ĐỒ ÁN MÔ PHỎNG ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG CHUYỂN HƯỚNG HÀNH TINH XE T-54B

Mã đồ án OTTN003024252
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 2600MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ kết cấu mặt cắt cơ cấu quay vòng-phanh dừng xe T-54B, bản vẽ các chi tiết 3D cụm cơ cấu quay vòng, bản vẽ lắp 3D cụm cơ cấu quay vòng, bản vẽ chi tiết 3D cụm dẫn động điều khiển cơ cấu quay vòng, bản vẽ lắp 3D cụm điều khiển cơ cấu quay vòng, bản vẽ lắp 3D mô phỏng động học hệ thống chuyển hướng hành tinh xe T-54B); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point, video mô phỏng hoạt đông hệ thống chuyển hướng, video mô phỏng lắp ghép, phân rã các cụm trong hệ thống chuyển hướng hành tinh xe T-54B…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... MÔ PHỎNG ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG CHUYỂN HƯỚNG HÀNH TINH XE T-54B.

Giá: 2,390,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC………………………………………..................................………………...…….........................................….3

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................................................4

Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................................................................................5

1.1. Tổng quan về đồ án...............................................................................................................................................5

1.1.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................................................5

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................................5

1.1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................................5

1.1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................................5

1.2. Giới thiệu chung về xe tăng T-54B.........................................................................................................................6

1.3. Khái quát hệ thống chuyển hướng hành tinh.........................................................................................................8

1.3.1. Công dụng, yêu cầu............................................................................................................................................8

1.3.2. Cơ cấu chuyển hướng hành tinh xe T-54B.........................................................................................................8

Kết luận Chương 1........................................................................................................................................................9

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................................................11

2.1. Cấu tạo của cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng.............................................................................11

2.1.1.Giảm tốc hành tinh..............................................................................................................................................11

2.1.2.Ly hợp khóa........................................................................................................................................................14

2.1.3. Phanh chuyển hướng........................................................................................................................................17

2.1.4. Phanh dừng.......................................................................................................................................................17

2.2. Cấu tạo của dẫn động điều khiển cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng............................................20

2.2.1.Cần lái.................................................................................................................................................................20

2.2.2.Cần kéo dọc ngắn...............................................................................................................................................22

2.2.3.Giá đổi chiều.......................................................................................................................................................22

2.2.4.Cần kéo dọc dài..................................................................................................................................................23

2.2.5.Trục đổi chiều......................................................................................................................................................23

2.2.6.Cần điều khiển....................................................................................................................................................24

2.2.7.Cần kéo ly hợp khóa và phanh dừng..................................................................................................................25

2.2.8.Dẫn động phanh dừng từ bàn đạp phanh...........................................................................................................25

2.3. Nguyên lý làm việc của cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng ...........................................................26

2.3.1.Khi cần lái ở vị trí ban đầu..................................................................................................................................26

2.3.2.Khi cần lái ở vị trí thứ nhất..................................................................................................................................27

2.3.3.Khi cần lái ở vị trí thứ hai....................................................................................................................................29

2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống dẫn động điều khiển cơ cấu hành tinh và phanh dừng...................................30

2.4.1.Khi cần lái ở vị trí ban đầu..................................................................................................................................31

2.4.2.Khi cần lái ở vị trí thứ nhất..................................................................................................................................32

2.4.3.Khi cần lái ở vị trí thứ hai....................................................................................................................................33

2.4.4.Nguyên lý làm việc của bàn đạp phanh..............................................................................................................34

2.5. Điều chỉnh dẫn động điều khiển cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng .............................................35

2.5.1.Kiểm tra, điều chỉnh của cơ cấu mở ly hợp khóa và dẫn động điều khiển.........................................................36

2.5.2.Kiểm tra, điều chỉnh hành trình vành ép ly hợp khoá.........................................................................................38

2.5.3.Kiểm tra, điều chỉnh phanh chuyển hướng........................................................................................................39

2.5.4.Kiểm tra, điều chỉnh phanh dừng.......................................................................................................................40

2.5.5.Kiểm tra, điều chỉnh dẫn động phanh dừng bằng bàn đạp hãm........................................................................40

2.6.Bảo dưỡng cơ cấu chuyển hướng hành tinh, cơ cấu phanh và dẫn động điều khiển..........................................41

2.6.1.Kiểm tra trước lúc xuất xe..................................................................................................................................41

2.6.2.Bảo dưỡng thường xuyên..................................................................................................................................41

2.6.3.Khi bảo dưỡng kỹ thuât cấp 1............................................................................................................................42

