ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC CÓ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH

Mã đồ án OTTN000000142
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ dẫn động phanh, bản vẽ bộ điều hòa lực phanh 2 thông số, bản vẽ bơm trợ lực chân không, bản vẽ cơ cấu phanh trước, bản vẽ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phanh, bản vẽ  xylanh phanh chính…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án, chương trình kiểm nghiệm bằng matlab…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC CÓ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH.

Giá: 1,250,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC......1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

Chương 1. Giới thiệu chung hệ thống phanh thủy lực trên ôtô....3

1.1. Giới thiệu hệ thống phanh trên ôtô. 3

1.1.1. Công dụng của hệ thống phanh. 3

1.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống phanh. 3

1.1.3. Phân loại hệ thống phanh. 3

1.2. Đặc điểm dẫn động phanh thủy lực trên ôtô. 4

1.2.1.Hệ thống phanh dẫn động thủy lực đơn giản. 5

1.2.2.Hệ thống phanh dẫn động thủy lực có trợ lực chân không. 8

1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phanh. 9

1.3.1. Giải pháp lắp điều hòa lực phanh. 9

1.3.2. Bộ chống hãm cứng bánh xe. 12

Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe lanos 2004. 15

2.1. Kết cấu phần tử chính trong hệ thống phanh trên xe lanos 2004. 15

2.1.1. Xy lanh phanh chính. 15

2.1.2. Bầu trợ lực chân không. 17

2.1.3. Xy lanh phanh bánh xe. 20

2.1.4. Cơ cấu phanh. 21

2.2. Bộ điều hòa lực phanh trên xe lanos 2004. 25

2.2.1. Kết cấu bộ điều hòa lực phanh hai thông số trên xe lanos 2004. 25

2.2.2. Nguyên Lý làm việc. 27

Chương 3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phanh xe lanos 2004. 29

3.1. Tính toán. 32

3.1.1. Momen phanh theo điều kiện bám.. 32

3.1.2. Momen phanh do cơ cấu phanh sinh ra. 33

3.1.3. Tính toán hiệu quả phanh cho trường hợp cụ thể. 36

3.2. Khảo sát 37

3.2.1. Các thông số chung về xe. 37

3.2.2. Thông số về hệ thống phanh. 46

3.2.3. Thông số về điều kiện đường. 52

Chương 4. Khái thác hệ thống phanh thủy lực có lắp bộ điều hòa lực phanh. .56

4.1. Những chú ý cơ bản trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh trên ô tô. 56

4.1.1. Kiểm tra hệ thống phanh xe trước khi vận hành. 56

4.1.2. Trong quá trình vận hành. 57

4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh xe. 57

4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 57

4.2.2. Bảo dưỡng cấp I. 58

4.2.3. Bảo dưỡng cấp II. 58

4.2.4. Hướng dẫn kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình khai thác hệ thống phanh  ô tô. 59

4.3. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống dẫn động phanh ô tô và biện pháp khắc phục. 62

4.3.1. Đối với hệ thống phanh chính. 63

4.3.2. Đối với hệ thống phanh dừng. 64

4.4. Những hư hỏng bộ điều hòa lực phanh và cách sửa chữa bảo dưỡng. 66

4.4.1.Những hư hỏng của bộ điều hòa lực phanh. 66

4.4.2. Kiểm tra bộ điều hòa lực phanh. 67

4.4.3. Nội dung bảo dưỡng bộ điều hòa lực phanh. 67

4.4.4. Thực hành bảo dưỡng bộ điều hòa lực phanh. 67

KẾT LUẬN.. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 72

LỜI NÓI ĐẦU

   Ô tô ngày nay là phương tiện vận tải không thể thiếu trong trong sự phát triển của nền kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục. Hàng năm trên thế giới vẫn xảy ra rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về vật chất lẫn tinh thần. Một trong những nguyên nhân quan trọng để xảy ra tai nạn của ô tô là hệ thống phanh.

   Khi ô tô chuyển động trên đường hiện tượng trượt bánh xe là một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm làm bánh xe bị bó cứng, mất tính ổn định khi điều khiển xe, làm mài mòn lốp, đồng thời ảnh hưởng đến công suất của động cơ tiêu hao nhiên liệu vô ích, bánh xe thì mất khả năng tiếp nhận lực phanh gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi di chuyển. Để có thể khắc phục các nhược điểm cơ bản của hệ thống phanh. Trên  thế giới người ta đã sử dụng bộ điều hòa lực phanh, cho các loại ô tô từ trước năm 1990 và sử dụng trên các loại ô tô tải và ô tô du lịch giá rẻ.

