MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………….............................................................................………………...…..i
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………….............................................................................…………..………1
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC HYUNDAI HD270........................................... 2
1.1. Giới thiệu chung về xe.............................................................................................................................................…….2
1.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực Hyundai HD 270...........................................................................................… 6
1.2.1. Ly hợp …………………………………………………………….............................................................................……......6
1.2.2. Hộp số ……………………………………………………….............................................................................…..…13
1.2.3. Các đăng………………………………………………………..............................................................................………...18
1.2.4. Cầu trước………………………………………………….............................................................................………….…..21
1.2.5. Cầu chủ động (cầu sau)…………………………………………................................................................................……22
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG LỰC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CỦA Ô TÔ HYUNDAI HD270............... 28
2.1. Xác định các thông số cơ bản……………………….…………………………………….…………………………...…...….28
2.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm..........................…………….…………………………………….……………................ 29
2.2.1. Tính toán đặc tính ngoài của động cơ.......................................................................................................................... 29
2.2.2. Tính toán cân bằng lực kéo.......................................................................................................................................... 32
2.2.3. Tính toán động lực học................................................................................................................................................. 36
2.2.4. Tính toán gia tốc........................................................................................................................................................... 37
2.2.5. Tính toán gia tốc ngược............................................................................................................................................... 40
2.2.6. Tính toán thời gian tăng tốc.......................................................................................................................................... 41
2.2.7. Tính toán quãng đường tăng tốc.................................................................................................................................. 44
2.2.8. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học thay đổi theo tải trọng...................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ HYUNDAI HD270.................................... .50
3.1. Ly hợp………………………………………………………………..................................................................................….50
3.1.1. Bảo dưỡng ly hợp……………………………………………….................................................................................……50
3.1.2. Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục……………….....................................................................….…......…..….51
3.2. Hộp số………………………………………………………….....................................................................….…...........…..53
3.2.1. Bảo dưỡng hộp số..................................................................................................................................................... ..53
3.2.2. Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục................................................................................................................ ..53
3.3. Các đăng ……………………………………………………….....................................................................…...........……..57
3.4. Cầu xe (cầu chủ động) ………………………………….....................................................................……...….....….58
KẾT LUẬN............................................................................................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................................ 64
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền khoa học kỹ thuật thế giới đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ với nhiều thành công rực rỡ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biết trong lĩnh vực công nghệ ô tô. Ngày nay chúng ta đã tạo ra được những sản phẩm xe hơi không chỉ là những phương tiện đi lại, vận chuyển mà nó còn là tác phẩm thể hiện sự tiện nghi và sang trọng. Chúng ta đã tạo ra những dòng xe cao cấp và hiện đại, đi cùng với nó là sự tiện nghi an toàn rất được chú trọng nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sự êm ái và an toàn khi điều khiển.
Nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là nghành công ngiệp, trong đó có nghành công nghiệp ô tô cũng rất được chú trọng và phát triển. Nó được cho thấy bởi sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được tại Việt Nam như HYUNDAI, KAMAZ, TOYOTA, HONDA, FORD... Do đó vấn đề đặt ra ở đấy cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.
Vì vậy, trong quá trình học tập về chuyên nghành ô tô em đã được giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác hệ thống truyền lực trên ô tô tải Hyundai HD270’’. Nội dung của đề tài ngoài mở đầu và kết luận còn đề cập đến ba chương. Chương thứ nhất là tổng quan, đặc kiểm thuật của xe. Chương 2 tính toán kéo kiểm nghiệm. Chương 3 là khai thác sử dụng hệ thống truyền lực ô tô tải HD270. Trong chương này đồ án phân tích một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục, cũng như hướng dẫn khai thác hệ thống truyền lực trong quá trình sử dụng.
