MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................i
1.8.2. Sơ đồ khái quát................................................................................................................................... 29
1.8.3. Các đồng hồ chỉ thị bằng kim.............................................................................................................. 31
1.9. Hệ thống lau rửa kính............................................................................................................................ 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................................................ 43
Chương 2: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN, CÔNG SUẤT MÁY PHÁT TRÊN XE KAMAZ-43119................. 44
2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục................................................................................................................. 44
2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục...................................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................................................ 47
Chương 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN XE KAMAZ-43119.................................................................. 48
3.1.Hệ thống cung cấp nguồn điện............................................................................................................... 48
3.1.1. Kiểm tra giá trị thông số của hệ thống................................................................................................ 48
2.1.2. Quy trình sửa chữa máy phát điện..................................................................................................... 51
3.1.3. Quy trình bảo dưỡng ắc quy............................................................................................................... 57
3.2. Hệ thống khởi động............................................................................................................................... 59
3.3. Quy trình sửa chữa máy khởi động....................................................................................................... 59
3.4. Hệ thống chiếu sáng.............................................................................................................................. 65
3.5. Quy trình sửa chữa đèn pha................................................................................................................. 65
3.5.1. Quy trình sửa chữa đèn sương mù.................................................................................................... 65
3.5.2. Quy trình sửa chữa đèn hậu.............................................................................................................. 66
3.6. Hệ thống tín hiệu................................................................................................................................... 66
3.6.1. Quy trình sửa chữa đèn xi nhan - kích thước.................................................................................... 66
3.6.2. Quy trình sửa chữa đèn xi nhan bên hông........................................................................................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN................................................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................... 70
MỞ ĐẦU
Con người chính là yếu tố quyết định đến thành bại của trận đánh. Kỹ năng, tinh thần của người lính ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện trên chiến trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trang bị kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu trong các trận đánh. TBKT là nhân tố tạo nên sức mạnh chiến đấu cho quân đội, tăng cường khả năng cho người lính. Trong đó, xe - máy quân sự là một trang bị quan trọng, không thể thiếu. nhất là trong bối cảnh chiến trường hiện đại ngày nay, luôn đòi hỏi tính cơ động cao và bí mật trong chiến đấu. Xe - máy quân sự là lực lượng đảm bảo cho các yêu cầu đó.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, không thể không nhắc tới tầm quan trọng của việc bảo đảm TBKT. Trong đó có việc bảo đảm xe - máy quân sự. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, quân đội ta đã từng bước bổ sung, tăng cường lực lượng xe - máy quân sự, bên cạnh đó là duy trì hệ số, tính năng kỹ - chiến thuật cho các xe - máy cũ trong biên chế. Việc được trang bị các loại xe - máy mới, mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn, có tính năng kỹ - chiến thuật tốt hơn sẽ góp phần làm tăng sức mạnh, hiệu quả chiến đấu của quân đội ta.
Liên bang Nga (Liên Xô cũ) là quốc gia thường xuyên cung cấp cho nước ta các chủng loại TBKT phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Các loại TBKT của Nga nói chung và xe - máy nói riêng luôn có tính năng kỹ - chiến thuật tốt, độ tin cậy, ổn định cao. Góp phần vào sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta.
Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp là “Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện xe KAMAZ-43119”. Trong đồ án này, tôi tập chung nghiên cứu các trang bị điện trên xe KAMAZ-43119, từ đó phân tích các dạng hư hỏng, nâng cao chất lượng khai thác xe KAMAZ-43119.
Chương 1
PHÂN TÍCH CƠ CẤU, MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN XE KAMAZ-43119
1.1.Tổng quan về xe KAMAZ-43119
KAMAZ là một trong những nhà sản xuất xe tải lớn nhất trên thế giới, các dòng xe tải quân sự (và cả dân sự) của họ đã có mặt ở nhiều cuộc chiến tranh, xung đột và chứng minh được độ tin cậy, hoạt động bền bỉ và sức mạnh rất lớn. Không chỉ cung cấp cho Quân đội Nga, KAMAZ còn có mặt trên khắp thế giới, trong đó Việt Nam là thị trường quen thuộc từ thời Liên Xô.
KAMAZ-43119 là dòng xe vận tải quân sự việt dã 3 cầu chủ động (kết cấu bánh 6x6) chế tạo tại Nga, nó được phân loại xe vận tải quân sự cấp chiến thuật.
Các thông số tính năng kỹ thuật cơ bản của xe KAMAZ-43119 được thể hiện như trong Bảng 1.1. Hình dáng, kích thước cơ bản xe sắt xi KAMAZ-43119 được thể hiện như trên Hình 1.2.
1.2. Sơ đồ điện xe KAMAZ-43119
1.2.1. Đặc điểm và thành phần của mạch điện
Hệ thống thiết bị điện của xe KAMAZ được chế tạo theo mạch một dây. Các cực âm của nguồn dòng và máy thu được nối với thân xe. Cực âm của ắc quy được kết nối với thân xe thông qua một khoá mát, vì vậy tất cả các thiết bị điện chỉ hoạt động khi khoá mát được bật. Điện áp định mức của hệ thống điện là 24 V, được cung cấp bằng kết nối nối tiếp của hai ắc quy loại 6ST190, có hiệu suất năng lượng cao.
