/vòng) (bảng 5.61/STCNCTMT2/53)
+ Tốc độ cắt V:
Vận tốc cắt tính theo công thức: Vt = Vb.k1.k2.k3
Theo bảng (5-65/ STCNCTMT2/57)
c. Nguyên công 3 : Gia công lỗ trong Ø46mm
+ Sơ đồ định vị:
+ Định vị : Chi tiết được định vị trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm khống chế 4 bậc tự do
+ Chọn máy : XZ6240A
+ Chọn dao :Tra bảng 4-3[Sổ tay công nghệ chế tạo máy,tập 1] ta chọn dao tiện trong gắn mảnh hợp kim cứng T15K6
+ Bước gia công : Tiện lỗ trong Ø46
+ Chế độ cắt:
- Chọn dao:
+ Dao tiện trong: (Theo bảng 4-6 STCNCTM1/297)
Chọn dao tiện trong có góc nghiêng chính bằng 90o gắn mảnh hợp kim cứng BK8
Với các thông số: h=40; B=25; L=200; m=10; a=32; R=1
- Bước 1: Tiện thô
+ Chiều sâu cắt t = 1,3 (mm)
+ Lượng chạy dao S = 0,35 (mm/vòng) (bảng: 5.61/STCNCTMT2/53)
+ Tốc độ cắt V:
Vận tốc cắt tính theo công thức: Vt = Vb.k1.k2.k3
- Bước 2: Tiện tinh
+ Chiều sâu cắt t = 0,2 (mm)
+ Lượng chạy dao S = 0,15 (mm/vòng) (bảng 5.61/STCNCTMT2/53)
+ Tốc độ cắt V:
Vận tốc cắt tính theo công thức: Vt = Vb.k1.k2.k3
+ Dung dịch tưới nguội: Dùng dung dịch tưới nguội Epoxi
d. Nguyên công 4 : Phay rãnh vuông 1
+ Sơ đồ định vị:
- Định vị:
Chi tiết gia công định vị trên đồ gá hạn chế 5 bậc tự do, trong đó 2 khối V ngắn hạn chế 4 bậc tự do:tịnh tiến ox, oz.quay quanh ox,oz, 1 chốt tỳ hạn chế 1 bậc tự do tịnh tiến theo oy.
- Bước 1: Khi phay thô
Chiều sâu cắt t = 2,5 mm. Lượng chạy dao S = 0,5 mm/vòng
Tốc độ cắt V=15m/ph.
- Bước 2: Khi phay tinh
Chiều sâu cắt t = 0,5 mm. Lượng chạy dao S = 0,1 mm/vòng
Tốc độ cắt V = 25 m/ph.
+ Dụng cụ kiểm tra : Thước cặp,Pan me hoặc calip có lắp đồng hồ so
+ Dung dịch tưới nguội: Dùng dung dịch tưới nguội Epoxi
e. Nguyên công 6 : Khoan thủng 2 lỗ Ø6mm
+ Sơ đồ định vị:
+ Định vị: Dùng khối V dài khống chế 4 bậc tự do
Dùng 1 chốt tỳ khống chế 1 bậc tự do
+ Chọn máy : Tra bảng 9-21[Sổ tay công nghệ chế tạo máy,tập 3]chọn máy khoan đứng K125 do Việt Nam sản xuất.
+ Chọn dao :Tra bảng 4-40 [Sổ tay công nghệ chế tạo máy,tập 1]chọn mũi khoan ruột gà đuôi trụ Ø6mm
Chọn mũi khoan ruột gà chuôi trụ: Vật liệu chế tạo thép gió P18, đường kính mũi khoan d = Ø6mm, kiểu 3, chiều dài mũi khoan L = 117(mm), chiều dài phần làm việc l = 75(mm).
+ Chế độ cắt:
Chiều sâu cắt: t = 2 (mm).
f. Nguyên công 7 : Khoan vòng lỗ Ø5mm
+ Sơ đồ định vị:
+ Định vị: Dùng phân độ vi sai khống chế 4 bậc tự do
+ Chọn máy : Tra bảng 9-21[Sổ tay công nghệ chế tạo máy,tập 3]chọn máy khoan đứng K125 do Việt Nam sản xuất.
+ Chọn dao :Tra bảng 4-40 [Sổ tay công nghệ chế tạo máy,tập 1]chọn mũi khoan ruột gà đuôi trụ Ø5mm
+ Bước gia công : Khoan lỗ Ø5mm
+ Chọn dao: (Theo bảng 4-42/STCNCTM1/326)
Chọn mũi khoan ruột gà chuôi trụ: Vật liệu chế tạo thép gió P18, đường kính mũi khoan d = Ø5mm, kiểu 3, chiều dài mũi khoan L = 117(mm), chiều dài phần làm việc l = 75(mm).
