ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG MỘT SỐ CHI TIẾT CỦA Ê TÔ XOAY 2 CHIỀU TRÊN MÁY PHAY

Mã đồ án CKTN00000135
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 380MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ 3D ê tô xoay 2 chiều, bản vẽ lắp ê tô xoay 2 chiều, bản vẽ tách các chi tiết ê tô xoay 2 chiều, bản vẽ quy trình công nghệ gia công các chi tiết mặt bích, chi tiết đế xoay, chi tiết đế ê tô, chi tiết hàm động, chi tiết hàm tĩnh, chi tiết trục vít me, chi tiết đai ốc vít me, bản vẽ thiết kế đồ gá khoan, bản vẽ 3D tất cả các chi tiết ê tô xoay 2 chiều…); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG MỘT SỐ CHI TIẾT CỦA Ê TÔ XOAY 2 CHIỀU TRÊN MÁY PHAY.

Giá: 1,950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC…........4

LỜI NÓI ĐẦU............... 6

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐỒ GÁ.............. 7

1.1. Khái niệm về  đồ gá............... 7

1.2. Vai trò của đồ gá trong gia công cơ khí ..............7

1.3. Phân loại đồ gá và chức năng................. 7

1.4. Thành phần của đồ gá................. 8

1.4.1. Cơ cấu, chi tiết định vị........... 9

1.4.2. Cơ cấu kẹp chặt ............9

1.4.3. Cơ cấu dẫn hướng............... 9

1.4.4. Cơ cấu so dao................ 9

1.4.5. Cơ cấu phân độ. ............9

1.4.6. Thân gá, đế gá. .............10

1.4.7. Các chi tiết nối ghép. ............10

1.4.8. Cơ cấu định vị kẹp chặt đồ gá trên bàn máy. ............10

1.5. Yêu cầu với các loại đồ gá điển hình.................. 10

1.5.1. Đồ gá tiện. ............10

1.5.2. Đồ gá khoan. ...........10

1.5.3. Đồ gá phay. ................11

1.5.4. Đồ gá mài ...............11

1.5.5. Đồ gá chuốt ...................11

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI ĐỒ GÁ PHAY CNC .................12

2.1. Phân loại đồ gá trên máy phay CNC................. 12

2.2. Đặc điểm các loại đồ gá trên máy phay CNC................ 14

2.3. ÊTÔ xoay 2 chiều.............. 15

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THẾT KẾ ÊTÔ PHAY XOAY 2 CHIỀU................... 17

3.1.Xác định lực cắt............. 17

3.2.Tính toán lắp kẹp............... 19

3.3 Tính sai số chế tạo của eto.............. 22

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH................ 23

4.3 Thiết kế nguyên công cho chi tiết HÀM TĨNH.................. 23

4.3.1 Phân tích chức năng làm việc của chi tiết ...............23

4.3.3 Xác định dạng sản xuất ................24

4.3.4 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi ................25

4.3.5 Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết ..............26

Nguyên công 1: Đúc phôi ................28

Nguyên công 2: Phay mặt A và mặt E................. 29

Nguyên công 3: Phay 2 mặt B............... 39

Nguyên công 4: Phay mặt F. .................45

Nguyên công 5: Phay mặt C.. ..............51

Nguyên công 6: Phay mặt đối mặt C................ 57

Nguyên công 7: Phay mặt D................. 58

Nguyên công 8: Phay mặt đối mặt D.................... 64

Nguyên công 9:  Phay mặt cong R112,5 trên máy CNC.............. 65

Nguyên công 10: Phay mặt cong R112,5 còn lại ..................72

Nuyên công 11:  Khoan, dao lỗ Ø30. ..................73

Nguyên công 12: Khoan, taro 2 lỗ M8. ..................78

Nguyên công 13: Khắc lazer chia độ. ...............81

Nguyên công 14: Kiểm tra độ vuông góc của mặt A và E................ 83

4.4 Tính toán đồ gá cho nguyên công khoan lỗ Ø30................ 84

4.5 Chọn cơ cấu kẹp................. 88

4.6 Tính sai số của đồ gá................ 88

4.7 Yêu cầu kĩ thuật của đồ gá.................. 89

CHƯƠNG  5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG  ETO PHAY XOAY 2 CHIỀU................90

