MỤC LỤC
MỤC LỤC...
LỜI MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE ÔTÔ.
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực trên xe ô tô.
1.3.2 Cấu tạo chung hộp số.
1.3.3 Truyền động các đăng .
1.3.4 Truyền lực chính và vi sai.
1.3.4.1 Truyền lực chính.
1.3.4.2 Vi sai.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE MATIZ.
2.1 Ly hợp.
2.1.1 Công dụng và yêu cầu của ly hợp.
2.1.2 Kết cấu ly hợp.
2.1.3 Kết cấu các chi tiết chính của ly hợp.
2.2 Hộp số.
2.2.1 Công dụng và yêu cầu.
2.2.2 Kết cấu của hộp số.
2.2.3 Kết cấu các chi tiết chính của hộp số.
2.2.4 Nguyên lý hoạt động của hộp số.
2.3 Truyền lực chính và vi sai.
2.4 Các đăng.
2.4.1 Công dụng của các đăng.
2.4.2 Đặc điểm kết cấu các đăng.
CHƯƠNG III. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE MATIZ.
3.1 Đặt vấn đề.
3.2 Tính toán kiểm nghiệm.
3.2.1 Xác định mô men ma sát mà ly hợp cần truyền.
3.2.2 Tính sức bền đinh tán đĩa bị động.
3.2.3 Moay ơ đĩa bị động.
3.2.4 Kiểm tra đinh tán nối moayơ với xương đĩa.
3.2.5 Tính lò xo giảm chấn.
3.2.5.1 Xác định lực tác động lên một lò xo.
3.2.5.2 Xác định số vòng làm việc và chiều dài tự do lò xo.
3.2.5.3 Kiểm tra bền lò xo.
3.2.6 Tính lò xo đĩa.
4.1 Cơ sở khoa học nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực của ô tô trong sử dụng.
4.1.1 Nguyên nhân cơ bản làm biến đổi tình trạng kỹ thuật của hệ thống truyền lực của ô tô trong quá trình sử dung.
4.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của ô tô trong quá trình khai thác sử dụng.
4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực ô tô trong sử dụng.
4.2.1 Chấp hành đúng, đầy đủ các nội dung kiểm tra bảo dưỡng hệ thống truyền lực trên xe ô tô trong sử dụng.
4.2.2. Biện pháp khắc phục hư hỏng và nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực trên xe ô tô trong sử dụng.
4.2.2.1 Sử dụng, bảo dưỡng và khắc phục những hư hỏng thông thường của ly hợp.
4.2.2.2 Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục.
4.2.2.4 Những hư hỏng thường gặp bộ vi sai.
4.2.2.5 Hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa những hỏng hóc thông thường của trục các đăng.
CHƯƠNG IV. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO TUỔI THỌ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CỦA Ô TÔ TRONG SỬ DỤNG.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, ngành công nghiệp ô tô cũng đã phát triển vượt bậc nhờ những thành tựu kỹ thuật trong thời gian gần đây. Kể từ khi ra đời đến nay chiếc ô tô đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong đời sống xã hội. Nó tạo nên một mạng lưới rộng lớn về vận chuyển người và hàng hóa trên toàn thế giới.
Nhằm đảm bảo cho quá trình lưu thông trên đường đảm bảo yêu cầu an toàn chiếc xe ô tô phải đáp ứng về những yêu cầu kĩ thuật, làm việc ổn định trong mọi điều kiện bên ngoài. Mọi yếu tố về môi trường khí hậu ,địa hình , điều kiện vận hành và thời gian sử dụng làm chiếc xe biến đổi những tính chất cơ lý hóa của chiếc xe theo chiều hướng xấu đi. Trong đó hệ thống truyền lực là một trong những hệ thống quan trọng trên xe ô tô, nhờ có hệ thống này mà ô tô mới có thể di chuyển được. Tính chất của hệ thống truyền lực sẽ quyết định đến tính năng thông qua, vận tốc và sức tải của xe… Để nâng cao năng suất, độ tin cậy của chiếc xe thì việc: “ Nghiên cứu biện pháp nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực của ô tô trong sử dụng” là rất cần thiết.