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ HYUNDAI HD270
1.1. Giới thiệu chung về xe:
Hyundai là hãng xe đến từ Hàn Quốc với tuổi đời gần hơn 55 năm. Hyundai được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1967 tại Seoul, Hàn Quốc. Ngày nay, hãng xe Hyundai đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam với nhiều loại xe đa dụng như Sedan 4 chô, SUV 7 chỗ (Hyundai Santafea) và các dòng xe tải như xe ben, xe bồn. Hôm nay, em xin giới thiệu về dòng xe ben chuyên dụng của Hyundai đó là Hyundai HD270.
Dòng xe ben Hyundai HD270 15 tấn, 10 khối máy cơ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc với thiết kế chắc chắn và bền bỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xe không kén nhiên liệu, cân chỉnh và can thiệp dễ dàng hơn do điều khiển bằng cơ khí, dùng ít cảm biến, ít dùng hoặc không cần đến máy chuẩn đoán, dễ dàng sửa chữa.
Thông số kỹ thuật Xxe Hyundai HD270 như bảng 1.1.
Xe sở hữu kích thước ngắn giúp linh hoạt trên địa hình công trường phước tạp, kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) lần lượt là 7595 x 2495 x 3130 mm. Thùng ben được sơn tĩnh điện, có kích thước lọt thùng là 4800 x 2300 x 905 mm, thiết kế thùng 10 khối. Cabin và thân xe được liên kết bằng chốt hãm có lò xo giảm chấn. Khung xe bằng thép chịu lực áp dụng công nghệ luyện kim tiên tiến nhất hiện nay để sản xuất.
1.2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực của Hyundai HD270
1.2.1. Ly hợp
Hệ thống bộ ly hợp bao gồm bản thân bộ ly hợp và điều khiển. Bản thân bộ ly hợp truyền hoặc ngắt nguồn từ động cơ đến bố số và thực hiện những chức năng sau trong khi bàn ly hợp hoạt động.
Truyền một cách nhẹ nhàng nguồn động cơ đến bố số khi phương tiện khởi động.
Tạm thời ngắt nguồn động cơ để làm cho những việc sang số của bố số dễ dàng.
* Cấu tạo:
+ Phần chủ động: bề mặt bánh đà, đĩa ép loại lò xo cuộn và vỏ li hợp.
+ Phần bị động: đĩa ma sát 1 đĩa loại khô, trục li hợp.
+ Phần dẫn động: được điều khiển bằng thủy lực có bộ trợ lực ly hợp, xi- lanh chính, bàn đạp li hợp, đường dầu, xi lanh con.
- Thân bộ ly hợp:
+ Bộ ly hợp gồm đĩa ly hợp truyền công suất từ máy đến bố số và vỏ bộ ly hợp để nén đĩa ly hợp chặt ép vào bánh đà.
+ Đĩa ly hợp được nối đến bánh răng chuyền của bộ truyền động.
+ Đĩa ép bộ ly hợp ép chặt đĩa ly hợp chống bánh đà để truyền công suất từ động cơ.
+ Khi bàn đạp ly hợp được kéo xuống, bộ trợ lực ly hợp hoạt động bởi áp suất nước từ xi lanh chính bộ ly hợp.
- Xi lanh chính của bộ ly hợp:
+ Khi ấn ly hợp xuống: khi thanh đẩy ly hợp ấn pit tông thì van cung cấp sẽ bị đóng lại do ép của lò xo. Việc nén pit tông này sẽ kích hoạt mạnh hơn bộ trợ lực ly hợp vì áp suất bên trong xi lanh tăng lên.
- Bộ trợ lực ly hợp: bộ trợ lực ly hợp là thiết bị mà làm nhẹ sự hoạt động của ly hợp bằng cách dùng khí nén và áp suất dầu được tạo ra trong xi lanh chính.
+ Ấn bàn đạp li hợp: khi bàn đạp ly hợp được đẩy xuống, áp lực dầu từ xi lanh chính bộ ly hợp làm cho pit tông thủy lực và pit tông xupap ngắt được đẩy đúng. Sau đó pit-tông này ngắt mở xupap hình nấm bằng cách nén lò xo xupap hình nấm và cung cấp khí nén từ khoan điều khiển đến khoang B. Việc nén này và dầu nén trong xi lanh đẩy pit tông thủy lực.
