ĐỒ ÁN LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT HỘP DẪN SÓNG CAO TẦN TRÊN MÁY PHAY CNC

Mã đồ án CKTN00000108
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết hộp dẫn sóng cao tần, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá hàn, bản vẽ tách chi tiết ống dẫn cao tần, mặt bích 1, mặt bích 2… ); file word (Bản thuyết minh… ). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT HỘP DẪN SÓNG CAO TẦN TRÊN MÁY PHAY CNC.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI TIẾT HỘP DẪN SÓNG.. 2

1.1. Chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết gia công ( hộp dẫn sóng cao tần ). 2

1.1.1. Chức năng của chi tiết gia công. 2

1.1.2. Điều kiện làm việc của hộp dẫn sóng: 3

1.1.3. Điều kiện kỹ thuật : 3

1.2. Vật liệu chế tạo. 4

1.3. Vật liệu và phôi chế tạo của chi tiết 5

1.3.1. Chọn phôi 5

1.3.2. Chọn phương pháp chế tạo phôi 6

Chương II: LẬP QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT.. 10

2.1. Lập quy trình gia công chi tiết 10

2.2. Lập sơ đồ gia công chi tiết 15

2.3. Tính toán chế độ gia công chi tiết: 23

Chương III: CÔNG NGHỆ HÀN CHO CHI TIẾT NHÔM MỎNG.. 34

3.1. Tổng quan hàn nhôm.. 34

3.2. Các phương pháp dùng để hàn chi tiết nhôm mỏng. 35

3.2.1. Công nghệ hàn khí 35

3.2.2. Công nghệ hàn laze. 38

3.2.3. Công nghệ hàn plasma. 42

* Các loại hồ quang plasma: 42

* Các đặc điểm của hàn hồ quang plasma: 43

3.2.4 Công nghệ hàn tig. 44

Hàn TIG là gì?. 44

* Ưu điểm của phương pháp hàn TIG.. 45

* Nhược điểm của phương pháp hàn TIG: 46

3.3. Công nghệ hàn khí 49

3.3.1. Đặc điểm hàn nhôm và hợp kim nhôm.. 49

3.3.2. Kỹ thuật hàn nhôm và hợp kim nhôm. 49

Kỹ thuật gá - hàn đính. 50

3.3.3. Kỹ thuật hàn. 51

3.3.4. Chú ý trong kỹ thuật hàn nhôm và hợp kim nhôm: 52

Chương IV: THIẾT KẾ ĐỒ GÁ CHI TIẾT NHÔM MỎNG.. 53

4.1. Kết cấu và nguyên lí hoạt động của dồ gá. 53

4.2. Nguyên lí định vị và kẹp chặt của đồ gá. 54

4.2.1. Nguyên lí định vị của đồ gá. 54

4.2.2. Nguyên lí kẹp chặt của đồ gá. 54

KẾT LUẬN.. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 56

LỜI NÓI ĐẦU

   Hiện nay các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kỹ sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật cơ khí được đào tạo phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sự dụng.

   Cơ khí chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết định trong sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của cơ khí chế tạo máy là tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của ngành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành  công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta. Phát triển ngành Cơ khí chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.

   Được sự đồng ý của Bộ môn và thầy hướng dẫn, em được nhận Đồ án tốt nghiệp  “Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết hộp dẫn sóng cao tần trên máy phay CNC” . Sau một thời gian tìm hiểu và với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo: Th.s…………, đến nay em đã hoàn thành được đề tài của mình. Trong quá trình thiết kế và tính toán tất nhiên sẽ có nhiều sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn và sự đóng góp ý kiến của các bạn để Đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

   Qua đây em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong bộ môn Công nghệ giao thông đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tại trường. Đó là nền tảng giúp em đi làm việc sau này.

