ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÁY PHAY CẠNH CHO PHÔI TẤM

Mã đồ án CKTN00000096
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 390MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ lắp tổng thể máy 2D, 3D, bản vẽ bàn máy 2D, 3D, bản vẽ cụm chạy dao 2D, 3D, bản vẽ cụm kẹp phôi 2D, 3D, bản vẽ sơ đồ động máy, bản vẽ tổng thể không gian lắp 3D, tập hợp các chi tiết 3D của toàn bộ máy thiết kế … ); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bài đồ án, bản trình chiếu PowerPoint, video thực thế của máy … ). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÁY PHAY CẠNH CHO PHÔI TẤM.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 5

1.   Tính cấp thiết của đề tài 5

1.1.  Mục đích nghiên cứu đề tài 5

1.2.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

1.3.  Ý nghĩa đề tài 6

2. Tổng quan về máy phay. 6

2.1.  Tổng quan về máy phay. 6

3.   Tổng quan về phôi thép tấm và thép tấm.. 11

3.1.  Phôi thép tấm.. 11

3.2.  Phạm vi ứng dụng của thép tấm.. 12

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY.. 13

1.   Yêu cầu kỹ thuật của máy. 13

2.   Ý tưởng thiết kế máy. 13

3.   Thiết kế động học của máy. 14

3.1.  Thiết kế đường truyền tốc độ. 14

3.2.  Thiết kế đường truyển động của bàn phôi 16

4.   Thiết kế động lực học toàn máy. 19

4.1.  Xác định chế độ làm việc. 19

4.2.  Xác định lực khi gia công. 21

4.2.1. Lực cắt 21

4.2.2. Tính lực cắt và chọn động cơ. 22

4.3.  Thiết kế động lực học đường truyền tốc độ trục chính. 24

4.4.  Chọn, kiểm nghiệm bộ truyền vít me đai ốc. 26

4.5.  Thiết kế ổ trục vit me. 28

5.   Các cơ cấu kẹp phôi 29

5.1.  Các cơ cấu gá kẹp phôi 29

5.1.1. Phân tích các cơ cấu sinh lực. 29

5.1.2. Tính toán sơ bộ hệ thống sinh lực bằng khí nén. 32

CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO CHI CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH.. 35

1. Quy trình công nghệ chế tạo tấm gá xy lanh. 36

2. Quy trình công nghệ chế tạo thanh đứng. 50

KẾT LUẬN   68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 68

LỜI NÓI ĐẦU

   Hiện nay, ngành cơ khí đã có rất nhiều máy công cụ ở các xí nghiệp gia công chế tạo, các xí nghiệpcó quy mô sản xuất lớn (hàng loạt và hàng khối) rất cần các loại máy chuyên dùng để tăng năng suất lao động, năng suất xản suất… Do đó, đòi hỏi các xí nghiệp này phải nâng cao về hiệu quả sản xuất năng suất lao động; đều này đã dẫn tới vấn đề nghiên cứu triển khai thiết kế các máy có tính linh hoạt cao trong các dây chuyền sản xuất. Hiện nay đối với các loại phôi tấm, nhất là trong nghành chế tạo khuôn thì việc nâng cao năng suất là rất quan trọng. Để nâng cao năng suất thì cần phay 2 cạnh cùng một lúc để giảm thời gian gia công. Do đó việc chế tạo máy phay hai cạnh dùng cho phôi tấm là rất cần thiết. Để tổng kết lại những kiến thức đã học cũng như để làm quen với công việc thiết kế của người kỹ sư trong ngành cơ khí sau này. Em đã được nhận đề tài "NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÁY PHAY CẠNH CHO PHÔI TẤM

   Nội dung đồ án gồm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan và tính cấp thiết của đề tài.

