MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................6
LỜI NÓI ĐẦU………………………………7
LỜI CẢM ƠN………………………………….....8
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN……....9
CHƯƠNG 1: Tổng Quan...................10
1.1. Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí: ................10
CHƯƠNG 2: Phân Tích Hệ Thống ĐHKK Và Chọn Hệ Thống ĐHKK Cho Tòa Nhà ..................11
2.1. Máy điều hòa VRV:....................... 11
CHƯƠNG 3: Tính Cân Bằng Nhiệt Ẩm....................... 13
1.1. Tính cân bằng nhiệt ẩm bằng phương pháp carrier cho văn phòng loại 4 phương án 1 ...........13
1.1.1 Tính nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11........................13
1.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt (Q21):...................15
1.3. Nhiệt hiện tuyền qua vách Q22:...................17
1.3.1 Nhiệt truyền qua tường Q22t:........................17
1.3.2 Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c:...........................18
1.3.3 Nhiệt truyền qua kính cửa sổ Q22k:...................20
1.4. Nhiệt hiện tuyền qua nền Q23:..............................22
1.5. Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31:......................23
1.6. Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc thiết bị Q32:..................24
1.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4:.................28
1.7.1 Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h:........................28
1.7.2 Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4â:.......................29
1.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào phòng QhN và QâN....................30
1.9. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q5â:....................31
1.10. Các nguồn nhiệt khác Q6......................33
1.11. Xác định phụ tải lạnh......................34
1.12. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí:...................35
1.13. Tính toán các thông số trong sơ đồ điều hòa không khí tuần hoàn một cấp: ...................36
1.14. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF: ..........................36
1.15. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF: .......................37
1.16. Hệ số đi vòng εBF (Bypass Factor): ..................39
1.17. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF..........................39
1.18. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị ......................40
1.19. Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh. .................41
1.20. Xác định các điểm trên ẩm đồ.....................42
1.21. Lưu lượng không khí qua dàn lạnh..................43
1.22. Tính kiểm tra năng suất lạnh của hệ thống...................... 44
1.23. Lựa chọn các thiết bị cho hệ thống :.................... 45
1.23.1 Lựa chọn dàn lạnh:.................... 45
1.23.2 Lựa chọn dàn nóng.................. 47
CHƯƠNG 4: Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Đường Ống Gió..................... 47
4.1. Tính toán thiết kế đường ống gió tươi:...................... 47
4.2 Xác định tiết diện và cỡ ống trên các đoạn:................. 48
4.3 Tổn thất áp suất...........................49
4.3.1 Tổn thất áp suất ma sát:....................... 49
4.3.2 Tổn thất áp suất cục bộ:..............................49
4.4 Tính chọn quạt bằng phần mềm Fantech .........................53
CHƯƠNG 5: Các Biện Pháp Thi Công Lắp Đặt, Vận Hành, Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa…...........54
5.1 Biện pháp thi công lắp đặt:..........................54
5.1.1 Lắp đặt hệ thống ống dẫn môi chất lạnh và hệ thống thoát nước ngưng …......................54
5.1.2 Lắp đặt hệ thống điện:.............................. 56
5.2 Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh: .............................56
5.2.1 Lắp đặt dàn nóng: ...........................56
5.2.2 Lắp đặt dàn lạnh:............................ 57
5.2.3 Hút chân không:..................................... 57
5.3 Nạp gas: 58
KẾT LUẬN……………………………….59
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................. 60
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Do đó điều hoà không khí chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt và cả trong công nghiệp. Khi mà đời sống kinh tế nâng cao thì nhu cầu về điều hoà càng cao, có thể nói hầu như trong tất cả các cao ốc, văn phòng , khách sạn,bệnh viện, nhà hàng, một số phân xưởng…, đã và đang xây dựng đều trang bị hệ thống điều hoà không khí. Mục đích của việc điều hoà không khí là tạo ra môi trường khí hậu thích hợp cho điều kiện sinh lý của con người và nâng cao độ tin cậy hoạt động của các trang thiết bị công nghệ. Với đề tài “ Thiết Kế Hệ Thống ĐHKK VRV Cho Văn Phòng Loại 4 Phương Án 1 ”, sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án với sự nổ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy : Ths…………….. đến nay đồ án của em đã được hoàn thành. Trong cuốn thuyết minh này em đã cố gắng trình bày một cách trọn vẹn và mạch lạc từ đầu đến cuối tuy nhiên vẫn còn vài sai sót, lại một phần do kiến thức còn hạn chế và tài liệu không đầy đủ nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong muốn có được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để cho em có thể rút kinh nghiệm cho tương lai sau này.
