MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................1
LỜI NÓI ĐẦU .............................2
1. Tổng quan.................................................................................................................3
1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài:........................................................................................4
1.2. Sơ lược hệ thống phanh trang bị ABS...................................................................4
1.2.1.Công dụng,yêu cầu hệ thống phanh....................................................................4
1.2.1.1. Công dụng........................................................................................................4
1.2.1.2. Yêu cầu........................................................................................................... 6
1.2.1.3.Phân loại hệ thống phanh.................................................................................7
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ ABS ,phân loại ABS...........................................................7
1.2.2.1.Chức năng nhiệm vụ ABS:................................................................................7
1.2.2.2.Phân loại ABS..................................................................................................11
1.2.3.Sơ đồ nguyên lý làm việc, một số sơ đồ điển hình............................................14
1.2.3.1.Sơ đồ nguyên lý làm việc................................................................................14
1.2.3.2.Một số sơ đồ điển hình ..................................................................................18
1.3.Giới thiệu tổng quan về xe TOYOTA VIOS ..........................................................20
1.3.1.Giới thiệu về động cơ ...................................................................................... 22
1.3.2.Hệ thống truyền lực...........................................................................................22
1.3.2.1.Ly hợp.............................................................................................................22
1.3.2.2.Hộp số.............................................................................................................24
1.3.3.Hệ thống treo ....................................................................................................25
1.3.4.Hệ thống lái........................................................................................................26
1.3.5.Hệ thống điều hòa không khí ............................................................................26
2. Hệ thống phanh trên xe TOYOTA VIOS..................................................................26
2.1.Sơ đồ và nguyên lý làm việc hệ thống phanh trên xe TOYOTA VIOS..................26
2.1.1.Sơ đồ hệ thống phanh ABS trên xe TOYOTA VIOS..........................................26
2.1.2.Nguyên lý làm việc............................................................................................27
2.1.2.1.Khi không phanh.........................................................................................27
2.1.2.2.Khi phanh ABS chưa làm việc.......................................................................27
2.1.2.3.Khi phanh ABS làm việc................................................................................28
2.2.Kết cấu và bộ phận chính...................................................................................30
2.2.1.Cơ cấu phanh..................................................................................................30
2.2.1.1.Cơ cấu phanh trước.....................................................................................30
2.2.1.2.Cơ cấu phanh sau........................................................................................34
2.2.2.Xy lanh chính................................................................................................34
2.2.3.Các cảm biến..................................................................................................35
2.2.4. Khối điều khiển điện tử ECU..........................................................................36
2.2.5. Khối thuỷ lực- điện tử (Electric-hydraulic Unit)...............................................38
2.2.6. Bộ phân phối lực phanh điện tử (EBD)..........................................................38
2.2.7. Trợ lực phanh................................................................................................39
3. Tính toán và kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe TOYOTA VIOS......................41
3.1.Momen phanh ở cầu trước và cầu sau..............................................................42
3.2. Xác định mô men phanh do các cơ cấu phanh sinh ra....................................46
3.2.1. Đối với cơ cấu phanh trước. .........................................................................46
3.2.2. Đối với cơ cấu phanh sau.............................................................................50
3.2.3.Quan hệ áp suất phanh trước và phanh sau..................................................53
3.3. Lực tác dụng lên bàn đạp phanh......................................................................54
3.4. Tính toán các chỉ tiêu phanh.............................................................................56
3.4.1. Gia tốc chậm dần khi phanh..........................................................................56
3.4.2. Thời gian phanh.............................................................................................57
3.4.3. Quãng đường phanh..................................................................................... 58
4. Các hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống phanh chính TOYOTA VIOS.....60
4.1. Những công việc bảo dưỡng cần thiết..............................................................61
4.2. Sửa chữa hư hỏng một số chi tiết, bộ phận chính............................................62
4.3.Kiểm tra hệ thống ABS.......................................................................................63
4.4.Kiểm tra hệ thống chuẩn đoán...........................................................................64
4.5. Kiểm tra bộ phận chấp hành............................................................................65
4.6. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe....................................................................66
5. Kết luận...............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo theo mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại hóa nên đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người. Do đó song song với sự phát triển của mọi ngành nghề thì công nghệ ôtô cũng có sự thay đổi khá lớn. Nhu cầu của con người dần dần được đáp ứng về các mặt tiện nghi, kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… trong đó vấn đề an toàn được đặt lên hang đầu. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được, các nhà sản xuất bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo hệ thống phanh ABS với những tính năng ưu việt: Chống bó cứng bánh xe khi phanh, ổn định hướng,… nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài: “Khảo sát hệ thống phanh ABS (Anti - Lock Btaking System) trên xe TOYOTA VIOS”.
Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy: TS……....……. cùng các thầy cô giáo trong bộ môn cùng các bạn đã giúp em hoàn thành đồ án này.
……, ngày … tháng … năm 20…..
Sinh viên thực hiện
…………………
1. Tổng quan.
1.1. Mục đích, ý nghĩa đề tài.
Hiện nay ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và vận chuyển hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở nước ta, số người sử dụng ô tô ngày càng nhiều cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ ô tô lưu thông trên đường ngày càng cao dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng nhiều.Do đó để đảm bảo tính an toàn vấn đề tai nạn giao thông là một trong những hướng giải quyết cần thiết nhất,luôn được quan tâm của các nhà thiết kế và chế tạo ôtô mà hệ thống phanh đóng vai trò rất quan trọng.
Phanh sử dụng ABS là một trong hai công nghệ bổ sung cho hệ thống phanh hữu dụng nhất của ngành công nghiệp ôtô thời gian gần đây. Vai trò chủ yếu của ABS là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp.
Cũng vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Ðối với sinh viên ngành cơ khí giao thông việc khảo sát, thiết kế, nghiên cứu về hệ thống phanh càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Ðó là lý do em chọn đề tài “Khảo sát hệ thống phanh trên xeTOYOTA VIOS”. Ðể giải quyết vấn đề này thì trước hết ta cần phải hiểu rõ về nguyên lý hoạt động, kết cấu các chi tiết, bộ phận trong hệ thống phanh. Từ đó tạo tiền đề cho việc thiết kế, cải tiến hệ thống phanh nhằm tăng hiệu quả phanh, tăng tính ổn định hướng và tính dẫn hướng khi phanh, tăng độ tin cậy làm việc với mục đích đảm bảo an toàn chuyển động và tăng hiệu quả chuyển động của ô tô.
Hệ thống phanh xe TOYOTA VIOS là hệ thống phanh dẫn động thủy lực sử dụng ABS,hiện nay đang sử dụng rộng rải cho các đời xe hiện nay.
1.2. Sơ lược hệ thống phanh trang bị ABS.
1.2.1. Công dụng,yêu cầu hệ thống phanh.
1.2.1.1. Công dụng:
Hệ thống phanh dùng để:
- Giảm tốc độ của ô tô máy kéo cho dến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó.
1.2.1.3. Phân loại hệ thống phanh.
- Theo vị trí bố trí cơ cấu phanh, phanh chia ra các loại: phanh bánh xe và phanh truyền lực.
- Theo dạng bộ phận tiến hành phanh (phần tử ma sát), phanh chia ra: phanh guốc, phanh đĩa và phanh dải.
- Theo loại dẫn động, phân chia ra: phanh cơ khí, phanh thủy lực, phanh khí nén, phanh điện từ và phanh liên hợp (kết hợp các loại khác nhau).
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ ABS ,phân loại ABS
1.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ ABS.
ABS thực ra là công nghệ điện tử thay thế cho phương pháp phanh hiệu quả nhất (đặc biệt trên mặt đường trơn trượt) là đạp - nhả pê-đan liên tục, cảm nhận dấu hiệu rê bánh để xử lý. Do việc thực hiện kỹ thuật này không đơn giản mà các chuyên gia ôtô ở hãng Bosch, Đức, đã nghiên cứu, chế tạo cơ cấu ABS bao gồm các cảm biến lắp trên bánh xe (ghi nhận tình trạng hoạt động); bộ xử lý điện tử CPU và thiết bị điều áp (đảm nhiệm thay đổi áp suất trong piston phanh).