Với đề tài như trên, phần đầu của đồ án sẽ giới thiệu sơ lược về ô tô du lịch, trình bày công dụng, bố trí chung, yêu cầu và cách phân loại hệ thống truyền lực, xác định loại hệ thống truyền lực thường được sử dụng trên ô tô du lịch. Phần tiếp theo đi sâu nghiên cứu, phân tích kết cấu của hệ thống truyền lực ô tô du lịch và các phần tử trong hệ thống, từ đó có thể nắm vững các đặc điểm kết cấu, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng và các chú ý trong khai thác sử dụng của cụm, hệ thống đó. Để phục vụ tốt hơn cho quá trình khai thác, phần tính toán sẽ tiến hành kiểm nghiệm đối với một hệ thống trên ô tô du lịch cụ thể, nhằm làm quen với mô hình tính toán kiểm nghiệm. Trên cơ sở đó, phần cuối của đồ án sẽ đưa ra các hướng dẫn trong quá trình khai thác, sử dụng đối với hệ thống truyền lực trên xe ô tô du lịch.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE ÔTÔ
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực trên xe ô tô:
Hệ thống truyền lực hoàn chỉnh của một chiếc xe gồm có ly hợp, hộp số, trục các đăng và cầu chủ động. Công dụng của hệ thống truyền lực:
- Truyền, biến đổi mômen xoắn và số vòng quay từ động cơ đến bánh xe chủđộng sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và mômen cản sinh ra trong quá trình ôtô chuyển động.
- Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài.
1.2 Phân loại và các kiểu bố trí
Hệ thống truyền lực là tổ hợp các cụm, các cơ cấu được liên kết với nhau mà nhờ chúng năng lượng từ động cơ đốt trong được truyền đến các bánh xe chủ động. Hệ thống truyền lực dùng để truyền và biến đổi mô men xoắn của động cơ đốt trong đến các bánh xe chủ động.
Đặc tính, khoảng biến đổi mô men xoắn và việc phân chia mô men xoắn cho các bánh xe chủ động phải đảm bảo cho xe có họat động được ở những điều kiện đường khác nhau
1.3 Cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên xe ô tô
1.3.1 Cấu tạo chung ly hợp
a) Phần chủ động của ly hợp bao gồm:
Bánh đà 5, đĩa ép 1, vỏ ly hợp 16 và các lò xo ép 17. Các bề mặt ma sát của bánh đà và đĩa ép được gia công phẳng. Trong quá trình làm việc, ly hợp bị trượt sẽ phát sinh nhiệt làm cho các chi tiết của ly hợp bị nóng lên. Vì vậy đĩa ép được thiết kế, chế tạo có độ bền mòn cao, độ bền cơ học cao và khả năng thoát nhiệt tốt. Đĩa ép có dạng khối và khá dày nên nó sẽ thu nhiệt vào bản thân rồi toả ra môi trường không khí.
b) Phần bị động của ly hợp bao gồm : Đĩa bị động 2 và trục bị động 13. Đĩa bị động 2 được được lắp ghép then hoa với trục 13 cũng chính là trục sơ cấp của hộp số.
1.3.3 Truyền động các đăng
1) Truyền động cácđăng dùng để truyền mômen xoắn giữa các trục của hai cụm mà các đường tâm trục không nằm trên một đường thẳng và vị trí tương đối của các cụm thay đổi trong quá trình ôtô hoạt động.
Trên ôtô truyền động các đăng được dùng nhiều nhất ở hệ thống truyền lực. Ở xe có một cầu chủ động (cầu sau) truyền động cácđăng thường được bố trí để nối hộp số chính với truyền lực chính.
2) Theo quan hệ động học của khớp các đăng ta có các loại :
+ Khớp các đăng khác tốc: hai trục được nối với nhau bởi khớp các đăng khác tốc, khi chúng chuyển động quay sẽ luôn có tốc độ góc là khác nhau : tốc độ góc của trục 1 và trục 3 luôn khác nhau. Sự quay không đồng đều càng lớn nếu như góc lệch (g) giữa các đường tâm của các trục quay càng lớn.