Chương 2: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy

Chương 3: Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết điển hình

   Những kiến thức và năng lực đạt được trong quá trình học tập tại trường sẽ được đánh giá qua đợt làm và bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Em đã cố gắng tận dụng tất cả những kiến thức đã học ở trường cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, để có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Kết quả là những sản phẩm đạt được trong ngày hôm nay tuy không lớn lao nhưng nó là thành quả của 4 năm học tại trường là thành công đầu tiên của bản thân em trước khi ra trường

   Trong quá trình thực hiện đồ án chúng em đã nhận được sự giúp đỡ của Trường, Khoa, Bộ môn và đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy: Th.S ……………..đã hướng dẫn tận tình để em có thế hoàn thành được đề tài nghiên cứu đề tài.

   Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày …. tháng … năm 20…

                                                                                                                                                                   Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                                                   ……………

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, giúp cho ngành cơ khí phát triển rất nhanh qua đó đã giúp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển đất nước.

Như chúng ta đã biết thì ngành cơ khí có loại máy phay là loại máy công cụ đa năng đối với nghành, ngày nay máy phay có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ cho đời sống …

1.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu, cũng như được thực tập tại công ty Việt Hùng là công ty chuyên gia công chế tạo các chi tiết dạng tấm, em thấy máy phay cạnh hai đầu rất hữu hiệu ở xưởng. Với mục đích để nâng cao kiến thức thiết kế máy, cũng như muốn thử sức sáng tạo thêm để thiết kế máy mới trên máy có sẵn nên em bắt tay vào nghiên cứu chế tạo máy phay cạnh 2 đầu.

1.1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1.1 Đối tưởng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các cơ cấu máy, khối chức năng… và làm sao để chúng có thể hoạt động thống nhất, đồng bộ trên một mô hình. Bao gồm các đối tượng chính sau:

- Bộ phận biến tần

- Bộ phận điều khiển

- Lắp ráp máy

- Bộ phận kẹp phôi

1.2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thiết kế, chọn đế máy, các chi tiết của máy, gia công các chi tiết máy

- Thiết kế, chọn bộ biến tần

- Thiết kế, chọn cơ cấu kẹp chặt xy lanh pit tông khí nén

2. Tổng quan về máy phay

2.1.Tổng quan về máy phay

2.1.1. Khái niệm và công dụng

Phay là quá trình gia công linh hoạt có khả năng tạo ra các bề mặt với các hình dạng khác nhau bằng dao phay.Dao phay là công cụ cắt nhiều lưỡi cắt nhiều lưỡi mà mỗi lưỡi cắt được lượng phoi nhất định trong một vòng quay. Trên máy phay người ta có thể hoàn thành nhiều công việc khác nhau: gia công mặt phẳng, gia công định hình (cam, khuôn dập, mẫu ép…) lỗ, rãnh, cắt ren ngoài và trong, cắt bánh răng, phay rãnh then, v.v … Thiết bị lắp thêm  gá lắp để tiện trong lỗ chính xác, gia công bánh răng bằng phương pháp lăn răng.

2.1.2. Phân loại.

Máy phay kiểu công xôn: Đặc điểm của máy phay kiểu công – xôn là bàn máy cùng với vật gia công dịch chuyển theo 3 phương vuông góc với nhau và ở một số máy có thể dịch chuyển nghiêng.

Vì những đặc điểm thuận tiện đó nên máy phay kiểu công – xôn được sử dụng rộng rãi hơn các loại máy phay khác, nó được dùng để gia công vật có kích thước và trọng lượng trung bình.Bàn máy cỡ lớn kiểu máy có kích thước tới 400 1600mm.

Tùy theo kết cấu, các loại máy phay kiểu công – xôn có thể chia thành máy phay đứng, máy phay ngang.

- Thân máy: Được lắp trên đế máy đồng thời là nơi gá lắp và nâng đỡ toàn bộ các bộ phận khác của máy.