2.6.4.Khi bảo dưỡng kỹ thuât cấp 2............................................................................................................................42

2.7. Trình tự tháo lắp cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng.....................................................................43

Kết luận Chương 2......................................................................................................................................................45

Chương 3. MÔ PHỎNG CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC...................................................................................46

3.1. Xây dựng mô hình và mô phỏng nguyên lý làm việc hệ thống chuyển hướng hành tinh....................................46

3.1.1. Xây dựng mô hình 3D.......................................................................................................................................46

3.1.2. Mô phỏng nguyên lý làm việc............................................................................................................................48

3.2. Thiết kế giao diện phần mềm mô phỏng cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống chuyển hướng hành tinh........49

3.2.1. Thiết kế giao diện trang chủ..............................................................................................................................49

3.2.2. thiết kế giao diện làm việc của phần mềm........................................................................................................50

3.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống chuyển hướng hành tinh....51

Kết luận Chương 3......................................................................................................................................................52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................................53

1. Kết luận...................................................................................................................................................................53

2. Kiến nghị................................................................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................................54

LỜI NÓI ĐẦU

T-54/T-54B là một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử.

Ở Việt Nam T-54/T-54B là loại xe tăng có số lượng nhiều nhất trong lực lượng TTG Việt Nam. Sau nhiều năm sử dụng và huấn luyện nhiều xe đã xuống cấp, vật tư thay thế khan hiếm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của các đơn vị Tăng thiết giáp được trang bị xe T-54/T-54B.

Xe T-54/T-54B của ta hiện nay đã bị lạc hậu nhiều về tính năng so với các xe họ T-54B đã được cải tiến nâng cấp ở một số quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến xe T-54/T-54B là một nhu cầu cấp thiết đối với quân đội ta hiện nay.

Hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B là một phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống truyền lực giúp xe di chuyển linh hoạt trên nhiều địa hình khác nhau. Tuy nhiên việc tiếp cận hệ thống chuyển hướng hành tinh ở nhà trường vẫn chưa nhiều chủ yếu là qua tranh ảnh.

Xuất phát từ những lý do trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: Thạc sĩ ……………. và thầy giáo: Thạc sĩ ……………. tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp “Mô phỏng động học hệ thống chuyển hướng hành tinh xe T-54B”.

                                                                                                                                               TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                               Học viên thực hiện

                                                                                                                                             …………………

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về đồ án

1.1.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B, từ đó tiến hành xây dựng phần mềm mô phỏng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đồ án là hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B. Việc lựa chọn đồ án này xuất phát từ lý do: Thứ nhất, xe Tăng T-54B là loại xe khá phổ biến ở các đơn vị quân đội ta, cũng là xe điển hình được được học tập tại trường; Thứ hai, giúp học viên nghiên cứu sâu hơn về hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe, học viên dễ tự nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy tại nhà trường và đơn vị sau này.

1.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lý thuyết: nghiên cấu cấu tạo, nguyên lý làm việc hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B thông qua các tài liệu, tranh ảnh, mô hình thực tế tại nhà trường và đơn vị.

Phương pháp mô phỏng: sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Solidworks, Visual Studio Code để mô phỏng nguyên lý làm việc.

1.2. Giới thiệu chung về xe tăng T-54B

Xe tăng hạng trung T-54B là loại xe chiến đấu chạy bằng xích, có  hỏa lực mạnh, vỏ thép và tính cơ động cao.

Xe tăng T-54B được trang bị pháo 100mm, loại pháo này đạt tầm bắn xa nhất 14,6km hoặc 16km, tầm bắn thẳng hiệu quả 1.000m, sơ tốc đầu đạn 1.000m/s, Pháo chính có thể bắn nhiều loại đạn gồm: đạn nổ phá mảnh UOF-412; đạn xuyên giáp UBR-412 và UBR-412D; đạn lõm chống tăng 3BUK4 và đạn xuyên dưới cỡ guốc ốp nòng vạch đường 3UBM6. Hỏa lực phụ có hai súng máy CГMT 7,62mm, một trung liên 12,7mm trên nóc tháp pháo.

Trên xe có bộ dụng cụ và phụ tùng dự trữ (ЗИП)

Giáp bảo vệ xe T54 khá tốt và tin cậy, Vỏ giáp có hình dạng hợp lý, tăng chiều dày chịu đạn ở tấm giáp mũi và phần trước tháp pháo, tăng khả năng bảo vệ cho kíp xe, đối với Quân đội ta hiện nay một số xe T54-B đã được cải tiến thêm lớp giáp phản ứng nổ ERA giúp tăng cường khả năng che chắn của xe.

