ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XE FORD FIESTA 2015

Mã đồ án OTTN000000136
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tuyến hình xe Ford fiesta 2015, bản vẽ các cảm biến chính trên động cơ, bản vẽ sơ đồ điều khiển mạch động cơ, bản vẽ sơ đồ điều khiển phun xăng, bản vẽ các lỗi thường gặp trên động cơ…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XE FORD FIESTA 2015.

Giá: 1,350,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.

LỜI NÓI ĐẦU.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN.

Tổng quan về xe.

Thông số kỹ thuật và tuyến hình xe.

Các hệ thống chính trên xe.

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ.

Hệ thống điều khiển phun nhiên liệu.

Các hệ thống điều khiển khác.

CHƯƠNG  3.  KHAI  THÁC  KỸ  THUẬT  HỆ  THỐNG  ĐIỀU  KHIỂN  VÀ MÁY CHUẨN ĐOÁN.

 Khai thác kỹ thuật hệ thống điều khiển động cơ.

Khái thác máy chuẩn đoán.

CHƯƯƠNG  4.  THIẾT  KẾ  MẠCH  ĐIỆN  VÀ  SỬ  DỤNG  PHẦN  MỀM  MÔ PHỎNG.

Thiết kế mạch tạo xung bằng IC AT89C52 trong proteus.

Mô phỏng.

PHỤ LỤC

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

   Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều loại ô tô đang được sử dụng rỗng rãi và có xu hướng ngày càng tăng nhằm đáp ứng đựợc yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thì số lượng chủng loại, chất lượng lượng xe cộ, đường xá ngày càng được nâng cao. Tốc độ di chuyển của ô tô càng nhanh kèm theo đó là khả năng sảy ra tai nạn càng lớn, do đó đảm bảo an toàn cho xe là việc hết sức quan trọng và cần thiết.

   Với sự phát triển của kỹ thuật, các thành tựu của công nghệ điện tử, các hệ thống điện tử trên xe ngày càng được sử dụng rộng rãi như: Hệ thống điện điều khiển động cơ, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống túi khí, hệ thống lái trợ lực điện EPAS.... Các hệ thống này đã và đang được các hãng sản xuất ô tô trên thế giới sử dụng như : Toyota, Ford, BMW....

   Chính vì vậy, em đã nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài: "Khai thác kỹ thuật hệ thống điện điều khiển xe Ford Fiesta2015". Phần : Khai thác kỹ thuật hệ thống điện điều khiển động cơ xe Ford Fiesta 2015.

   Nội dung đồ án gồm 4 phần chính :

     Chương 1 : Tổng quan.

     Chương 2 : Kết cấu hệ thống điện điều khiển.

     Chương 3 : Khai thác kỹ thuật hệ thống điện điều khiển và máy chuẩn đoán.

     Chương 4 : Thiết kế mạch điện và mô phỏng sử dụng phần mềm.

   Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS……………. và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định. Tuy nhiên do trình độ còn thấp, kinh nghiệm chưa có cho nên đồ án của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn.

   Em xin chân thành cảm ơn !

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về xe

  Ford là một công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và là một trong những nhà sản xuất xe ô-tô lớn trên thế giới. Từ khi ra đời năm 1903 cho đến nay, hãng đã sở hữu rất nhiều nhãn mác xe hơi nổi tiếng thế giới bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ, Jaguar, Aston Martin và Land Rover tại Anh và Volvo tại Thụy Điển.

1.3. Các hệ thống chính trên xe

1.3.1. Động cơ

  Ford Fiesta 2015 được trang bị động cơ Xăng 1.5L Duratec 16 Van là động cơ có dung tích xy lanh 1,498 (cc) với 4 xylanh được đặt thẳng hàng, 16 xupap. Với việc tạo ra công suất tối đa từ một lượng nhiên liệu tối thiểu. Công nghệ này giúp giảm lượng khí thải và tiết kiện nhiên liệu. Thân và nắp động cơ được đúc liền khối bằng nhôm hợp kim làm giảm khối lượng của động cơ so với làm hợp kim gang.

1.3.2. Hệ thống truyền lực

  Hệ thống truyền lực bao gồm tập hợp các cơ cấu, các cụm nối từ động cơ đến bánh xe chủ động có nhiệm vụ. Truyền, biến đổi mô men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động, cắt đường truyền môn mô men trong thời gian dài khi động cơ vẫn còn hoạt động, đổi chiều chuyển động của ô tô.