Hà Nội, ngày… tháng … năm 20…

Sinh viên thực hiện

……………

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI TIẾT HỘP DẪN SÓNG

1.1. Chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết gia công (hộp dẫn sóng cao tần)

Hộp dẫn sóng cao tần là loại chi tiết dạng hộp được dùng khá phổ biến trong ngành điện tử viễn thông.Các hộp dẫn sóng có thể được cấu tạo từ các ống kim loại rỗng,hoặc từ các ống chất điện môi  rỗng hoặc đặc.

1.1.1 Chức năng của chi tiết gia công

Hộp dẫn sóng về cơ bản là 1 thiết bị để vận chuyển năng lượng điện từ và thông tin mang bởi sóng điện từ từ vùng này sang vùng khác.Thông thường các hộp dẫn sóng là các ống kim loại rỗng,mỏng (thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn trong mặt cắt ngang).Chúng có khả năng hướng nguồn điện chính xác đến nơi cần thiết,có thể xử lý 1 lượng lớn năng lượng và chức năng như một bộ lọc thông cao.

1.1.3 Điều kiện kỹ thuật :

- Mặt ngoài sơn tĩnh điện theo yêu cầu

- Lòng trong Cromat

- Sản phẩm hàn khí với áp lực 5 bar trong 10 phút,không giảm quá 10%

- Các mối ghép được hàn nhúng trong dung dịch muối

- Các mép hàn trong lòng sản phẩm không vượt quá 1mm

1.2.Vật liệu chế tạo:

 Vật liệu chế tạo Hộp dẫn sóng là Nhôm A6061-T06 xuất xứ Châu Âu,Nhật Bản, Hàn Quốc,….

Nhôm A6061 là một hợp kim có tính đa dụng cao,độ bền cao,chống ăn mòn tốt,dễ gia công,có tính hàn tốt,dễ xử lý nhiệt,ủ hoặc già hóa,bề mặt anot bóng đẹp và có thể sơn phủ được…

1.3.Vật liệu và phôi chế tạo của chi tiết

1.3.1 Chọn phôi

- Cơ sở của việc chọn phương pháp chế tạo phôi là dựa vào các yếu tố sau:

- Vật liệu của chi tiết gia công

- Kích thước và hình dáng của chi tiết

- Dạng sản xuất

- Khả năng đạt độ chính xác và yêu cầu của phương pháp chế tạo phôi

- Để chọn phôi có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:

- Tính kinh tế của phương án trong điều kiện sản xuất đã định.

1.3.2 Chọn phương pháp chế tạo phôi

Các phương pháp chế tạo phôi:

a. Phôi đúc

* Đúc trong khuôn cát

- Ưu điểm: Vật liệu làm khuôn sẵn có, rẻ tiền với phương pháp này có thể làm khuôn bằng tay hoặc bằng máy

- Làm khuôn bằng tay: Khuôn được chế tạo với độ chính xác thấp đòi hỏi công nhân phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Khi yêu cầu vật đúc có độ chính xác cao, năng suất cao phải phụ thuộc vào tay nghề của công nhân. Qúa trình làm khuôn nặng nhọc và năng suất thấp. Phương pháp này thích hợp với dạng sản xuất đơn chiếc  sửa chữa thay thế.

* Đúc áp lực là phương pháp đưa kim loại lỏng vào khuôn với áp lực cao để tạo ra vật đúc. Ưu điểm là có thể chế tạo ra vật đúc có hình dạng phức tạp, cho độ chính xác cao. Nhược điểm vật đúc thường nguội không đều sẽ gây ra ứng suất dư và biến dạng nhiệt, do đó trước khi gia công phải có biện pháp khử ứng suất dư (ủ).

c. Phôi cán

Phôi cán có profin đơn giản như: tròn, vuông, lục giác, lăng trụ,….dùng để chế tạo các trục trơn, trục bậc có đường kính ít thay đổi, hình ống, ống vạt, tay gạt, trục ren, mặt bích….