1.3. Khái quát hệ thống chuyển hướng hành tinh

1.3.1. Công dụng, yêu cầu

1.3.1.1. Công dụng

- Đảm bảo quay vòng xe.

- Giảm tốc độ của xe hoặc phanh xe.

1.3.1.2. Yêu cầu

- Điều khiển nhẹ nhàng, tin cậy.

- Đảm bảo có nhiều bán kính quay vòng để đảm bảo tính năng cơ động của xe.

- Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ chăm sóc, bảo dưỡng.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã trình bày khái quát về nội dung, mục đích, phương pháp tiến hành cũng như đưa ra được hướng nghiên cứu cho đồ án. Dựa theo các yếu tố trên làm tiền đề để tiến hành xây dựng nội dung cơ sở lý thuyết tại chương tiếp theo.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Cấu tạo của cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng

Cơ cấu chuyển hướng hành tinh gồm: giảm tốc một dãy hành tinh, ly hợp khóa và dải phanh chuyển hướng. Phanh dừng kết cấu liền với cơ cấu chuyển hướng hành tinh.

2.1.1. Giảm tốc hành tinh

Giảm tốc hành tinh đảm bảo tăng lực kéo khi bó dải phanh chuyển hướng và mở ly hợp khóa, đồng thời truyền lực đó từ trục chính hộp số đến trục chủ động giảm tốc cạnh.

Giảm tốc hành tinh gồm: Bánh răng ngoại luân 27 (hình 2.1.), bốn bánh răng hành tinh 25, giá hành tinh 34, bánh răng mặt trời 45 và các chi tiết cố định giảm tốc hành tinh.

Vòng chắn dầu gia công liền với bánh răng ngoại luân; cũng có vòng chắn dầu chế tạo riêng biệt và cố định với bánh răng ngoại luân bằng các bu- lông. Mặt ngoài của may-ơ bánh răng có tiện ba rãnh để đặt các vòng găng 42 bằng gang.

Các bánh răng hành tinh luôn ăn khớp với bánh răng mặt trời và bánh răng ngoại luân. Các bánh răng hành tinh lắp trên trục 32, trục ép chặt vào lỗ ở giá và cố định bằng các tấm đệm 33. Các đệm được cố định vào giá và đầu trục bằng các bu-lông, các bulông được hãm bằng các dây thép.

Mỗi bánh răng hành tinh quay trên hai ổ đỡ cầu 29. Giữa các vòng trong của ổ đỡ, cũng như giữa vòng trong của ổ và giá hành tinh có đặt đệm phớt 31, còn giữa các vòng ngoài cùa ổ thì đặt vòng hãm 26. Vòng hãm lắp vào lỗ ở bánh răng hành tinh và giữ cho bánh răng hành tinh khỏi dịch chuyển dọc trục.

Giá hành tinh 34 lắp trên then hoa 7 cùa trục chủ động giảm tốc cạnh và qua vòng trong ổ đỡ cầu 39 được cố định trên trục bằng đai ốc 38. Đai ốc 38 được hãm bằng chốt chẻ. Đai ốc được ép chặt bằng mặt đầu của bánh răng trục chủ động giảm tốc cạnh.

2.1.2. Ly hợp khóa

Ly hợp khóa đảm bảo nối (khóa) bánh răng mặt trời với giá hành tinh khi truyền thẳng từ trục chính hộp số đến trục chủ động giảm tốc cạnh và tách bánh răng mặt trời khỏi giá hành tinh khi truyền động chậm và khi phanh.

Ly hợp khóa loại nhiều đĩa, ma sát khô giữa thép với thép bao gồm: tay trống ngoài, tay trống trong, các đĩa ma sát, vành ép và đĩa ép với chốt và lò-xo, cơ cấu mở.

Tang trống ngoài 23 làm liền khối với tang phanh dừng, cố định vào giá hành tinh bằng bu- lông. Mặt trong của tang trống có răng luôn luôn ăn khớp với răng ngoài của các đĩa ma sát 20. Hai lỗ khoan ở tang trống ngoài để văng dầu và nước ra ngoài khỏi rơi vào các bề mặt ma sát.

Chiều dày toàn bộ chồng đĩa ma sát nằm trong giới hạn (41,5- 42 mm); Độ chênh lệch về chiều dày ở các vị trí đối diện cho phép đến 0,3 mm.

Đĩa ép 17 dùng để ép các đĩa ma sát. Bề mặt đĩa ép cũng là mặt ma sát và quay về phía các đĩa ma sát. Đĩa ép được nối cứng với vành ép 13 bằng mười tám chốt 14. Đĩa ép cố định với chốt bằng các đai ốc. Đai ốc được hãm từng cặp một bằng các đệm khóa.