- Bàn máy: Thực hiện chuyển động chạy dao thẳng đứng (Sđ) đồng thời là nơi gá lắp và dẫn hướng cho bàn dao ngang (sn). Bàn dao dọc(Sd) nằm trên bàn dao ngang, trên bàn dao dọc là băng máy có rãnh chữ T để gá đặt và kẹp chặt phôi gia công.

- Hộp tốc độ: Tạo ra các cấp tốc độ cho chuyển động chính (n)

- Hộp bước tiến: Tạo ra các bước chuyển động khác nhau của bàn máy khi chạy tự động.

Đầu máy (Máy phay đứng), có thể xoay qua lại một góc 450.

Cần ngang (máy phay ngang) Dùng để lắp giá đỡ đỡ trục chính. Tùy thuộc vào số lượng dao và yêu cầu thực tế của chi tiết gia công mà ta lắp 1 hoặc nhiều giá đỡ phù hợp.

2.1.3. Nguyên lý làm việc

Chuyển động cắt gọt trên máy phay được thực hiện dựa trên nguyên lý cắt gọt sau: dụng cụ cắt quay theo trục chính, phôi chuyển động thẳng theo bàn máy.

Dựa trên nguyên lý đó chuyển động tạo hình trong quá trình phay được thực hiện bởi sự phối hợp đồng thời của 2 chuyển động: Chuyển động chính và chuyển động chạy dao.

3. Tổng quan về phôi thép tấm và thép tấm

3.1. Phôi thép tấm

Phôi thép tấm dùng để làm các bộ phận của khuôn như: khuôn dập, khuôn nhựa, khuôn đúc…

3.2. Phạm vi ứng dụng của thép tấm

Thép tấm được ứng đụng khá phổ quát trong khá nhiều những công trình đặc trưng như ứng dụng vào nghành xây dựng, giao thông vận tải, nhất  là chế tạo ô tô. Sử dụng để làm sàn ô tô, lớp bọc khung ô tô, khung …

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY

1. Yêu cầu kỹ thuật của máy

- Máy có thể pháy 2 cạnh đầu của phôi cùng 1 lúc.

- Kết cấu đơn giản

- Cơ cấu kẹp gá phôi đơn giản thuận tiện

- Có thể phay được chiều dầy phay lớn nhất là 3mm

- Cơ cấu gá lắp dao thuận tiện

2. Ý tưởng thiết kế máy

Theo như em tìm hiểu các loại máy phay trên các tài liệu, website và trong quá trình thực tập thực tế tại công ty Việt Hùng. Em thiết kế máy theo sơ đồ cấu trúc động học toàn máy như sau. Pháy phay hai cạnh đầu cho phôi tấm có kích thước 500 - 700mm.

3. Thiết kế động học của máy

Thiết kế động học máy bao gồm việc lựa chọn phương án truyền động và hệ thống truyền động của máy.

3.1.Thiết kế đường truyền tốc độ

Trục chính của máy được nối trực tiếp thông qua một bộ truyền cơ khí với động cơ. Động cơ để tạo ra chuyển động trục chính thường là động cơ không đồng bộ ba pha. Các bộ truyển đó có thể là:

- Bộ truyển xích

- Bộ chuyền bánh răng

3.2. Thiết kế đường truyển động của bàn phôi

Để có thể di chuyển được bàn phôi thì ta có nhiều cách khác nhau như: bộ truyền xích, bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng…Nhưng dịch chuyển của bàn phôi đòi hỏi dịch chuyển chính xác cao, linh hoạt từ dịch chuyển chậm đến dịch chuyển nhanh. Từ những yêu cầu đó ta chọn bộ truyền vít – đai ốc cho bàn máy.

Truyền động vít – đại ốc để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để di chuyển bàn phôi và bàn xe dao.

2.3. Thiết kế động lực học toàn máy

Thiết kế động lực học của máy bao gồm việc xác định lực, lựa chọn vật liệu, xác định kết cấu, kích thước của các chi tiết và bộ phận máy.