5.1. Hướng dẫn sử dụng.............. 90

5.2 Bảo dưỡng eto phay xoay 2 chiều................ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................91

LỜI NÓI ĐẦU

   Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp nặng nói riêng, hiện đang được đầu tư và ưu tiên phát triển. Bởi tỷ trọng đóng góp cho nề kinh tết rất lớn của ngành công nghiệp nên ngành này bao giờ cũng được quan tâm đến hành đầu và được coi là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành kinh tế đồng thời cũng là chỉ số đánh giá sự phát triển của đất nước.

   Sau khi học thời gian học tập và rèn luyện tại trường, chúng em được giao đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy: ThS…………… nhóm đã hoàn thành đề tài: “Tính toán thiết kế êtô máy phay xoay 2 chiều”. Đây là thể loại đề tài mới mà chúng em được giao vì vậy gặp rất nhiều bỡ ngỡ về thể loại và quá trình thu thập tài liệu cũng như tìm hiểu về nguyên lý, tính năng làm việc của eto. Tuy chúng em có nhiều thuận lợi là có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đã thực hành nhiều, biết nhiều về nguyên lý cũng như tính năng của nhiều loại cơ cấu nhưng chúng em vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện đồ án của mình, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt thầy: ThS…………… trực tiếp hướng dẫn chúng em giúp nhóm hoàn thành đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy của nhóm. Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên không thể tránh khỏi một số thiếu sót trong đồ án, vậy em mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy và ý kiến đóng góp của các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

   Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa cơ khí. Chúng em rất mong muốn sẽ mãi nhận được sự chỉ dạy tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô để chúng em tiến bộ hơn. Sự quan tâm chỉ dạy giúp đỡ của các thầy cô đã giúp chúng em có kết quả tốt trong học tập, sẽ có việc làm tốt, phù hợ giúp chúng em tự tin khi tiếp xúc với công việc của mình sau khi ra trường.

   Em xin chân thành cảm ơn !

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐỒ GÁ

Mục tiêu: Đưa ra được khái niệm, vai trò, cấu tạo của đồ gá

1.1. Khái niệm về  đồ gá

Đồ gá là 1 trong những trang bị công nghệ để thực hiện các bước , các nguyên công công nghệ trên máy

1.2. Vai trò của đồ gá trong gia công cơ khí

Dùng để xác định nhanh chóng và chính xác vị trí của chi tiết gia công trên máy

VD: yêu cầu về độ đồng tâm của chi tiết dạng cầu hoặc dạng trụ

Dùng để dẫn hướng dụng cụ cắt trong máy Khoan , Khoét , Doa....

1.3. Phân loại đồ gá và chức năng.

Tùy vào mục đích sử dụng và cách thức phân loại mà ta có thể chia ra thành các loại đồ gá khác nhau ,và theo cách phân loại đó chúng ta cũng có cách sử dụng cũng khác nhau nhưng chủ yếu đồ gá được phân loại theo các cách như sau:

a) Phân loại theo quá trình công nghệ

Ví dụ:

Tạo Phôi Khuôn

Gia công cơ

c) Phân loại theo mực độ vạn năng (Trang bị công nghệ dùng để gia công các chi tiết có hình dạng , kích thước khác nhau)

Ví dụ: Mâm cặp 3 trấu , ETO

Đặc điểm:

Là loại trang bị công nghệ được chế tạo cung cấp kèm theo máy công cụ.

Kế cấu của đồ gá vạn năng nói chung là phức tạp.

Năng suất của đồ gá vạn năng thấp giá thành thấp nên thường dùng trong sản xuất đơn chiếc.

1.4. Thành phần của đồ gá

Trong phạm vi đồ án môn học chúng ta chỉ nghiên cứu đồ gá gia công cắt gọt, tức là đồ gá và kẹp chặt chi tiết khi gia công trên máy cắt. Đồ gá gia công có nhiều loại khác nhau: đồ gá vạn năng, đồ gá chuyên dùng, đồ gá vạn năng – lắp ghép, đồ gá vạn năng - điều chỉnh, đồ gá gia công nhóm v.v… Nhưng tất cả các loại đồ gá này đều cấu tạo từ những bộ phận nhất định.

