TIỂU LUẬN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 2

Mã đồ án MHNL002023004
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tiểu luận có dung lượng 45MB. Bao gồm toàn bộ fille word (Bản thuyết minh tính toán thiết kế, bìa tiểu luận…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế tiểu luận........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 2.

Giá: 390,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC............

LỜI NÓI ĐẦU.............

LỜI CẢM ƠN................

CHƯƠNG 1. Tính cân bằng nhiệt ẩm bằng phương pháp Carrier cho văn phòng loại 1 phương án 2.............

1.1. Tính nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11...................

1.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt (Q21):...................

1.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q22........................

1.3.1. Nhiệt truyền qua tường Q22t

1.3.2. Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c....................

1.3.3. Nhiệt truyền qua kính cửa sổ Q22k...............

1.4. Nhiệt hiện truyền qua nền Q23...............

1.5. Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31.............

1.6. Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc thiết bị Q32.............

1.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏ ra Q4...............

1.7.1. Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h..........

1.7.2 Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q..........

1.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN...........

1.9. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q..............

1.10. Các nguồn nhiệt khác Q6..........

1.11. Xác định phụ tải lạnh.............40

CHƯƠNG 2. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí ……….………..44

2.1. Tính toán các thông số trong sơ đồ điều hòa không khí tuần hoàn một cấp...............45

2.2. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF................45

2.3. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF............. 45

2.4. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF.................47

2.5. Hệ số đi vòng  ( Bypass Factor )............... 49

2.6. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF .................49

2.7. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị ...............51

2.8. Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh. ..............52

2.9. Xác định các điểm trên ẩm đồ................ 53

2.10. Lưu lượng không khí qua dàn lạnh. ..............54

2.11. Tính kiểm tra năng suất lạnh của hệ thống................ 55

CHƯƠNG 3. Lựa chọn các thiết bị cho hệ thống…...............56

3.1. Lựa chọn dàn lạnh. ................56

3.2. Lựa chọn dàn nóng. ...........60

3.3. Sơ đồ hệ thống thực hiện qua phần mềm chọn máy của Daikin: ..60

4. Kết luận……….

4.2. Các Biện Pháp Thi Công Lắp Đặt ,Vận Hành ,Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa…......

4.2.1. Biện pháp thi công lắp đặt……….

4.3. Lắp đặt hệ thống ống dẫn môi chất lạnh và hệ thống thoát nước ngưng.......

4.3.1. Lắp đặt hệ thống điện…….

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ..........77

LỜI NÓI ĐẦU

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè tương đối nóng nực và có độ ẩm khá cao. Cùng với sự phát triển của đất nước đời sống nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu về việc tạo ra điều kiện khí hậu thích hợp cho con người ở các công sở, văn phòng, xí nghiệp và nhà ở của nhân dân vv.. đã trở nên rất cấp thiết. Hiện nay hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, công sở đều sử dụng các hệ thống điều hoà không khí từ công suất nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn.

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, người ta sử dụng hệ thống làm lạnh từ các đường ống dẫn không khí ẩm đi vòng quanh một toà nhà. Hệ thống này giúp bảo quản một số thực phẩm, làm mát bia và một số thức uống.

Ngày 17 tháng 7 năm 1902, Willis Carrier sáng tạo ra chiếc máy điều hoà không khí đầu tiên chạy bằng điện.

Hệ thống điều hoà không khí của Willis Carrier được dùng trong một nhà máy in. Hệ thống này giúp kiểm soát nhiệt độ và còn giữ độ ẩm trong nhà máy. Nguyên lý giữ ẩm cho không khí của Carrier áp dụng khá đơn giản, thay vì đẩy không khí qua ống nung nóng, dòng không khí di chuyển qua ống được làm lạnh bằng amoniac hoá lỏng .

Năm 1906, kỹ sư Stuart Cramer nghĩ ra ý tưởng chế tạo thiết bị thông gió lắp vào nồi chứa nước cất của hệ thống dệt để tạo ra độ ẩm. Quá trình này được đặt tên là “điều hoà không khí”.

Năm 1911, Carrier giới thiệu “công thức làm lạnh với tỷ lệ độ ẩm hợp lý” cho hội kỹ sư cơ khí của Hoa Kỳ. Phương pháp làm lạnh này được áp dụng cho tới ngày nay.