    Với mong muốn được tìm hiểu, góp sức giải quyết các vấn đề trên, em được giao đề tài “ Khai thác hệ thống phanh dẫn động thủy lực có bộ điều hòa lực phanh”. Nội dung của đồ án bao gồm:

-  Chương 1. Giới thiệu chung hệ thống phanh thủy lực trên ôtô.

-  Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe lanos 2004.

-  Chương 3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phanh xe lanos 2004

-  Chương 4. Khái thác hệ thống phanh thủy lực có lắp bộ điều hòa lực phanh.

   Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp cùng với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy Đại tá, TS ………… cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô Quân sự- Khoa Động Lực, em đã thực hiện xong đồ án tốt nghiệp này. Tuy nhiên do trình độ thực tế còn thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của  các thầy giáo và sự góp ý của các bạn để bản thân em tiếp tục hoàn thiện kiến thức.

    Em xin chân thành cảm ơn.

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC TRÊN Ô TÔ

1.1. Giới thiệu hệ thống phanh trên ôtô.

Hệ thống phanh là một trong những hệ thống hết sức quan trọng góp phần quyết định đến tính an toàn giao thông, cũng như tính kinh tế, trong việc vận chuyển đặc biệt là để đảm bảo an toàn giao thông,  Theo thống kê của một số quốc gia Châu á thì trong tai nạn giao thông đường bộ thì nguyên nhân do hư hỏng,  trục trặc ở hệ thống phanh chiếm từ 40 – 45 %.

1.1.1. Công dụng của hệ thống phanh.

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô đến một giá trị cần thiết nào đấy hoặc dừng hẳn ôtô;

Giữ ôtô dừng hoặc đỗ trên các đường dốc.

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn,  hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái,  giữ cho ô tô dùng ở nganh dốc trong thời gian lâu dài,  hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe. 

1.1.3. Phân loại  hệ thống phanh.

a) Theo bố trí cơ cấu phanh

-Cơ cấu phanh đặt tại bánh xe.

-Phanh truyền lực (Cơ cấu phanh đặt trong hệ thống truyền lực) sau hộp số phân phối.

b) Theo đặc điểm điều khiển.

-Điều khiển bằng tay

-Điều khiển bằng chân

-Điều khiển bằng cần gạt, bằng nút ấn.

1.2. Đặc điểm dẫn động phanh thủy lực trên ôtô.

  Trên xe ô tô được trang bị hệ thống phanh để bảo đảm cho xe chuyển động an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, qua đó nhằm nâng cao năng suất vận chuyển của xe. 

1.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phanh.

Hiện nay, để nâng cao hiệu quả phanh có hai giải pháp chính :

+ Giải pháp lắp điều hòa lực phanh

+ Giải pháp lắp bộ hãm cứng bánh xe

1.3.1. Giải pháp lắp điều hòa lực phanh.

a)    Các loại điều hòa lực phanh

+ Bộ điều hòa lực phanh một thông số loại đơn

+ Bộ điều hòa lực phanh một thông số dạng kép

+ Bộ điều hòa với van hỗ trợ

+ Bộ điều hòa hai thông số trên hệ thống phanh dầu (bộ điều hòa theo tải trọng và áp suất dầu phanh sau xy lanh chính)

+ Bộ điều hòa hai thông số trên hệ thống phanh khí nén.

1.3.2. Bộ chống hãm cứng bánh xe.

a) Cơ sở lý thuyết về bộ chống hãm cứng bánh xe

  Hệ thống chống bó cứng bánh xe (ABS) điều khiển áp suất dầu tác dụng lên các xilanh bánh xe để ngăn cho nó không bị bó cứng trên đường trơn hay khi phanh gấp. Nhiệm vụ cơ bản của ABS là giữ cho bánh xe trong quá trình phanh ở độ trượt thay đổi trong một giới hạn hẹp quanh giá trị l0, do đó đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất đồng thời đảm bảo tính ổn định hướng và tính dẫn hướng tốt khi phanh, nghĩa là đảm bảo chất lượng phanh tốt nhất.

b) Sự thay đổi hệ số bám theo đồ trượt tương đối

Nếu bánh xe trước bị bó cứng thì sẽ làm cho xe không thể điều khiển được. Nếu bánh xe sau bị bó cứng, do hệ số bám ở bánh xe bên trái và bên phải với mặt đường khác nhau nên làm cho đuôi xe bị lạng (mất tính ổn định).