Lượng chạy dao vòng: Sv = 0,3 (mm/vòng).(bảng 5.89/STCNCTM2/86)
Tốc độ cắt: Vb = 25 (m/vòng). (bảng 5.90/ STCNCTM2/86)
Theo công thức tính toán tốc độ cắt ta có: Vt = Vb.k1
3.2.2 Tính thời gian gia công cơ bản cho các nguyên công.
Trong sản xuất hàng loạt và sản xuất hàng khối thời gian gia công được xác định theo công thức sau:
Ttc = T0 + TP + TPV + Ttn
Trong đó:
+ Ttc: Thời gian từng chiếc (thời gian nguyên công).
+ T0: Thời gian cơ bản (thời gian cần thiết để biến đổi trực tiếp hình dạng kích thước và tính chất cơ lý của chi tiết, thời gian này có thể thực hiện bằng máy hoặc bằng tay và trong từng trường hợp gia công cụ thể có công thức tính tương ứng.
+ TP: Thời gian phụ, thời gian cần thiết để người công nhân gá đặt, tháo chi tiết mở máy, chọn chế độ cắt, dịch chuyển khi xác định thời gian nguyên công ta có thể có giá trị gần đúng TP = 9%T0.
a. Nguyên công 1: Tiện mặt đầu
Vậy thời gian gia công cơ bản NC1: T0 = 0,268 (phút)
b. Nguyên công 2: Tiện mặt trụ Ø48, L=130 mm
Vậy thời gian gia công là: T0 = 1,03 + 1,52 = 2,55 (phút)
d. Nguyên công 4 : Phay rãnh vuông 1
Vậy thời gian gia công là: T0 = 0,32 phút
f. Nguyên công 7 : Khoan vòng lỗ Ø5 mm
Vậy thời gian gia công là: T0 = 0,34
3.3. Tính và thiết kế đồ gá (Tính toán thiết kế cho nguyên công 5).
3.3.1. Lập sơ đồ gá đặt
a. Sơ đồ định vị, kẹp chặt:
b. Phân tích lực:
Chi tiết gia công được định vị trên khối V. Chi tiết tiếp xúc với khối V nhờ hai bề mặt nghiêng hợp với nhau một góc a. Vì vậy khối V tác dụng lên chi tiết hệ phản lực tác dụng gồm: (N1, F1, N2, F2) có phương chiều xác định như trên hình vẽ.
Với nguyên công trên, đây là phay thuận do đó xác định được:
Px = (0,8 ¸ 0,9)PZ = (172,46 ¸ 194). Chọn PX = 190 (KG)
PY = (0,7 ¸ 0,9 )PZ = (151 ¸ 194). Chọn PY = 170 (KG)
c. Xác định lực kẹp cần thiết:
Với nguyên công phay rãnh trên, với hệ lực tác dụng gồm (PZ, Px, Py) trong quá trình gia công chi tiết có các xu hướng mất cân bằng sau:
- Lực cắt PX làm chi tiết có xu hướng trượt dọc trục: Vì vậy để không xảy ra sự mất cân bằng này thì lực ma sát F1, F2 do lực kẹp W1, W2 sinh ra phải lớn hơn lực cắt PX.
Khi kẹp bằng hai khối V có kích thước như nhau thì lực kẹp sinh ra tại mỗi đòn kẹp lên chi tiết là: W1 = W2.
f1 , f2: là hệ số ma sát của thanh kẹp với chi tiết gia công. Theo bảng 3.4/pg86 [9] với cơ cấu thanh kẹp và bề mặt tinh thì: f1 = f2 = 0,3.
f1’ , f2’: hệ số ma sát giữa đồ định vị và chi tiết gia công. Theo bảng 3.4/pg86 [9] với cơ cấu thanh kẹp và bề mặt tinh thì: f1’ = f2’ = 0,15.
- Lực cắt PY cùng phương với lực kẹp W do đó nó sẽ hỗ trợ lực kẹp và không gây mất ổn định trong quá trình gia công.
- Lực cắt PZ làm chi tiết có xu hướng quay quanh tâm của chi tiết. Để chi tiết không bị xoay trong quá trình gia công thì mô men ma sát Mms do lực kẹp gây ra phải lớn hơn mô men gây xoay quanh trục MX.
Vậy xác định lực kẹp cho phép như sau:
W = max ( W1, W2) = 1170,57 (KG)
e. Xác định đường kính chốt:
- Với lực kẹp W thì trong quá trình làm việc chốt sẽ chịu lực cắt sinh ra gẫy chốt. Vậy để đồ gá làm việc ổn định cần xác định đường kính chốt sao cho đảm bảo điều kiện bền.