+ Khi nhả ly hợp: khi bàn đạp ly hợp được nhả ra, áp suất dầu từ xi lanh chính của bộ li hợp giảm và xupap hình nấm trong bệ ngăn đường dẫn khí nén để áp suất này trên áp suất pit tông không được kích hoạt.
- Bộ trợ lực ly hợp được kích hoạt bởi áp suất chất lỏng trong xi-lanh chính bộ ly hợp. Sau đó, trục cần nhả (8) kích hoạt trục nhả (7), và đẩy bạc đạn nhả (5) và trục bộ ly hợp (6), đè chân cần nhả (15) và cần nhả (4).
- Cần nhả (4) đè lò xo áp suất (9) vào khung phẳng (3), vì vậy kéo đĩa áp suất (11), công suất động cơ không được truyền đến bộ truyền động.
1.2.2. Hộp số
Hộp số thay đổi moomem xoắn từ động cơ đến các bánh xe. Momen xoắn hay lực truyền động sẽ tăng hay giảm khi dịch chuyển các nhóm bánh răng. Vì động cơ luôn quay theo một chiều do đó hộp số cũng thực hiện luôn chức năng thay đổi chiều quay sao cho xe lùi được.
- Cấu tạo của hộp số:
+ Trục sơ cấp
+ Trục thứ cấp
+ Các bánh răng số
- Bộ đồng tốc loại then:
+ Đường kính lỗ của ống bọc bộ đồng tốc ăn khớp với các đường rãnh của trục chính. Bề mặt bên ngoài của ống bọc bộ đồng tốc có các đường rãnh ăn khớp với ống trượt bộ đồng tốc và ba rãnh then. Phần nhô ở giữa của thanh chuyển khít với rãnh bên trong của ống trượt bộ đồng tốc và bị ép vào bề mặt trong của ống trượt bộ đồng tốc do lo xo then chuyển.
+ Khi ống trượt bộ đồng tốc di chuyển xa hơn về phía trái thì then chuyển sẽ bị chặn lại bởi mặt cạnh của vòng găng bộ đồng tốc mà làm cho phần nhô của thanh chuyển tách ra khỏi ống trượt bộ đồng tốc
- Cơ cấu tránh gài nhầm số:
+ Cơ cấu liên động được cài vào trục bánh răng ở vỏ dưới sẽ giúp ngăn ngừa hay bánh răng cài vào nhau. Khi một ray chuyển được đi thì bi thép sẽ vào trong rãnh ray chuyển để cố định những ray chuyển khác.
+ Ví dụ các ray chuyển ở số 1 và ray chuyển chiều quay ngược được chuyển thì bi thép ở bên phải của ray chuyển sẽ di chuyển đến bên phải để cố định các ray chuyển số 2 và số 3 và sau đó nó ấn vào chốt khóa liên động B để cố định để cố định ray chuyển số 4 và số 5.
1.2.3. Trục các đăng
+ Trục các đăng được lắp giữa bộ truyền lực và trục sau, truyền công suất động cơ bị biến đổi bởi bộ truyền lực đến bánh răng cuối của trục sau.
+ Trục các đăng gồm 2 phần: phần trước và phần sau của trục các đăng, hai hay nhiều phần được nối phụ thuộc vào chiều dài cơ sở. Trục các đăng gồm có hai hay nhiều phần có bạc lót giữa ở chính giữa, hỗ trợ cho khung xe.
+ Sự liên hệ giữa vị trí của bộ truyền động và trục sau khác nhau so với mỗi mặt đường, sự rung động thay đổi trong suốt quá trình vận hành và cõng tải.