5) Theo khả năng bao kín :
+ Các đăng loại kín: là toàn bộ truyền động các đăng (trục, khớp và ổ) được đặt kín trong ống bọc. Loại này làm tăng khả năng bảo vệ, tránh hư hỏng cho truyền động các đăng.
+ Các đăng loại hở: truyền động các đăng không được bọc kín. Loại này có cấu tạo đơn giản, độ tin cậy làm việc khá cao nên nó được sử dụng phổ biến trên các xe ôtô.
1.3.4.2 Vi sai
Vi sai là một cơ cấu truyền lực, dùng để đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay với các tốc độ góc khác nhau tránh hiện tượng trượt bánh xe khi xe đang hoạt động (khi xe quay vòng, khi mấp mô ở hai vệt bánh xe khác nhau; khi bán kính lăn của bánh xe khác nhau, khi lực cản khác nhau...). Mặt khác, cơ cấu vi sai dùng để phân chia mômen xoắn cho các bánh xe của một cầu xe chủ động, hoặc cho các cầu xe chủ động của một xe theo một tỷ lệ nhất định.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE MATIZ
Hệ thống truyền lực của xe Matiz là tổ hợp các cụm, cơ cấu sắp xếp theo một qui luật xác định và hợp lý để liên kết với nhau mà nhờ chúng cơ năng từ động cơ truyền đến các bánh xe chủ động. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ:
- Truyền, biến đổi và phân phối mô men xoắn và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động (hai bánh trước).
2.1. Ly hợp
2.1.1 Công dụng và yêu cầu của ly hợp
Ly hợp là một khớp nối dùng để truyền mômen xoắn từ trục khuỷu động cơ đến các cụm tiếp theo của hệ thống truyền lực. Ly hợp được dùng để tách, nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành, dừng xe, chuyển số và cả khi phanh xe và làm cơ cấu an toàn đảm bảo cho động cơ và hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải dưới tác dụng của tải trọng động và mômen quán tính.
Ly hợp ô tô Matiz là loại thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lò xo ép hình đĩa, tạo lực ép bằng lò xo bố trí trung tâm, cơ cấu mở kiểu đòn, bạc mở, dẫn động điều khiển cơ khí kiểu cáp.
2.1.2 Kết cấu ly hợp
-Ly hợp gồm có các thành phần chính sau: Phần chủ động, phần bị động, cơ cấu mở và dẫn động điều khiển.
-Phần chủ động là tập hợp tất cả các chi tiết cùng quay bánh đà và vỏ ly hợp trong mọi trường hợp , nó bao gồm các chi tiết sau: bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, vỏ ly hợp được lắp cố định trên bánh đà, đĩa ép.Nó nhận mômen từ trục khuỷu động cơ truyền đến phần bị động.
2.1.3 Kết cấu các chi tiết chính của ly hợp
Vỏ ly hợp được làm bằng thép và được gắn với bánh đà bằng chiếc bu lông có các lỗ để tạo gió làm mát và lắp các đòn mở, với kết cấu như vậy vỏ ly hợp làm việc với độ tin cậy cao
Đòn mở dùng để mở ly hợp đầu trong của đòn mở tỳ vào ổ bi thông qua một càng mở ly hợp
Vòng bi cắt ly hợp là bộ phận quan trọng trong ly hợp.Vì nó phải hấp thụ độ chênh lệch về tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp(không quay) và lò xo đĩa (bộ phận quay) để truyền chuyển động của càng cắt vào lò xo đĩa.bởi vậy vòng bi phải có cấu tạo đặc biệt làm bằng vật liệu chịu mòn và có tính bền cao.