1.4.1. Cơ cấu, chi tiết định vị

Cơ cấu định vị dùng để xác định vị trí tương đối của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt. Cơ cấu này bao gồm các loại chốt tỳ, chốt trụ ngắn, chốt trụ dài, chốt trám, khối V, trục gá v.v…

1.4.2. Cơ cấu kẹp chặt

Cơ cấu kẹp chặt có tác dụng giữ cho chi tiết không bị xê dịch khi gia công. Cơ cấu kẹp chặt được chia ra nhiều loại.

a) Phân theo cấu trúc

- Cơ cấu kẹp đơn giản (do một chi tiết thực hiện).

- Cơ cấu kẹp tổ hợp (do hai hay nhiều chi tiết thực hiện, ví dụ như: ren ốc – đòn bẩy, đòn bẩy - bánh lệch tâm, v.v…).

c) Phân theo phương pháp kẹp

- Kẹp một chi tiết hoặc nhiều chi tiết

- Kẹp một lần hoặc nhiều lần tách rời

1.4.3. Cơ cấu dẫn hướng

Đây là cơ cấu giữ cho hướng tiến dao không bị xê dịch vì lực cắt, lực kẹp, rung động. Cơ cấu này có hai loại bạc dẫn và phiến dẫn và thường được dùng trên các máy khoan, máy doa.

1.4.4. Cơ cấu so dao

Cơ cấu so dao dùng để điều chỉnh dụng cụ cắt có vị trí tương đối so với bàn máy, đồ gá hoặc chi tiết gia công. Cơ cấu so dao được dùng trên các máy phay và được gọi là cữ so dao.

1.5. Yêu cầu với các loại đồ gá điển hình

1.5.1. Đồ gá tiện

Theo chức năng đồ gá tiện có thể là:

- Phôi có chuyển động quay (đồ gá mâm cặp, đồ gá nối với trục chính của máy tiện thông qua lỗ côn của trục chính).

- Phôi cố định, dao quay (đồ gá lắp trên sống trượt của bàn máy tiện).

- Đồ gá dao (cơ cấu chép hình, cơ cấu rút dao nhanh).

1.5.2. Đồ gá khoan

Đồ gá khoan được dùng trên máy khoan để xác định vị trí tương quan giữa phôi và dụng cụ cắt, đồng thời kẹp chặt phôi để gia công lỗ như khoan, khoét hoặc doa. Ngoài đồ gá còn có các loại dụng cụ phụ để kẹp chặt dao như mang ranh, đầu kẹp nhanh, đầu kẹp ta rô. 

1.5.4. Đồ gá mài

- Mài phẳng: chi tiết phẳng có thể gá trực tiếp trên bàn từ. Chi tiết trục, chi tiết phức tạp thì dùng đồ gá đặt trên bàn từ.

- Mài tròn trong: trong trường hợp này ta dùng mũi tâm kẹp tốc.

1.5.5. Đồ gá chuốt

- Do lực chuốt lớn, chi tiết gia công được lẹp chặt nhờ lực chuốt, đồ gá chuốt không cần cơ cấu kẹp chặt.

- Sự định tâm và dẫn hướng đều do bộ phận dẫn hướng của dao chuốt thực hiện. Kết cấu đồ gá chuốt đơn giản, thường là một chi tiết dạng bạc, dạng bích để định vị phôi. Khi chuốt rãnh cần có cơ cấu phân độ.