Phôi cán có cơ tính cao, sai số phôi cán thấp, độ chính xác thường là cấp 9 – 12. Phôi cán được dùng hợp lý trong các trường hợp sau : Khi cán không cần phải  gia công cơ tiếp theo, điều đó là đặc điểm quan trọng khi gia công chế tạ chi tiết bằng thép và hợp kim nhôm hoặc các hợp kim khó gia công, đắt tiền khác.

Đối với phôi cán có hệ số sử dụng vật liệu tương đối thấp vì vậy chỉ sủ dụng trong sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ.

* Kết luận :

 Với những yêu cầu kỹ thuật của chi tiết đã cho, tính kinh tế cũng như dạng sản xuất ta sẽ chọn phương pháp chế tạo phôi cán với phương pháp cán nguội để đạt được độ bóng bề mặt và độ chính xác đạt yêu cầu.

Chương II: LẬP QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT

2.1.Lập quy trình gia công chi tiết

+ Nguyên công 1: Tạo phôi

Tạo phôi bằng phương pháp cán

+ Nguyên công 2: Gia công lòng ống

- Bước 1: Phay thô tạo phôi có lòng rỗng

- Bước 2: Phay thô mặt ngoài của ống

- Bước 3: Phay tinh, mài tinhmặt trong của ống

- Bước 4: Phay tinh mặt ngoài của ống

- Bước 5: Phay lỗ trên của lòng ống kích thước 10.2x22.9

- Bước 6: Mài thô loại bỏ ba via

- Bước 7: Mài tinh để đạt độ chính xác yêu cầu

+ Nguyên công 5: Gia công mặt bích

- Bước 1: Phay thô mặt phẳng bề mặt trên mặt bích làm chuẩn

- Bước 2: Đảo lại phay mặt dưới của mặt bích

- Bước 3: Phay tinh lại hai mặt của mặt bích

- Bước 4: Phay thô rãnh bậc ở mặt bích dưới ( mặt bích to)

- Bước 5: Phay tinh lại rãnh bậc

- Bước 6: Vát mép các góc mặt bích

- Bước 7: Phay thô lòng trong của mặt bích

+ Nguyên công 7: Kiểm tra chất lượng và độ chính xác của chi tiết trước khi mạ

+ Nguyên công 8: Mạ chi tiết

Chi tiết được mạ crômmat

+ Nguyên công 9: Sơn tĩnh điện mặt ngoài chi tiết

+ Nguyên công 10: Tổng Kiểm Tra

- Kiểm tra độ bóng

- Kiểm tra độ đồng dạng

- Kiểm tra bề mặt các mối hàn

- Kiểm tra bề mặt mạ

2.1.Lập sơ đồ gia công chi tiết

Được thể hiện như bảng 2.1.

2.1.Tính toán chế độ gia công chi tiết:

Chọn gia công trên máy CNC Doosan DNM 750 II.

2.3.1 Nguyên công 2 : Gia công lòng ống

- Bước 1 : Phay bề mặt tạo chi tiết lòng rỗng

* Vận tốc cắt

Chọn dao có kích thước D4 để gia công.Ta có:

Số vòng quay trong 1 phút của dao (Dựa trên kinh nghiệm thực tế) ta có:

n = 10000 (vòng/phút)

Tốc độ cắt tương ứng là:  V = 1000 (mm/phút)

* Chiều sâu cắt :

Chiều sâu cắt: t = 1 mm

* Công suất cắt

So với công suất làm việc của máy [N] = 40 kW ,máy làm việc đảm bảo an toàn.

- Bước 5 : Phay lỗ trên của ống kích thước 10.2x22.9

* Vận tốc cắt

Chọn dao có kích thước D4 để gia công.Ta có:

Số vòng quay trong 1 phút của dao ( Dựa trên kinh nghiệm thực tế ) ta có: n = 10000 ( vòng/phút )

Tốc độ cắt tương ứng là: V = 1000 (mm/phút)

* Công suất cắt: So với công suất làm việc của máy [N] = 40 kW ,máy làm việc đảm bảo an toàn.