1.2.5. Cầu sau (cầu chủ động)
- Công dụng: Cầu sau xe là một thiết bị giảm tốc cuối cùng gồm có bánh răng giảm tốc sau cùng và bánh răng bộ vi sai được lắp đặt như một bộ độc lập. Bánh răng giảm tốc sau cùng làm giảm tốc độ quay truyền từ động cơ đến cung cấp cho một bánh xe một mô-men xoắn lớn hơn, bộ vi sai điều chỉnh lượng vòng khác nhau giữa bánh xe bên ngoài và trong khi xe vào đường vòng.
- Cấu tạo của cầu xe:
+ Vỏ vi sai
+ Bánh răng truyền động vi sai
+ Bộ bánh răng vi sai
+ Chốt khóa
+ Khớp chữ thập vi sai,…
- Vi sai chống tự quay: khi xe đang quay vòng về bên phải, bộ ly hợp truyền động mặt bánh đà (bên trong) phía tay phải giữ ăn khớp hoàn toàn với răng ly hợp phần chữ thập để truyền lực quay, trong trạng thái này thì tốc độ quay như tốc độ vòng răng truyền qua bánh xe (bên trong) phía tay phải để xe tiến lên trước.
CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CỦA Ô TÔ HYUNDAI HD270
2.1. Xác định các thông số cơ bản của ô tô
Các thông số vào cho tính toán gồm có các thông số khối lượng xe, đặc tính ngoài động cơ, các tỷ số truyền hệ thống truyền lực , bán kính bánh xe và một số thông số khác.
Thông số đầu vào như bảng 2.1.
2.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm
2.2.1. Tính toán đặc tính ngoài của động cơ
2.2.1.1. Định nghĩa đặc tính ngoài động cơ.
Đặc tính của động cơ là hàm số thể hiện sự biến thiên của một trong các chỉ tiêu công tác chủ yếu của động cơ, thay đổi theo chỉ tiêu công tác khác hoặc thay đổi theo nhân tố nào đó gây ảnh hưởng tới chu trình công tác của động cơ.
2.2.1.3. Lốp xe
Kích thước lốp: 12R22,5 - 16PR
Thay số được: rb = 0,5906 (m)
Bán kính tính toán của lốp xe là: rb = 0,93r = 0,93.0,31595 = (m)
2.2.1.4. Xác định tỉ số truyền
- Truyền lực chính : io = 6,166
- Tỷ số truyền hộp số : 7,213 - 4,178 - 2,587 - 1,621 - 1 - 0,702
- Ta có công thức : itl=ihs.io
Đồ thị đường đặc tính ngoài của động cơ như hình 2.1.
Nhận xét:
+ Công suất có ích của động cơ được phát ra tại đuôi của trục khuỷu để từ đó truyền năng lượng tới máy công tác. Công suất có ích Ne nhỏ hơn công suất chỉ thị Ni. Hiệu của chúng chính là công suất tổn hao cơ giới Nm dùng để khắc phục mợi lực cản trong nội bộ động cơ khi động cơ hoạt động.
+ Mô men xoắn có ích có mối liên hệ với công suất có ích và số vòng quay của động cơ. Trong thực tế khi động cơ hoạt động người ta luôn mong muốn động cơ hoạt động ở giai đoạn sau Me khác phục sự cản khi hoạt động.
+ Trị số mô men hay công suất do động cơ phát ra phụ thuộc vào chế độ và môi trường làm việc của động cơ và các yếu tố khác.
2.1.2. Tính toán cân bằng lực kéo
* Định nghĩa đặc tính kéo:
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo tính theo động cơ và vận tốc chuyển động của xe ở các số truyền được gọi là đặc tính kéo của ô tô.
Pk = P(v)
* Phương pháp xây dựng đặc tính kéo.
- Hiệu suất truyền lực: ntl = 0,9
Dựa vào công thức trên ta lập được bảng số liệu để xây dựng đường đặc tính kéo của động cơ như bảng dưới.