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quí thầy cô và các bạn. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Khoa Nhiệt Lạnh – Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt là thầy : Ths…………… đã cùng em trong 8 tuần hướng dẫn làm môn đồ án chyên ngành. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy cô thì em nghĩ đồ án môn học rất khó có thể hoàn thiện được. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ.
Do vậy, không tránh khỏi những thiếu xót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ chí minh, ngày … tháng … năm 20…
Nhóm sinh viên thực hiện
………………….
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Trong đó môi trường không khí có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên trái đất, trong đó có sự sống con người . Môi trường không khí có đặc tính là không thể chia cắt, không có biên giới, không có ai sở hữu riêng cho mình, môi trường không khí không trở thành hàng hóa, do đó nhiều người không biết giá trị vô cùng to lớn của môi trường không khí, chưa biết quí trọng môi trường không khí và chưa biết cách tạo ra một môi trường không khí trong sạch không ô nhiễm.
1.2. Bản vẽ công trình
Bản vẽ công trình như hình dưới.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐHKK VÀ CHỌN HỆ THỐNG ĐHKK CHO TÒA NHÀ
2.1. Máy điều hòa VRV:
- Hệ thống điều hòa trung tâm VRV (Variable Refrigerant Volume) là một hệ thống gồm một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà
- Hệ thống điều hòa không khí trung tâm
VRV (Variable Refrigerant Volume): Tên gọi của hang Daikin
VRF (Variable Refrigerant Flow): Tên gọi của hãng khác để phân biệt với Daikin
- Hệ thống điều hòa VRV được phân ra thành 4 loại bao gồm :
+ Hệ thống điều hòa trung tâm VRV castle âm trần
+ Hệ thống điều hòa trung tâm VRV âm trần nối ống gió
+ Hệ thống điều hòa trung tâm VRV đặt sàn
+ Máy VRV đã giải quyết tốt được vấn đề hồi dầu về máy nén do đó cụm dàn nóng có thể đặt cao hơn cụm dàn lạnh đến 50m và các dàn lạnh có thể đặt cách nhau 15m, đường ống dẫn môi chất từ cụm dàn nóng đến cụm dàn lạnh xa nhất tới 150m tạo điều kiện cho việc bố trí máy dễ dàng hơn trong các nhà cao tầng.
+ Khả năng bảo dưỡng, sửa chữa rất năng động và nhanh chóng giữa các thiết bị tự phát hiện hư hỏng chuyên dùng cũng như sự kết nối để phát hiện hư hỏng tại trung tâm qua internet.
CHƯƠNG 3. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ẨM
3.1. Tính cân bằng nhiệt ẩm bằng phương pháp carrier cho văn phòng loại 4 phương án 1
3.1.1. Tính nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11
Áp dụng công thức:
Q11 = nt .Q'1 W
Nhiệt độ trung bình của tp HCM là , độ ẩm 60% tra đồ thị t-d ta được ts=26
εds= 1- (26-20)/10 x 0,13= 0,92
- Do ảnh hưởng của độ cao công trình so với mực nước biển nên có thể xem = 1
- Hệ số ảnh hưởng của mây mù, khi không có mây
- Hệ số xét tới ảnh hưởng của khung kính, khung kim loại
- Hệ số ảnh hưởng của kính , chọn kính Antisun màu đồng nâu dày 12mm tra bảng 4.3 [TL2/131], ta có:
αk =0,74; ρk = 0,05; τk = 0.21; εm = 0,58
Tra bảng 4.4 [TL2/132] với rèm che Brella trắng kiểu Hà Lan, ta có: αm =0,09; ρm = 0,77; τm = 0,14
Hệ thống hoạt động 24/24 và gs = 500 kg/m2 sàn, tra bảng 4.6 ta được hệ số tác động tức thời nt lớn nhất.