Việc sử dụng rộng rãi các bộ phận bán dẫn, thiết bị điện và điện tử cũng như hệ thống cảnh báo trong thiết bị điện của xe KAMAZ đã làm tăng đáng kể độ tin cậy và giảm thời gian bảo trì.
Để kết nối các thiết bị trong hệ thống thiết bị điện, người ta sử dụng bó dây có lớp cách điện bằng polyvinyl clorua (nhựa PVC). Tiết diện của các dây khác nhau: dây của mạch chiếu sáng bên trong, chuông báo động và dụng cụ đo điện là 1 và 1,5 mm2, mạch đèn pha và khởi động là 2,5 mm2, mạch sạc và nguồn điện để khởi động lò sưởi là 4 mm2. Để kết nối pin, cũng như kết nối bộ khởi động, người ta sử dụng 2 dây có tiết diện 50 mm2. Các bó dây được nối thành ba bó chính: một bó nằm dưới bảng điều khiển cabin, bó thứ hai đi từ phía bên trái của cabin dọc theo phần bên trái của khung tới đèn hậu, bó thứ ba hướng từ bên phải cabin chủ yếu tới các cảm biến nằm trên động cơ.
Đối với dây dẫn của thiết bị điện phụ sử dụng trên một số loại phương tiện (hỗ trợ khởi động và sưởi ấm, các thiết bị (dụng cụ) điều khiển, đo lường, báo động bằng âm thanh...), cho phép sử dụng ký hiệu số từ số 131 trở lên.
1.2.2. Vị trí các thiết bị điện
Thiết bị điện được lắp đặt trên nhiều bộ phận và vị trí khác nhau của ô tô: trên động cơ, cabin, khung, thân xe.
Vị trí của chúng xác định chức năng của thiết bị điện. Đồng thời đảm bảo khả năng kiểm tra hoặc xử lý sự cố mạch điện của thiết bị điện.
Số lượng sản phẩm thiết bị điện trên xe KAMAZ hiện nay đã lên tới con số 100 và có xu hướng tăng lên. Vì vậy, khi tìm kiếm các lỗi trong mạch điện của hệ thống thiết bị điện rất khó tìm, không chỉ các mạch điện bị lỗi, mà còn cả bản thân các thiết bị. Do số lượng lớn các thiết bị điện nên việc xem xét sắp xếp chúng theo hệ thống sẽ thuận tiện hơn.
* Thiết bị hệ thống cung cấp điện:
Ắc quy có thể nạp lại nằm trong một hộc được gắn vào khung xe đằng sau cabin bên trái của các xe dẫn động bốn bánh và ở phía bên phải xe không dẫn động bốn bánh.
Khoá mát được lắp ở bên cạnh hộc ắc quy, gần cabin hơn và nút điều khiển từ xa nằm trong cabin ở mặt trước bên phải của bảng điều khiển.
* Thiết bị hệ thống khởi động:
Hệ thống khởi động bao gồm máy khởi động, rơle khởi động và rơle khóa khởi động, công tắc khởi động, công tắc khởi động dự phòng, ổ cắm khởi động bên ngoài.
* Thiết bị chiếu sáng và âm thanh:
Hệ thống chiếu sáng bao gồm các thiết bị chiếu sáng bên ngoài và bên trong. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài bao gồm đèn pha, đèn báo trước và sau. Hệ thống chiếu sáng bên trong bao gồm đèn bảng điều khiển, đèn hộp găng tay và đèn cabin.
Hệ thống tín hiệu đèn bao gồm đèn báo hướng và đèn phanh cũng như báo hiệu tình trạng các bộ phận của xe. Rơle xi nhan được bố trí phía sau bảng cầu chì trên bảng táp-lô.
1.3. Hệ thống cung cấp điện
1.3.1. Khái quát chung
Hệ thống cung cấp điện tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải trên ô tô với một điện áp ổn định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô. Yêu cầu phải tạo ra điện áp ổn định, phải có sự cân bằng năng lượng điện giữa ác quy, máy phát và các phụ tải điện. Năng lượng điện mà ác quy có khả năng phát huy khi khởi động phải thích ứng với động cơ đốt trong. Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, giá thành thấp.
1.3.2. Ắc quy
Xe KAMAZ-43119 sử dụng ắc quy chì - axit 6ST190TP.
Thông số ắc quy 6ST190TP như bảng 1.2.
1.4. Máy phát điện
Là nguồn cung cấp điện chính trên ô tô. Yêu cầu có độ tin cậy cao, trọng lượng và kích thước nhỏ, có khả năng tạo sự cân bằng năng lượng điện với ác qui.
Xe KAMAZ-43119 sử dụng máy phát điện Г273.
Các bộ phận chính: rô to, stato, nắp, puly, cánh quạt và bộ chỉnh lưu.
1.5. Bộ điều chỉnh điện
Các phụ tải điện trên ô tô chỉ có thể làm việc bình thường khi nó sử dụng điện áp ổn định. Tuy vậy máy phát điện trên ô tô lại làm việc trong điều kiện tốc độ, phụ tải và chế độ nhiệt luôn thay đổi trong phạm vi rộng. Do đó vấn đề điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện của máy phát điện là vô cùng quan trọng.