  Ford Fiesta 2015 dẫn động cầu trước FWD và sử dụng hộp số tự động sáu cấp PowerShift ly hợp kép mới nhất của Ford. Về cơ bản sự kết hợp của hai hộp số cơ khí vào một - mà ở xe Fiesta, nó đƣợc thiết kế với sáu cấp số và hai lá côn khô. Về mặt tiết kiệm nhiên liệu, hộp số PowerShift không sử dụng biến mô nên sẽ không bị mất năng lƣợng tại các biến mô như các hộp số tự động truyền thống. Đây là điểm chính giúp tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời hộp số này sử dụng hệ thống ly hợp khô nên giúp giảm tiêu hao nhiên liệu do ít mất mát năng lượng tại các bề mặt ma sát khô. Không  có hệ thống thủy lực nên không mất mát năng lượng tại bơm thủy lực.

1.3.5. Hệ thống treo

  Xe sử dụng hệ thống treo điều khiển điện tử cho cả cầu trƣớc và sau. Lốp gồm 4 lốp (Vành (mâm) đúc hợp kim 15”). Loại lốp 185/55 R15 có nghĩa  là lốp có chiều rộng 185 (mm), chiều cao của lốp bằng 55% chiều rộng lốp và đường kính 15inch (381 mm).

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ

 2.1. Hệ thống điều khiển phun nhiên liệu

  Hệ thống phun nhiên liệu nói chung có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu đã tạo thành hỗn hợp cho động cơ phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. Do những đặc điểm có tính chất đặc biệt, chế độ làm việc khác nhau của động cơ nên hệ thống phun nhiên liệu cũng có những loại khác nhau.

  Hệ thống phun nhiên liệu động cơ xăng được chưa làm hai loại đó là lại dùng chế hòa khí và loại phun xăng điện tử.

  Cảm biến nhiệt độ nƣớc làm mát: Cảm biến được gắn ở trên thân máy, gần họng nước làm mát. Có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải.

2.2. Các hệ thống điều khiển động cơ khác

  Hệ thống đánh lửa.

  Hệ thống điểu chỉnh tốc độ không tải Hệ thống phối khí thông minh

  Hệ thống chống trộm

2.2.1. Hệ thống đánh lửa

  Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh nhờ bugi vào thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong buồng cháy.

  ECU động cơ xác định thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu G (góc quay trục khủy), tín hiệu NE ( tốc độ động cơ) và các tín hiệu từ các cảm biến khác. Khi đã xác định được thời điểm đánh lửa, ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến IC đánh lửa. Đồng thời tín hiệu IGF đến ECU động cơ.

2.2.2. Hệ thống điều chỉnh tốc độ không tải

  Hệ thống ISC điều chỉnh tốc độ không tải bằng một van ISC để điều chỉnh lưu lượng khi đi tắt qua bướm ga phụ thuộc vào các tín hiệu từ ECU động cơ.

  Có bốn loại van ISC: Loại mô tơ bước, loại cuộn dây điện từ quay, loại ACV (Van điều khiển khí) điều khiển theo hệ số tác động, loại VSV (van đóng mở chân không) điều khiển bật tắt.

2.2.4. Hệ thống chống trộm

  Hệ thống chống trộm được thiết kế để phát ra chuông báo động khi có bất kỳ một cửa nào hoặc nắp ca pô của xe bị mở khóa mạnh bất thường hoặc cực của ắc quy bị tháo ra sau đó được nối lại khi tất cả các cửa xe đã được khóa. Hệ thống báo động sẽ làm còi kêu một cách dán đoạn và nháy các đèn pha, đèn hậu và các đèn bên ngoài khác.

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN VÀ MÁY CHUẨN ĐOÁN

 3.1. Khai thác kỹ thuật hệ thống điện điều khiển động cơ

3.1.1. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện động cơ

  Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống điện động cơ như hỏng tính chất dẫn điện ở chỗ tiếp xúc, bắt nôi của dây diện. Hỏng các thiết bị điện như rơ le, cầu chì, công tắc. Hỏng bơm xăng, bộ chia điện, bugi, kim phun, các cảm biến… 

3.1.3. Hư hỏng hệ thống đánh lửa

  Hư hỏng biến áp: Biến áp ở hệ thống đánh lửa cũng như là một máy biến thế vậy, các hư hỏng thường gặp của biến áp như là chập mạch các vòng dây làm cháy biến áp, cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ... Hoặc tác động cơ học làm bể, nứt nắp biến áp. Cần kiểm tra và thay thế các bộ phận hư hỏng.

  Hư hỏng bộ chia điện: Bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, nó giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ vào đúng thời điểm cần thiết một cách chính xác. Vì vậy nếu gặp hỏng hóc bộ chia điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống đánh lửa và động cơ. Khi hoạt động lâu ngày bộ chia điện cũng hao mòn và có thể gặp một số vấn đề: Nứt, bể nắp delco do tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.