3.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt (Q21):
Ta có:
Q21: Dòng nhiệt đi vào không gian cần điều hòa do sự tích nhiệt của các kết cấu mái và do độ chênh nhiệt độ của không khí giữa bên ngoài và bên trong.
k: hệ số truyền nhiệt qua mái (trần)
Ta chọn trần bê tông dày 150mm, lớp vữa xi măng cát dày 25mm trên có lớp bitum, 437kg/cm2 vào mùa hè với trần giả bằng thạch cao dày 12mm có k=1,67W/m2.K
tN,ef: Nhiệt độ không khí sát trên trần ( )
tN: Nhiệt độ ngoài trời ( ) tN=35
tT: Nhiệt độ trong phòng điều hòa ( ) tT = 25
αN: Hệ số tỏa nhiệt của không khí ngoài trời khi tiếp xúc trực tiếp với mái, có thể lấy αN = 20W/m2.K
εs: Hệ số hấp thụ của mái, ta chọn mái Tôn có mặt quét sơn màu vàng εs=0,44
3.3. Nhiệt hiện tuyền qua vách Q22:
Vách bao che chung quanh cũng có nhiều dạng: tường, cửa ra vào và cửa sổ. Tuy nhiên công thức chung tính nhiệt truyền qua vách vẫn được tính bằng biểu thức:
Q22 = ∑Q2i = ki . Fi . ∆t = Q22t + Q22c + Q22k [W]
Trong đó:
Q2i: nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào, cửa sổ…
ki: hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính [W/m2.K]
Fi: diện tích tường, cửa, kính tương ứng [m2]
3.3.1. Nhiệt truyền qua tường Q22t:
Áp dụng công thức :
Q22t= kt . Ft . Δt
∆t: chênh lệch nhiệt độ. Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời: ∆t= tN - tT = 35-25 = 100C
δi: Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường [m]
λi: Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường [W/m.K]
Ft: Diện tích bao quanh [m2]
3.3.2. Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c:
Nhiệt truyền qua cửa ra vào được xác định như sau:
Q22c = kc . Fc . Δt
Trong đó:
Fc: Diện tích cửa, m2.
Cửa kính cao 3m, rộng 2,7m cho 1 cửa( của phòng làm việc chung)
Cửa gỗ cao 2,2m, rộng 1m cho 1 cửa(phòng làm việc chung 2 cái), các phòng khác 1 cái)
∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà. Đối với cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài trời thì: ∆t = tN - tT = 35 - 25 = 10 oC.
