ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU,TÍNH TOÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THÂN BƠM PISTON HƯỚNG TRỤC CỦA MÁY XÚC HUYNDAI 220LC-9S - ĐHGTVT.

Mã đồ án CKTN00000076
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bơm piston hướng trục, bản vẽ chi tiết thân bơm piston hướng trục, bản vẽ quy trình công nghệ gia công thân bơm piston hướng trục, bản vẽ thiết kế đồ gá khoan, bản vẽ thiết kế đồ gá doa…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn...........ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU,TÍNH TOÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THÂN BƠM PISTON HƯỚNG TRỤC CỦA MÁY XÚC HUYNDAI 220LC-9S.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM THỦY LỰC

1.1 Bơm thủy lực là gì?

1.2  Bơm thủy lực làm việc

1.3 Ứng dụng của bơm thủy lực

1.4 Phân loại bơm thủy lực

1.5 Các thông số cơ bản

1.6 Phân tích bơm thủy lực lý tưởng

1.7 Tìm hiểu về bơm piston

1.7.1 Cấu tạo bơm piston

1.7.2 Nguyên lí làm việc của bơm piston

1.7.3 Khả năng tự hút của bơm piston

1.7.4 Ưu nhược điểm của bơm piston

1.7.5 Phân loại bơm piston

1.7.6 Lưu lượng của máy bơm piston

1.7.7 Cột áp của bơm pisto

1.7.8 Công suất (N)

1.7.9 Hiệu suất(h)

1.8 Sơ lược bơm piston hướng trục

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ THÂN BƠM PISTON HƯỚNG TRỤC MÁY XÚC HYUNDAI 220LC-9S

2.1 Phân tích kết cấu và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết

2.1.1. Phân tích kết cấu

2.1.2. Yêu cầu kĩ thuật

2.2 Vật liệu và phôi

2.2.1 Vật liệu

2.2.2. Tính toán khối lượng chi tiết

2.2.3 Xác định dạng sản xuất

2.2.4 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

2.2.5 Tính lượng dư gia công

2.3. Chọn chuẩn

2.3.1 Chọn chuẩn thô

2.3.2 Chọn chuẩn tinh

2.3.3 Lập quy trình cồng nghệ

2.4 Tính chế độ cắt cho một số nguyên công điển hình và tra chế độ cắt cho các nguyên công còn lại.

2.4.1 Chuẩn bị phôi

2.4.2  Tính và tra chế độ cắt cho các nguyên công

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ KHÍ

3.1 Đồ gá khoan lỗ

3.1.1 Giới thiệu kết cấu và nguyên lí làm việc của đồ gá

3.1.2 Tính toán lực

3.1.3.Các thông số tính lực cắt

3.1.4. Tính lực kẹp

3.2. Đồ gá doa lỗ

3.2.1 Giới thiệu kết cấu và nguyên lí làm việc của đồ gá

3.2.2 Tính toán lực

3.2.3 Các thông số tính lực cắt

3.2.4 Tính lực kẹp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

   Thiết kế chế tạo là một tập hợp những nhiệm vụ liên tục, nối tiếp nhau. Mỗi một công đoạn trong một quá trình thiết kế chế tạo có một vai trò và nhiệm vụ riêng. Quá trình thiết kế chỉ được coi là hoàn thiện khi mà các ý tưởng của nhà thiết kế đưa ra phải có tính ưu việt về tính năng sử dụng, tính kinh tế, tính phổ cập…và cuối cùng là tính công nghệ.

   Tính công nghệ của sản phẩm là tính chất của mô hình nhà thiết kế đưa ra có cấu tạo sao cho khả năng công nghệ của đất nước có thể thực hiện được và hạn chế thấp nhất giá thành chế tạo. Tính công nghệ của mô hình thiết kế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sản phẩm chế tạo.

   Giá thành sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản suất. Công nghệ sản xuất đơn giản sẽ giảm thời gian sản xuất, giảm hao mòn máy móc…..dẫn tới giảm giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, việc thiết kế một quy trình công nghệ tối ưu có một ý nghĩa rất quan trong trong thiết kế, sản xuẩ, chế tạo. Nắm vững được đặc tính công nghệ của quy trình sản xuất giúp cho kĩ sư có một cái nhìn tổng quát làm cho các ý tưởng của người kĩ sư phù hợp với khả năng công nghệ, đảm bảo ý tưởng đó có thể thực hiện được.

   Đồ án chế tạo máy không nằm ngoài mục đích như vậy. Làm đồ án công nghệ chế tạo máy là một dịp để sinh viên làm quen với quy trình chế tạo, là cơ sở cho các ý tưởng thiết kế sau này.