2.2 Hộp số
Động cơ đốt trong dùng trong ôtô có hệ số thích ứng rất thấp, đối với động cơ xăng hệ số này bằng 1, 1-1, 2 và đối với động cơ điezen bằng 1, 05 - 1, 15 do đó mô men xoắn của động cơ không thể đáp ứng yêu cầu mômen cần thiết để thắng sức cản chuyển động thay đổi khá nhiều khi ôtô làm việc
2.2.2 Kết cấu của hộp số
Hộp số xe Matiz là hộp số cơ khí, 5 tiến và 1 số lùi, gồm có 3 bộ đồng tốc ở số 1-2 và số 3-4 và số 5, loại khoá hãm truyền lực cuối cùng có bộ vi sai. bánh răng số lùi được lắp liền trên trục sơ cấp , dẫn động cơ khí gián tiếp bằng cáp.
2.2.4 Nguyên lý hoạt động của hộp số
Gài số 1: Cắt ly hợp gạt khớp gài 8 sang phải cho ăn khớp với vành răng đầu của bánh răng chủ động số 1.lúc này trục thứ cấp quay cùng bánh răng số 1
Gài số 2: Cắt ly hợp gạt khớp gài 8 sang trái cho ăn khớp với vành răng đầu moayơ bánh răng chủ động số 2 lúc này trục thứ cấp quay cùng bánh răng số2
Gài số 3: Cắt ly hợp, gạt khớp gài 8 về vị trí trung gian sau đó gạt khớp gài 10 sang phải an khớp
2.3 Truyền lực chính và vi sai
Truyền lực chính là bộ truyền và giảm tốc bánh răng một cấp hoặc hai cấp (tức là gồm 1 hoặc 1 cặp bánh răng truyền lực) lắp trên cầu chủ động của ôtô
Xe Matiz có động cơ và hộp số đặt ngang và hộp số truyền động trực tiếp truyền lực chính thì truyền lực chính là cặp bánh răng trụ răng nghiêng và bánh răng chủ động nằm trên hộp số và truyền mômen trực tiếp từ hộp số đến bộ vi sai
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE MATIZ
3.1 Đặt vấn đề
Khi thiết kế người ta đã có giải pháp về thiết kết cấu và công nghệ đảm bảo các yêu cầu làm việc của ly hợp. Nhưng từ thiết kế qua các bước gia công, công nghệ lắp ráp, và sử dụng thì vẫn có sự cố mà chúng ta khó xác định được.
3.2 Tính toán kiểm nghiệm
3.2.1 Xác định mô men ma sát mà ly hợp cần truyền
Hệ số b phải lớn hơn 1 để đảm bảo truyền hết mômen của động cơ trong mọi trường hợp. Tuy nhiên b không được quá lớn để tránh tăng kích thước đĩa bị động hoặc tăng số lượng đĩa ma sát (dẫn đến tăng kích thước, khối lượng ly hợp) và tránh đòi hỏi lực tác dụng lên đĩa ma sát lớn và để tránh cho hệ thống truyền lực bị quá tải khi chế độ làm việc bất thường.
3.2.2 Tính sức bền đinh tán đĩa bị động
Để giảm kích thước của ly hợp làm việc trong điều kiện ma sát khô chọn vật liệu có hệ số ma sát cao, đĩa bị động gồm các tấm ma sát và xương đĩa. Tấm ma sát được gắn với xương đĩa bị động bằng đinh tán. Xương đĩa thường chế tạo bằng thép cácbon trung bình và cao (thép 50 ¸ 85), chiều dày xương đĩa chọn từ (1,5 ¸ 2,0) mm.
3.2.3 Moay ơ đĩa bị động
Chiều dài của moay ơ đĩa bị động được chọn tương đối lớn để giảm độ đảo của đĩa bị động, moay ơ được ghép với xương đĩa bị động bằng đinh tán và lắp với trục ly hợp bằng then hoa.
Do vậy kích thước lò xo được chọn là đạt yêu cầu.
Lò xo đĩa được tính bền bằng cách xác định ứng suất tại điểm chịu tải nhất là tâm của phần nối giữa các thành mở với vòng đặc của hình nón.