Ta có:
FZ: lực cắt tác dụng lên thân chốt. FZ = W/2 = 663,25 (KG)
[tc]: ứng suất cắt cho phép của chốt. Theo [3] xác định, [tc] = 140 (KG/mm2)
Vậy d = 6,528 (mm).
Chọn đường kính chốt theo tiêu chuẩn d = 8 (mm)
f. Xác định đường kính bu lông:
Trong quá trình làm việc bu lông không chịu tác dụng của ngoại lực và chịu lực xiết V = W/2 do đó theo (5.3.4)[10] xác định được đường kính bu lông theo điều kiện bền.
Vậy đường kính bu lông được xác định: d =9,567 (mm)
Tra tiêu chuẩn chọn bu lông M12.
3.3.2. Xác định sai số chế tạo cho phép của đồ gá.
Sai số chế tạo cho phép của đồ gá ect: sai số này cần được xác định khi thiết kế đồ gá: [ect] = 0,043 = 65 (mm)
3.3.3. Những yêu cầu kỹ thuật của đồ gá
a. Yêu cầu đối với thân đồ gá :
Thân đồ gá phải được ủ để khử ứng suất .
b. Kiểm tra đồ gá :
- Phải kiểm tra tất cả các kích thước chuẩn (kích thước của các chi tiết định vị)
Kích thước của các cơ cấu kẹp chặt và khả năng đưa chi tiết gia công vào lúc kẹp chặt và rút chi tiết gia công ra khi tháo lỏng.
- Kiểm tra chế độ lắp ghép của các chi tiết.
- Kiểm tra khả năng di trượt của các chi tiết di động trên đồ gá.
c. Sơn đồ gá :
- Sau khi đồ gá được kiểm tra tất cả các bề mặt không gia công phải được sơn dầu. Màu sơn có thể chọn tuỳ ý: xanh, vàng, ghi, lớp sơn phải hoàn toàn khô.
- Các chi tiết như bu lông, đai ốc được nhuộm màu bằng phương pháp hoá học.
3.3.4. Nguyên lý làm việc của đồ gá
Để lấy chi tiết ra khỏi đồ gá sau khi gia công và chuẩn bị cho lần gá đặt tiếp theo làm như sau: nới lỏng đai ốc kẹp chặt bên động, kéo mỏ kẹp ra bên ngoài tách khỏi sự tiếp xúc với chi tiết, lúc này bulông kẹp chặt bên động sẽ được tụt xuống nhờ đòn bẩy bulông và mỏ kẹp bên cố định sẽ được thả lỏng và chi tiết được tháo ra.
KẾT LUẬN
Đồ án “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bắn bóng bàn” được thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu 1 số máy bắn bóng bàn trong thực tế và cách chơi môn thể thao này. Đề tài đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về những gì đã được học trong suốt quá trình học tập tại trường, qua đây chúng em cũng hiểu biết được một phần những kiến thức bên ngoài giảng đường đại học.
Do trình độ cũng như khả năng nhận thức có hạn, cộng với việc thiếu thốn trong tài liệu tham khảo và thời gian nghiên cứu, tìm hiểu đề tài cho nên dù đã cố gắng hết sức nhưng bản đồ án không tránh khỏi những thiết sót. Cho nên chúng em mong các thầy cô châm trước và chỉ bảo thêm để chúng em có thể hiểu rõ hơn và sớm tiếp cận được những công nghệ mới.
Nhận xét về máy bắn bóng bàn tự động do nhóm thiết kế:
Máy có chức năng: bắn mạnh, nhẹ, xoáy lên, xuống, kết hợp ngang lên, ngang xuống, lia bóng từ từ qua hai bên bàn, đánh vào 1 điểm chỉ định.
- Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo và bảo quản.
+ Giá thành rẻ, vật liệu dễ tìm
+ Có nhiều chế độ bắn khác nhau
- Nhược điểm: Hoạt động chưa ổn định
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay công nghệ chế tạo máy - Tập 1
Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tôn, Trần Xuân Việt,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 2001
2. Sổ tay công nghệ chế tạo máy - Tập 2
Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tôn, Trần Xuân Việt,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 2001
3. Sổ tay công nghệ chế tạo máy - Tập 3
Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tôn, Trần Xuân Việt,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 2001
4. Công nghệ chế tạo máy
Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Thế Đạt, Trần Văn Địch
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 1998
5. Sổ tay và Atlas đồ gá
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2000
6. Nguyên lý cắt kim loại.
GS.TS Trần Văn Địch
7. Cơ kỹ thuật.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội – 2000
8. Vật lý đại cương
Nhà xuất bản giáo dục – 2001
9. Internet.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"