Năm 1914, hộ gia đình đầu tiên tại Minneapolis đã lắp đặt hệ thống điều hoà của Carrier chế tạo.

Từ năm 1917 đến năm 1930, người dân có thể tận hưởng không khí mát từ máy điều hoà ở các rạp chiếu phim. Năm 1922, Carrier thay thế chất sinh hàn độc hại amoniac bằng một hợp chất an toàn hơn đó là dielene.

Các thế hệ máy điều hoà tiếp theo đã được giảm thiểu tối đa kích thước, nhỏ gọn hơn và được lắp đặt tại nhiều nơi như cửa hàng bách hoá, các con tàu,…

Từ năm 1924 đến năm 1930, máy điều hoà được phổ biến ở nhiều cơ sở làm việc của chính phủ Mỹ.

Năm 1928, kỹ sư người Mỹ Thomas Midgley lần đầu tiên sản xuất thành công khí Freon làm chất sinh hàn trong công nghệ làm lạnh được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy lạnh đến năm 1994.

Năm 1931, Schultz và Sherman chế tạo thành công máy điều hoà có kích thước nhỏ gọn đặt trên bệ cửa sổ và làm mát một căn phòng.

Năm 1946, 30.000 máy điều hoà gia dụng được sản xuất và cung cấp cho người dân trên khắp nước Mỹ. Năm 1953, hơn 1 triệu máy điều hoà đã được sản xuất và bán ra.

Năm 1957, kỹ sư người Đức Heinrich Krigar chế tạo thành công máy nén khí ly tâm đầu tiên trên thế giới. Với kỹ thuật này, máy điều hoà được sản xuất với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, vận hành êm và đạt hiệu suất cao hơn.

Thời gian sau này, máy điều hoà được sản xuất với nhiều công nghệ mới, vượt trội và ngày càng thân thiện với môi trường.

Có thể nói thiết bị điều hoà không khí đã trở thành một thiết bị quan trọng hằng ngày mọi người tiếp xúc và sử dụng. Điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế, thể thao mà còn cả trong các căn hộ, nhà ở, các phương tiện đi lại như ô tô, tầu hỏa, tầu thủy,…

Trong những năm qua cũng đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành kinh tế, góp phần để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình công nghệ như trong các ngành sợi, dệt, chế biến thuốc lá, chè, in ấn, điện tử, vi điện tử, bưu điện, viễn thông, máy tính, quang học, cơ khí chính xác, hóa học,… Với đề tài “THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 2” địa điểm tại thành phố Hồ Chí Minh .

Sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo chịu trách nhiệm hướng dẫn về đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho công việc trong tương lai của mình. Trong suốt quá trình làm đồ án với sự nổ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy: Thầy Hoàng Văn Viết Việc giảng dạy bộ môn Điều Hoà Không Khí (ĐHKK) đã cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Nhiệt Lạnh các trường đại học kỹ thuật và cao đẳng , các kỹ sư và công nhân kỹ thuật những kiến thức cơ bản về ĐHKK và thông gió hiện đại . Qua đó nắm vững những bước cần thiết để có thể tính toán ,thiết kế và lắp đặt được các hệ thống ĐHKK .

Vì kiến thức còn khá hạn chế nên mặc dù đã cố gắng song cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong sẽ nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy để hoàn thành Bài tiểu luận này, em cảm ơn.

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài Thiết Kế Hệ Thống ĐHKK VRV Cho Văn Phòng Loại 1 Phương Án 2 . Tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, của các thầy, cô giáo trường Cao Đẳng Lý Tự Trọng để hoàn thành bài tiểu luận này.

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu ,khoa Nhiệt Lạnh các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý , giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập , nghiên cứu và thực hiện bài làm trong khoảng thời gian 11 tuần vừa qua .

 Thảo luận cũng như hoàn thành từng nội dung của bài làm . Em  xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thầy : Ths……………., người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn . Bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua .

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và bạn bè.

                                                                                                       TP, Hồ chí minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                           Nhóm sinh viên thực hiện

                                                                                                          …………………

Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì môi trường sống và làm việc là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế, thiết kế hệ điều hòa không khí là một trong những công việc quan trọng nhằm phục vụ cho công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình, đồng thời nhằm đảm bảo môi trường làm việc thoải mái và giữ gìn môi trường không bị suy thoái, phát triển bền vững.

Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn và làm quen với thiết kế hệ thống điều hòa không khí , em quyết định làm đề tài là : “THIẾT KẾ HỆ THỐNG DHKK VRV CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 2”.

1.2. Mục đích

THIẾT KẾ HỆ THỐNG DHKK VRV CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 2.

1.3. Đối tượng

Đối tượng là công trình văn phòng VILLA OFFICE VO THI SAU .

1.5. Phương pháp

1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

 Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến hệ thống điều hòa không khí trên internet, sách báo, văn bản lưu hành nội bộ…Các catalog của các hãng sản xuất dàn nóng, dàn lạnh...

Thu thập, tham khảo các tư liệu, sách và các website có liên quan đến đề tài.

1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu

Từ những số liệu đã thu thập được qua công tác tìm hiểu, khảo sát thực địa và kết quả sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn cứ cho bài tiểu luận.

1.6. Giới hạn – phạm vi

- Giới hạn không gian: đề tài  tính toán và thiết kế công trình văn phòng VILLA OFFICE VO THI SAU.

- Giới hạn thời gian : đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng … đến tháng … năm 20….

Chương 2. TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm kiến trúc của công trình

- Kính có chiều cao 3000mm , Độ dày của trần bê tông : 200mm

- Sàn bê tông: 600mm, Tường dày : 500mm                             

- Khoảng cách từ tường giả đến trần bê tông : 1000mm

2.2. Sơ đồ bản vẽ

Sơ đồ bản vẽ như hình 2.1.

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính toán tải nhiệt công trình

Có nhiều phương pháp để tính toán cân bằng nhiệt ẩm khác nhau để xác định năng suất lạnh yêu cầu. Chủ yếu là hai phương pháp truyền thống và phương pháp Carrier. Trong công trình này tính toán nhiệt ẩm theo phương pháp Carrier.

Tính cân bằng nhiệt ẩm bằng phương pháp Carrier cho văn phòng loại 1 phương án 2:

Ta có thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 1010' – 1038’ vĩ độ Bắc và 10622'– 106054kinh độ Đông

Vào mùa hè - tháng 6 là tháng nóng nhất, hướng Đông nên ta có RT = RTmax =489( bảng tra 4.1 Giáo trình thiết kế HT ĐHKK).

Hệ thống hoạt động 24/24 và sàn, tra bảng 4.6 ta được hệ số tác động tức thời  ulớn nhất.

Hệ số tác động tức thời của lượng bức xạ mặt trời qua cửa kính có màn che bên trong ở các hướng, giờ Mặt Trời như bảng dưới.

* Tính Q21 cho phòng làm việc chung:

Diện tích mái F=475,52m2

* Nhiệt hiện truyền qua vách Q22

ki: hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính (W/m2.K)

Fi: diện tích tường, cửa, kính tương ứng (m2)

a, Nhiệt truyền qua tường Q22t

Q22t= kt.Ft.Δt

∆t: chênh lệch nhiệt độ. Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời:

tN - tT = 36,8-24 = 12,80C

 di: Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (m)

li: Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (W/m.K)

Ft: Diện tích bao quanh (m2)

Tường bao của các phòng được xây bằng lớp gạch ở giữa và trát vữa xi măng.

b, Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

Nhiệt truyền qua cửa ra vào được xác định như sau:

Q22c= kc.Fc.Δt

Trong đó:

Fc: Diện tích cửa, m2.

Cửa kính cao 3m; rộng 2,7m cho 2 cửa

Cửa gỗ cao 2,2m rộng 1m cho 1 cửa

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà. Đối với cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài trời thì: ∆t = tN – tT = 36,8 - 24 = 12,8 oC.

c, Nhiệt truyền qua kính cửa sổ Q22k

Nhiệt truyền qua cửa ra vào được xác định như sau:

Q22k= kk.Fk.Δt

Trong đó:

Fk: Diện tích kính cửa sổ, m2.