3.4. Nhiệt hiện tuyền qua nền Q23:
Áp dụng công thức:
Q23 = kn . Fn . ∆t
Trong đó:
Fn: diện tích nền, m2
∆t: chênh lệch nhiệt độ. Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời:
∆t= tN - tT = 35-25 = 10 0C
kn: hệ số truyền nhiệt qua nền hoặc sàn. Ta có sàn được đặt ngay trên mặt đất vào mùa hè nên ta chọn sàn bê tông 150mm, có lớp vữa ở trên 25mm với tổng chiều dày là 175mm; đặc điểm mặt trên của sàn hoặc nền là có lót giấy và trải thảm: k = 1,32 W/m2.K
3.5. Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31:
Q31 = nt . nd . Qđ
Trong đó:
nt: hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng; chọn số giờ sau khi bật đèn là 13 giờ với khối lượng
gs = 500kg/m2 sàn ta được nt = 0,22
nd: hệ số tác dụng đồng thời, đối với công sở ta chọn nd = 0,8
3.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4:
Q4 = Q4h + Q4â [W]
3.7.1. Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h:
Áp dụng công thức:
Q4h = nđ . n . nt . qh [W]
Tính cho phòng làm việc với 80 người gồm 48 nam, 32 nữ:
- Tính cho nam: Q4h = nđ . n . nt . qh = 0,75 . 48 . 0,22 . 60 = 475,2 W
- Tính cho nữ: Q4h = nđ . n . nt . qh . 0,85 = 0,75 . 32 .0,22 . 60 . 0,85 = 269,28 W
=> Q4h = 475,2 + 269,28 = 744,48 W
3.7.2. Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4â:
Q4â = n . qâ W
Trong đó:
n: số người trong phòng điều hòa
qâ: Nhiệt ẩn do một người tỏa ra, W/người. Theo bảng 4.18/149 với nhiệt độ phòng cần điều hòa là 26 nên q h= 70 W/người tính cho nam giới trưởng thành; phụ nữ bằng 85% nam giới; trẻ em tính bằng 75% nam giới.
Tính cho phòng làm việc chung với 80 người gồm 48 nam, 32 nữ:
+ Tính cho nam giới: Q4â = n . qâ = 48 . 70 = 3360 W
+ Tính cho phụ nữ: Q4â = n . qâ . 0,85 = 32 . 70 . 0,85 = 1904 W
=> Q4â = 3360 + 1904 = 5264 W
3.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào phòng QhN và QâN
Phòng điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ oxy cần thiết cho người ở trong phòng. Ký hiệu gió tươi ở trạng thái ngoài trời là N, do gió tươi ở trạng thái ngoài trời với nhiệt độ tN, ẩm dung dN và entanpy IN lớn hơn trạng thái không khí ở trong nhà với nhiệt độ tT, ẩm dung dT và entanpy IT, vì vậy khi đưa gió tươi vào phòng nó sẽ tỏa ra một lượng nhiệt, bao gồm nhiệt hiện QhN và nhiệt ẩn QâN, được tính bằng các biểu thức:
QhN = L. p. Cp. (tN – tT) W
QâN = L. p. r . (dN - dT) W
Tính cho phòng làm việc chung với số người là n = 31:
QhN = L. p. Cp. (tN – tT) =(47. 7,5) . 1,2 . 1,01 . (35 – 25) = 4272,3 W.
QâN = L. p. r. (dN - dT) =(47. 7,5) . 1,2 . 2500 . (22,3 – 12) . 10-3 = 10892,25 W.
Nhiệt do gió tươi mang vào: QN = QhN + QâN = 4272,3 + 10892,25 = 15164,55 W
3.9. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q5â:
Không gian điều hòa cần được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi cấp cho phòng điều hòa nhằm tiết kiệm năng lượng, nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí không mong muốn qua khe cửa sổ, cửa ra vào và cửa mở do người ra vào. Hiện tượng này xảy ra càng mạnh khi chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài không gian điều hòa càng lớn. Không khí lạnh thoát ra ở phía dưới cửa và không khí ngoài trời lọt vào từ phía trên cửa. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt được xác định như sau:
Q5 = G5. ( IN – IT ) = G5. Cp. ( tN – tT ) + G5. ro. ( dN – dT), W
Tuy nhiên, lưu lượng không khí rò rỉ thường không theo quy luật và rất khó xác định. Nó phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở cụ thể, số lần đóng mở cửa… Vì vậy trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm:
Q5h = 0,39. . V. (tN – tT )
Q5â = 0,84. . V. (dN – dT )
Tính cho phòng làm việc chung với V = 3287,79 m3, chọn = 0,7.
Q5h = 0,39. . V. (tN – tT ) = 0,39. 0,7. 1804,86. (35 – 25) = 2463.63W.