Chương 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANHTRÊN XE LANOS 2004

2.1. Kết cấu phần tử chính trong hệ thống phanh trên xe lanos 2004.

Hệ thống phanh là một trong những hệ thống hết sức quan trọng góp phần quyết định đến tính an toàn giao thông, cũng như tính kinh tế. Trong việc vận chuyển đặc biệt là để đảm bảo an toàn giao thông.  Hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến,  các tiêu chuẩn về thiết kế,  chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.

Hệ thống phanh xe Lanos 2004 là một trong hệ thống phanh điển hình thể hiện các tiêu chuẩn đó. Hệ thống phanh của nó bao gồm hệ thống phanh chính sử dụng dẫn dộng thuỷ lực hai dòng chéo nhau, cơ cấu phanh kiểu đĩa cho cả 2 bánh xe cầu trước, và hệ thống phanh tang trống cho 2 bánh xe cầu sau, hệ thống phanh dừng dừng sử dụng chung cơ cấu phanh với hệ phanh chính ở cầu sau. 

2.1.1.  Bầu trợ lực chân không.

Bầu trợ lực chân không : giúp cho việc điều khiển phanh chân được nhẹ nhàng, qua đó giúp cho người lái có thể làm việc lâu dài và dễ chịu hơn khi điều khiển xe. 

2.1.1.  Xy lanh phanh bánh xe.

Xi lanh bánh xe được bắt chặt với mâm phanh bằng các bu lông trên thân có lỗ để bắt đường dẫn dầu đến và láp van xả khí,  phía ngoài hai đầu xi lanh có 2 nắp chụp bằng cao su để bảo vệ chống bụi bẩn,  trong xi lanh được lắp lò xo,  pit tông,  phớt piston (cúp pen)  bằng cao su chịu dầu,  phía ngoài piton có xẻ rãnh để cho đầu guốc phanh tỳ vào.  

2.2. Bộ điều hòa lực phanh trên xe lanos 2004.

Đối với hệ thống phanh nói chung và hệ thống phanh trên xe lanos 2004 có lắp bộ điều hòa lưc phanh hai thông số nói riêng, bốn thành phần quan trọng nhất chính  là dẫn động phanh , cơ cấu phanh, trợ lực phanh và bộ điều hòa lực phanh. Ở trên ta đã phân tích dẫn động phanh, cơ cấu phanh, trợ lực phanh.Vì vậy, nội dung của phần này là tập trung phân tích kết cấu điều hòa lực phanh trên xe lanos 2004 và nguyên lí làm việc của nó.

2.2.1. Kết cấu bộ điều hòa lực phanh hai thông số trên xe lanos 2004.

Các van điều hòa như đã giới thiệu ở phần trước chỉ có khả năng điều chỉnh áp suất dầu ở các cơ cấu phanh sau theo áp suất sau xi lanh chính, bởi vậy khi tải trọng trên các bánh xe sau thay đổi lớn thì áp suất dầu ở các cơ cấu phanh sau không thay đổi theo. 

Chương 3. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH H­ƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ PHANH Ô TÔ

Trong quá trình xe hoạt động trên đ­ường, ngoài các thông số chung về xe (tải trọng, vị trí trọng tâm ...), các thông số về hệ thống phanh (áp suất dầu, tình trạng dầu phanh, hệ số ma sát giữa má phanh và tang phanh), các thông số về sử dụng (vận tốc bắt đầu phanh, vận tốc cuối quá trình phanh ...), các yếu tố về đ­ường (hệ số bám, hệ số cản lăn, ...) luôn thay đổi. Các thông số này có mối quan hệ mật thiết với nhau, một thông số nào thay đổi cũng có thể làm thay đổi các thông số khác. 

3.1. Tính toán.

 Trong mục này ta tính toán và vẽ đồ thị mô men phanh theo bám, mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra theo áp suất trong dẫn động. Đồng thời xác định hệ số bám j0 mà tại đó khi phanh trọng lượng bám được sử dụng hoàn toàn.

3.1.1. Mô men phanh theo điều kiện bám.

- Trước hết ta tính toán và vẽ đồ thị mô men phanh theo bám (Mô men phanh cần thiết sinh ra ở các cầu).

ở chế độ toàn tải, điều kiện bám tốt (j = 0,8), mô men phanh cầu sau theo bám  MjS=2274,92 Nm. Nếu mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra ở cầu sau mà lớn hơn giá trị này bánh sau sẽ bị khóa cứng và xảy ra hiện tượng trượt ngang.