2.1.3. Phanh chuyển hướng

Phanh chuyển hướng dùng để phanh và dừng bánh răng mặt trời khi “gài” truyền động chậm trong cơ cấu chuyển hướng hành tinh.

2.1.4. Phanh dừng

Phanh dừng dùng để phanh khi dừng xe cấp tốc, để phanh với mục đích giảm tốc độ trước vật cản, để giữ xe trên dốc, cũng như phanh một trong hai dải xích để chuyển hướng với bán kính bằng khoảng cách giữa tâm hai dải xích.

Ngoài ra phanh dừng còn sử dụng khi xe chạy xuống dốc ngắn ở địa hình đồi núi. Trong trường hợp này chỉ cần đạp bàn đạp phanh.

Các lò-xo kéo 4, 18, 20 và vít điều chỉnh 15 đảm bảo khe hở đồng đều giữa dải phanh và tang phanh. Mỗi lò-xo kéo dải phanh có một vít điều chỉnh 28 lắp vào ống điều chỉnh 29. Sau khi điều chỉnh xong khe hở thì phải phanh ống lót bằng đai ốc 30. Đầu còn lại của lò-xo được cố định vào giá 6.

2.2. Cấu tạo của dẫn động điều khiển cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng

Cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng do lái xe điều khiển tại buồng lái bằng các cần lái 33 và 34 (hình 2.5.) thông qua dẫn động điều khiển của nó. Tuỳ theo cách kéo các cần lái mà cơ cấu chuvển hướng hành tinh sẽ làm việc ứng với các chế độ chuyển hướng, chuyển chậm hoặc dừng xe. Ngoài ra để phanh gấp, giữ xe ở dốc lên hoặc dốc xuống cũng như chuyển động chậm trước khi gặp vật cản còn làm thêm bàn đạp phanh 32 để động phanh dừng.

Dẫn động điều khiển bao gồm: cần lái 33 và 34, cần kéo dọc ngắn 23và 24, giá đổi chiều 37 với lò-xo trợ lực, cần kéo dọc dài 12 và 13, trục đổi chiều, Cần kéo ly hợp khóa, các cần kéo của phanh chuyển hướng và phanh dừng, các chi tiết dẫn động từ bàn đạp phanh.

2.2.1. Cần lái

Trục cần lái đặt trên hai ổ tựa: một ổ tựa lắp ở tấm đệm hàn vào ống của cụm gài số, còn ổ tựa thứ hai hàn vào phần nhô ra của hộp thanh trượt ( dẫn động hộp số).

Cần lái bên trái quay tự do trên trục, còn cần lái bên phải hàn vào trục, ở một đầu trục có rãnh then để lắp cần đẩy 26, cố định cần đẩy bằng bu-lông. Đầu cần lái có vỏ bọc cao su để cầm cho khỏi trơn. Đầu cần lái bên phải có nút cò điện súng máy của lái xe.

2.2.3. Giá đổi chiều

 Giá đổi chiều 37 (hình 2.6.) được cố định bằng bu- lông vào tấm lót hàn dưới đáy xe và giá trục cân bằng. Hai cần ba vai 38 lắp trên trục trong giá đổi chiều. Trục cố định trong giá bằng vít. Cần có thể quay độc lập trên ổ đỡ kim. Trong trục có khoan một lỗ dọc và hai lỗ ngang để dẫn mỡ bôi trơn ổ đỡ kim. Trong mỗi cần quay có hai đệm phớt để giữ không cho mỡ trong ổ văng ra.

2.2.5. Trục đổi chiều

 Trục đổi chiều của cơ cấu hành tinh bên trái gồm có hai ống: ống dài 16 (hình 2.7.) và ống ngắn 58 lắp tự do trên trục đổi chiều 15 (hình 2.5.) của cơ cấu chuyển hướng hành tinh bên phải, ống dài và ngắn truyền lực từ cần kéo dài đến cầu điều khiển và cần kéo phanh dừng của cơ cấu chuyển hướng hành tinh bên trái.

Cần quay 9, cam điều khiển 51 và cần đẩy 55 được hàn vào ống dài 16. Cam điều khiển có hình dáng bề mặt làm việc phức tạp với hai bán kính thay đổi và một bán kính không đổi. Cam điều khiển có dạng như trên để đảm bảo thay đổi quỹ đạo chuyển động của con lăn điều khiển của cơ cấu chuyển hướng hành tinh được xác định và liên tục.