- Đoạn O - 1 – 2 biểu diễn quá trình tăng Mp khi đạp phanh. Hiệu (Mp - Mφ) tỷ lệ với gia tốc chậm dần εb của bánh xe. Hiệu trên tăng nhiều khi đường Mφ đi qua điểm cực đại. Do đó sau thời điểm này, gia tốc εb bắt đầu tăng nhanh. Sự tăng đột ngột của gia tốc εb chứng tỏ bánh xe sắp bị hãm cứng và được sử dụng làm tín hiệu vào thứ nhất để điều khiển làm giảm áp suất trong dòng dẫn động. Do có độ chậm tác dụng nhất định nào đó (phụ thuộc vào tính chất hệ thống), sự giảm áp suất thực tế bắt đầu từ điểm 2.
- Do Mp giảm, εb giảm theo và bằng không ở điểm 3 (khi Mp - Mφ). Vào thời điểm tương ứng với điểm 4 – mô men phanh có giá trị cực tiểu không đổi.
- Trên đoạn từ điểm 3 đến điểm 6, mô men phanh nhỏ hơn mô men bám, nên xảy ra sự tăng tốc bánh xe. Sự tăng gia tốc góc bánh xe được sử dụng làm tín hiệu vào thứ hai để điều khiển tăng áp suất trong hệ thống phanh (điểm 5).
- Khi tốc độ góc bánh xe tăng lên, độ trượt giảm và bởi vậy φ và Mφ cũng tăng lên.
- Tiếp theo, chu trình lặp lại. Như vậy, trong quá trình điều khiển, bánh xe lúc thì tăng tốc lúc thì giảm tốc và buộc Mφ phải thay đổi theo chu trình kín 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 1, giữ cho độ trượt của bánh xe dao động trong giới hạn λ1 ÷ λ2 (hình 1.9), đảm bảo cho hệ số bám có giá trị gần với cực đại nhất.
Trên hình 1.9 là đồ thị biểu diễn quá trình thay đổi áp suất trong dẫn động và gia tốc chậm dần của bánh xe khi phanh có ABS theo thời gian.
Hình 1.9a cho thấy, quá trình phanh với ABS nói chung có 3 giai đoạn (3pha): tăng áp suất(1-->2), giảm áp suất (2-->4) và duy trì (giữ) áp suất (4-->5). ABS làm việc với 3 giai đoạn như vậy gọi là ABS 3 pha. Một số ABS có thể không có pha duy trì áp suất- gọi là ABS 2 pha.
Với các hệ thống chống hãm cứng bánh xe hiện nay, hệ số trượt thay đổi trong khoảng λ1 ÷ λ2 = (15 ÷ 30)%. Tần số thay đổi áp suất trong dẫn động khí nén khoảng (3 ÷ 8) dfHz còn trong dẫn động thủy lực đến 20Hz.
Để thấy rõ vai trò của ABS có thể tham khảo số liệu trong bảng 1.1 nhận được khi thử nghiệm xe du lịch trong hai trường hợp có và không có ABS và đồ thị quá trình phanh trên hình 1.10
Trên hình 1.15 là sơ đồ ABS 4 kênh có 4 cảm biến bố trí ở các bánh xe và 4 van điều khiển độc lập (sử dụng phổ biến cho xe động cơ đặt trước bánh trước chủ động). Với phương án này các bánh xe đều được tự động điều chỉnh lực phanh sao cho luôn nằm trong vùng có khả năng bám cực đại nên hiệu quả phanh là lớn nhất. Tuy nhiên khi phanh trên đường có hệ số bám trái và phải không đều thì mô men quay vòng cưỡng bức lớn tính ổn định giảm.
1.3. Giới thiệu tổng quan về xe TOYOTA VIOS
Khi phanh các xilanh bánh xe sẽ ép các má phanh vào đĩa phanh hay đĩa phanh tạo ra lực ma sát phanh làm giảm tốc độ của bánh xe và của xe. Ở chế độ này bộ điều khiển ECU không gửi tín hiệu đến bộ chấp hành cụm thủy lực, mặc dù cảm biến tốc độ vẫn luôn hoạt động và gửi tín hiệu đến ECU.
2.1.2.3. Khi phanh ABS làm việc.
Khi người lái tác dụng lên bàn đạp phanh đủ lớn sẽ gây nên hiện tượng trượt. Khi hệ số trượt vượt quá giới hạn quy định (1030%) thì ABS sẽ bắt đầu làm việc và chế độ làm việc của ABS gồm các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn duy trì (giữ) áp suất:
Khi phát hiện thấy sự giảm nhanh tốc độ của bánh xe từ tín hiệu của cảm biến tốc độ và cảm biến gia tốc gửi đến, bộ điều khiển ECU sẽ xác định xem bánh xe nào bị trượt quá giới hạn quy định.