3.1.2. Mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra.

 Mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra được tính toán theo áp suất trong dẫn động phanh. Đồ thị mô men được xây dựng dựa trên các công thức có sẵn.

Mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra tỷ lệ bậc nhất với áp suất trong dẫn động phanh. Trường hợp với hệ số bám j =0,8 ta nhận được MjS0,8=2274,92 Nm. Nếu trong trường hợp đầy tải, xe đi trên đường tốt (j=0,8), áp suất trong dẫn động phanh không được vượt quá  pdd< 7*106N/m­2(MpS7=230893 Nm> MjS0,8). Nếu áp suất dẫn động phanh vượt quá giá trị trên thì cầu sau sẽ bị khóa cứng, hiệu quả phanh giảm mạnh, gây mất an toàn chuyển động.

3.1.3. Tính toán hiệu quả phanh cho trường hợp cụ thể.

          Mục đích tính toán hiêu quả phanh thực tế cho trường hợp cụ thể là để đánh giá hiệu quả phanh trong trường hợp điều kiện xe thường xuyên hoạt động. Từ đó vẽ đồ thị giản đồ phanh.

Điều kiện để tính toán: j = 0,7 ; f = 0,015;  m = 0,35; p0 = 6,5*106 (N/m2); V1 = 30 Km/h; Xe chất đầy tải.

3.2. Khảo sát

3.2.1. Các thông số chung về xe

Các thông số chung về xe được xem là có ảnh hưởng lớn đến quá trình phanh xe như:

Trọng lượng xe (G);

Vị trí trọng tâm xe (a, b, hg).

Để khảo sát hiệu quả phanh theo các thông số chung của xe, ta khảo sát quá trình phanh xe trên đường nhựa hoặc đường bê tông tốt có hệ số bám j =0.70  và hệ số cản lăn f = 0.015. Vận tốc bắt đầu phanh V1=30 Km/h.

3.2.2.  Thông số về hệ thống phanh

   Các thông số của hệ thống phanh bao gồm các thông số của cơ cấu phanh và các thông số dẫn động phanh. Chương trình khảo sát đã thiết lập chỉ khảo sát sự ảnh hưởng của hệ số ma sát giữa má phanh và tang phanh, và áp suất trong dẫn động phanh tới hiệu quả phanh xe Lanos 2004. Bởi vì trong quá trình sử dụng hệ số ma sát giữa má phanh và tang phanh có thể sẽ bị thay đổi do dính nước hoặc dính dầu..., áp suất trong dẫn động phanh thay đổi tùy theo lực người lái tức dụng lên bàn đạp.

Chương trình khảo sát cho ta kết quả dưới dạng đồ thị và dạng bảng:

   Kết quả khảo sát theo hệ số ma sát cho ta thấy:Mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra tỷ lệ thuận với hệ số ma sát m giữa má phanh và tang phanh. Nếu hệ số ma sát m càng nhỏ mô men phanh càng nhỏ, dẫm đến việc sử dụng không hết trọng lượng bám ở các cầu, hiệu quả phanh giảm. Nếu hệ số ma sat m càng lớn mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra càng lớn có thể gây ra hiện tượng khóa cứng bánh xe khi phanh. Chẳng hạn như đối với cầu sau.

3.2.3. Thông số về điều kiện đường

    Các thông số về đường bao gồm: Hệ số bám, hệ số cản lăn, độ dốc, hệ số cản tổng cộng... Với mô hình tính toán đã đưa ra ta chỉ xét đến hai yếu tố là hệ số bám j và hệ số cản lăn f.

Hệ số bám là đặc trưng cơ bản của các loại đường.Hệ số bám của đường ảnh hưởng rất lớn đến gia tốc phanh.

Chương 4. KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC CÓ LẮP BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH

4.1. Những chú ý cơ bản trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh trên xe ôtô.

Hệ thống phanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển động của ô tô, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, hành khách và phương tiện. Hệ thống phanh tốt giúp nâng cao tốc độ trung bình, nâng cao năng suất, hạ giá thành vận chuyển.

4.1.1. Kiểm tra hệ thống phanh trước khi vận hành.

Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo chuyển động của ô tô. Do vậy phải đáp ứng những yêu cầu kiểm tra khắt khe, nhất là khi ô tô hoạt động ở tốc độ cao.

Trong quá trình sử dụng, không được thay đổi kết cấu của hệ thống phanh nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Trong quá trình sử dụng, khi có chi tiết bị hư hỏng phải thay thế bằng các chi tiết tương tự do nhà máy chế tạo ô tô đó sản xuất hoặc do cơ sở chế tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

4.1.2. Trong quá trình vận hành.

Tránh phanh đột ngột để lết bánh xe trên đường làm lốp nhanh mòn và hiệu quả phanh không cao.