Kết luận: Nhóm đã hoàn thành được mục tiêu đề ra

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI ĐỒ GÁ PHAY CNC

Mục tiêu: Phần loại và nêu ra được các đặc điểm của đồ gá phay CNC. Trình bày về nguyên lý hoạt động của eto phay xoay 2 chiều và yêu cầu kĩ thuật

2.1. Phân loại đồ gá trên máy phay CNC

Đồ gá gia công cơ khí là một thiết bị thật sự quan trọng trong máy phay CNC.  Các loại đồ gá trên máy phay CNC có nhiệm vụ giữ chặt, kẹp và giúp xác định vị trí chính xác của các chi tiết cần gia công khi đưa vào máy. Đồ gá chất lượng, cứng vững sẽ giúp máy phay CNC đảm bảo độ chính xác cao mang đến sản phẩm gia công chất lượng hơn cho doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các loại đồ gá sẽ giúp cho quá trình sử dụng vận hành và bảo dưỡng máy phay CNC đạt hiệu quả hơn cũng có những thông tin hữu ích cho việc mua máy.

2.2. Đặc điểm các loại đồ gá trên máy phay CNC

Một trong những đặc điểm chình của máy công cụ CNC là tính chính xác rất cao. Đồ gá trên các máy đó ảnh hưởng rất lớn tới độ chính xác gia công bởi vì sai số chuẩn khi định vị chi tiết trên đồ gá là một trong những thành phần sai số tổng cộng. đồ gá trên máy CNC phải đảm bảo độ chính xác gá đặt cao hơn các đồ gá trên máy vạn năng thông thường. Để đảm bảo độ chính xác gá đặt phải chọn chuẩn sao cho sai số chuẩn bằng 0, sai số kẹp chặt phải có giá trị nhỏ nhất, điểm đặt của lực phải tránh gây biến dạng cho chi tiết gia công.

2.3. ÊTÔ xoay 2 chiều

a) Mô tả yêu cầu kĩ thuật của êto:

Độ mở tối đa của đồ gá: 120mm

Lực kẹp tối đa là: 900 KGf

Góc quay theo trục X: 90 ⁰

Góc quay quanh trục Z: 360⁰

Độ chính xác: 0,01 mm

Độ chia nhỏ nhất: 1⁰

b) Sơ đồ nguyên lý:

Chia làm 3 phần chính:

- Phần 1 tạo nên lực kẹp: Sử dụng trục vít me để tạo chuyển động tịnh tiến cho má động ép chặt vào chi tết gây ra lực kẹp W.

Khi quay tay quay trục vít me ăn khớp với đai ốc mà đai ốc cố định vào thân đồ gá do đó tạo nên chuyển động tịnh tiến. Mặt khác trục vitme có bậc ép vào các chi tiết đẩy má động tịnh tiến.

- Phần 2 tạo nên chuyển động quay quanh trục Ox góc tối đa là 90 độ.

Được tạo bởi chuyển động trượt giữa 2 mặt cong có cùng bán kính. Điều chỉnh được góc độ phù hợp thì siết bu lông chặt lại làm cho mỏ kẹp có cùng bán kính ép chặt vào mặt của chi tiết trượt. Muốn thay đổi góc độ thì làm ngược lại

Kết luận: Đã trình bày được đặc điểm và phân loại được đồ gá CNC đồng  thời nêu ra được các chuyển động trong eto phay xoay 2 chiều.

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THẾT KẾ ÊTÔ PHAY XOAY 2 CHIỀU

Mục tiêu: Xác định được lực cắt, lực kẹp và sai số chế tạo của eto phay xoay 2 chiều.

Để đơn giản hóa việc tính toán thiết kế  eto phay xoay 2 chiều ta đặt ra bài toán đơn phay mặt đầu của chi tiết có kích thước LxBxH=130x70x120

3.1. Xác định lực cắt

Lực cắt:     P Z (N)

Lực hướng kính  :    P r (N)

Lực cản theo hướng chạy dao dọc x :   P x (N)                                           

Lực cản theo phương chạy dao ngang y: P y (N)

Lực tổng hợp     :    P  (N) 

Hệ số ma sát        : f

Lực ma sát     :    Fms  (N) 

Hệ số ma sát        : f

Áp lực trên bề mặt kẹp  R(N)

Lượng mở kẹp :  L=120 (mm)                                     

+ Momen xoắn Mx [Nm]:

M= 131,2 (N.m)

Py = 0,9Pz = 1476 (N)

Px = 0,53Pz = 869 (N)

Các thông số tính toán. 