Sau đó, bộ điều khiển ECU sẽ gữi tín hiệu đến bộ chấp hành hay là cụm thuỷ lực, kích hoạt các rơle điện từ của van nạp hoạt động để đóng van nạp (13) lại --> cắt đường thông giữa xylanh chính và xylanh bánh xe. Như vậy áp suất trong xilanh bánh xe sẽ không đổi ngay cả khi người lái tiếp tục tăng lực đạp. Sơ đồ làm việc của hệ thống trong giai đoạn này như trên hình 2-3.
Nếu đã cho đóng van nạp mà bộ điều khiển nhận thấy bánh xe vẫn có khả năng bị hãm cứng (gia tốc chậm dần quá lớn), thì nó tiếp tục truyền tín hiệu điều khiển đến rơle van điện từ của van xả (14) để mở van này ra, để cho chất lỏng từ xilanh bánh xe đi vào bộ tích năng (8) và thoát về vùng có áp suất thấp của hệ thống --> nhờ đó áp suất trong hệ thống được giảm bớt (hình 2-4).
c. Giai đoạn tăng áp suất:
Khi tốc độ bánh xe tăng lên (do áp suất dòng phanh giảm), khi đó cần tăng áp suất trong xilanh để tạo lực phanh lớn, khối điều khiển điện tử ECU ngắt dòng điện cung cấp cho cuộn dây của các van điện từ, làm cho van nạp mở ra và đóng van xả lại --> bánh xe lại giảm tốc độ.
Chu trình giữ áp, giảm áp và tăng áp cứ thế được lặp đi lặp lại, giữ cho xe được phanh ở giới hạn trượt cục bộ tối ưu mà không bị hãm cứng hoàn toàn.
2.2. Kết cấu và bộ phận chính.
2.2.1. Cơ cấu phanh.
2.2.1.1. Cơ cấu phanh trước.
Bộ trợ lực chân không có hiệu quả thấp, nên thường được sử dụng trên các ô tô du lịch và tải nhỏ.
3. Tính toán và kiểm nghiệm hệ thống phanh trên xe TOYOTA VIOS
Mpt = 1,2.10-4.p (3.20)
Mpt Từ phương trình (3.20) ta thấy tỷ lệ bậc nhất với áp suất dầu làm việc trong hệ thống. Để các bánh xe không bị hãm cứng khi phanh thì mô men phanh ở mỗi cơ cấu phanh luôn thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi áp suất trong dòng dẫn động theo chu trình đóng mở các cửa van của van điện từ được điều khiển từ ECU.
Trong khi phanh mô men phanh thay đổi tương ứng với độ trượt λ. Giả sử các giá trị mô men ở các giai đoạn tăng áp suất, giảm áp suất, giữ áp suất, và tăng áp suất tiếp theo tương ứng với độ trượt λ như trong bảng 3.3, 3.4, 3.5, và được biểu diễn trên đồ thị ở hình 3.5.
Khi đạp phanh áp suất tăng lên đến giá trị p1=13,13.106 (N/m2), thì ECU điều khiển giảm áp suất, do có độ chậm tác dụng của hệ thống giả sử thời gian chậm tác dụng là 0.5s, áp suất vẫn còn tăng đến giá trị p2=13,22.106 (N/m2) mới thật sự giảm xuống. Giai đoạn tăng áp suất được biễu diễn bằng đoạn O-1-2 trên đồ thị hình 3.5.
3.3. Lực tác dụng lên bàn đạp phanh.
Ðể tạo ra áp suất dầu trong xilanh công tác dẫn động phanh dầu xe TOYOTA VIOS sử dụng xilanh chính kép dùng trợ lực chân không. Kết cấu đã được giới thiệu ở phần trước.