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà. Đối với kính tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài trời thì:

 ∆t = tN – tT = 36,8 - 24 = 12,8 oC.

kk: Hệ số truyền nhiệt qua cửa ra vào. W/m2.K

- Đối với cửa kính thông thường lắp ở cửa sổ (kính đặt đứng), ta chọn kính cửa sổ 1 lớp vào mùa hè ta được k=5,89. W/m2.K

* Tính cho phòng làm việc: Có F=475,52m2 à N=10.475,52=4755,2W

=> Qd = 1,25.4755,2=8808,4W

* Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q32

Q32= η.Ni

Với: Ni: Công suất điện ghi trên dụng cụ, W

Động cơ điện và máy móc đều nằm trong phòng điều hòa với công suất định mức riêng từng loại ta chọn hiệu suất chung là η=0,9

* Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏ ra Q4

Q4=Q4h + Q (W)

* Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h

Áp dụng công thức:

Q4h = nđ.n.nt.qh  (W)

Trong đó:

nt: Hệ số tác dụng tức thời của nhiệt chiếu sáng và nhiệt hiện của người. Ttheo bảng 4.8: nt = 0,22

n: số người trong phòng điều hòa.

nđ: hệ số tác dụng không đồng thời. Đối với công sở (văn phòng) ta chọn nđ=0,75

qh: Nhiệt hiện tỏa ra từ 1 người, W/người. Theo bảng 4.18 với nhiệt độ phòng cần điều hòa là 260C nên qh = 60 W/người tính cho nam giới trưởng thành; phụ nữ bằng 85% nam giới; trẻ em tính bằng 75% nam giới.

* Tính cho phòng làm việc với 98 người gồm 50 nam, 48 nữ:

+ Tính cho nam giới: Q4h = nđ.n.nt.qh=0,75.30.0,22.60=297W

+ Tính cho phụ nữ: Q4h = nđ.n.nt.qh.0,85=0,75.32.0,22.60.0,85=269,28W  

=> Q4h =297+269,28=566,28W

* Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q

Áp dụng công thức:

Q = n.qâ  (W)

Trong đó:

n: số người trong phòng điều hòa

qâ: Nhiệt ẩn do một người tỏa ra, W/người. Theo bảng 4.18 với nhiệt độ phòng cần điều hòa là 260C nên qh = 70 W/người tính cho nam giới trưởng thành; phụ nữ bằng 85% nam giới; trẻ em tính bằng 75% nam giới.

* Tính cho phòng làm việc chung với 98 người gồm 50 nam, 48 nữ:

+ Tính cho nam giới: Q =n.qâ=30.70=2100W

+ Tính cho phụ nữ: Q = n.qâ.0,85=33.70.0,85=1.963,5W                           

=> Q4h =1400+476=1876W

* Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào phòng QhN và QâN

QhN = L.p. Cp. (tN – tT)  W

QâN = Lp . r . (dN - dT)  W

dN, dT: Ẩm dung không khí ngoài nhà và trong nhà, kg/kgkk.

tN, tT: Nhiệt độ không khí ngoài và trong văn phòng,  

Lấy = 1,2 kg/m3; Cp= 1,01 kJ/kgđộ; r = 2500 kJ/kg.

L= n.l: Lưu lượng không khí, l/s.

l: Lượng không khí tươi cần cho 1 người trong 1 giây, l/s. Từ bảng 4.19, không gian điều hòa là cơ sở văn phòng, ta có l = 7,5 l/s .

Tính cho phòng làm việc chung với số người là n = 80:

QhN = L.p. Cp. (tN – tT) =(80. 7,5) . 1,2 . 1,01 . (37,3 – 25) = 8944,56 W.

QâN = L.p. r. (dN - dT) =(80. 7,5) . 1,2 . 2500 . (22,3 – 12) . 10-3 = 18540 W.

Nhiệt do gió tươi mang vào: QN = QhN + QâN = 5254,929 + 10892,25 = 27484,56 W.

* Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi lọt vào Q5h và Q

Không gian điều hòa cần được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi cấp cho phòng điều hòa nhằm tiết kiệm năng lượng, nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí không mong muốn qua khe cửa sổ, cửa ra vào và cửa mở do người ra vào. Hiện tượng này xảy ra càng mạnh khi chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài không gian điều hòa càng lớn. Không khí lạnh thoát ra ở phía dưới cửa và không khí ngoài trời lọt vào từ phía trên cửa. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt được xác định như sau:

Q5 = G5. ( IN – IT ) = G5. Cp. ( tN – tT ) + G5. ro. ( dN – dT), W

Tuy nhiên, lưu lượng không khí rò rỉ thường không theo quy luật và rất khó xác định. Nó phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở cụ thể, số lần đóng mở cửa… Vì vậy trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm:

Q5h = 0,39.e. V. (tN – tT )

Q = 0,84.e. V. (dN – dT )

Tính cho phòng làm việc chung với V = 61,8 m3, chọn  = 0,7.