Bộ phận làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện của máy phát điện và có thể có thêm một số phần tử khác trong đó gọi là bộ điều chỉnh điện (ĐCĐ). Xe KAMAZ-43119 sử dụng bộ điều chỉnh điện bán dẫn không tiếp điểm. Khác với bộ ĐCĐ bán dẫn có tiếp điểm, bộ ĐCĐ bán dẫn không tiếp điểm đã không còn cơ cấu rơ le điện từ, tiếp điểm.
1.6. Hệ thống khởi động
Xe KAMAZ-43119 sử dụng máy khởi động ST142B.
1.6.1. Phân tích kết cấu của máy khởi động điện:
Bộ khởi động ST142B có thiết kế kín với rơle kéo điện từ và điều khiển từ xa, công suất định mức 7,7 kW (10,5 mã lực), điện áp định mức 24 V. Dòng không tải ở điện áp 24 V không quá 130 A, dòng điện khi hoạt động không quá 800 A, điện áp chuyển mạch rơle 18 V, khoá điệnVK353 có thiết bị khóa; công tắc khởi động dự phòng VK317A2; Rơle khởi động PC530; ổ cắm khởi động bên ngoài PS315. Tỷ số truyền động cơ-khởi động là 11,3.
1.6.2. Khớp truyền động
Là cơ cấu truyền mô men từ phần động cơ điện đến bánh đà của động cơ đốt trong, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ cho động cơ điện.
Khi khởi động, tốc độ của động cơ đốt trong được máy khởi động truyền cho khoảng nkđmin = 25 ¸ 200) v/p. Tuy nhiên khi động cơ đốt trong đã nổ máy, lập tức số vòng quay của nó là 500 -1000 v/p. Vào lúc này nếu bánh răng của máy khởi động không được tách ra khỏi bánh đà thì nó sẽ bị cuốn theo với tốc độ 10.000 ¸ 20.000 v/p hoặc hơn nữa (vì tỉ số truyền từ bánh đà đến bánh răng máy khởi động thường là 10 ¸ 20 lần và có khi lên tới 40 lần).
Gồm ống chủ động 1 được hàn từ 3 chi tiết lại. Phía đầu nhỏ của ống 1 có rãnh then hoa để ăn khớp với các then hoa trên trục roto. Phía đầu to của ống (theo mặt cắt A-B) được xẻ thành các rãnh không đều và có khoan lỗ từ phía mặt bên để đặt lò xo và cốc chụp lò xo 2. Vành bị động 4 gắn liền với bánh răng của khớp truyền động và bên trong có lắp bạc đồng 8 để cho bánh răng có thể tựa lên trục của roto và quay trơn trên trục. Ống chủ động và vành bị động 4 rời nhau và được lắp hờ vào nhau nhờ bao thép mỏng 5.
1.7. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
1.7.1 Nhiệm vụ, yêu cầu:
Đây là hệ thống nhằm đảm bảo điều kiện làm việc ban đêm của ô tô và đảm bảo điều kiện an toàn giao thông trên đường.
* Yêu cầu
- Có khả năng chiếu sáng tốt quãng đường phía trước ít nhất khoảng 100m nhưng không làm lóa mắt lái xe ngược chiều.
- Các đèn hiệu phải đủ sáng rõ để người giao thông trên đường nhân biết.
- Âm thanh của còi điện phải đủ lớn, dễ nghe, không làm chói tai người đi đường.
1.7.2. Đèn pha
Tất cả các phụ tải được kết nối với nguồn điện bằng mạch dây đơn.
Đèn pha được bật bằng công tắc kết hợp P145, đèn sương mù bằng công tắc riêng VK343. Mạch đèn chiếu xa và đèn pha được bảo vệ bằng cầu chì PR310, mạch đèn chiếu sáng bên và đèn sương mù được bảo vệ bằng cầu chì 13.3722.
1.7.4. Đèn kích thước - xi nhan
Đèn kích thước - xi nhan FG150V phân bổ ánh sáng đối xứng và đèn hai volt A24-60-40 được thiết kế để chiếu sáng đường khi xe di chuyển trong điều kiện tầm nhìn kém. Xe được trang bị hai đèn pha.
Đèn bao gồm một bộ phận quang học, một tấm phản xạ, một ổ cắm, một đèn A24 - 60 + 40, một vỏ, một vành bảo vệ, một miếng đệm, một đầu nối có nắp bảo vệ. Việc bật đèn pha và chuyển đổi đèn pha cao thấp được thực hiện bằng công tắc đèn kết hợp.
1.7.6. Công tắc kết hợp
Công tắc kết hợp P145 cung cấp khả năng bật tắt đèn pha và chuyển đổi đèn pha - cốt, đèn cảnh báo trước và sau, đèn báo rẽ. Công tắc P145 được lắp phía sau vô lăng.
Trong vỏ gồm hai nửa 1 và 12 (Hình 1.23), một công tắc nút nhấn 3 của tín hiệu điện-khí nén được lắp, công tắc đèn pha và đèn bên, tay cầm số 11 để chuyển đèn báo rẽ và còi điện.