Lực bàn đạp phanh khi không có trợ lực:
Ta có phương trình cân bằng lực bàn đạp:
Pbđ .idđ. ηdđ (3-26)
Trong đó:
Pbđ - Lực bàn đạp phanh
Tỷ số truyền dẫn động bàn đạp phanh idđ; idđ = 3,8
ηdđ - Hiệu suất dẫn động; ηdđ = 0.8
pd - Áp suất dầu trong hệ thống; pd = 10,5.106 [N/m2]
dc - Ðường kính xilanh chính; dc = 30 [mm]
Từ (3-26) ta suy ra: Pbđ = 2440,214 [N]
Lực bàn đạp phanh khi có trợ lực:
Lực do bầu trợ lực chân không sinh ra:
Dpmax: Ðộ chênh lệch áp suất giữa hai khoang.
Dpmax= 265 [mmHg] = 34205,92 [N/m2]
Sp(m): Diện tích hiệu dụng của màng của bầu trợ lực
N dm: Đường kính màng, dm= 274 [mm]
Sp(m) = 0,06 [m2]
Thay số vào ta được: Ptl =2052,355 [N]
Lực đạp phanh khi có trợ lực:
Pbtl = Pbđ- Ptl = 2440,214– 2052,355 = 387,8586 [N]
Theo [2], [Pbđl] < 500[N]
Từ các khảo sát trên ta nhận thấy khi bộ trợ làm việc tốt thì lực đạp phanh chỉ cần nhỏ, giúp người lái đỡ mất sức trong việc điều khiển phương tiện mà hiệu quả phanh lại cao hơn so với khi bộ trợ lực không làm việc.
Trong trường hợp bộ trợ lực không làm việc thì hiệu quả phanh sẽ không cao vì sức khỏe của người bình thường không đạt được lực đạp phanh tối đa như trên.
3.4. Tính toán các chỉ tiêu phanh.
Thay thế má phanh đĩa lau chùi bụi và tra dầu mỡ moayơ kiểm tra các vòng phốt xem có rò dầu không ….việc sửa chửa bảo dưỡng phanh đĩa đơn giản hơn phanh trống guốc.
Xilanh chính và xylanh bánh xe thường có những hư hỏng như: Bề mặt xylanh bị cào xước, xylanh bị côn, méo các lò xo hồi vị bị gẫy mất đàn hồi, các vòng làm kín bị nở, các răng ốc nối các ống dẫn dầu bị tua.
Theo yêu cầu thì bề mặt xilanh phải nhẵn bóng không có vết rỗ xước sâu quá 0,5[mm]. Ðường kính xy lanh không được côn méo quá 0,05[mm] so với đường kính tiêu chuẩn, các lò xo hồi vị phải đủ tiêu chuẩn về lực đàn hồi.
Ðối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chứ không thể điều chỉnh được. Các vòng làm kín, lò xo hồi vị nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì nên thay mới. Các piston, xylanh bị côn hoặc méo thì phải tiến hành gia công trở lại. Chú ý khi gia công khe hở giữa xilanh và piston không được vượt quá giá trị cho phép tối đa là (0,030 – 0,250) mm độ côn và méo của xy lanh bánh xe sau khi gia công cho phép tối đa là 0,5 [mm] độ bóng phải đạt Ñ9.
Ðối với bầu trợ lực cần phải kiểm tra piston màng nếu có hiện tượng rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.
4.3. Kiểm tra hệ thống ABS.
Trước khi sửa chữa ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong ABS hay là trong hệ thống phanh. Về cơ bản, do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS, ABS ECU dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.
Do ABS có chức năng tự chuẩn đoán, đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết khi có hư hỏng xảy ra. Nên sử dụng giắc sữa chửa để xác định nguồn gốc của hư hỏng.
Nếu hư hỏng xảy ra trong hệ thống phanh, đèn báo ABS sẽ không sang nên tiến hành những thao tác kiểm tra như sau.
1. LỰC PHANH KHÔNG ĐỦ:
Kiểm tra dầu phanh rò rỉ từ các đường ống hay lọt khí.
* CHỨC NĂNG KIỂM TRA CẢM BIẾN:
- CHỨC NĂNG KIỂM TRA CẢM BIẾN TỐC ĐỘ:
1. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP ẮC QUY:
Kiểm tra rằng điện áp ắc quy khoảng 12 V
2. KIỂM TRA ĐÈN BÁO ABS.
a. Bật khoá điện ON.
b. Kiểm tra rằng đèn báo ABS sáng trong vòng 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chửa hay thay cầu chì, bóng đèn hay dây điện.
c. Kiểm tra rằng đèn ABS tắt.
d. Tắt khoá điện.
e. Dùng SST, nối chân E1 với chân Tc và Ts của giắc kiểm tra.
f. Kéo phanh tay và nổ máy.
g. Kiểm tra rằng đèn ABS nháy trong khoảng 4 lần /giây
3. KIỂM TRA MỨC TÍN HIỆU CẢM BIẾN.
Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 4-6 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng sau khi ngừng 1 giây không.
Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nằm trong khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn đoán, sau đó sửa các chi tiết hỏng.
Nếu đèn bật sáng trng khi tốc độ xe từ 4 -6 km/h, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe vượt quá 6 km/h, đèn ABS nháy lại. Ở trạng thái này cảm biến tốc độ tốt.
4. KIỂM TRA SỰ THAY ĐỔI TÍN HIỆU CẢM BIẾN Ở TỐC ĐỘ THẤP.
Lái xe chạy thẳng với tốc độ 45-55 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có sáng sau khi tạm ngừng 1 giây không.
Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn. Dừng xe và đọc mã chẩn đoán. Sau đó sửa các chi tiết hỏng.
Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm trong khoảng tiêu chuẩn, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe nằm trong dải tiêu chuẩn, đèn ABS lại nháy. Ở trạng thái này rôto cảm biến tốc độ tốt.
5. KIỂM TRA SỰ THAY ĐỔI TÍN HIỆU CẢM BIẾN Ở TỐC ĐỘ CAO.
Kiểm tra như trên ở tốc độ khoảng 110 đến 130 km/h.
6. ĐỌC MÃ CHẨN ĐOÁN.
Dừng xe, đèn báo sẽ bắt đầu nháy.
Đếm số lần nháy (Xem mã chẩn đoán).
7. SỬA CÁC CHI TIẾT HỎNG.
Sửa hay thay thế các chi tiết bị hỏng.
8. ĐƯA HỆ THỐNG VỀ TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG.
Tắt khoá điện OFF.
Tháo SST ra khỏi cực E1, Tc và Ts của giác kiểm tra.
11. LẮP VỎ BỘ CHẤP HÀNH.
12. XÓA MÃ CHẨN ĐOÁN.
4.6. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe.
2. KIỂM TRA SỰ LẮP CẢM BIẾN.
a. Chắc chắn rằng bu lông lắp cảm biến được xiết đúng.
b. Phải không có khe hở giữa cảm biến và giá đở cầu.
3. QUAN SÁT PHẦN RĂNG CƯA CỦA RÔ TO CẢM BIẾN.
a. Tháo cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).
b. Kiểm tra các răng của rôto cảm biến xem có bị nứt, vặn hay mất răng.
c. Lắp cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).
5. Kết luận.
Qua việc phân tích nguyên lý và tính toán phanh ABS ta thấy quá trình phanh của các xe có trang bị ABS đạt hiệu quả tối ưu, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các xe không trang bị ABS, nó đảm bảo đồng thời hiệu quả phanh và tính ổn định cao, ngoài ra còn giảm mài mòn và nâng cao tuổi thọ cho lốp.
Hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh ABS (Anti-lock Braking System) ngày càng trở nên phổ biến. Nó là hệ thống an toàn chủ động của ôtô, góp phần giảm thiểu tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra khi vận hành vì nó điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu.
Tìm hiểu hệ thống phanh ABS của xe con cho phép người sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, tư vấn và kiểm định làm việc một cách tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Cẩn - Dư Quốc Thịnh - Phạm Minh Thái - Nguyễn Văn Tài - Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ôtô máy kéo”. NXB khoa học và kỹ thuật - Hà Nội; 1998.
[2]. Nguyễn Hoàng Việt. “Kết cấu và tính toán ôtô”. Tài liệu lưu hành nội bộ khoa Cơ Khí Giao Thông; Đại Học Đà Nẵng; Đà Nẵng 1998
[3]. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Ðình Kiên. “Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo” NXB Ðại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội; 1985.
[4]. Nguyễn Hoàng Việt. “Bộ điều chỉnh lực phanh -hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh ABS”. Tài liệu lưu hành nội bộ của khoa cơ khí Giao Thông; Ðại Học Ðà Nẵng; Ðà Nẵng 2003.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"