CHƯƠNG IV
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO TUỔI THỌ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CỦA Ô TÔ
TRONG SỬ DỤNG
4.1 Cơ sở khoa học nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực của ô tô trong sử dụng
Tuổi thọ ô tô là thời gian giữ được khả năng làm việc đến một trạng thái giới hạn nào đó cần thiết phải dừng lại để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. Giới hạn đó có thể xác định được bằng sự mài mòn của các chi tiết chính theo điều kiện làm việc an toàn và theo tính chất các thông số sử dụng đã được qui định trước. Thời hạn này xác định bằng quãng đường xe chạy, từ khi xe bắt đầu làm việc đến khi xe cần sửa chữa lớn, động cơ cũng như hệ thống truyền lực và các cụm khác.
4.1.1 Nguyên nhân cơ bản làm biến đổi tình trạng kỹ thuật của hệ thống truyền lực của ô tô trong quá trình sử dung
Nguyên nhân cơ bản làm biến đổi TTKT của xe là do bị mài mòn, các chi tiết bị mỏi hoặc biến dạng, gẫy vỡ, các mối lắp ghép bị lỏng, các khe hở bị sai lệch không đảm bảo độ đồng tâm, tính chất lý hoá của các vật liệu bị biến chất…
Mài mòn bề mặt làm việc, sự biến dạng dư và mỏi của chi tiết là những nguyên nhân cơ bản nhất đối với xe.
4.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của ô tô trong quá trình khai thác sử dụng
a) Ảnh hưởng của nhân tố thiết kế chế tạo:
Trong lĩnh vực thiết kế chế tạo ta phải kể đến các nhân tố ảnh hưởng của kết cấu, vật liệu chế tạo và chất lượng gia công chi tiết. Hình dạng và kích thước của chi tiết có ảnh hưởng lớn đến áp lực riêng, độ bền vững, độ chịu mòn, chịu mỏi…Bởi vậy khi thiết kế cần tăng cường hoàn thiện về kết cấu.
c) Ảnh hưởng của chất lượng bảo dưỡng sửa chữa và kỹ thuật lái xe:
*Ảnh hưởng của chất lượng bảo dưỡng sửa chữa.
Bảo dưỡng kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp tổ chức công nghệ và quản lý kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe và kéo dài tuổi thọ của nó. 14 Thông qua chẩn đoán kỹ thuật sẽ phát hiện kịp thời và dự đoán trước các hư hỏng để bảo dưỡng, sửa chữa, thường xuyên tiến hành các công việc kiểm tra, điều chỉnh, siết chặt, bôi trơn, vệ sinh ngoài… Qua việc thực nghiệm, theo dõi thống kê số liệu người ta rút ra một số kết luận. Một số kết luận ở các xí nghiệp vận tải ô tô cho ta thấy, rất nhiều trường hợp quãng đường xe chạy của ô tô lớn hơn 2-3 lần quãng đường xe chạy của ô tô sau khi sửa chữa lớn.
- Lái xe ép sốlà lái xe với tốc độ vòng quay thấp, mô men xoắn động cơ không thích ứng với mô men cản. Thí dụ: khi xe lên dốc lái xe vẫn dùng số cao không về số số thấp nên động cơ làm việc ở chế độ vòng quay thấp
4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực ô tô trong sử dụng
Trong quá trình sử dụng xe tình trạng làm việc của xe có tốt hay không thì chỉ có thể đảm bảo trong điều kiện xe luôn luôn giữ ở trạng thái kỹ thuật hoàn hảo. Muốn vậy cần phải thực hiện đầy dủ và đúng thời gian tất cả các công việc bảo quản, bảo dưỡng đối với xe.
4.2.2. Biện pháp khắc phục hư hỏng và nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực trên xe ô tô trong sử dụng
4.2.2.1 Sử dụng, bảo dưỡng và khắc phục những hư hỏng thông thường của ly hợp
a) Nguyên tắc sử dụng.
Mở ly hợp phải dứt khoát, hoàn toàn để tắt hoàn toàn động lực của động cơ khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc thay đổi số nhẹ nhàng, tránh va đập giữa các chi tiết hộp số.
Khi đóng ly hợp phải êm (đóng từ từ) để nối êm động cơ với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe không bị dật và tránh va đập các cơ cấu của hệ thống truyền động.