2.3.3 Nguyên công 5 : Gia công mặt bích

- Bước 1 : Phay 2 mặt phẳng bề mặt mặt bích

* Vận tốc cắt:

Chọn dao có kích thước D10 để gia công.Ta có:

Số vòng quay trong 1 phút của dao ( Dựa trên kinh nghiệm thực tế ) ta có: n = 8000 ( vòng/phút )

Tốc độ cắt tương ứng là: V = 2500 (mm/phút)

* Chiều sâu cắt : Chiều sâu cắt: t = 1 mm

* Công suất cắt: So với công suất làm việc của máy [N] = 40 kW ,máy làm việc đảm bảo an toàn.

- Bước 9: Khoan 4 lỗ Ø3,3

* Chiều sâu cắt :

Chiều sâu cắt: t = 1,5 mm

* Vận tốc cắt

Chọn dao có kích thước D2 để gia công.Ta có:

Số vòng quay trong 1 phút của dao ( Dựa trên kinh nghiệm thực tế ) ta có: n = 10000 ( vòng/phút )

Tốc độ cắt tương ứng là: V = 1000 (mm/phút)

* Lượng chạy dao ( Bước tiến ): S = 0,1 ( mm/vòng )

Chương III: CÔNG NGHỆ HÀN CHO CHI TIẾT NHÔM MỎNG

3.1. Tổng quan hàn nhôm

3.1.1  Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm

- Nhẹ, chống ăn mòn trong không khí, nước,dầu, nhiều hóa chất khác.Nhôm là vật liệu được dùng rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng.

- Khối lượng riêng của nhôm chỉ bằng khoảng một phần ba của thép hay đồng.

- Khả năng chống ăn mòn của nhôm xuất phát từ lớp oxit nhôm bền vững trên bề mặt.

- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của nhôm cao gấp bốn lần của thép.

- Nhôm không có tính từ.Hệ số dẫn nở nhiệt gấp hai lần của thép.

3.1.2 Tính hàn của nhôm và hợp kim nhôm

* Vấn đề Al2O3

- Nhiệt độ nóng chảy Al: 660˚C ; Al2O3: 2050˚C

- Khối lượng riêng Al: 2,7 g/cm3 ; Al2O3: 3,6 g/cm3

- Khi hàn có thể hình thành màng Al2O3. Do đó cạnh mối hàn khó nóng chảy, lẫn xỉ trong khi hàn.

- Khử màng Al2O3 bằng các biện pháp

- Cơ học: rũa, cạo, mài, chải bằng bàn chải có sợi thép không rỉ

- Hóa học: thuốc hàn, tạo thành các chất dễ bay hơi:

Thuốc 50% KCl + 15% NaCl + 35% Na3AlF2 cho phản ứng Al2O3 + 6KCl à 2AlCl3 + 3 K2O. Dung dịch axit hoặc kiềm.

- Hệ số dãn nở nhiệt cao, module đàn hồi thấp, nhôm dễ bị biến dạng khi hàn

- Hydro là nguồn gây rỗ khí chủ yếu khi hàn nhôm. Cần khử các chất chứa hydro trên bề mặt vật hàn.

- Nhôm dẫn nhiệt tốt, phải dùng nguồn nhiệt có công suất cao hoặc nguồn xung

- Kim loại mối hàn dễ nứt do cấu trúc hạt hình cột thô và cùng tinh có nhiệt độ nóng chảy thấp ở tinh giới, cũng như do co ngót ( 7% ) khi kết tinh.

3.1.3 Vật liệu hàn nhôm

- Chọn vật liệu hàn: thành công cảu hàn nhôm do chọn đúng vật liệu hàn.