* Một số thông số kích thước tự chọn dựa theo mô hình mẫu

L  = 130 mm;  H = 70 mm   ;  B = 120 mm    

3.2. Tính toán lắp kẹp

Trong quá trình cắt phay ta nhận thấy rằng  chi tiết có xu hướng trượt dọc Ox gây ra bởi lực cắt Py.

3.3 Tính sai số chế tạo của eto

- Sai số đồ gá ảnh hưởng đến sai số kích thước khi gia công, nhưng phần lớn nó ảnh hưởng đến sai số vị trí tương quan giữa bề mặt gia công và bề mặt chuẩn.

Vậy sai số chế tạo bằng đồ gá lấy bằng: 0,01 mm

Kết luận: Nhóm đã xác định được lực cắt, lực kẹp và sai số chế tạo của eto phay xoay 2 chiều. Dung sai hình chế tạo đồ ETO là 0,01 mm.

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH

Mục tiêu: Thiết kế được quy trình công nghệ gia công đối với chi tiết Hàm tĩnh. Đồng thời tính toán các thông số cần thiết cho quá trình gia công và thời gian gia công.

4.3. Thiết kế nguyên công cho chi tiết HÀM TĨNH

4.3.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết

Hàm tĩnh của eto đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc của eto phay xoay 2 chiều. Nó có 2 nhiệm vụ quan trong nhất đó là: trượt trên mặt trụ R112,5 để tạo ra chuyển động quay quanh trục Ox và chuyển động tịnh tiến của mỏ kẹp động khi trượt trên mặt A.

Hàm tĩnh có nhiều mặt gia công với độ chính xác khác nhau và có một số bề mặt không gia công.

Các yêu cầu kỹ thuật:

+ Độ không vuông góc giữa mặt A và mặt E là 0.01

+ Các bề mặt gia công đạt độ nhám Ra=1.25.

4.3.2 Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết

Dựa vào hình vẽ ta phân tích

+ Bề mặt phẳng A và mặt E yêu cầu để làm chuẩn tinh cho các nguyên công sau

+ Các bề mặt không tham gia vào quá trình làm việc không đòi hỏi độ nhám cao

4.3.3. Xác định dạng sản xuất

=> Từ đó ta xác định được dạng sản xuất của chi tiết là dạng sản xuất đơn chiếc

4.3.4 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

Cơ sở của việc lựa chọn phôi:

Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết gia công, thoả mãn chỉ tiêu kinh tế ta cần phải xác định được loại phôi thích hợp. Để đạt được yêu cầu đó ta căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Đặc điểm kết cấu của chi tiết.

+ Yêu cầu kỹ thuật.           

+ Vật liệu của chi tiết.

+ Dạng sản xuất.

Phạm vi ứng dụng: - Phù hợp với dạng sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ.

4.3.5 Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết

a) Lập tiến trình công nghệ:

- Nguyên công 1: Đúc phôi

- Nguyên công 2: Phay mặt A và mặt E

- Nguyên công 3: Phay 2 mặt B

- Nguyên công 4: Phay mặt F

- Nguyên công 5: Phay mặt C

- Nguyên công 6: Phay mặt đối mặt C

 - Nguyên công 7: Phay mặt D

 - Nguyên công 8: Phay mặt đối mặt D

- Nguyên công 9:  Phay mặt cong R112,5

- Nguyên công 10: Phay mặt cong R112,5 còn lại

- Nuyên công 11:  Khoan, dao lỗ Ø30

- Nguyên công 12: Khoan, taro 2 lỗ M8

- Nguyên công 13: Khắc lazer chia độ

- Nguyên công 14: Kiểm tra độ vuông góc của mặt A và E

b) Chọn chuẩn tinh:

 Yêu cầu:

- Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với nhau.

- Đảm bảo phân bố đủ lượng dư cho các bề mặt sẽ gia công.

Lời khuyên:

- Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính.

- Cố gắng chọn chuẩn sao cho tính trùng chuẩn càng lớn càng tốt.

- Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh thống nhất cho nhiều lần gá đặt.

c) Thiết kế nguyên công:

* Nguyên công 1: Đúc phôi

Mục đích: Phù hợp với kết cấu của chi tiết để đảm bảo được lượng dư cần thiết để gia công đạt được yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chi tiết.

Yêu cầu kỹ thuật của phôi khi đúc ra:

- Chi tiết đúc phải cân đối về hình dạng, không bị nứt rỗ, cong vênh

- Phôi không được sai lệch về hình dạng quá phạm vi cho phép

- Đảm bảo được kích thước của bản vẽ

* Nguyên công 3: Phay 2 mặt B

- Chọn máy: Máy phay ngang 6H83 ( Bảng 9-38 Sổ tay CNCTM3)

- Chọn dao: Dao phay đĩa ba mặt răng gắn mảnh thép gió (Bảng 4-84 sổ tay CNCTM1) có:

D =315 mm, B =20 mm, d(H7) =50 mm, z =30.

- Chế độ cắt:

Ta có lượng dư gia công t = 3 mm

Bước 1: Phay thô với chiều sâu cắt t = 2,5 mm

Bước 2: Phay tinh với chiều sâu cắt t = 0,5 mm

+ Bước 1: Phay thô

- Chiều sâu cắt: t = 2,5 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-164 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay đĩa ba mặt răng gắn mảnh thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,12 – 0,2.

Ta chọn Sz = 0,2 (mm/răng)

- Công suất cắt gọt:

Theo Chế độ cắt và gia công cơ khí – 117. So với công suất tối đa của máy 10 kW

Đảm bảo máy làm việc an toàn

+ Bước 2 : Phay tinh

- Chiều sâu cắt: t = 0,5 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-164 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay đĩa ba mặt răng gắn mảnh thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,12 – 0,2.

Ta chọn Sz = 0,12 (mm/răng)

* Nguyên công 4: Phay mặt F

- Chọn máy: Máy phay ngang 6H83 (Bảng 9-38 Sổ tay CNCTM3)

- Chọn dao: Dao phay đĩa ba mặt răng gắn mảnh thép gió (Bảng 4-84 sổ tay CNCTM1) có:

D =315 mm, B =20 mm, d(H7) =50 mm, z =30.

- Chế độ cắt:

Ta có lượng dư gia công t = 3 mm

Bước 1: Phay thô với chiều sâu cắt t = 2,5 mm

Bước 2: Phay tinh với chiều sâu cắt t = 0,5 mm

+ Bước 1: Phay thô

- Chiều sâu cắt: t = 2,5 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-164 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay đĩa ba mặt răng gắn mảnh thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,12 – 0,2.

Ta chọn Sz = 0,2 (mm/răng)

+ Bước 2 : Phay tinh

- Chiều sâu cắt: t = 0,5 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-164 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay đĩa ba mặt răng gắn mảnh thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,12 – 0,2.

Ta chọn Sz = 0,12 (mm/răng)

* Nguyên công 7: Phay mặt D

- Chọn máy: Máy phay đứng 6H13 (Bảng 9-38 Sổ tay CNCTM3)

- Chọn dao: Dao phay ngón đuôi côn (Bảng 4-66 sổ tay CNCTM1) có:

D =36 mm, L = 155 mm, l =53 mm, z =6, côn móc 4.

- Chế độ cắt:

Ta có lượng dư gia công t = 2,5 mm

Bước 1: Phay thô với chiều sâu cắt t = 2 mm

Bước 2: Phay tinh với chiều sâu cắt t = 0,5 mm

+ Bước 1:  Phay thô

- Chiều sâu cắt: t = 2 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-146 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay ngón thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,22 – 0,14.

Ta chọn Sz = 0,2 (mm/răng)

- Công suất cắt gọt:

Theo Chế độ cắt và gia công cơ khí – 117. So với công suất tối đa của máy 10 kW

Đảm bảo máy làm việc an toàn

+ Bước 2 : Phay tinh

- Chiều sâu cắt: t = 0,5 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-146 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay ngón thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,22 - 0,14.