Công tắc đèn gồm 8 tấm tiếp điểm, các tiếp điểm được kết nối ở vị trí mong muốn bằng một rôto kim loại 7. Rôto được ép vào tấm 8 bằng lò xo 6 và quay bằng tay cầm 2, vị trí của nó được cố định bằng khóa bi 5. Một công tắc nút nhấn 3 cho tín hiệu điện-khí nén được lắp trong tay cầm 2.
Công tắc đèn báo hướng 10 (xem Hình 1.23) được điều khiển bằng tay cầm 11, có bốn vị trí: tắt; rẽ trái; rẽ phải; còi (gạt tay cầm 11 lên).
Bên trong công tắc 10 có một bộ phận bi, qua đó tay cầm 11 được cố định. Việc trở lại vị trí ban đầu được đảm bảo bằng cơ chế tự động tắt.
1.7.8. Đèn phanh
Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Đèn phanh được tự động bật sáng bằng một công tắc đặc biệt được dẫn động bằng khí phanh hoặc dầu phanh khi người lái đạp bàn đạp phanh. Màu qui định của đèn phanh là màu đỏ. Công suất của bóng đèn phanh khoảng 21W. Hình 1.26 biểu diễn công tắc phanh và sơ đồ điện của đèn phanh.
1.7.9. Rơle đèn báo rẽ bán dẫn (electronic fbasher)
Khi khóa điện B đóng có dòng điện đi như sau: (+) nguồn B -> W ® tụ điện C -> R1-> R2 -> E -> mát -> (-) nguồn. Dòng điện này này cho T1 mở, như vậy sẽ có dòng điện chính đi qua R4 -> K -> E -> mát -> (-) nguồn -> (+) nguồn -> B
-> R4. Dòng điện này (vì đi qua T1) không qua D2 và R3 do đó T2 đóng. Như vậy dòng điện từ B một phần đi qua R4, T1; một phần đi qua R5 -> L -> rồi ra bóng đèn (tùy công tắc L gạt trái hay phải) và bóng đèn sáng mờ vì điện áp sụt trên R5 rất lớn.
1.7.10. Còi điện
Kamaz 43119 sử dụng một cặp còi điện S306D.
1.8. Hệ thống kiểm tra và theo dõi
1.8.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại:
* Nhiệm vụ:
Tự động kiểm tra, theo dõi, thông báo kịp thời cho người lái biết mọi hoạt động của động cơ và một số bộ phận quan trọng của ô tô.
* Yêu cầu:
Theo dõi chính xác, kịp thời và thông báo cho lái xe
* Phân loại:
Có nhiều cách phân loại, tuy nhiên chủ yếu dựa vào cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ phận chỉ thị (đồng hồ) mà người ta phân hệ thống kiểm tra và theo dõi thành 2 loại: Đông
1.8.3 Các đồng hồ chỉ thị bằng kim
1.8.3.1 Đồng hồ tốc độ:
Đồng hồ tốc độ của ô tô KAMAZ sử dụng phương pháp dẫn động điện, bao gồm hai thiết bị (Hình 1.33): cảm biến 1 và đèn báo 2.
Cảm biến là một máy phát điện ba pha có một rôto ở dạng nam châm vĩnh cửu, được truyền động quay từ trục thứ cấp của hộp số.
Đồng hồ tốc độ (Hình 1.34) bao gồm ba thành phần: động cơ điện, cơ cấu cảm ứng từ và đồng hồ đo hành trình. Khi ô tô đang di chuyển, tín hiệu ba pha từ cảm biến được khuếch đại bởi các transistor và cung cấp dòng điện cho stato của động cơ điện 7. Kết quả là, một từ trường quay được tạo ra, kéo theo rôto của động cơ điện và theo đó là nam châm của cơ cấu cảm ứng từ. Độ lệch của kim đồng hồ tốc độ sẽ phụ thuộc vào tốc độ quay của nam châm.
1.8.3.2. Đồng hồ ampe:
Ampe kế AP171 hiển thị giá trị sạc hoặc xả. Nó được cài đặt trên bảng điều khiển của xe KAMAZ-4310. AP171 là ampe kế điện từ, có mức giới hạn đo ±50 A, được mắc nối tiếp với mạch sạc.
Ampe kế (Hình 1.36) bao gồm một vỏ trong đó gồm bộ phận di động và cố định. Hệ thống chuyển động gồm mũi tên 2, trục 7, ổ đỡ 8 và thanh thép non 6. Thanh thép non được làm bằng thép cacbon thấp và khi tiếp xúc với từ trường, có xu hướng tự định hướng dọc theo các đường sức từ. Hệ thống chuyển động của thiết bị hoàn toàn cân bằng và khi không có dòng điện trong mạch thiết bị thì phần ứng được định hướng dọc theo trục của nam châm vĩnh cửu 4, mũi tên 2 ở vị trí này chỉ vào vạch chia bằng 0.
1.8.3.3. Đồng hồ áp suất dầu nhờn
Loại đồng hồ này dùng để theo dõi áp suất dầu nhờn trong hệ thống bôi trơn của động cơ ô tô. Toàn bộ cơ cấu đồng hồ gồm 2 phần:
- Bộ cảm biến MM-370 được lắp ở cácte của động cơ
- Đồng hồ (bộ phận chỉ thị) được bố trí ở bảng đồng hồ.