2.3.1. Xác định chế độ làm việc

Chế độ làm việc giới hạn của máy bao gồm chế độ cắt gọt, chế độ bôi trơn làm lạnh, an toàn...vv. Một máy mới đã thiết kế chế độ xong phải quy định rõ ràng về chế độ làm việc của máy trước khi đưa vào sản xuất. Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định chế độ cắt giới hạn khác nhau.

- Chế độ cắt gọt cực đại

- Chế độ cắt gọt tính toán

- Chế độ cắt gọt để thử máy

2.3.2. Chế độ cắt cực đại

Với chế độ cắt cực đại, toàn bộ chi tiết máy được thiết kế với tải trọng lớn nhất, dẫn đến kích thước lớn nhất, trọng lượng tăng lên. Khi sử dụng, do phải đảm bảo độ bóng, độ chính xác gia công, trình độ tay nghề của công nhân đứng máy,... nên ít khi người công nhân cho máy làm việc hết công suất thiết kế. Do đó, chế độ cắt này thường dùng để tham khảo. Chế độ cắt thích hợp hơn là chế độ cắt tính toán dựa vào qui trình công nghệ hợp lí, gia công với năng suất cao theo các công thức ở nguyên lí cắt.

2.3.3. Xác định lực khi gia công

a. Lực cắt

Lực cắt là lực sinh ra trong quá trình cắt  tác dụng lên dao.

b. Thành phần của lực cắt

Lực tác dụng lên dao và phôi khi gia công, khi gia công chủ yếu là lực cắt và lực chạy dao. Độ lớn và hướng của lực có ảnh hưởng quyết định đối với kết cấu của máy thiết kế. Tùy thuộc vào quá trình tạo phoi, lực cắt P hình thành với các phần lực hướng trục Px, hướng kính Py và tiếp tuyến Pz.

c. Tính lực cắt và chọn động cơ

Giả sử sử dụng dao phay mặt đầu bằng thép gió P18, Có:

- Đường kính dao: D = 63mm

- Cắt vật liệu thép 45 có:

- Chiều rộng của phôi B = 45 mm (Chú ý: Đối với dao phay mặt đầu D = (1,25  1,5)B)

- Dựa vào D và loại vật liệu dao, tra bảng 4.92/st.CNCTM-I. Ta có:

- Chiều dài phần làm việc của dao L = 40mm.

- Đường kính trục d = 27mm.

2.4. Thiết kế động lực học đường truyền tốc độ trục chính

Thiết kế động lực học đường truyền tốc độ trục chính trong trường hợp này là ta đi tính toán thiết kế bộ tryền đai. Bộ truyền đai trong trường hợp này chỉ có mục đích là truyền chuyển động từ trục động cơ sang trục chính mà không tăng hoặc giảm tốc ( iđ = 1).

2.4.1. Chọn loại đai

Như đã nói ở trên, bộ truyền đai thiết kế có iđ = 1 nên ta chọn bộ truyền đai dẹt và chọn loại đai da. Ưu nhược điểm của loại đai này:

* Ưu điểm:

- Độ bền mòn cao

- Chịu va đập tốt

- Lực kéo mạnh, chịu được lực uốn, ít tạp â.

* Nhược điểm:

- Giá đắt

- Không dùng được ở những chỗ ẩm ướt hoăc có axit.

2.4.5. Xác định chiều rộng B của đai

Chiều rộng B của bánh đai được xác định theo công thức:

B = 1,1b + (10 ÷ 15 ) mm                                                                         (3.14)

B = 1,1.25 +12 = 39,5 mm

2.4.6. Tính lực căng và lực tác dụng lên trục

Lực tác dụng lên bộ truyền đai gồm: lực căng và lực tác dụng lên trục. Chúng được xác định theo công thức sau:

Lực căng S0

 S0 = σ0δb                                                                 (91/TKCTM) 

S = 1,8.3.25 = 135 (N)

2.7. Thiết kế ổ trục vit me

Ta nhận thấy trục vít me chịu lực dọc trục là chủ yếu nên ta chọn tiến hành chọn ổ bi đỡ chặn. Loại ổ này vừa có tác dụng đỡ vừa có tác dụng chặn. Trong trường hợp này, lực dọc trục lớn hơn lực hướng tâm rất nhiều lần nên ta chỉ cần chọn ổ đảm bảo chặn được lực dọc trục tác dụng lên vít me, ta có thể xem Fr = 0.