Khi ở trạng thái đóng ly hợp phải đóng hoàn toàn, không bị trượt để nối chắc chắn động cơ với bộ phận truyền động.
b) Điều chỉnh ly hợp và cơ cấu điều khiển của nó.
Điều chỉnh độ lùi của đĩa ép để đảm bảo khe hở cần thiết.
Điều chỉnh khe hở giữa mặt nút của nắp vỏ van phân phối và đai ốc điều chỉnh.
Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.
4.2.2.2 Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục
*Các hư hỏng của hộp số.
Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ hoạt động không bình thường thể hiện qua một số hiện tượng như gàI số khó khăn hộp số kêu trong quá trình làm việc hoặc không truyền động được.
* Kiểm tra một số chi tiết của hộp số
Đo khe hở dọc trục của từng bánh răng. Dùng thước lá để đo khe hở khe hở giữa bánh răng và độ rộng ;1 độ sâu;0,5
4.2.2.4 Những hư hỏng thường gặp bộ vi sai
*Tiếng kêu khi xe chuyển động thẳng về phía trước
- Do thiếu dầu
- Vết ăn khớp răng hoặc khe hở ăn khớp giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa không đúng .
- Do tải trọng ban đầu của vòng bi trục bánh răng quả dứa hoặc vòng bi bán trục .- Do mòn hoặc hư hỏng bánh răng quả dứa hoặc bánh răng vành chậu.
*Tiếng kêu khi quay
Do lỏng vòng bi trục cầu sau
Do mòn ,hư hỏng…của bánh răng bán trục ,bánh răng vi sai hoặc trục bánh răng vi sai .
4.2.2.5 Hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa những hỏng hóc thông thường của trục các đăng
Theo định kỳ phải bơm mỡ vào các khớp các đăng và mối nối then trượt.
Khi mòn hoặc hư hỏng các phớt của ổ bị kim cần thay thế mới, bởi vì các cổ trục của chạc chữ thập và các ổ bi sẽ bị mòn rất nhanh do bẩn và bị chảy mỡ bôi trơn. Cũng cần phải kiểm tra trạng thái của phớt ở cuối ống trượt. Nếu phớt hỏng thì mài mòn rất nhanh và tăng độ đảo của trục các đăng.
KẾT LUẬN
Sau khi nhận đồ án tốt nghiệp em đã tiến hành làm. Trên cơ sở bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, và được sự hướng dẫn tận tình của T.S: ………......…, và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với những nội dung chính sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực trên xe ô tô
Chương 2. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực trên xe Matiz
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe Matiz
Chương 4. Nghiên cứu biện pháp nâng cao tuổi thọ hệ thống truyền lực của ô tô trong sử dụng
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của các thầy trong Khoa Động lực đặc biệt là: TS. ….....…….. Với thời gian có hạn, cũng như trình độ bản thân còn hạn chế, nên trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo và các bạn.
Em xin cảm ơn thầy giáo: TS. ……..…….. cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ôtô quân sự, khoa Động lực đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội…ngày…tháng…năm 20…
Học viên thực hiện
……………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn đồ án môn học ô tô “ Lý thuyết kết cấu tính toán Ô tô Quân sự“. (tập IV) Trường Đại học kỹ thuật quân sự- 1977
2. Cấu tạo ô tô Quân sự. Tập 1,2 HVKTQS. Tác giả: Vũ ĐứcLập, Phạm Đình Kiên
3. .Cấutạo ô tô Quân sự. Tập 1,2 ( Hình vẽ ) HVKTQS. Tác giả: Vũ ĐứcLập, Phạm Đình Kiên.
4.Cơ sở kết cấu Ô tô Quân sự và xe bọc thép bánh hơi. Tác giả: Vũ ĐứcLập
5. Thiết kế và tínhtoán Ô tô- máy kéo. Tập 1 NXB ĐH&THCN. Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn, Pham Đình Kiên
6. Lý thuyết ô tô quân sự. Tập 1,2 HVKTQS. Tác giả: Nguyễn Phúc Hiểu
7. Hướng dẫn sử dụng xe Matiz
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"