Q5h = 0,39.e. V. (tN – tT ) = 0,39. 0,7. 61,8. (37,3 – 25) = 1596,74 W.

Q = 0,84.e. V. (dN – dT ) = 0,84. 0,7. 61,8. (22,3 – 12) = 374,29 W.

Nhiệt do gió lọt: Q5 = Q5h + Q = 207,52 + 374,29 = 581,81 W.

3.2. Xác định phụ tải lạnh

 Tính cho phòng làm việc chung ta có :f v

Q= 2374,97 + 22332,44 + 8885,23 + 8316,89 + 1082,93 + 41411,1 + 3563,5 + 16147,18 + 23170,48 + 0 = 127284,70

3.3. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí

Việc thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí được tiến hành đối với mùa hè và mùa đông , nhưng ở TP. Hồ Chí Minh thì mùa đông không lạnh lắm nên không cần lập sơ đồ mùa đông. Như vậy, ta chỉ cần lập sơ đồ cho mùa hè cho công trình.

Không khí bên ngoài trời có trạng thái N (tN, jN) qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (l), được đưa vào buồng hoà trộn (3), tại đây không khí hoà trộn với không khí hồi có trạng thái T (tT, jT) với lưu lượng LT từ các miệng hồi gió (2). Hỗn hợp hoà trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý (4). Tại đây, không khí được xử lý theo chương trình định sẵn đến một trạng thái O nhất định nào đó và được quạt 5 vận chuyển theo đường ống gió 6 vào phòng 8 qua các miệng thổi (7). Không khí tại miệng thổi (7) có trạng thái V sau khi vào phòng nhận nhiệt thừa và ẩm thừa rồi tự thay đổi đến trạng thái T (tT,jT). 

3.5. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF

Hệ số nhiệt hiện phòng được ký hiệu là RSHF là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện trên tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phòng chưa tính đến thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi QhN và QâN đem vào không gian điều hoà. Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia quá trình tự biến đổi không khí trong phòng điều hòa V - T.

Tính cho phòng làm việc chung, ta có:

Qhf=3564,16+22332,44+8885,23+8316,89+ 1082,93+41411,10+441,54+8264,46 = 93109,56 W.

Qâf = 14906,01+3122 = 18028,01 W.

3.6. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF

Ta có:

Qh : Thành phần nhiệt hiện, kể cả phần nhiệt hiện do gió tươi mang vào, W.

Qâ : Thành phần nhiệt ẩn, kể cả phần nhiệt ẩn do gió tươi mang vào, W.

Qt : Tổng nhiệt thừa dùng để tính năng suất lạnh Qo = Qt , W.

Hệ số nhiệt hiện tổng chính là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hoà trộn đến điểm thổi vào. Đây chính là quá trình làm lạnh và khử ẩm của không khí trong dàn lạnh sau khi hoà trộn giữa gió tươi và gió tái tuần hoàn.

Tính cho phòng khách tầng trệt với các thông số đã tính trong bảng 1.16:

Qhf = 93109,56 W.             Qâf = 18028,01 W.

QhN = 5254,93 W.              QâN = 10892,25 W.

Qh= Qhf + QhN = 93109,56 + 5254,93 = 98364,49 W.

Qâ = Qâf + QâN = 18028,01 + 10892,25 = 28920,26 W.

3.9. Nhiệt độ đọng sương của thiết bị

Nhiệt độ đọng sương của thiết bị là nhiệt độ mà khi tiếp tục làm lạnh hỗn hợp không khí tái tuần hoàn và không khí tươi (có trạng thái hoà trộn H) qua điểm V theo đường thì không khí đạt trạng thái bão hoà j =100% tại điểm S. Điểm S chính là điểm đọng sương và nhiệt độ tS là nhiệt độ đọng sương của thiết bị.

Nhiệt độ đọng sương của dàn lạnh được xác định khi biết tT ( , jT (%),  tra bảng 4.24 và nội suy ta được tS.

3.10. Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh

Tính cho phòng làm việc chung:

tO = tS + (tH – tS) = tV = 15,70 + 0,1. (26,1 – 15,70) =16.74  .