2.2.7. Cần kéo ly hợp khóa và phanh dừng

Cần kéo 7 và 2 (hình 2.5.) của ly hơp khóa và phanh dừng nối các cần điều khiển với tay quay của ly hợp khóa và với cần hai vai của phanh chuyển hướng.

2.2.8. Dẫn động phanh dừng từ bàn đạp phanh

 Dẫn động phanh dừng bàn đạp gồm: trục bàn đạp 31, bàn đạp 32, cần kéo dọc 11, trục 14, hai kéo ngắn 39 và các chi tiết khóa bàn đạp (hình 2.5.).

Bàn đạp 32 lắp trên then hoa của trục 31, bên phải bàn đạp ly hợp chính trong buồng lái, trục quay tự do trong ống lót của giá 30. Giá 30 cố định với tấm thép trên của mũi xe.

2.3. Nguyên lý làm việc của cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng

Cơ cấu chuyển hướng hành tinh có thể ở một trong ba vị trí:vị trí ban đầu (vị trí 0), vị trí thứ nhất (vị trí 1) và vị trí thứ hai (vị trí 2)

2.3.1. Khi cần lái ở vị trí ban đầu

Ở vị trí này ly hợp khóa đóng (kết hợp). Dải phanh chuyển hướng và dải phanh dừng mở. Cần lái nằm ở vị trí trước cùng.

Khi ly hợp khóa đóng, lò-xo có xu hướng dãn ra đẩy vào vành ép, lực truyền qua chốt và đĩa ép do đó chồng đĩa ma sát bị nén lại. Nhờ vậy bánh răng mặt trời 23 được khóa chặt với giá hành tinh 31, tức là bánh răng mặt trời và giá hành tinh thành một khối. Vì vậy các bánh răng hành tinh 20 bị kẹp chặt giữa giá hành tinh và bánh răng mặt trời và không thể quay. 

2.3.3. Khi cần lái ở vị trí thứ hai

 Ly hợp khóa mở, dải phanh chuyển hướng mở, dải phanh dừng bó chặt, cần lái nằm ờ vị trí thứ hai (vị trí sau cùng).

Dải phanh dừng bó thì làm cho giá hành tinh, trục chủ động giảm tốc cạnh, bánh sao chủ động và xích dừng lại. Bánh răng ngoại luân quay và các bánh răng hành tinh quay xung quanh trục cố định của nó. Do dải phanh chuyển hướng mở, bánh răng mặt trời quay không tải theo chiều ngược lại và mô-men xoắn không thể truyền từ bánh răng ngoại luân đến giá hành tinh. Khi kéo hai cần lái về vị trí thứ hai thì xe dừng gấp.

2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống dẫn động điều khiển cơ cấu hành tinh và phanh dừng.

Cơ cấu quay vòng và phanh dừng có ba phần tử phải điều khiển là: ly hợp khoá Lk, phanh chuyển hướng Pch và phanh dừng Pd.

Để quay vòng hoặc phanh xe, người lái kéo các cần lái. Tác động của người lái lên cần lái điều khiển đồng thời ba phần tử. Kết cấu chính để đảm bảo nguyên lý trên là cam điều khiển 51 (hình 2.7). Nguyên lý làm việc của dẫn động điều khiển cơ cấu quay vòng hành tinh thể hiện qua ba vị trí của cần lái như sau:

2.4.1. Khi cần lái ở vị trí ban đầu

Lò xo trợ lực giữ cho cần lái ở vị trí ban đầu.

Con lăn dẫn động điều khiển ly hợp khoá ( Hình 2.12.) nằm ở phần lõm của cam phân phối, làm cho ly hợp khoá đóng.

Con lăn dẫn động điều khiển phanh chuyển hướng nằm ở phần lồi của cam phân phối, làm cho phanh chuyển hướng mở.

Tóm lại: Khi cần lái ở vị trí ban đầu thì ly hợp khoá đóng, phanh dừng và phanh chuyển hướng mở, tỷ số truyền của cơ cấu quay vòng bằng 1.

2.4.3. Khi cần lái ở vị trí thứ hai

Cam điều khiển quay tiếp làm cho con lăn dẫn động phanh chuyển hướng nằm vào phần lồi, còn con lăn dẫn động ly hợp khoá vẫn nằm vào phần lồi có bán kính cong không đổi. Kết quả là phanh chuyển hướng mở ra, còn ly hợp khoá vẫn mở.

Vấu gạt 46 tỳ vào cần hai vai 44 quay làm cho thanh kéo đứng đi lên phanh dừng đóng lại.