Q5â = 0,84. . V. (dN – dT ) = 0,84. 0,7. 1804,86. (22,3 – 12) = 10930.95W.
Nhiệt do gió lọt: Q5 = Q5h + Q5â = 2463.63+ 10930.95= 13394.58W.
3.12. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí:
Việc thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí được tiến hành đối với mùa hè và mùa đông , nhưng ở TP. Hồ Chí Minh thì mùa đông không lạnh lắm nên không cần lập sơ đồ mùa đông. Như vậy, ta chỉ cần lập sơ đồ cho mùa hè cho công trình.
Không khí bên ngoài trời có trạng thái N (tN, jN) qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (l), được đưa vào buồng hoà trộn (3), tại đây không khí hoà trộn với không khí hồi có trạng thái T (tT, jT) với lưu lượng LT từ các miệng hồi gió (2). Hỗn hợp hoà trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý (4). Tại đây, không khí được xử lý theo chương trình định sẵn đến một trạng thái O nhất định nào đó và được quạt 5 vận chuyển theo đường ống gió 6 vào phòng 8 qua các miệng thổi (7).
3.14. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF:
Hệ số nhiệt hiện phòng được ký hiệu là RSHF là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện trên tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phòng chưa tính đến thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi QhN và QâN đem vào không gian điều hoà. Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia quá trình tự biến đổi không khí trong phòng điều hòa V - T.
3.15. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF:
Ta có:
Qh : Thành phần nhiệt hiện, kể cả phần nhiệt hiện do gió tươi mang vào, W.
Qâ : Thành phần nhiệt ẩn, kể cả phần nhiệt ẩn do gió tươi mang vào, W.
Qt : Tổng nhiệt thừa dùng để tính năng suất lạnh Qo = Qt , W.
Hệ số nhiệt hiện tổng chính là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hoà trộn đến điểm thổi vào. Đây chính là quá trình làm lạnh và khử ẩm của không khí trong dàn lạnh sau khi hoà trộn giữa gió tươi và gió tái tuần hoàn.
Tính cho phòng khách tầng trệt với các thông số đã tính trong bảng 1.16 và bảng 2.1:
Qh= Qhf + QhN
Qâ = Qâf + QâN
3.18. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị
Nhiệt độ đọng sương của thiết bị là nhiệt độ mà khi tiếp tục làm lạnh hỗn hợp không khí tái tuần hoàn và không khí tươi (có trạng thái hoà trộn H) qua điểm V theo đường thì không khí đạt trạng thái bão hoà j =100% tại điểm S. Điểm S chính là điểm đọng sương và nhiệt độ tS là nhiệt độ đọng sương của thiết bị.
Nhiệt độ đọng sương của dàn lạnh được xác định khi biết tT ( , jT (%), tra bảng 4.24/167 và nội suy ta được tS.
3.19. Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh
Tính cho phòng làm việc chung:
tO = tS + (tH – tS) = tV = 16 + 0,1. (26,1 – 16) =17.01 .
3.20. Xác định các điểm trên ẩm đồ
Tính cho phòng làm việc chung:
Tính: ehf = 0,87; eht = 0,79; ehef = 0,86.
Xác định điểm T (25 oC, 60% ), N (37,3 oC, 55%) và G (24oC, 50%).
Qua T kẻ đường thẳng song song với G - ehef cắt j = 100% ở S, xác định được điểm nhiệt độ đọng sương tS = 15,70 oC.
Qua S kẻ đường thẳng song song với G - eht cắt đường NT tại H, xác định được điểm hòa trộn tH = 26,1 oC.
Qua T kẻ đường thẳng song song với G - ehf cắt đường SH tại O có tO = 16,74 oC.
3.22. Tính kiểm tra năng suất lạnh của hệ thống
Năng suất lạnh của hệ thống điều hòa không khí có thể được tính kiểm tra bằng biểu thức:
Q0 = G. (IH – IV) , W
Trong đó:
G = r.L: lưu lượng khối lượng không khí qua dàn lạnh, kg/s.
r : khối lượng riêng (mật độ) không khí r = 1,2 kg/m3.