- Chọn vật liệu hàn không thích hợp có thể gây ra nứt tại kim loại kim loại mối hàn do kim loại mối hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt có tính dẻo và độ bền thấp khi nhiệt độ tăng ( hiện tượng này đôi khi gây ra sụt mối hàn ).

3.2. Các phương pháp dùng để hàn chi tiết nhôm mỏng

3.2.1. Công nghệ hàn khí

* Khái niệm:

- Hàn khí là phương pháp đã được xuất hiện từ những năm 1895 … 1906.

- Hàn khí là một quá trình nối liền các chi tiết lại với nhau nhờ ngọn lữa của các khí cháy, cháy trong ô xy kỹ thuật .

- Các loại khí cháy đó là C2H2, CH4, C6H6, H2, …

- Hiện nay hàn khí được sử dụng rộng rãi vì thiết bị hàn đơn giản, giá thành hạ mặc dù năng suất có thắp hơn so với hàn điện hồ quang.

- Hàn khí rất thuận lợi cho những nơi xa nguồn điện.

* Vật liệu hàn khí:

- Bao gồm các loại que hàn, thuốc hàn, các loại khí cháy, … và oxy kỹ thuật.

+ Que hàn: có thể là các dây thép, que đồng, nhôm, thiếc, … Chúng có tác dụng bổ sung kim loại cho mối hàn.

+ Khí hàn : ôxy kỹ thuật và các loại khí cháy khác : C2H2, CH4, …

+ Thuốc hàn : có tác dụng tảy sạch mối hàn, tạo điều kiện cho quá trình hàn dễ dàng, bảo vệ mối hàn và tăng cơ tính cho nó.

Yêu cầu đối với thuốc hàn:

+ Dễ chảy, nhiệt độ nóng chảy của thuốc hàn phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại cơ bản, tác dụng nhanh với ôxyd kim loại để tạo xỷ, giải phóng kim loại, xỷ dể bong;

+ Khối lượng riêng của thuốc hàn phải nhỏ hơn của kim loại cơ bản & không có tác dụng xấu đối với kim loại cơ bản & kim loại mối hàn;

Thuốc hàn đồng : Na2B4O7.10H2O, H3BO3. ở nhiệt độ cao chúng sẽ bị phân huỷ và kết hợp theo các phản ứng :

- Na2B4O7 ==> NaBO2 + B2O3

- NaBO2 + B2O3 + CuO ===> (NaBO2)2.Cu(BO2)2

NaBO2 + B2O3 + ZnO ===> (NaBO2)2.Zn(BO2)2

- CuO + Na2B4 O7 ===> (NaBO2)2.2Na(BO2)2có Tnc = < 1000 oC

- 2P + 5 Cu2O ===> P2O5 + 10 Cu

- P2O5 + 3 Cu2O ===> P2O5(CuO)3

3.2.2. Công nghệ hàn laze

* Khái niệm:

Weldcom - Laser Beam Welding (LBW) là dạng đặc biệt thuộc nhóm hàn nóng chảy, trong đó kim loại ở chỗ nối được nung chảy bằng tia laze tập trung công suất lớn do máy phát lượng tử quang học tạo ra.  LBW thường dùng để nối các chi tiết lắp ở những chỗ khó chạm tới, hàn các chi tiết rất nhỏ, hàn vật liệu có độ chảy cao (như gốm).

Nguyên tắc cấu tạo của máy hàn và máy cắt lazer là gần như nhau, tuy nhiên máy hàn có thể được bổ sung thêm bộ cấp khí bảo vệ, cũng như hệ thống cấp kim loại phụ tùy thuộc theo yêu cầu mối hàn.

+ Máy hàn lazer cấu tạo bao gồm một tinh thể hồng ngọc hình trụ. Hồng ngọc là hợp kim nhôm oxit ( AlO2) có chứa hợp chất tích cực Crom. Hồng ngọc được sử dụng thường là sản phẩm nhân tạo.