3.11. Xác định các điểm trên ẩm đồ

Tính cho phòng làm việc chung:

Tính:  ehf = 0,84; eht = 0,77;  ehef = 0,83.

Xác định điểm T (25 oC, 60% ), N (37,3 oC, 55%) và G (24oC, 50%).

Qua T kẻ đường thẳng song song với G - ehef cắt j = 100% ở S, xác định được điểm nhiệt độ đọng sương tS = 15,70 oC.

Qua S kẻ đường thẳng song song với G - eht cắt đường NT tại H, xác định được điểm hòa trộn tH = 26,1 oC.

3.13. Tính kiểm tra năng suất lạnh của hệ thống

Năng suất lạnh của hệ thống điều hòa không khí có thể được tính kiểm tra bằng biểu thức:         

Q0 = G. (IH – IV) , W

Trong đó:

G = r.L: lưu lượng khối lượng không khí qua dàn lạnh, kg/s.

r : khối lượng riêng (mật độ) không khí r = 1,2 kg/m3.

L = LN + LT: lưu lượng thể tích của không khí, l/s.

Tính cho phòng làm việc chung:

Q0 = G. (IH – IV) = 1,2 . 9322,49 . (58,5 – 44) = 4220,89 W.

3.15. Sơ đồ hệ thống thực hiện qua phần mềm chọn máy của Daikin:

Phần này nhóm em thực hiện qua phần mềm chọn máy của VRV Xpess của Daikin theo các thông số đã tính ở trên, theo dàn lạnh đã chọn. Với phương pháp GVHD đã chỉ dạy. Được chia làm 2  hệ thống:

* Cho phòng tiếp khách : Như hình dưới.

* Phòng làm việc : Như hình dưới.

* Cách chọn dàn lạnh

- Thiết lập thông tin dự án:

Project name / Client name : Nhập tên dự án

Reference : Địa chỉ dự án

Country : Vùng / Lãnh thổ của dự án

Refrigerant : Môi chất lạnh cho hệ thống (Gas R410a)

Ou group : Chọn tần số hoạt động dàn nóng (50Hz)

- Thiết lập thông số cho dàn lạnh:

 + Click biểu tượng “VRV” trên giao diện

 + Sau khi click vào biểu tượng như trên, hộp thoại sẽ hiện ra như sau:

 Name : Tên cho dàn lạnh

Family : Thư viện các loại dàn lạnh

Tại mục family, daikin tích hợp các loại model cũng như loại dàn lạnh. Các bạn lựa chọn model dàn lạnh kèm công suất tương ứng theo thiết kế trên dự án để add vào mục thiết bị dàn lạnh.

- Thiết lập thông số đường ống gas:

+ Sau khi hoàn tất việc chọn thiết bị dàn nóng. Tiếp theo, các bạn chọn “Ok” và chuyển sang tab “Piping” để thiết lập thông số cho ống gas.

+  Dựa vào bản vẽ thiết kế hệ thống, các bạn có thể kéo chỉnh vị trí máy và bộ chia gas sao cho phù hợp với mặt bằng bản vẽ. Ngoài ra, nhằm phục vụ cho việc lập dự toán khối lượng đường ống gas. Các bạn có thể click vào “Enter individual piping lengths manually”

3.16. Các biện pháp thi công lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa

Biện pháp thi công lắp đặt:

Biện pháp thi công lắp đặt có vai trò  rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng, tính ổn định, độ tin cậy, độ an toàn , tuổi thọ và hiệu quả kinh tế trong vận hành sử dụng  hệ thống điều hòa không khí nói chung.

Đặc biệt là đối với hệ thống điều hòa không khí kiểu VRV do có một số đặc thù kỹ thuật riêng nên có một số yêu cầu  khắt khe hơn trong việc thi công lắp đặt các hạng mục của hệ thống so với các hệ thống điều hòa khác nên giải pháp kỹ thuật thi công lắp đặt càng trở nên phức tạp.

* Các hạng mục công trình sẽ thi công trình sẽ thi công:

-  Trước khi tiến hành các công việc  thi công tại hiện trường , cần tiến hành các công tác chuẩn bị. Một trông công tác chuẩn bị hết sức quan trọng là khảo sát hiện trường.