2.1.2.1. Xác định các giá trị lực cản, lực bám của bánh xe chủ động
a. Lực bám Pφ:
Ta có công thức bánh xe là: 6 x 4
Từ đó giả thiết rằng trọng lượng của xe phân bố lên cầu trước chiếm 3/5 tổng trọng lượng.
Pφ = G1.φ = 154101.0,8 = 123280,8(N)
b. Lực cản Pc:
Pf =f.G.cosα
Ở đây ta xét xe đang đi trên đường bằng nên α=0
F = rộng x cao = 2,495 x 3,130 = 7,81 (m2 ) : Tiết diện cản gió là vận tốc ở số truyền thứ i.
Pc = Pf +Pw
Ta xét Pc ở vận tốc cao nhất của từng tay số
Giá trị lực bám và lực cản của xe như bảng 2.4.
Từ bảng số liệu trên và dựa vào đồ thị đặc tính kéo, ta vẽ được đồ thị cân bằng lực kéo như hình 2.2.
Nhận xét:
Từ đồ thị cân bằng lực kéo, ta xác định được:
- Vận tốc cực đại của xe đạt ở tay số 6: vmax = 27,12 (m/s)
- Lực kéo dư ở từng tay số 1, 2, 3, 4, 5, 6 lần lượt là: 83101 (N); 48135 (N); 29805 (N); 18675 (N); 11521 (N); 8087 (N)
- Vận tốc lớn nhất ở tay số 1: v1max = 2,778 (m/s)
- Vận tốc lớn nhất ở tay số 2: v2max = 4,796 (m/s)
- Vận tốc lớn nhất ở tay số 3: v3max = 7,746 (m/s)
- Vận tốc lớn nhất ở tay số 4: v4max = 12,363 (m/s)
- Vận tốc lớn nhất ở tay số 5: v5max = 20,4 (m/s)
- Vận tốc lớn nhất ở tay số 6: v6max= 27,12 (m/s)
2.2.3. Tính toán động lực học
* Định nghĩa động lực học:
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính động lực học.
D = D(v)
2.2.3.1. Nhân tố động lực học theo điều kiện bám
Cơ bản giống với nhân tố động lực học D chỉ khác là thay
Ta xét Dj tại vận tốc cao nhất của từng tay số.
Ta được đồ thị sau nhân tố động lực học và nhân tố động lực học theo điều kiện bám như 2.3.
Nhận xét:
Dựa vào đồ thị có thể thấy khả năng động lực học của xe đạt cực đại ở tay số 1, Dmax = 0,32338 và đạt cực tiểu ở tay số 6, Dmin = 0,01733
2.2.4. Tính toán gia tốc
* Xây dựng đồ thị gia tốc của xe:
- Hệ số khối lượng quay: di
Công thức xác định khối lượng quay như sau:
d = 1+ 0,05.(1+ ihi2 ).
Trong đó:
jhi : Tỷ số truyền của hộp số ở số truyền thứ i
Gd: Trọng lượng toàn bộ xe ứng với tải định mức.
Gb: Trọng lượng toàn bộ xe ứng với tải bất kỳ. Ở đây ta xét Gd= G
Ta có: d = 1 + 0,05.(1 +ihi2 ).
Xác định hệ số cản tổng cộng.
y = f .cosa + sina
Khi đi trên đường bằng ta có α = 0
=> y = f = 0,015
Kết quả tính toán như bảng dưới.
Nhận xét:
- Gia tốc đạt cực đại tại tay số 1: jmax = 0,828 (m/s2)
- Gia tốc đạt cực tiểu tại tay số 6: jmin = 0,02 (m/s2)
Từ đồ thị gia tốc của xe Hyundai HD270 ta nhận thấy tốc độ lớn nhất của xe là Vmax = 22,84 (m/s).
- Ở tốc độ Vmax của ô tô thì Jmax 0 vì thế xe không còn khả năng tăng tốc.