Ta chọn Sz = 0,15 (mm/răng)

* Nguyên công 9:  Phay mặt cong R112,5 trên máy CNC

Thông số kỹ thuật máy phay CNC 3 trục Haas VF-3 như bảng 2.1.

Trong nguyên công này sử dụng máy CNC 3 Trục Haas VF-3 chọn dao cụ và chế độ cắt dựa vào máy 6H13.

- Chọn máy: Máy phay đứng 6H13 ( Bảng 9-38 Sổ tay CNCTM3)

- Chọn dao: Dao phay ngón đuôi côn (Bảng 4-66 sổ tay CNCTM1) có:

D =36 mm, L = 155 mm, l =53 mm, z =6, côn móc 4.

- Chế độ cắt:

Ta có lượng dư gia công t = 2,5 mm

Bước 1: Phay thô với chiều sâu cắt t = 2 mm

Bước 2: Phay tinh với chiều sâu cắt t = 0,5 mm

+ Bước 1:  Phay thô

- Chiều sâu cắt: t = 2 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-146 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay ngón thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,22 – 0,14.

Ta chọn Sz = 0,2 (mm/răng)

+ Bước 2 : Phay tinh

- Chiều sâu cắt: t = 0,5 mm

- Chọn bước tiến :

Tra bảng 5-146 (Sổ tay CNCTM2) với dao phay ngón thép gió và công suất máy là 10kW thì ta tra được lượng chạy dao Sz = 0,22 – 0,14.

Ta chọn Sz = 0,15 (mm/răng)

* Nuyên công 11:  Khoan, dao lỗ Ø30

- Chọn máy: Máy khoan đứng 2H53 ( Bảng 9-22 Sổ tay CNCTM3)

- Chọn mũi khoan: Mũi khoan ruột gà đuôi côn loại trung bình bằng thép gió (Bảng 4-40 sổ tay CNCTM1) có:

D =29 mm, L =200 mm, l =120 mm.

- Chế độ cắt:

Bước 1: Mũi khoan Ø29

Có tuổi bền T = 60 phút  (bảng 5-30 sổ tay CNCTM2)

Bước 2: Doa lỗ Ø30

Có tuổi bền T = 120 phút  (bảng 5-30 sổ tay CNCTM2)

* Nguyên công 12: Khoan, taro 2 lỗ M8

Ở nguyên công này nếu ta lựa chọn máy khoan đứng hay máy khoan cần thì việc định vị chi tiết rất khó, đồ gá rất phức tạp và cồng kềnh. Nên em lựa chọn khoan trên máy phay ngang 6h83 và mọi thông số tính toán chế độ cắt lấy theo máy khoan đứng 2H53.

- Chọn máy: Máy phay  đứng 2H53 ( Bảng 9-22 Sổ tay CNCTM3)

- Chọn dao:

+ Mũi khoan ruột gà đuôi côn loại ngắn bằng thép gió (Bảng 4-40 sổ tay CNCTM1) có: D =6,8 mm, L =400 mm, l =250 mm.

+ Mũi taro ngắn có đuôi chuyển tiếp dùng cho ren hệ mets (Bảng 4-136 sổ tay CNCTM1) có: D =8 mm, bước ren p =1.5, L =89 mm, l =29mm.

* Nguyên công 13: Khắc lazer chia độ

Sử dụng máy khắc lazer để khắc chia độ trên mặt của chi tiết

Bảng thông số máy khắc laser Fiber cho kim loại F20 như bảng 2.3.

* Nguyên công 14: Kiểm tra độ vuông góc của mặt A và E

Kiểm tra độ vuông góc giữ mặt A và mặt E là 0,01 mm

Kiểm tra độ vuông góc giữ mặt A và lỗ Ø30 là 0,01 mm

4.4 Tính toán đồ gá cho nguyên công khoan lỗ Ø30

4.4.1. Phần tích sơ đồ định vị

Chi tiết được định vi 6 bậc tự do:

- Sử dụng phiến tì với mặt A định vị 3 bậc tự do: Quay quanh Ox,Oy và tịnh tiến theo Ox.

- Sử dụng 2 chốt tì chỏm cầu với mặt E định vị 2 bậc tự do: Quay quanh Oz và tịnh tiến theo Ox.