Tóm lại: khi cần lái ở vị trí thứ hai thì phanh dừng đóng, ly hợp khoá và phanh chuyển hướng mở, mô men không truyền qua cơ cấu quay vòng.

2.5. Điều chỉnh dẫn động điều khiển cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng

Trong quá trình sử dụng, khe hở trong cơ cấu mở của ly hợp khóa bị thay đổi do các rãnh bi, các viên bi, các ổ đỡ cần hai dãy, các đĩa ma sát bị mòn hoặc các đĩa ma sát bị cong vênh cũng như dẫn động bị mất tính điều chỉnh.

Khe hở giữa bi và rãnh bi của cơ cấu mở bao gồm: khe hở lắp ráp ở giới hạn (0,9 - 1,2 mm) và khe hở làm việc. Khe hở lắp ráp được điều chỉnh khi lắp chi tiết cơ cấu chuyển hướng hành tinh, còn khe hở làm việc được điều chỉnh trong sử dụng hàng ngày

Mục đích điều chỉnh là:

1. Khôi phục khe hở làm việc trong cơ cấu mờ phù hợp với hành trình tự do củạ cần kéo dọc ngắn là (10 - 30) mm.

2. Kiểm tra hành trình đĩa ép có nằm trong giới hạn (3,3 15) mm không

3. Khôi phục khe hở giữa các dải phanh và tang phanh. Khe hở bình thường phải bằng (0,8 - 2,5) mm.

4. Đảm bảo phanh chắc chắn khi phanh bằng bàn đạp. Khe hở lắp ráp trong cơ cấu mở được khôi phục khi điều chỉnh lắp ráp.

2.5.1. Kiểm tra, điều chỉnh của cơ cấu mở ly hợp khóa và dẫn động điều khiển

Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của cần kéo dọc ngắn:

2.5.1.1.Phương pháp kiểm tra

- Đưa cần lái về vị trí trước cùng.

- Vạch dấu thứ nhất trên các cần kéo dọc ngắn 1 và 2 của dẫn động điều khiển. Khi vạch dấu thước phải tỳ vào thành xe;

-  Kéo cần lái bên phải về phía sau đến hết hành trình tự do, vạch dấu thứ 2 trên cần kéo dọc ngắn của cơ cấu quay vòng bên phải.

-  Đo khoảng cách giữa 2 vạch dấu (khe hở trong cơ cấu mở ly hợp khoá cơ cấu quay vòng phải). Đây là hành trình tự do của cần kéo dọc ngắn phải nằm trong giới hạn từ 10 mm đến 30mm (cho phép nhỏ nhất 5mm). Nếu không đúng thì điều chỉnh lại.

2.5.1.2. Thứ tự các bước điều chỉnh

Trước khi điều chỉnh lại phải kiểm tra sự mòn hỏng của các viên bi, rãnh bi của cơ cấu phân ly và sự cố định chắc chắn của cơ cấu trên trục chủ động giảm tốc sườn;

- Tháo nước làm mát, tháo nhấc tấm thép đậy trên két mát nước ra (tháo két mát dầu khi điều chỉnh cơ cấu quay vòng bên trái);

- Tháo chốt giữa cần kéo ngắn ly hợp khoá với tay quay trên cần điều khiển;

- Đẩy cần kéo ngắn về sau hết cỡ, đưa tay quay về phía trước ép con lăn lên mặt cam điều khiển;

2.5.3. Kiểm tra, điều chỉnh phanh chuyển hướng

2.5.3.1. Phương pháp kiểm tra

- Nâng 2 tấm lưới trên quạt gió lên, nâng nắp đậy và két mát nước lên, cố định lại;

- Kéo cần lái ở vị trí thứ nhất, kiểm tra độ lệch kim kiểm tra cơ cấu hãm chuyển hướng. Nếu độ lệch lớn hơn 3 mm thì phải điều chỉnh lại.

2.5.3.2.Thứ tự các bước điều chỉnh

- Vặn đai ốc điều chỉnh của đai hãm chuyển hướng sao cho các kim kiểm tra phải trùng nhau (khi đó khe hở giữa con lăn và mặt cam điều khiển là 4 mm đến 5mm). Lưu ý vặn đai ốc điều chỉnh khi cần lái ở vị trí trước cùng (cho phép kim kiểm tra sai lệch không quá 3 mm);

2.5.5. Kiểm tra, điều chỉnh dẫn động phanh dừng bằng bàn đạp hãm.

2.5.5.1. Phương pháp kiểm tra:

- Mở cửa xe, mở tấm thiết giáp và két mát nước lên rồi cố định lại;

- Đạp bàn đạp phanh hết cỡ, khi đó các cần lái không được chuyển động, các dải phanh bó chặt trống phanh, răng của bàn đạp móc vào răng thứ hai của lẵy răng (các cần lái phải đưa hết về vị trí trước cùng);

- Kiểm tra vị trí của phanh dừng (đai hãm lớn). Nếu đai hãm không bó chặt trống phanh thì phải điều chỉnh sao cho các dải phanh đồng thời phải bó chặt.