- Do ảnh hưởng của hệ số δi1 nên gia tốc ở tay số 2 (j2) lớn hơn gia tốc ở tay số 1 (j1).
- Hơn nữa ta xác định được:
Ở tay số 1 j1max = 0,828, khi đó V1 = 0,79 (m/s).
Ở tay số 2 j2max = 0,784, khi đó V2 = 3,36 (m/s).
Ở tay số 3 j3max =0,69, khi đó V3 = 5,42 (m/s).
Ở tay số 4 j4max = 0,47, khi đó V4 = 7,42 (m/s).
Ở tay số 5 j5max = 0,232 khi đó V5 = 14,2(m/s).
Ở tay số 6 j6max = 0,11 khi đó V6 = 14,27 (m/s)
2.2.6. Tính toán thời gian tăng tốc
Thời gian tăng tốc theo tay số như bảng 2.1.
Ta vẽ được biểu đồ như hình 2.6.
Nhận xét:
Từ đồ thị thời gian tăng tốc của ô tô ta có thể xác định được một số đánh giá sau:
Thời gian tăng tốc nhỏ nhất của ô tô là 0 (s), khi xe đứng yên.
Thời gian tăng tốc lớn nhất của ô tô là 355,4 (s), khi xe chuyển động với vận tốc Vmax = 22,838 (m/s).
2.2.8. Xây dựng đồ thị nhân tố động lực học thay đổi theo tải trọng:
Đặc tính động lực học như khảo sát ở trên là ứng với trường hợp xe chở đủ tải. Trong thực tế khi sử dụng xe không phải lúc nào xe cũng chở đúng 100% tải mà có khi chở quá tải, hoặc chở non tải. Bởi vì trọng lượng hang hóa, khí tài thay đổi trong phạm vi rộng ( ở xe tải trọng lượng xe đủ tải có thể lớn gấp hai lần trọng lượng xe không tải). Khi tải thay đổi thì nhân tố động lực học của ô tô cũng thay đổi, dẫn đến sự thay đổi chất lượng động lực học của xe. Cho nên cần phải nghiên cứu đặc tính động lực học của ô tô khi thay đổi trọng tải.
Mối quan hệ này được biểu diễn qua đồ thị là đặc tính động lực học khi tải thay đổi hay còn gọi là đồ thị tia.
tgβx = D/Dx = Gx/G
Khi Gx = G, thì D = Dx nên tgβx =1, βx=45° như vậy ứng với mỗi tia trong đồ thị sẽ ứng với một trọng lượng Gx tính ra % so với G (100%).
Ta tính được bảng giá trị nhân tố động lực học khi tải thay đổi cụ thể như bảng 2.10.
Trên đồ thị đặc tính động động lực học của ô tô khi tải thay đổi D – V ta dựng trục Dx (Ψ) ngược so với trục V, từ đó ta dựng được một tia có so với trục Dx (Ψ) và tia này biểu thị cho tải trọng thay đổi , cụ thể đang là 140% so với tải đủ 100%.
Ta chọn tỷ lệ xích µD = µDx biểu diễn, từ giá trị Dx1 = Ψ vừa tìm được ta vẽ một đường thẳng đi qua Dx song song trục D và cắt tia tại điểm B, tại điểm B ta vẽ một đường thẳng đi qua B và song song trục V và đường thẳng này cắt nhân tố động lực học Di tại điểm A, từ điểm A ta vẽ đường thẳng song song trục D và cắt trục V tại điểm V’. Như vậy điểm V’ chính là vận tốc lớn nhất xe có thể đạt được trên đường ứng với Dx1 (Ψ) và đang chở quá 140% tải. Tương tự giảm tải cũng tiến hành như vậy.
Nhận xét:
Dựa vào kết cấu của xe, thông số ban đầu như vận tốc, công suất từ đó ta xây dựng được lực kéo của ô tô một cách chính xác, nhân tố động lực học chính là hiệu của lực kéo vào lực cản không khí tỷ lệ với trọng lượng toàn bộ xe, do vậy ở bất kỳ trọng lượng nào của xe ta đều xây dựng và tính toán được vận tốc mà xe có thể di chuyển ở mức tải trọng nào đó.