-  Việc thi công lắp đặt tại hiện trường  sẽ tiến hành như sau:

+ Lắp đặt hệ thống ống dẫn môi chất lạnh và hệ thống ống nước ngưng

+ Lắp đặt các thiết bị điện động lực

+ Lắp đặt thiết bị:

Lắp đặt các dàn lạnh

Lắp đặt các tổ máy dàn nóng

Lắp đặt tháp giải nhiệt, bơm, quạt,..

* Quy trình thử kín đường ống môi chất của hệ thống VRV:

- Mục đích:

+ Kiểm tra phát hiện chỗ rò rĩ trên đường ống sau khi lắp đặt

+ Kiểm tra khả năng chịu áp cửa đường ống đặc biệt là của mối hàn.

- Yêu cầu:

+ Cần tiến hành thử sau khi đã làm xong hoàn chỉnh công tắc lắp đặt thiết bị và đường ống của từng hệ thống, trước khi hút chân không khử ẩm hệ thống.

+ Cần tiến hành trình tự theo các bước

-  Phương pháp khử:

+  Tăng áp và giữ áp theo 3 bước:

Bước 1: Nâng áp lên 3 kg/cm2 và duy trì trong một thời gian ít nhất là 3 phút hoặc hơn. Kiểm tra xác định các chỗ rò lớn.

Bước 2: nâng áp  lên 15kg/cm2 và duy trì trong thời gian tối thiểu 3 phút hoặc lâu hơn. Kiểm tra xác định các chỗ rò lớn.

Bước 3: Nâng áp lên 25 kg/cm2 và giữ áp trong khoảng thời gian 24h. Kiểm tra xác định các chỗ rò nhỏ.

* Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh:

- Lắp đặt dàn nóng:

Trước khi lắp đặt, cần kiểm tra mã hiệu máy tình trạng của máy xem có bị lỗi gì không, kể các lỗi do chuyển động

Các cục dàn nóng đã được chế tạo hoàn chỉnh tại các nhà máy, các dàn nóng được đưa lên các tầng bằng thang máy hoặc cần cẩu.

Chuẩn bị bệ đỡ đúng yêu cầu chú ý về vị trí, hướng, khoảng cách giữa các dàn nóng để đảm bảo hiệu quả làm việc của hệ thống.

* Nạp gas:

Sau khi đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống đã hoàn toàn kín và không còn hơi ẩm và các loại khí khác bên trong thì tiến hành nạp gas qua đồng hồ nạp.

Lượng gas cần nạp vào phụ thuộc vào đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lỏng và được tính toán theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Kết Luận: Như vậy, trong đồ án này em đã lựa chọn được máy và thiết bị VRV phù hợp với yêu cầu của công trình, đồng thời thiết kế được hệ thống vận chuyển và phân phối không khí đáp ứng nhu cầu cấp gió tươi và thải gió. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, vẫn còn nhiều phần em chưa thể tính toán,… Qua đó em nhận thấy rằng mình còn cần cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thiện khả năng của bản thân trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.

Nhân đây, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn và cá nhân Thầy: Ths………………… giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực hiện đồ án này

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện đồ án nhóm em rút ra được kết luận sau: để tiến hành thiết kế một hệ thống điều hòa không khí và cấp thoát nước ta phải thực hiện các bước chính sau:

* Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm công trình, từ đó xác định yêu cầu điều hòa, và lựa chọn thông số tính toán trong và ngoài nhà.

* Bước 2: Lập sơ đồ cân bằng nhiệt, tính toán nhiệt thừa, năng suất lạnh cũng như lưu lượng gió cấp cho phòng.

* Bước 3: Chọn máy từ những thông số tính toán được như chọn dàn lạnh VRV, chọn dàn nóng, và một số thiết bị phụ kiện thông qua phần mềm VRV của Daikin...

* Bước 4: Kiểm tra.

Đây cũng là những nội dung đã được hoàn thành trong đề tài của nhóm em, thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho văn phòng loại 2 phương án 1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[TL1]. Lê Chí Hiệp, Giáo trình điều hòa không khí, NXB Đại Học Quốc Gia TP HCM, 2011

[TL2]. Nguyễn Đức Lợi, Thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

 [TL3]. Catalog VRV IV của Daikin.

 [TL4]. https://pinsolar.net/bang-ke-cong-suat-tieu-thu-thiet-bi-dien-gia-dung

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TIỂU LUẬN"