3.1.5. Hư hỏng hệ thống phối khí thông minh, tốc độ không tải

  Hệ thống phối khí thông minh dưa vào tín hiệu của van VVT-i, van này hoạt đông không tốt do lò xo, piston hay cuộn dây kích từ bị hƣ hỏng.

  Hệ thống điều chỉnh tốc độ không tải dựa vào tín hiều của van ISC, khi van này hoạt động không tốt là do cuộn dây kích từ hay từ lọc khí của van bị hỏng.

  Khi thấy nhưng biểu hiện như sáng đèn CHECK ENGINE, động cơ bỏ máy không đáp ứng tăng tốc, chết máy đột ngột thì van VVT-i có vấn đề.

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG PHẦN  MỀM MÔ PHỎNG

4.1. Thiết kế mạch tạo xung bằng IC AT89C52 trong Proteus

4.1.1.Giới thiệu chung

  Mạch tạo tạo xung hay còn gọi là mạch dao động là mạch khi có nguồn cung cấp nó tự làm việc cho ra tín hiệu dao động. Mạch tạo dao động có thể phân làm hai loại. Mạch tạo ra tín hiệu sin gọi là mạch tạo dao động sin (hay dao động điều hoà). Mạch tạo ra tín hiệu xung như xung vuông, xung tam giác...

4.1.2. Thiết kế mạch tạo xung bằng IC AT89C52

  Thiết kế và sử dụng phần mền proteus để mô phỏng mạch.

Thiết kế khối tạo xung: Khối tạo xung bao gồm 2 phần là khối tạo xung chuẩn và khối vi xử lý AT89C52.

  Nguyên nhân sai số : Do yêu cầu đặt ra là 38 KHz khi chuyển sang chu kỳ thi T=26,3 us như vậy khi lập trình ta chỉ thể hiện đƣợc số nguyên sang dạng HEX để đưa giá trị vào CPU do đó phần thập phân 0.3 sẽ bị loại bỏ.

PHỤ LỤC

1. Kiểm tra cảm biến oxy

MỤC ĐÍCH:

  Xác định xem cảm biến nồng độ ôxy còn hoạt động tốt hay không. Tín hiệu từ cảm biến có về ECU có chính xác hay không.

AN TOÀN:

  Trước khi tháo giắc ra khỏi cảm biến để kiểm tra phải tắt công tắc máy Sử dụng đồng hồ đo phải đúng loại, đúng thang đo.

  Khi có hiện tượng chập mạch ta phải tắt công tắc máy kịp thời.

3. Cảm biến vị trí bướm ga

MỤC ĐÍCH:

  Kiểm tra xem cảm biến và mạch tín hiệu cảm biến có còn hoạt động tốt hay không, từ đó có cơ sở để tiến hành khắc phục sửa chữa.

  Xác định vị trí chân của cảm biến, hiệu chỉnh chế độ hoạt động cầm chừng và toàn tải đạt hiệu quả tốt nhất

4. Mạch tín hiệu G, NE

MỤC ĐÍCH:

  Kiểm tra các thông số cơ bản của các cảm biến G, NE như: điện trở, các khe hở của rô to và lõi thép của cuộn dây cảm biến, kiểm tra mạch điện…

  Tiến hành sửa chữa những hư hỏng (nếu có) để ECU có thể nhận biết được tín hiệu góc quay trục khuỷu và số vòng quay của động cơ một cách chính xác.

AN TOÀN :

  Sử dụng đồng hồ đo phải đúng loại, đúng ở vị trí thang đo cần đo. Không được lắp sai cực âm và dương của ắc quy.

  Kiểm tra mạch điện chính xác trước khi khởi động để tránh trường hợp chập dây và gây cháy ECU.

KẾT LUẬN

   Sau thời gian tìm hiểu và sự hướng dẫn tận tình của TS.:……….......…em cũng đã hoàn thành đề tài của mình. Trước mắt đề tài này đã giúp cho em hiểu thêm về các hệ thông điện trên động cơ ô tô và củng cố kiến thức đã học, bên cạnh đó nó còn  có thể góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc thực tế sau này.

   Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn có hạn, nên đề tài cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy cô giáo trong bộ môn chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thành tốt đề tài và củng cố thêm kiến thức chuyên môn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS. ĐÀO MẠNH HÙNG -ThS. ĐỖ KHẮC SƠN - Bài giảng hệ thống cơ điện tử trên ô tô - NXB Đại học ĐHGTVT - 2015.

[2].ThS. TRƯƠNG MẠNH HÙNG - Cấu tạo ô tô - Nhà xuất bản Đại học Giao thông vận tải - 2009

[3]. PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG - Trang bị điện và điện tử ô tô hiện đại - NXB ĐHSPKT TPHCM - 2000.

[4]. Tài liệu mạch tạo xung PWM, www.sangtaoclub.net

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"