3.2.4 Công nghệ hàn tig

Hàn TIG là gì ?

Công nghệ hàn TIG (Tungsten Inert Gas) là phương pháp hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ với điện cực không nóng chảy (TIG) được sinh ra bởi cột hồ quang được sinh ra và duy trì giữa điện cực không nóng chảy bằng Vonfram và bề mặt vật hàn. Vùng ảnh hưởng nhiệt, vũng hàn và điện cực bằng Vonfram được bao bọc và bảo vệ bởi cột khí trơ. Khí trơ (như Ar, He... ) không tác dụng hóa học với kim loại nóng chảy, không cháy, không màu, không mùi và trong suốt giúp cho thợ hàn có thể quan sát rõ quá trình hàn. Có thể thêm vào một lượng nhỏ các loại khí khác như Hidro để tăng vận tốc hàn. 

* Công nghệ hàn tig đối với chi tiết nhôm mỏng:

Điện cực:

Trong hàn nhôm hoặc hợp kim nhôm Margie, điện cực Vonfram có đầu tròn và đầu nhọn dùng cho hàn thép carbon hoặc thép không gỉ. Sau khi chọn được điện cực, tiến hành lắp điện cực vào mỏ hàn, đầu điện cực thừa ra khoảng 3.2mm.

Lựa chọn khí bảo vệ:

Trong hàn nhôm, loại khí được sử dụng nhiều nhất là Argon với đặc tính làm sạch và khả năng thâm nhập tốt. Khi hàn các hợp kim nhôm 5XXX - series, khí bảo vệ là hỗn hợp khí của Argon và heli (không quá 75%) có tác dụng giảm thiểu sự hình thành oxit magie.

Lưu ý trong quy trình hàn:

Nên sử dụng điện cực zirconi-vonfram, đường kính 2.4mm cho người mới tập hàn. Lưu lượng khí bảo vệ khoảng 15cfh, cường độ dòng điện ở mức 165A.

Đặt mỏ hàn trên tấm nhôm, tư thế điện cực sẵn sàng di chuyển, góc nghiêng so với mặt nằm ngang khoảng 20 độ.

Nếu muốn điền kim loại phụ vào mối hàn, đầu tiên ta phải tạo ra một vũng nóng chảy của kim loại, ngay tại điểm bắt đầu của mối hàn, đến khi đạt được độ ngấu thích hợp. Sau đó dịch chuyển hồ quang về phía sau vũng hàn. Khi hồ quang đã rời xong mới bắt đầu nhúng đầu que kim loại phụ vào vũng kim loại nóng chảy.

3.3. Công nghệ hàn khí

Nhôm là kim loại nhẹ có trọng lượng riêng 2,7g/cm³. Nhiệt độ nóng chảy của nhôm 660 độ C. Độ dẫn nhiệt của nhôm lớn (lớn hơn 3 lần so với các loại thép cacbon thấp). 

3.3.1.Đặc điểm hàn nhôm và hợp kim nhôm 

Nhôm dễ kết hợp với oxy để tạo thành oxit nhôm (Al2O3) có nhiệt độ nóng chảy cao (2050 độ C) và có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm (trọng lượng riêng của nhôm oxit nhôm 3,85g/cm³).

Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng nhôm không thay đổi màu sắc do đó khó quan sát bể hàn khi hàn.

3.3.3. Kỹ thuật hàn

Ngọn lửa hàn

Ngọn lửa sử dụng để hàn là ngọn lửa trung tính. Nếu sử dụng ngọn lửa thừa oxy sẽ tạo ra oxit nhôm làm mối hàn dễ bị lẫn xỉ. Nếu sử dụng ngọn lửa thừa axetylen thì mối hàn dễ bị rỗ khí.

Công suất ngọn lửa

Chọn công suất ngọn lửa để hàn phải căn cứ vào chiều dày vật hàn. 