Đồng hồ và bộ cảm biến mắc nối tiếp nhau và đấu vào mạch IG của khóa điện.
1.8.3.2. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ:
Loại đồng hồ này dùng để theo dõi nhiệt độ nước làm mát của động cơ ô tô. Tương tự như đồng hồ áp suất dầu nhờn, nó cũng có hai bộ phận: Bộ phận cảm biến nhiệt độ và bộ phận chỉ thị. Bộ phận cảm biến nhiệt độ thường được lắp vào đường ống dẫn nước từ động cơ ra két mát ở nắp động cơ ô tô, còn bộ phận chỉ thị được bố trí trên bảng đồng hồ.
Xe KAMAZ-43119 sử dụng đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu từ điện. Loại đồng hồ này so với loại đồng hồ xung nhiệt điện thì nó làm việc đảm bảo hơn, chính xác hơn và không gây nhiễu vô tuyến.
a) Cấu tạo:
Về cơ bản nó giống như đồng hồ do áp suất dầu nhờn loại từ điện duy chỉ khác về thang số, về thông số cuộn dây và không có điện trở phụ.
Từ thông I1, I2, I3 do các cuộn dây W1, W2, W3 cũng được tổng hợp thep qui luật hình bình hành. Bộ cảm biến gồm một miếng ôxít đồng và ôxít mănggan tròn, dày khoảng 2,5mm đặt trong vỏ đồng 4. Miếng điện trở nhiệt đồng-mangan 1 là một chất bán đẫn có điện trở thay đổi nhiều khi nhiệt độ thay đổi. Cụ thể là nó giảm nhiều khi nhiệt độ tăng và tăng nhiều khi nhiệt độ giảm. Điện trở nhiệt tiếp với mát qua vỏ 4. Lò xo 3 nối mạch điện trở nhiệt với đầu bắt dây của bộ cảm biến. Miếng cách điện 5 cách điện giữa đầu bắt dây và vỏ 4, còn ống giấy cách điện 2 cách điện giữa lò xo và mặt bên của miếng bán đẫn 1 với vỏ của bộ cảm biến.
b) Nguyên lý làm việc:
Khi không có dòng điện trong các cuộn dây đồng hồ thì kim đồng hồ nằm ở vị trí ban đầu hơi lệch về phía trái của vạch số 400C. Kim được giữ ở vị trí này là do tác dụng tương hỗ giữa hai nam châm vĩnh cửu 8 và 12. Khi khóa điện (KĐ) ở trạng thái đóng, trong mạch đồng hồ và bộ cảm biến có dòng điện chạy theo chiều mũi tên ( hình 4-9). Trong quá trình làm việc, dòng điện chạy trong cuộn dây W2 và W3 không đổi, do vậy từ thông do chúng sinh ra cũng gần như không đổi. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn W1 và từ thông do nó sinh ra phụ thuộc vào trị số điện trở của bộ cảm biến. Vì từ thông trong các cuộn W2 ,W3 có chiều tác dụng ngược nhau nên trị số và hướng của từ thông tổng phụ thuộc vào dòng điện ở mạch cuộn W1 và bộ cảm biến.
Khi khóa điện đóng sẽ có dòng điện chạy trong mạch của đồng hồ và bộ cảm biến theo chiều mũi tên. (Hình 1.39). Dòng điện và từ thông I1 trong cuộn W1 biến thiên tùy thuộc vào vị trí của con trượt 6 trên cuộn điện trở 5 của biến trở. Trong thời gian làm việc, từ thông I1 và I2 của các cuộn dây W1 và W2 tác dụng ngược nhau, do đó trị số và chiều tác dụng của từ thông tổng của chúng sẽ phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây W1. Nếu thùng nhiên liệu đầy thì cuộn dây 5 của biến trở được mắc hết vào mạch của cuộn W1, nên dòng điện và từ thông trong cuộn dây W1 có giá trị nhỏ. Lúc đó từ thông tổng của cả ba cuộn dây sẽ làm quay đĩa nam châm 2 đi và kéo theo kim đồng hồ về vị trí ứng với vạch F của thang số, chỉ nhiên liệu đầy.
1.8.3.6. Cơ cấu báo nguy áp suất dầu
Cơ cấu báo nguy áp suất dầu MM 111-B (Hình 1.40) được thiết kế để cảnh báo người lái khi áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn giảm xuống dưới giới hạn cho phép. Trong trường hợp này, lực của lò xo sẽ đóng tiếp điểm giữa tấm 4 và 5, làm sáng đèn tín hiệu 1 ở trong cabin. Khi áp suất dầu tăng, màng ngăn 3 nén lò xo và mở các tấm tiếp xúc, đèn tín hiệu tắt.
1.9. Hệ thống lau rửa kính
Hệ thống lau rửa kính (Hình 1.42) được thiết kế để rửa và vệ sinh kính chắn gió. Nó bao gồm motơ cần gạt nước 27.5205 và máy rửa kính chắn gió 1112.5208-
01. Máy rửa kính chắn gió điện được điều khiển bằng nút bấm và có một máy bơm điện được tích hợp trong bình chứa nước rửa. Máy bơm được cấp nguồn thông qua cầu chì cho dòng điện 10 A.