L = LN + LT: lưu lượng thể tích của không khí, l/s.
LN: lượng không khí tươi đưa vào, l/s. LT: lượng không khí tái tuần hoàn, l/s.
IH: enthalpy không khí điểm hòa trộn º không khí vào dàn lạnh, kJ/kg.
IV = IO: enthalpy không khí điểm thổi vào º không khí ra khỏi dàn lạnh, kJ/kg.
Tính cho phòng làm việc chung:
Q0 = G. (IH – IV)
3.22. Lựa chọn các thiết bị cho hệ thống:
3.22.1. Lựa chọn dàn lạnh:
Năng suất lạnh của phòng làm việc chung là Qo= 93.16 kW.
Theo Catalog VRV IV của Daikin.
3.22.2. Lựa chọn dàn nóng
Ta lựa chọn dàn nóng dựa vào ứng dụng daikin express ta chọn được:
* Hệ thống của phòng làm việc chung.
* Hệ thống của các phòng còn lại.
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ
4.1. Tính toán thiết kế đường ống gió tươi:
Trong các tính toán thiết kế ta phải đáp ứng được các yêu cầu chung của các hệ thống đường ống gió như:
- Bố trí đường ống phải hợp lý, đơn giản và nên đối xứng
- Hệ thống đường ống phải tránh được các kết cấu xây dựng, kiến trúc và các thiết bị khác trong thi công
* Tính toán thiết kế đường ống gió theo phương pháp ma sát đồng đều:
- Lưu lượng thể tích gió tươi cần thiết cho công trình:
Chọn lưu lượng khối lượng gió tươi GN = 10%G
=> GN = 14%×15.77 = 2.2 (kg/s)
=> V = L = (l/s) Lấy V =1800 (l/s)
- Chọn ống gió có tiết diện hình chữ nhật. Dựa vào bảng 7.2 TL[1] tạm chọn vận tốc đoạn ống khởi đầu là: ω = 7.4 m/s.
4.2. Xác định tiết diện và cỡ ống trên các đoạn
Dựa vào bảng 7.11 TL[1] ta xác định và tính toán được các thông số như bảng 6.2.
4.3. Tổn thất áp suất
4.3.1. Tổn thất áp suất ma sát:
Δpms = l×Δpl (Pa)
Với:
+ l: chiều dài ống gió (m);
+ Δpl : tổn thất ma sát trên 1 m chiều dài ống (Pa).
* Tổng chiều dài đường ống chính:
l = 20+6.5+6.5+3+3+5+3+3+3+3+3 = 59 (m)
=> Δpms = l×Δpl = 59×1.1 = 64.9 (Pa)
4.3.2. Tổn thất áp suất cục bộ:
* Đối với cút tròn và chữ nhật:
Δpcb = ltđ×Δpl (Pa)
Với: ltđ : chiều dài tương đương (m), được xác định theo bảng 7.4 và 5.5 TL[1].
* Đoạn từ Quạt đến A:
+ Tê 90o, cắt chéo nhau 90o
- Tra bảng 7.6 với ω2 = 4.3 m/s ta có pđ = 11.15 (Pa)
Vậy: Δpcb = n×pđ = 1.965×11.15 = 21.9 (Pa).