- Sử dụng 1 chốt chỏm cầu với mặt đối của mặt B định vị 1 bậc tự do: Tịnh tiến theo Oy.

4.4.2. Tính toán lực kẹp cần thiết khi khoan lỗ Ø30.

Theo tính toán ở trên đã thực hiện ở trên ta biết rằng trong quá trình gia công lực Po và Mx tác dụng lên chi tiết. Lần lượt là:

Po = 23184 (N)

Mx = 331 (N.m)

Chi tiết có xu hướng quay quanh trục Oz tâm quay tại điểm I.

Lực kep W1, W2 do 2 mỏ kẹp chặt chi tiết sinh ra có: W1 = W2.

Lấy hằng số ma sát f = 0,2

=> W1 = 569,4 (N)

Vậy lực kẹp cần thiết là:

Wct = K.W

=>  K = 1,5.1,2.1.1,3.1,3.1.1= 3,04

Suy ra: Wct = 3,04 . 569,4 = 1731 (N)

4.5 Chọn cơ cấu kẹp

Cơ cấu kẹp chặt phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Kẹp phải giữ đúng vị trí. Tạo ra lực kẹp vừa đủ.

- Kết cấu nhỏ gọn và thao tác an toàn.

Chọn d = 10 mm

4.6 Tính sai số của đồ gá

- Sai số đồ gá ảnh hưởng đến sai số kích thước khi gia công, nhưng phần lớn nó ảnh hưởng đến sai số vị trí tương quan giữa bề mặt gia công và bề mặt chuẩn.

=> Sai số chế tạo là: ect = 0,1302 mm

Vậy sai số chế tạo bằng: 0,13 mm

4.7 Yêu cầu kĩ thuật của đồ gá

- Độ không vuông góc giữa mặt của thân đồ gá và mặt đế đồ gá  ≤  0,13  (mm)

- Độ không song song giữa mặt phiến tỳ và mặt đế đồ gá  ≤ 0,13  (mm)

- Độ không vuông góc giữa đường tâm của bạc dẫn hướng với bề mặt phiến tỳ  ≤ 0,13 (mm)

CHƯƠNG  5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG  ETO PHAY XOAY 2 CHIỀU

Mục tiêu: Đưa ra được cách sủ dụng và bảo dưỡng ETO phay xoay 2 chiều

5.1. Hướng dẫn sử dụng.

Thao tác sủ dụng eto được chia làm 6 bước chính:

* Bước 1: Trước khi tiến hành gia công ta cần phải kiểm tra lại việc gá đặt eto trên bàn máy. Sao cho độ vuông góc giữa má kẹp, mặt hàm tĩnh với trục chính của máy nhỏ hơn 0,01 mm.

* Bước 3: Điều chỉnh góc quay quanh trục Oz bằng cách nới lỏng 2 đai ốc M12 ở vi trí trước và sau của eto. Tiếp đó điều chỉnh góc độ cần thiết rồi siết chặt 2 đai ốc lại.

* Bước 5: Tiến hành mở máy và gia công.

5.2 Bảo dưỡng eto phay xoay 2 chiều.

* Bước 1: Tiến hành vệ sinh, tra dầu và xịt chống gỉ vào các vị trí, các mặt trượt của eto sau mỗi ngày sử dụng để đảm bảo hiệu năng của eto.

* Bước 3: Khi không sử dụng eto thì phải xịt chống gỉ rồi để nơi khô dáo, sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm bay hơi  các chất bảo quản.

Kết luận: Nhóm đã đưa ra được thao tác dử dụng eto cũng như phương pháp bảo quản, bảo dưỡng .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đại học công nghiệp Hà Nội, Giáo trình hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2015.

[2]. GS.TS. Nguyễn Đắc Lộc, Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1,2 và 3, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2000.

[3]. GS.TS. Trần Văn Địch, Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999.

[4] GS.TS. Trần Văn Địch, Sổ tay & Atlas Đồ gá, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2000.

[5]. Ninh Đức Tốn, Dung sai và lắp ghép, NXB Giáo dục, 2014.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"