CHƯƠNG 3
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN Ô TÔ HYUNDAI HD270
3.1. Ly hợp:
3.1.1. Bảo dưỡng ly hợp:
Các dấu hiệu hư hỏng của li hợp:
- Bàn đạp li hợp bị nặng hoặc khó cắt li hợp
- Khi nhấn bàn đạp li hợp có tiếng động lạ
- Khó chuyển số do cắt li hợp không hoàn toàn hoặc li hợp bị trượt
- Các đường dầu từ bình chứa bị rò rỉ
3.1.2. Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục:
Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục như bảng 3.2.
3.2. Hộp số
3.2.1. Bảo dưỡng hộp số
- Kiểm tra tay số khi vào số có nặng hoặc bị kẹt
- Kiểm tra khi vào số có phát ra tiếng kêu lạ ở hộp số hay không.
- Kiểm tra nhớt hộp số.
3.2.2. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố.
Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố như bảng 3.2.
3.3. Trục các đăng
3.3.1. Bảo dưỡng sửa cữa
A: 176 - 264 N.m (17.6 - 26.4 kgf.m)
B: 130 - 180 N.m (13 - 18 kgf.m)
C: 45 - 60 N.m (4.5 - 6 kgf.m)
D: 178 - 264 N.m (17.8 - 26.4 kgf.m)
Trình tự kiểm tra:
1. Kiểm tra độ rơ giữa phần chữ thập với cổ trục
2. Kiểm tra độ rơ giữa phần chữ thập với bạc lót ổ đữa kim hay ổ bạc lót
3. Kiểm tra sự biến dạng của các đăng bằng mắt thường như bị cong, uốn
3.3.2. Sự điều chỉnh
- Khi thay bộ trục các đăng, kẹp (nẹp), trục nối nhiều chiều, những bộ phận khác, đo hay chỉnh đối trọng.
- Điều chỉnh khoảng cách chênh lệch cho phép.
3.4. Cầu xe
3.4.1. Bảo dưỡng, kiểm tra cầu xe
- Kiểm tra dầu cầu
- Kiểm tra các phốt làm kín xem có bị xì hoặc rách
- Kiểm tra mỡ bôi trơn các bánh răng
3.4.2. Nguyên nhân hư hỏng, biện pháp sửa chữa
Nguyên nhân hư hỏng, biện pháp sửa chữa như bảng 3.4.
KẾT LUẬN
Sau khi nhận đồ án tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, cùng với sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của thầy: Th.S. ……………. và các thầy giáo trong Bộ môn khung gầm ô tô, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với những nội dung chính sau:
Chương 1. Phân tích đặc điểm kết cấu của hệ thống truyền lực của ô tô Hyundai HD270
Chương 2. Tính toán kiểm nghiệm chuyển động thẳng của ô tô Hyundai HD270
Chương 3. Khai thác sử dụng hệ thống truyền lực của ô tô Hyundai HD270
Tuy nhiên, đồ án chỉ tập trung nghiên cứu được một khía cạnh nhỏ của hệ thống truyền lực trên ô tô tải cả về mặt kết cấu cũng như tính toán kiểm nghiệm, chưa đưa ra được xu hướng phát triển trên các xe hiện đại. Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp mặc dù được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của các thầy trong Khoa và đặc biệt là thầy: Th.S. ……………., tuy nhiên do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày ... tháng ... năm 20...
Sinh viên thực hiện
........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hyundai HD270 - Thông số kỹ thuật.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Lý Thuyết Ô Tô. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2002.
[3]. Nguyễn Phúc Hiểu, Lý Thuyết Ô Tô Quân Sự. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2002.
[4]. ThS. Trần Quốc Đảng, Lý Thuyết Ô Tô. Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật Nam Định.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"