2.5.5.2. Thứ tự các bước điều chỉnh:

- Nếu chỉ có một đai hãm bó không chặt thì vặn đai ốc điều chỉnh đai hãm dừng;

- Nếu cả hai đai hãm đều không bó chặt thì thu ngắn độ dài cần kéo dọc dẫn động phanh dừng cho đến khi một trong các đai hãm được bó chặt hoàn toàn. Điều chỉnh sự bó chặt đai hãm còn lại bằng đai ốc điều chỉnh. Vặn khớp nối điều chỉnh để thay đổi chiều dài của cần kéo dọc bàn đạp phanh;

2.6. Bảo dưỡng cơ cấu chuyển hướng hành tinh, cơ cấu phanh và dẫn động điều khiển.

2.6.1. Kiểm tra trước lúc xuất xe

- Kiểm tra tác dụng của dẫn động điều khiển: từ vị trí 2 vể vị trí ban dần cần lái phải tự trả về; còn từ vị trí 1 về vị trí ban đầu phải dùng tay đẩy với một lực nhỏ; ở vị trí 1 cần lái phải được định vị chắc chắn (đứng yên).

- Kiểm tra tác dụng cùa bàn đạp phanh và làm việc của lẫy răng khóa.

2.6.3. Khi bảo dưỡng kỹ thuât cấp 1

Làm tất cả các công việc của bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm:

- Bơm mỡ chịu nhiệt YT vào ổ bi cơ cấu phân ly của ly hợp khóa, cần bơm ngay sau khi xe vừa chạy về vì các chi tiết của ly hợp khóa còn nóng.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các dải phanh của cơ cấu chuyển hướng hành tinh và các khớp nối của dải phanh cũng như khe hở giữa các dải phanh và các trống phanh.

2.7. Trình tự tháo lắp cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng

a. Dụng cụ: cờ lê dẹt 36mm; cờ lê ống 12, 22mm; kìm bằng đầu; tuốc nơi vít; dũa; búa con; đột; tay quay, xà beng con; dụng cụ YK - 2A; YK - 9A để tháo đệm làm kín và lắp đĩa ma sát; thùng mỡ YT; thùng chứa dầu hỏa và sơn trắng

b. Thứ tự tháo:

1. Vam cụm đĩa di động 12(hình 6.2), tháo vòng làm kín 4, đệm dạ 8 và ổ bi của cơ cấu phân ly.

2. Mở đệm khóa và tháo đại ốc của chốt đĩa ép, để lại hai đai ốc đối xứng qua tâm không tháo, tháo đệm khóa .

5. Tháo dây thép khóa và tháo các bu lông cố định nắp 30 lắp dụng cụ gá YK - 2A và ép bánh răng ngoại luân cùng với nắp 30 .

6. Tháo dụng cụ gá, tháo nắp 30, vòng làm kín 42 và ổ bị 39 .

7. Rửa, lau sạch và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết .

c. Thứ tự lắp:

* Điều kiện kỹ thuật khi lắp:

1. Ổ bi 7 (hình 6.2) phải lắp sao cho vòng chắn dầu về phía bi 9 và ép sát vào thành lỗ.

2. Cụm đĩa ép phải quay tự do không bị kẹt.

5. Trước khi lắp phải rửa sạch ổ bi bằng xăng, vẩy khô sau đó bôi mỡ YT : bội 30 gam mỡ YT vào ổ bi 7 ( hình 6.2 ); 20 gam vào ổ bi 37; 30 gam vào ổ bi 36; 80 gam vào khoang giữa của các ổ bi 37 của bánh răng mặt trời.

* Thứ tự lắp chi tiết cơ cấu chuyển hướng hành tinh:

Làm ngược lại với quá trình, chú ý xem điều kiện kỹ thuật .

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2, đồ án đã phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống chuyển hướng hành tinh và dẫn động điều khiển cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng, nguyên lý làm việc của  hệ thống chuyển hướng hành tinh và dẫn động điều khiển cơ cấu chuyển hướng hành tinh và phanh dừng, cách điều chỉnh, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng và khai thác.