Công suất ngọn lửa theo chiều dày vật hàn.

Chương IV: THIẾT KẾ ĐỒ GÁ CHI TIẾT NHÔM MỎNG

4.1. Kết cấu và nguyên lí hoạt động của dồ gá

Nguyên lý hoạt động của đồ gá:

Chi tiết được gá trên đồ gá xoay. Đồ gá xoay với cơ cấu tay quay 4, liên kết với bàn gá chi tiết qua trục 5. Cơ cấu tay quay giúp lật chi tiết để phù hợp với các góc độ hàn và tiện lợi để hàn các cạnh của chi tiết cần hàn

Chi tiết được đặt trên phiến tỳ và được kẹp chặt bằng cơ cấu kẹp nhanh. Bàn gá hàn được liên kết với thân đồ gá bằng trục và bạc dẫn hướng. Chuyển động quay nhờ tay quay để tiện lợi khi hàn các góc. Trên thân đồ gá có cơ cấu chốt hãm để cố định chuyển động quay ở vị trí hàn thích hợp. Đồ gá xoay được cố định với một mặt phẳng nào đó nhờ các bu lông nền gắn trên đế.

4.2. Nguyên lí định vị và kẹp chặt của đồ gá

4.2.1 Nguyên lí định vị của đồ gá

Chi tiết được định vị bằng phiến tỳ hạn chế 3 bậc tự do. Chi tiết 2 và bu lông định vị 1 bậc tự do. Các bu lông gắn trên phiến tỳ định vị 1 bậc tự do. Các chi tiết định vị có khả năng định vị vị trí của nắp và thân ống giúp hàn chính xác hơn.

4.2.2 Nguyên lí kẹp chặt của đồ gá

Chi tiết kẹp chặt nhờ cơ cấu kẹp nhanh 1 có tác dụng giữ phần nắp ống dẫn sóng và ép nắp vào khi có tác dụng nhiệt của mỏ hàn khí.

KẾT LUẬN

   Sau khi hoàn thành đồ án “Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết hộp dẫn sóng cao tần trên máy phay CNC”. em đã đạt được những kết quả sau:

- Thiết lập được các bản vẽ: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ quy trình công nghệ, bản vẽ đồ gá, bản vẽ tách đồ gá.

- Qua đó nắm được đặc điểm, cấu tạo nguyên lý hoạt động của chi tiết.

- Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết hộp dẫn sóng cao tần: xác định trình tự gia công, tính toán chế độ cắt, tính toán và tra lượng dư gia công.

- Tìm hiểu về công nghệ hàn chi tiết nhôm mỏng

- Tìm hiểu, thiết kế được đồ gá hàn chi tiết nhôm mỏng

   Qua thực hiện đề tài đã giúp chúng em hệ thống hóa được các kiến thức đã được đào tạo trong quá trình học đại học, biết cách sử dụng, tra cứu tài liệu, hoàn thiện kỹ năng vẽ 2D, lập bản vẽ kỹ thuật trên phần mền Autocad, thiết lập bản vẽ 3D… Đây cũng sẽ là những kiến thức cần thiết cho chúng em sau ra trường và công tác  trong lĩnh vực công nghệ chế tạo cơ khí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thế San, Hồ Viết Bình, (2006), Chế độ cắt gia công cơ khí; NXB Đà Nẵng.

[2]. PGS.TS Trần Văn Địch, ThS Lưu Văn Nhang, ThS Nguyễn Thanh Mai, (2002),Sổ tay gia công cơ, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[3]. PGS.TS Trần Văn Địch, (2002), Sổ tay và Atlas đồ gá, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[4]. PGS.TS Trần Văn Địch, (2005), Thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[5]. PGS.TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS Lê Văn Tiến, PGS.TS Ninh Đức Tốn, TS Trần Xuân Việt, (2000), Sổ tay Công nghệ chế tạo máy tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"