Cần gạt nước và rửa kính chắn gió được điều khiển bằng cần gạt bên phải của công tắc kết hợp và rơ le gạt nước.
Đổ đầy bình chứa nước rửa kính bằng hỗn hợp nước và chất lỏng đặc biệt NIISS-4 (hoặc tương tự), tỷ lệ thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của đồ án đã đi vào tìm hiểu tổng quan về xe KAMAZ-43119, cơ cấu, mạch điện trên xe KAMAZ-43119. Bao gồm tìm hiểu sơ đồ mạch điện, phân tích cơ cấu các thiết bị điện làm việc trên xe. Đây là cơ sở để hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trên xe KAMAZ-43119. Từ đó đưa ra được những biện pháp bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện trên xe trong quá trình hoạt động.
Chương 2
TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN, CÔNG SUẤT MÁY PHÁT TRÊN XE KAMAZ-43119
2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục
Ở chế độ tải hoạt động liên tục thì hệ số sử dụng của mỗi tải là: λ = 100 %
Mức tiêu thụ điện các tải hoạt động liên tục như bảng 2.1.
2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục
Ở chế độ này thì hệ số sử dụng (λ) của mỗi tải thay đổi phụ thuộc vào sự vận hành xe của mỗi tài xế cũng như phụ thuộc vào điều kiện vận hành và địa bàn xe hoạt động.
Mức tiêu thụ điện các tải hoạt động không liên tục như bảng 2.2.
Từ bảng trên, ta có:
Công suất tính toán = Công suất thực x Hệ số sử dụng
Từ bảng 1 và 2, ta có tổng công suất tiêu thụ của các tải trên xe là: P∑W = PW1 + PW2 = 70 + 288,5 = 358,5 (W)
Iđm: là cường độ dòng điện định mức;
P∑W: là tổng công suất tiêu thụ của các tải trên xe;
Uđm: là điện áp định mức;
=>Thay số được: idm = 15 (A)
Máy phát thực tế sử dụng trên xe KAMAZ-43119 có thông số là: 36 A; 28 V Vậy với Iđm= 15 (A) < 36 (A), nên máy phát lắp trên xe phát đủ công suất cung cấp cho các tải.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của đồ án đã đưa ra phương pháp tính toán công suất làm việc của các phụ tải điện hoạt động trên xe KAMAZ-43119. Từ đó tính toán được công suất tiêu thụ của toàn bộ hệ thống điện trên xe. Có thể thấy hệ thống cung cấp điện trên xe KAMAZ-43119, cụ thể là máy phát điện G273 hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nguồn điện bảo đảm cho hệ thống điện trên xe hoạt động ổn định trong mọi điều kiện.
Chương 3
KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN XE KAMAZ-43119
3.1. Hệ thống cung cấp nguồn điện
3.1.1. Kiểm tra giá trị thông số của hệ thống
3.1.1.1. Kiểm tra sụt áp của dây đầu ra máy phát điện
Kiểm tra này xác định xem dây nối giữa cực "B" của máy phát điện và cực (+) của ắc quy có tốt hay không bằng phương pháp giảm điện áp.
(1). Chuẩn bị:
- Xoay khóa điện về vị trí "OFF".
- Ngắt kết nối dây đầu ra khỏi thiết bị đầu cuối "B" của máy phát điện, Nối dây dẫn (+) của ampe kế với cực “B” của máy phát điện và dây dẫn (-) của ampe kế với dây ra, Nối dây dẫn (+) của vôn kế với cực “B” của máy phát điện và dây dẫn (-) của vôn kế với cực (+) của ắc quy.
(3). Kết quả
- Vôn kế có thể chỉ ra giá trị tiêu chuẩn, (Giá trị tiêu chuẩn: tối đa 0,2V)
- Nếu giá trị của vôn kế cao (tối đa trên 0,2V), thì có thể hệ thống dây điện kém. Trong trường hợp này, hãy kiểm tra hệ thống dây điện từ cực "B" của máy phát điện đến cực (+) của ắc quy. Kiểm tra các kết nối bị lỏng v,v, Hãy sửa chúng trước khi kiểm tra lại.
3.1.1.2. Kiểm tra dòng điện đầu ra
Thử nghiệm này xác định xem máy phát điện có cung cấp dòng điện đầu ra tương đương với đầu ra bình thường hay không.
(1). Chuẩn bị
- Trước khi kiểm tra, hãy kiểm tra các mục sau đây và sửa nếu cần.
Kiểm tra ắc quy được lắp trong xe để đảm bảo rằng nó ở tình trạng tốt.
Pin được sử dụng để kiểm tra dòng điện đầu ra phải là pin đã được xả một phần, Với pin được sạc đầy, thử nghiệm có thể không được tiến hành chính xác do không đủ tải.
Kiểm tra độ căng của đai truyền động máy phát điện.
- Tắt công tắc đánh lửa.
- Ngắt kết nối cáp nối đất của pin.