Tra bảng (349/17P) ta chọn ổ đũa côn đỡ chặn cỡ trung ứng với đường kính d =15 có Cbang = 26000 ≥ C Số hiệu của ổ là 7302.

2.8. Các cơ cấu kẹp phôi

2.8.1.Các cơ cấu gá kẹp phôi

Việc tạo ra lực kẹp có thể thực hiện bằng tay, thuỷ lực, điện từ hoặc khí nén,...

a. Cơ cấu kẹp bằng tay

Muốn kẹp chi tiết thì đòi hỏi người công nhân phải trực tiếp thao tác bằng tay. Do đó, việc tạo lực kẹp bằng tay không thể ứng dụng vào sản xuất loạt lớn và hàng khối được. Ngoài ra, với phương pháp kẹp chặt này đòi hỏi người công nhân phải tiêu hao năng lượng lớn trong việc gá kẹp chi tiết, dẫn đến sự mệt mõi cho người công nhân.

b. Cơ cấu kẹp bằng thủy lực

Dầu thủy lực là một hình thức truyền động hay dùng trong đồ gá. Dầu thuỷ lực có áp suất cao từ (60  70) atm lại ít bị nén, đàn tính kém. Nên dùng cho các chi tiết to và nặng, yêu cầu có lực cắt lớn rất thích hợp với phương thức  sản xuất tự động, hàng loạt và hàng khối.

c. Cơ cấu kẹp bằng khí nén

Việc sử dụng khí nén và tạo lực kẹp cho đồ gá ngày càng nhiều vì có những ưu điểm:

- Giảm nhẹ sức lao động của công nhân khi gá kẹp chi tiết, thao tác nhẹ nhàng và thuận lợi.

- Rút ngắn thời gian kẹp chi tiết

- Tạo được lực kẹp lớn, tương đối đều và có thể điều chỉnh.

- Dễ tự động hoá và có thể điều khiển từ xa.

- Nguồn khí nén dồi dào có sẵn trong tự nhiên.Không gây ô nhiễm môi trường.

Do máy phay chúng ta thiết kế có công suất không lớn nên khi gia công đòi hỏi lực kẹp không lớn lắm (khoảng 5500N). Mặc khác do máy làm việc tự động nên việc tạo ra lực kẹp ta chọn hệ thống sinh lực bằng khí nén là tương đối hợp lí.

2.8.2. Tính toán sơ bộ hệ thống sinh lực bằng khí nén

a. Nguyên lý hoạt động

Từ bơm 1 khí nén được đưa vào bình chứa 2, qua van một chiều 3, van giảm áp 4 và bộ lọc 5. Sau đó, qua van tra dầu 6 để bôi trơn các cơ cấu chuyển động. Van phân phối 7 dùng điều chỉnh khí tác dụng theo các chiều khác nhau. Khí nén được chuyển qua buồng A của piston-xilanh 8. Đẩy piston dịch chuyển thực hiện việc kẹp chặt chi tiết  trên cơ cấu gá phôi.

c. Tính toán hệ thống khí nén

Khi cho dòng khí nén vào buồng A của xi lanh thì cần piston bị đẩy về phía bên phải với lực Q là:

Giả sử khi nén lò xo 1,5 mm thì lực cản của lò xo là q = 2 N

Khi đó:

- Độ cứng lò xo là k = 1,3

- Lực cản khi dịch chuyển quãng đường 150 mm là q = 200 N.

CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO CHI CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH

Máy phay cạnh hai đầu được cấu thành từ ba cụm máy chính đó là:

- Cụm bàn máy và kẹp phôi

- Cụm chạy dao

- Cụm xylanh

Từ những chi tiết trong các cụm ta lập quy trình chế tạo các chi tiết điển hình cho máy.

3.1. Cụm bàn máy và kẹp phôi.

Những chi tiết mua ngoài được thể hiện như bảng.

3.3. Cụm xylanh

Mua xi lanh khí nén STNC có model: TGC100*115

Theo đó, ta sẽ nắm được các thông số sau:

- Đường kính: 115mm

- Hành trình: 100mm

3.4. Quy trình công nghệ chế tạo tấm gá xy lanh.

3.4.1.Xác định trình tự thực hiện các nguyên công gia công chi tiết

- Nguyên công 1: Cắt phôi

- Nguyên công 2: Phay mặt của chi tiết

Bước 1: Phay mặt trên

Bước 2 : Đảo mặt phay mặt dưới

- Nguyên công 3: Phay cạnh chi tiết

Bước 1: Phay cạnh

Bước 2: Đảo đầu phay cạnh còn lại

- Nguyên công 4: Khoan lỗ

Bước 1: Khoan 6 lỗ phi 12

Bước 2: Khoan 6 lỗ phi 18.5

Bước 3: Khoan 8 lỗ phi 10.5

3.4.2. Lập sơ đồ nguyên công cho các nguyên công tương ứng

a. Nguyên công 1: Cắt phôi

Sử dụng máy cắt dây để cắt phôi. Sau khi cắt phôi có hình dạng kích thước như hình.

c. Nguyên công 3: Phay cạnh chi tiết

* Bước 1: Phay cạnh

* Chọn máy: Máy phay đứng

+ Công suất của máy là 7kW.

+ Hiệu suất máy: 0,75.

- Chọn dao: Dao phay mặt đầu có gắn mảnh thép gió, có D=80m, số răng Z=20.

- Tính chế độ cắt:

- Lượng dư gia công: Zb = 4mm

- Chiều sâu cắt: t= 1 mm.

- Lượng chạy dao:

Theo bảng (6-15): Sz = 0,12mm/răng

- Công suất cắt : 

N = 2,24 KW

So với công suất máy N= 7 KW thì máy làm việc an toàn.

* Bước 2: Đảo đầu phay cạnh còn lại

Làm tương tự như bước 1

d. Nguyên công 4: Khoan lỗ

- Chọn máy: Gia công trên máy khoan đứng 2A135

- Công suất động cơ: 6kW.

- Hiệu suất máy 0,8.

+ Chọn dao: Mũi khoan 12mm.

+ Tính chế độ cắt.

+ Công thức tính toán trên sách chế độ cắt gia công cơ khí.

* Bước 2: Khoan 6 lỗ phi 18.5

- Chọn máy: Gia công trên máy khoan đứng 2A135

+ Công suất động cơ: 6kW.

+ Hiệu suất máy là 0,8.

+ Chọn dao: Mũi khoan 18,5mm.

+ Tính chế độ cắt.

3.4.2. Lập bảng tổng hợp quy trình công nghệ chế tạo chi tiết

Bảng tổng hợp quy trình công nghệ chế tạo chi tiết được thể hiện như các bảng 2.1.