* Đoạn từ B đến C:
- Tra bảng 7.7 TL [1] chọn a = 30o ta có n = 1.02
- Tra bảng 7.6 TL [1] với:
ω1 = 4 (m/s) ta có pđ1 = 9.6 (Pa)
ω2 = 5.7 (m/s) ta có pđ2 = 19.6 (Pa)
Vậy: Δpcb = n×(pđ2 – pđ1) = 1.02×(19.6 – 9.6) = 10.2 (Pa)
+ Bộ thu (Nối giảm)
- Tra bảng 7.7 TL [1] chọn a = 30o ta có n = 1.02
- Tra bảng 7.6 TL [1] với:
ω1 = 2.86 (m/s) ta có pđ1 = 4.91 (Pa)
ω2 = 5 (m/s) ta có pđ2 = 15.1 (Pa)
Vậy: Δpcb = n×(pđ2 – pđ1) = 1.02×(15.1 – 4.91) = 10.4 (Pa)
+ Cút 90o, không cánh hướng dòng R = 1.25d
Với W = 200 mm, d = 150 mm, ta có W/d =1.33 Tra bảng 7.5 ta có a = 7.165
Vậy Itđ = a×d = 7.165×150 = 1074.75 mm = 1.07 m
Tổn thất cục bộ: Δpcb = Itđ×Δpl = 1.07×1.1 = 1.177 N/m2
* Đoạn 23 đến 24:
- Tra bảng 7.7 TL [1] chọn a = 30o ta có n = 1.02
- Tra bảng 7.6 TL [1] với:
ω1 = 2.22 (m/s) ta có pđ1 = 2.96 (Pa)
ω2 = 3.33 (m/s) ta có pđ2 = 6.72 (Pa)
Vậy: Δpcb = n×(pđ2 – pđ1) = 1.02×(6.72 – 2.96) = 3.83 (Pa)
* Áp suất tổng trên đường ống tổn thất lớn nhất là:
Δp = Δpms + Δpcb = 64.9 + 122.744 = 187.644 (Pa)
4.4. Tính chọn quạt bằng phần mềm Fantech :
* Chọn áp suất tĩnh tổng cần thiết để chọn quạt: Δpt = 200 (Pa)
CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA
5.1. Biện pháp thi công lắp đặt:
Biện pháp thi công lắp đặt có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng, tính ổn định, độ tin cậy, độ an toàn , tuổi thọ và hiệu quả kinh tế trong vận hành sử dụng hệ thống điều hòa không khí nói chung. Đặc biệt là đối với hệ thống điều hòa không khí kiểu VRV do có một số đặc thù kỹ thuật riêng nên có một số yêu cầu khắt khe hơn trong việc thi công lắp đặt các hạng mục của hệ thống so với các hệ thống điều hòa khác nên giải pháp kỹ thuật thi công lắp đặt càng trở nên phức tạp.
* Các hạng mục công trình sẽ thi công trình sẽ thi công:
- Trước khi tiến hành các công việc thi công tại hiện trường , cần tiến hành các công tác chuẩn bị. Một trông công tác chuẩn bị hết sức quan trọng là khảo sát hiện trường.
- Việc thi công lắp đặt tại hiện trường sẽ tiến hành như sau:
+ Lắp đặt hệ thống ống dẫn môi chất lạnh và hệ thống ống nước ngưng
+ Lắp đặt các thiết bị điện động lực
+ Lắp đặt thiết bị:
Lắp đặt các dàn lạnh ( INDOOR Unit- IU)
Lắp đặt các tổ máy dàn nóng ( OU)
Lắp đặt tháp giải nhiệt, bơm, quạt,..
5.1.1. Lắp đặt hệ thống ống dẫn môi chất lạnh và hệ thống thoát nước ngưng:
- Lấy dấu các tuyến ống theo bản vẽ kỹ thuật thi công đã được hiệu chỉnh ( nếu cần) sau khi khảo sát thực tế tại hiện trường.
- Kiểm tra chất lượng ống đồng dẫn môi chất lạnh, ống PVC thoát nước ngưng, đông thời kiểm tra chất lượng ống xốp mềm để bảo ôn các hệ thống đường ống trên.
- Ống đồng dẫn môi chất lạnh gồm: Ống gas và ống lỏng nối từ OU tới tất cả các IU tương ứng trong cùng một hệ thống. Mỗi hệ thống có đường ống chính nối từ OU tới bộ chia đầu tiên và các đường ống nhánh nối tới tất cả cá IU.