(2). Kiểm tra
- Kiểm tra xem vôn kế có cùng giá trị với điện áp của ắc quy không, Nếu vôn kế chỉ 0 V và mạch hở trong dây dẫn giữa cực "B" của máy phát điện và cực (+) của ắc quy hoặc dây nối đất kém thì nghi ngờ.
- Khởi động động cơ và bật đèn pha.
- Đặt đèn pha ở chế độ chùm sáng cao và công tắc quạt sưởi ở chế độ CAO, nhanh chóng tăng tốc độ động cơ lên 2,500 vòng/phút và đọc giá trị dòng điện đầu ra tối đa được chỉ báo bởi ampe kế.
3.1.2. Quy trình sửa chữa máy phát điện
3.1.2.1.Tháo gỡ và lắp đặt máy phát điện từ xe
(1). Tháo gỡ máy phát điện từ xe
- Ngắt kết nối cực âm của ắc quy.
- Nới lỏng các bu lông (A) và sau đó, xoay bu lông điều chỉnh (B) theo chiều kim đồng hồ để nới lỏng lực căng.
- Ngắt kết nối đầu nối máy nén khí (A) và đầu nối máy phát điện (B), đồng thời tháo cáp khỏi đầu nối "B" máy phát điện (C).
(2). Lắp đặt máy phát điện từ xe
- Lắp đặt theo thứ tự ngược loại bỏ.
- Điều chỉnh độ căng của dây đai máy phát điện sau khi lắp đặt.
Bu lông lắp đặt máy phát điện: [bu-lông 12 mm (0,47in)], 19,6 ~ 26,5 Nm (2,0 ~ 2,7 kgf,m, 14,5 ~ 19,5 Ib-ft), [bu-lông 14mm (0,55in)], 29,4 ~ 41,2 Nm
(3,0 ~ 4,2 kgf,m, 21,7 ~ 30,4 Ib-ft)
3.1.2.2.Tháo gỡ và lắp đặt máy phát điện
(1). Tháo gỡ máy phát điện
- Tháo nắp sau (A) sau khi tháo đai ốc.
- Tháo nắp OAD (Bộ tách rời máy phát điện chạy quá mức).
*Lưu ý: Khi cài đặt. hãy thay thế bằng nắp OAD mới.
- Tháo ròng rọc OAD (Bộ tách rời máy phát điện chạy quá mức) (A)
- Ngắt kết nối rôto (A) và giá đỡ (B).
(2). Lắp đặt máy phát điện.
Lắp ráp lại theo trình tự ngược lại với tháo gỡ.
* Lưu ý: Khi lắp lại ròng rọc OAD. hãy thay thế bằng nắp OAD mới.
3.1.3.Quy trình bảo dưỡng ắc quy
3.1.3.1.Tháo gỡ ắc quy
- Tháo khung giữ ắc quy.
- Kéo ắc quy ra ngoài khoảng 80 đến 100 mm để dễ dàng tháo các đầu cực, tránh sự tiếp xúc giữa đầu cực, dụng cụ tháo và vỏ hộc chứa ắc quy.
- Tháo dây ở cực (-) trước, sau đó đến cực (+) của ắc quy.
3.1.3.2.Lắp đặt
- Đưa ắc quy vào hộc chứa, để hở ra ngoài khoảng 80 đến 100 mm để dễ dàng lắp các đầu cực hơn.
- Lắp đầu cực (+) trước, sau đó đến cực (-). Lực siết bulông ở các đầu cực là từ 8 đến 12 Nm.
- Đưa ắc quy vào khít trong hộc chứa.
- Lắp khung giữ ắc quy, siết bulông của khung giữ. Lực siết từ 4,9 đến 9,8 Nm.
3.1.1.4.Kiểm tra mức dung dịch điện phân
Bề mặt chất điện phân nên chạm vào phần đầu dưới của nút thông hơi, tương ứng với khoảng cách từ bề mặt chất điện phân đến tấm ngăn từ 10 đến 15mm.
Việc kiểm tra trọng lượng riêng của dung dịch điện phân nên được thực hiện hàng tuần. Trọng lượng riêng dung dịch điện phân khi sạc đầy là 1,23±0,01 g/ml (ở vùng khí hậu nhiệt đới) tại 25 0C. Điện áp ắc quy không nhỏ hơn 12,3 V.
Không sử dụng ắc quy khi trọng lượng riêng của dung dịch điện phân nhỏ hơn 1,2 g/ml và điện áp ắc quy nhỏ hơn 12 V.
3.2. Hệ thống khởi động
Quy trình sửa chữa máy khởi động
3.2.1. Quy trình sửa chữa máy khởi động
(1). Tháo gỡ và lắp đặt máy khởi động từ thân xe
* Tháo gỡ:
- Ngắt kết nối cực âm của ắc quy rồi tháo khay pin.
- Tháo ống dẫn khí và cụm lọc khí.
- Ngắt kết nối cáp khởi động (B) khỏi đầu B trên nam châm điện sau đó ngắt đầu nối khỏi đầu S (A).
* Tháo gỡ
- Ngắt kết nối đầu cuối M (A) trên cụm công tắc nam châm.
- Sau khi nới lỏng 2 vít (A). hãy tháo cụm công tắc nam châm (B).
- Tháo ách (A).