3.5. Quy trình công nghệ chế tạo thanh đứng

3.5.1. Xác định trình tự thực hiện các nguyên công gia công chi tiết

- Nguyên công 1: Cắt phôi

- Nguyên công 2: Phay mặt chi tiết

Bước 1: Phay mặt

Bước 2: Đổi đầu phay mặt còn lại

- Nguyên công 3: Phay cạnh chi tiết

Bước 1: Phay cạnh

Bước 2: Đảo đầu phay cạnh còn lại

- Nguyên công 4: Khoan

Bước 1: Khoan 2 lỗ phi 12.5

Bước 2: Khoan 2 lỗ phi 18.5

Bước 3: Khoan 3 lỗ phi 5.25

Bước 4: Ta rô ren 3 lỗ phi 5.25

3.5.2.Lập sơ đồ nguyên công cho các nguyên công tương ứng

a. Nguyên công 1: Cắt phôi

b. Nguyên công 2: Phay mặt chi tiết

* Bước 1 : Phay mặt

- Chọn máy: Máy phay đứng 6H12

Công suất của máy là 7kW.

Hiệu suất máy: 0,75.

- Chọn dao: Dao phay mặt đầu có gắn mảnh thép gió, có D=40m, số răng Z=10.

- Tính chế độ cắt:

- Lượng dư gia công: Zb = 4mm

- Chiều sâu cắt: t= 2 mm.

- Lượng chạy dao:

Theo bảng (6-15): Sz = 0,12mm/răng.

* Bước 2: Đảo đầu phay mặt còn lại

Làm tương tự như bước 1.

d. Nguyên công 4: Khoan

* Bước 1: Khoan 2 lỗ phi 12.5

- Chọn máy: Gia công trên máy khoan đứng 2A135

+ Công suất động cơ: 6kW.

+ Hiệu suất máy 0,8.

- Chọn dao: Mũi khoan ruột gà bằng thép gió  12,5 mm.

* Bước 2: Khoan 2 lỗ phi 18.5

- Chọn máy: Gia công trên máy khoan đứng 2A135

+ Công suất động cơ: 6kW.

+ Hiệu suất máy 0,8.

- Chọn dao: Mũi khoan 18,5 mm.

- Tính chế độ cắt.

- Công thức tính toán trên sách chế độ cắt gia công cơ khí

- Chiều sâu cắt t (mm):

* Bước 4: Ta rô ren 3 lỗ phi 5.25

- Lựa chọn mũi taro M12x1.5 .

Tính vận tốc cắt : Vc 20 = 20,78 (m/p).

KẾT LUẬN

Sau hơn 2 tháng nghiên cứu và thực hiện đồ án tốt nghiệp, với sự hướng dẫn của thầy: Th.S………… đến nay em đã hoàn thành đầy đủ các công việc của đồ án được giao.

Trong quá trình làm việc chúng em đã tích lũy được những kiến thức thực tiễn quan trọng đồng thời nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tính toán thiết kế máy nói chung máy phay cạnh cho phôi tấm nói riêng. Biết thiết kế và đọc bản vẽ để tạo nên các chi tiết, tra các chi tiết tiêu chuẩn để mua ở ngoài có sẵn….. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Nên trong thời gian vừa qua, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng cũng không thể tránh những thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự góp ý xây dựng của các thầy, cô để đề tài của em hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa chúng em xin cảm ơn thầy: Th.S………… cùng các thầy, cô trong bộ môn thiết kế máy, đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này. Nếu có điều kiện, em sẽ tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trong hướng phát triển của đề tài này để đưa vào sản xuất thực tiện mà một số cơ qua đang áp dụng để sản xuất.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển.

Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí – tập 1.

Nhà xuất bản giáo dục việt nam – 2012.

2. GS.TS Nguyễn Đắc Lộc PGS.TS Lê Văn Tiến PGS.TS Nguyễn Đắc Tốn PGS.TS Trần Xuân Việt

Sổ tay công nghệ chế tạo máy

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Tập 1,.

3. GS.TS Nguyễn Đắc Lộc PGS.TS Lê Văn Tiến PGS.TS Nguyễn Đắc Tốn PGS.TS Trần Xuân Việt

Sổ tay công nghệ chế tạo máy

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Tập 2.

4. Tham khảo máy thực tế tại Xưởng sản xuất Công ty công ty Việt Hùng.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"