* Quy trình thử kín đường ống môi chất của hệ thống VRV:
- Mục đích:
+ Kiểm tra phát hiện chỗ rò rĩ trên đường ống sau khi lắp đặt
+ Kiểm tra khả năng chịu áp cửa đường ống đặc biệt là của mối hàn.
- Yêu cầu:
+ Cần tiến hành thử sau khi đã làm xong hoàn chỉnh công tắc lắp đặt thiết bị và đường ống của từng hệ thống, trước khi hút chân không khử ẩm hệ thống.
+ Cần tiến hành trình tự theo các bước
- Phương pháp khử:
+ Tăng áp và giữ áp theo 3 bước:
Bước 1: Nâng áp lên 3 kg/cm2 và duy trì trong một thời gian ít nhất là 3 phút hoặc hơn. Kiểm tra xác định các chỗ rò lớn.
Bước 2: nâng áp lên 15kg/cm2 và duy trì trong thời gian tối thiểu 3 phút hoặc lâu hơn. Kiểm tra xác định các chỗ rò lớn.
Bước 3: Nâng áp lên 25 kg/cm2 và giữ áp trong khoảng thời gian 24h. Kiểm tra xác định các chỗ rò nhỏ.
5.1.2. Lắp đặt hệ thống điện:
Các thông số của nguồn điện: 380V, 415v, 3P, 50HZ
* Yêu cầu của về lắp đặt hệ thống điện:
Các dây điện động lực dàn nóng, dàn lạnh, dây điều khiển phải đúng các thống số ghi trên bản vẽ.
Tủ điện cấp nguồn chính, gồm các Aptomat nguồn thiết bị , rơ le, các thiết bị đo tường, báo hiệu và bảo vệ… phải được lắp đặt đúng kỹ thuật tại các vị trí an toàn, dễ thao tác.
5.2. Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh:
5.2.1. Lắp đặt dàn nóng:
Trước khi lắp đặt, cần kiểm tra mã hiệu máy tình trạng của máy xem có bị lỗi gì không, kể các lỗi do chuyển động
Các cục dàn nóng đã được chế tạo hoàn chỉnh tại các nhà máy, các dàn nóng được đưa lên các tầng bằng thang máy hoặc cần cẩu.
Chuẩn bị bệ đỡ đúng yêu cầu chú ý về vị trí, hướng, khoảng cách giữa các dàn nóng để đảm bảo hiệu quả làm việc của hệ thống.
5.2.2. Lắp đặt dàn lạnh:
Trước khi lắp cần kiểm tra mã hiệu, công suất và trình trạng của bề mặt và các chi tiết của IU
Các dàn lạnh được treo trên các ty treo gắn trần và được kiểm tra cân bằng. Mỗi IU được treo lên trần bê tông bằng 4 thanh ren thép, nở thép M10 qua đệm chống run sao cho mặt nạ của máy áp sát mặt dưới của trần giả. Máy phải đảm bảo thăng bằng theo chiều ngang để đảm bảo thoát nước ngưng được tốt.
5.3. Nạp gas:
Sau khi đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống đã hoàn toàn kín và không còn hơi ẩm và các loại khí khác bên trong thì tiến hành nạp gas qua đồng hồ nạp.
Lượng gas cần nạp vào phụ thuộc vào đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lỏng và được tính toán theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
KẾT LUẬN
Như vậy, trong đồ án này em đã lựa chọn được máy và thiết bị VRV phù hợp với yêu cầu của công trình, đồng thời thiết kế được hệ thống vận chuyển và phân phối không khí đáp ứng nhu cầu cấp gió tươi và thải gió. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, vẫn còn nhiều phần em chưa thể tính toán,… Qua đó em nhận thấy rằng mình còn cần cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thiện khả năng của bản thân trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Nhân đây, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn và cá nhân Thầy : Ths…………….. đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực hiện đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Lợi, hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, 2011
2. Nguyễn Đức Lợi, Thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2012
3. Phần mềm VRV Xpress Daikin
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"