* Lắp đặt
Lắp ráp lại theo trình tự ngược lại với tháo gỡ.
(3). Kiểm tra máy khởi động
- Kiểm tra điện từ khởi động
* Lưu ý: Để tránh làm hỏng bộ khởi động. không để pin được kết nối quá 10s.
+ Ngắt kết nối dây dẫn khỏi đầu M của công tắc điện từ.
+ Kết nối pin như hình. Nếu bánh răng khởi động bật ra. nó đang hoạt động bình thường.
+ Đặt động cơ khởi động vào một bàn kẹp được trang bị các ngàm mềm và kết nối ắc quy 12 vôn đã được sạc đầy với động cơ khởi động như sau.
+ Kết nối một ampe kế thử nghiệm (thang đo 150 ampe) và biến trở cọc carbon được hiển thị là hình minh họa.
- Kiểm tra phần ứng
+ Tháo bộ khởi động.
+ Tháo rời bộ khởi động như minh họa ở phần đầu của quy trình này.
+ Kiểm tra phần ứng xem có bị mòn hoặc hư hỏng do tiếp xúc với nam châm vĩnh cửu không. Nếu có hao mòn hoặc hư hỏng. hãy thay thế phần ứng.
- Kiểm tra chổi than
Bàn chải bị sâu. hoặc ướt (dầu). nên được thay thế. chiều dài chổi than Tiêu chuẩn: 12.3 mm (0.4843 in)
Giới hạn: 5.5 mm (0.2165 in)
- Kiểm tra giá đỡ chổi than
Kiểm tra đảm bảo không có điện giữa giá đỡ chổi than (+) và tấm (-). Nếu có hãy thay cụm giá đỡ chổi than.
3.3. Hệ thống chiếu sáng
3.3.1. Quy trình sửa chữa đèn pha
- Tháo vít 3, tháo kính khuếch tán.
- Thay bóng đèn 2.
- Lắp kính khuếch tán lại, siết vít.
(1). Quy trình sửa chữa đèn sương mù
- Tháo các vít giữ vòng bảo vệ đèn. Tháo kính khuếch tán.
- Thay bóng đèn.
- Lắp lại kính khuếch tán và vòng bảo vệ.
(3) Hệ thống tín hiệu
* Quy trình sửa chữa đèn xi nhan - kích thước
- Tháo vít, tháo kính khuếch tán.
- Thay bóng đèn.
- Lắp lại kính khuếch tán, siết lại vít.
* Quy trình sửa chữa đèn xi nhan bên hông
- Tháo vít 1, 2 và kính khuếch tán.
- Thay bóng đèn.
- Lắp lại kính khuếch tán, siết lại vít 1, 2.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của đồ án đã tìm hiểu về các quy trình bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của một số hệ thống điện trên xe KAMAZ-43119. Các quy trình được xây dựng dựa trên việc phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện đã được tìm hiểu tại chương 1. Từ đó giúp duy trì tốt tình trạng kỹ thuật của xe nói chung và của trang bị điện trên xe KAMAZ-43119 nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua thực hiện đồ án tốt nghiệp đề tài “Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện xe KAMAZ-43119”, tôi đã cơ bản nắm được cơ cấu, mạch điện được trang bị trên xe KAMAZ-43119. Trên thực tế, hệ thống điện của xe sẽ bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu và do điều kiện môi trường làm việc của các hệ thống điện trên xe. Điều này thể hiện ở việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa ắcquy, máy phát (hệ thống cung cấp), môtơ gạt nước lau kính… được xem là những chi tiết hay gặp sự cố nhất trong các hệ thống của ô tô.
Việc thực hiện đồ án này là cơ sở để tôi tổng hợp, vận dụng các kiến thức kỹ thuật nền tảng đã được học tại Nhà trường và kiến thức chuyên ngành ô tô được trang bị bởi giáo viên Khoa Ô tô, làm cơ sở để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ tại đơn vị sau này. Đồng thời, đây có thể là một tài liệu tham khảo cho việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trên xe KAMAZ-43119, góp phần giúp bản thân tôi thực hiện tốt nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật cho lực lượng xe - máy quân sự tại đơn vị.
Tôi xin chần thành các thầy, cô trong kho Ô tô, đặc biệt thầy: TS……............. đã hướng dẫn tôi hoàn thiền đê ftaif Tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm on!
TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công nghệ bảo dưỡng và sửa chửa ô tô, ThS, Nguyễn Văn Toàn, NXB Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP, Hồ Chí Minh, 2010.
[2]. Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô, Châu Ngọc Thạch và Nguyễn Thành Trí, Nhà xuất bản trẻ, 2008.
[3]. Giáo trình trang bị điện ô tô, Phạm Ngọc Tuấn, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự, 2007.
[4]. Operation manual KAMAZ-43119, Naberezhnye Chelny, KAMAZ PUBLICLY TRADED COMPANY, 2019.
[5]. Электрооборудование Автомобилей Камаз, ЬАДАНОВ, В,Д,РОГАЧЕВБ, МОСКВА TPAHCЛOPT, 2000.
[6]. Tehnicheskoe Kkamaz 4350, 43501, 5350, 53501, 53504, 6350, 63501, 6450, Rukovodstvo, 2008.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"