Giảm thiểu việc phanh xe với tốc độ quá lớn hoặc phanh liên tục vì như vậy sẽ làm cơ cấu phanh nóng lên, làm giảm hệ số ma sát của phanh đồng thời làm cho các chi tiết của hệ thống phanh nóng, làm giảm tuổi thọ cho các chi tiết và làm giảm chất lượng của quá trình phanh.

4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh xe .

Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ô tô được thể hiện ở và một số quy trình kiểm tra, điều chỉnh được thể hiện ở

4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên.

Chu kỳ bảo dưỡng bảo dưỡng hàng ngày, bảo dưỡng trước khi xe đi công tác, bảo dưỡng trên đường, bảo dưỡng khi xe đi công tác về.

4.3.  Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống dẫn động phanh ô tô và biện pháp khắc phục.

Sau đây là một số hư hỏng trên các hệ thống phanh.

4.3.1. Đối với hệ thống phanh chính.

Các hư hỏng làm biến xấu trạng thái kỹ thuật hệ thống phanh. Qua đó làm giảm hiệu quả phanh, thể hiện qua tăng hành trình tự do bàn đạp phanh, tăng quãng đường thời gian phanh do lực phanh ở các bánh xe không đều dẫn đến làm giảm độ ổn định và tính dẫn hướng của ô tô khi phanh.

4.3.2. Đối với hệ thống phanh dừng.

Đối với hệ thống phanh dừng khi sử dụng dừng xe, đỗ xe trên dốc hoặc khi xe không hoạt động và không có người lái trên xe thì trong quá trình khai thác có thể xảy ra các hư hỏng và sự cố 

4.4 Những hư hỏng của bộ điều hòa lực phanh và cách sửa chữa bảo dưỡng

4.4.1. Những hư hỏng của bộ điều hòa lực phanh

1. Khi phanh, xe bị kéo lệch về một bên

a) Hiện tượng

- Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên.

b) Nguyên nhân

- Van điều hòa không làm việc.

2. Phanh bó cứng

a) Hiện tượng

 Khi xe vận hành không tác dụng vào bàn đạp phanh và cần phanh tay nhưng cảm thấy có sự cản trở lớn (sờ tang trống bị nóng lên).

II. Bảo dưỡng bộ điều hòa lực phanh

1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc

 - Bộ dụng cụ tay tháo lắp hệ thống phanh.

- Mỡ bôi trơn, dầu phanh, bình chứa dầu và dung dịch rửa.

2. Tháo và làm sạch các bộ phận

 - Tháo các bộ phận ra khỏi ô tô.

KẾT LUẬN

   Sau một thời gian nghiên cứu, thu tập tài liệu, vận dụng những kiến thức đã học đồng thời được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy:TS…………. Cùng với sự giúp đỡ cảu các thầy cô trong Bộ môn Ô TÔ… đến nay đồ án của em đã hoàn với các nội dung sau:

- Nghiên cứu cấu tạo chung của hệ thống phanh yêu cầu, phân loại một số hệ thống phanh điển hình, tiến hành phân tích kết cấu hệ thống phanh cụ thể trên xe.

- Khảo sát một số yếu tố ảnh hướng tới hiệu quả phanh.

- Tìm hiểu các tài liệu sửa chữa cảu một số hảng xe,đưa ra một số hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh và bộ điều hòa phanh và cách khắc phục các hư hỏng.

   Mặc dù nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình cảu thầy, nhưng do trình độ bản than còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít. Cho nên quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự dóng góp của quý thầy cô và các bạn để đồ án em được hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn.

                                                                     Hà nội, ngày….tháng…năm 20…

                                                                     Học viên thực hiện

                                                                ………………

TÀILIỆU THAMKHẢO

1. Nguyễn Trường Sinh, Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội2001.

2. Phạm Đình Vy-Vũ Đức Lập,Cấu tạo ôtô quân sự (tập1+2), Học viện Kỹ thuật quân sự, HàNội1995.

3. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Lý  thuyết ôtô-máy kéo NXB: Trường ĐHBKHN 1995

4. Vũ Đức Lập (1998), Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu tính toán ôtô quân sự” (TậpV: Hệ thống phanh),Học viện kỹ thuật quân sự.

5.  Dương Đình Khuyến, Tính toán thiết kế hệ thống phanh ôtô máy kéo.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"