Chương 3

MÔ PHỎNG CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

3.1. Xây dựng mô hình và mô phỏng nguyên lý làm việc hệ thống chuyển hướng hành tinh

3.1.1. Xây dựng mô hình 3D

Sử dụng phần mềm  SOLIDWORKS để tiến hành mô phỏng các chi tiết

3.1.1.1. Xây dựng 3D các chi tiết nhỏ

- Mô hình 3D tang phanh chuyển hướng và bánh răng mặt trời

- Mô hình 3D tang phanh dừng

- Mô hình 3D vành răng ngoại luân

3.1.1.2. Lắp ghép thành bộ phận hoàn chỉnh

Mô hình 3D hệ thống chuyển hướng hành tinh như hình 3.5.

Mô hình 3D hệ thống chuyển hướng hành tinh và dẫn động điều khiển như hình 3.6.

3.1.2. Mô phỏng nguyên lý làm việc

Dùng công cụ Motion study trong Solidworks tiến hành mô phỏng nguyên lý làm việc hệ thống chuyển hướng hành tinh ở các chế độ làm việc

3.2. Thiết kế giao diện phần mềm mô phỏng cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống chuyển hướng hành tinh

3.2.1. Thiết kế giao diện trang chủ

Sử dụng HTML để viết nội dung trang, định dạng các phẩn tử bằng css về bố cục, màu sắc, kích cỡ, kiểu chữ. Sau khi lập trình được giao diện trang chủ.

3.2.2. Thiết kế giao diện làm việc của phần mềm

Giao diện chính gồm 1 cây thư mục chính nằm ngang phía trên như hình

Sử dụng HTML để viết nội dung trang, định dạng các phẩn tử bằng CSS về bố cục, màu sắc, kích cỡ, kiểu chữ.

Sau khi nhấn vào từng nút trên cây thư mục chính chúng ta sẽ vào giao diện làm việc như hình 3.12.

3.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống chuyển hướng hành tinh

Sau khi ấn “Start” (hình 3.9.) chúng ta sẽ vào giao diện chính (hình 3.10.) Thanh menu phía trên chứa nội dung chính của phần mềm. Sau nó nhấn vào nội dung muốn truy cập. Ví dụ tra truy cập vào mục “Công dụng và cấu tạo” sau khi ấn vào ta được giao diện như hình 3.12.

Nội dung sẽ gồm hình ảnh minh họa, phía dưới hình ảnh minh họa là cấu tạo, bên phải là nội dung thuyết minh.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở lý thuyết từ Chương 2, tiến hành sử dụng phần mềm Solidworks để xây dựng mô hình 3D, mô phỏng nguyên lý làm việc của cơ cấu chuyển hướng hành tinh. Sử dụng phần mềm Visual Studio Code xây dựng phần mềm mô phỏng động học hệ thống chuyển hướng hành tinh xe T-54B. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng động học hệ thống chuyển hướng hành tinh xe T-54B.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, kết hợp với khai thác trên xe T-54B, đặc biệt là hệ thống chuyển hướng hành tinh để thu thập các số liệu cụ thể.

Được sự hướng dẫn tận tình của đồng chí giảng viên hướng dẫn và các thầy giáo trong Khoa Tăng thiết giáp, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án được giao, đúng tiến độ và thời gian quy định.

Qua quá trình làm đồ án tôi đã hoàn thành cơ bản nội dung nhiệm vụ đã đặt ra, cụ thể như sau:

- Đồ án đã phân tích cơ sở lý thuyết về kết cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B.

- Sử dụng phần mềm Solidworks mô phỏng 3D các chi tiết, nguyên lý hoạt động của hệ thống chuyển hướng hành tinh.

- Sử dụng phần mềm Visual Studio Code xây dựng giao diện phần mềm đóng gói hướng dẫn sử dụng, học tập, nghiên cứu kết cấu và nguyên lý hoạt động hệ thống chuyển hướng hành tinh trên xe T-54B.

2. Kiến nghị

Do thời gian có hạn, sự hiểu biết có hạn chế, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc, thực hiện nhiệm vụ đồ án một cách tổng thể, có quy mô chuyên sâu về một nội dung cụ thể. Tuy đã hoàn thành, nhưng vẫn còn có những hạn chế và chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, những điểm còn phải sửa đổi bổ sung.

Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy giáo và bạn đọc để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kì Nam, Cấu tạo xe tăng hạng trung, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

2. Nguyễn Chí Thanh, Cấu tạo xe tăng thiết giáp, Trường cao đẳng kỹ thuật Vin-Hem Pích, 2003.

3. Cấu tạo xe tăng T-55, Binh chủng Tăng Thiếp giáp.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"