   Và trong quá trình thực tập sửa chữa ở xưởng cơ khí VIMECO thấy vai trò rất quan trọng của chi tiết bơm thủy lực trong sản xuất, với kiến thức đã học tôi thấy có thể góp sức nhỏ bé của mình vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà bằng hành động thực thế là thiết kế được quy trình công nghệ gia công chi tiết “Thân bơm piston hướng trục”

   Trong đồ án trình bày thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết “Thân bơm piston hướng trục” với nội dung sau:

- 1 bản vẽ A0 trình bày các nguyên công

- 1 bản vẽ A0 thể hiện bản vẽ chi tiết thân bơm

- 1 bản vẽ A0 thể hiện tổng quan bơm piston hướng trục

- 1 bản  vẽ A0 thể hiện đồ gá cho nguyên công khoan

- 1 bản vẽ A0 thể hiện đồ gá doa

- 1 bản thuyết minh

   Tôi xin cảm ơn thầy giáo: Th.s ………… thuộc bộ môn chế tạo máy đã tận tình hướng dẫn để đồ án được hoàn thành đúng tiến bộ công việc được giao với chất lượng đảm bảo. Do thời gian còn hạn chế nên không tránh được thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

                                                                                    Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                    Sinh viên thực hiện

                                                                                  ……………..

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM THỦY LỰC

1.1 Bơm thủy lực là gì?

Bơm thủy lực là bơm chuyển tích cực được sử dụng để gây áp lực chất lỏng thủy lực để các chất lỏng có thể làm việc bằng cách hoạt động piston trong hệ thống thủy lực. Có rất nhiều loại khác nhau của bơm thủy lực, bơm bánh răng, bơm cánh gạt, bơm vít, bơm piston và bơm pít tông. 

1.2  Bơm thủy lực làm việc

Trong khi mỗi loại bơm thủy lực hoạt động theo nguyên tắc độc đáo, ý tưởng cơ bản là như nhau: một bơm thủy lực sử dụng một ứng dụng trực tiếp của lực lượng một khối lượng di chuyển của chất lỏng (trong trường hợp này, chất lỏng thuỷ lực), để siết chặt chất lỏng thủy lực và sức ép nó.

1.3 Ứng dụng của bơm thủy lực
    Bơm thủy lực hiệu quả có thể tạo ra áp lực chất lỏng thủy lực là cần thiết để làm việc.Một số ví dụ điển hình của việc sử dụng các máy bơm thủy lực bao gồm thiết bị xây dựng (ví dụ, backhoes, xe nâng hàng), thang máy, và con dấu kim loại và máy ép trong các nhà máy.

1.5 Các thông số cơ bản

* Lưu lượng trung bình lý thuyết: Qlt = q.n

* Lưu lượng trung bình thực tế: Q =hQ.Qlt

* Cột áp: H = p/γ

* Công suất bơm: NB = (p . Q)/ ηB

* Hiệu suất: h=hQ .hCK

1.6 Phân tích bơm thủy lực lý tưởng

   Gỉa sử một bơm bánh răng có lưu lượng riêng là 12,5 cm3 /vòng, quay ở số vòng quay 1800 vòng/phút, áp suất tại cửa ra của bơm là 16 MPa. Giả sử bơm lý tưởng (bỏ qua tổn thất), xác định lưu lượng lý thuyết của bơm, công suất của bơm.

1.8 Sơ lược bơm piston hướng trục

   Bơm piston hướng trục là bơm có piston đặt song song với trục quay của bơm và được truyền bằng khớp hoặc đĩa nghiêng. Piston luôn tỳ sát vào mặt đĩa nghiêng nên chúng tham gia chuyển động tịnh tiến của piston vừa tham gia chuyển động của roto.

Có 2 loại bơm piston hướng trục:

- Bơm piston trục thẳng

- Bơm piston trục cong

Ngoài ra so với các loại bơm khác, thì bơm piston roto hương trục có hiệu suất cao nhất,và không phụ thuộc vào tải trọng và số vòng quay.

Trước ứng dụng rộng rãi của bơm thủy lực nói chung và bơm piston hướng trục nói riêng, tôi thấy đáng phải nghiên cứu chế tạo bơm piston trục thẳng với những ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bơm khác.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ THÂN BƠM PISTON HƯỚNG TRỤC MÁY XÚC HYUNDAI 220LC-9S

2.1 Phân tích kết cấu và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết

2.1.1. Phân tích kết cấu

- Chi tiết gia công là một chi tiết dạng hộp rỗng, có phân bậc nhỏ, kết cấu tương đối phức tạp.

- Qúa trình làm việc chịu áp lực lớn, va đập,ma sát, mài mòn…

- Tải trọng tác dụng có thể là tải trọng tĩnh hoặc động. Hình thức giảm tải có thể từ từ hoặc tăng đột ngột.

2.1.2. Yêu cầu kĩ thuật

- Chiều dài: 225mm.

- Đường kính lớn nhất: ø190mm.

- Chi tiết thuộc loại trung bình, khối lượng gần 8kg.

- Dung sai chiều cao ≤ 0.03 mm

2.2 Vật liệu và phôi

2.2.1 Vật liệu

Vì điều kiện làm việc của thân bơm là:

- Chịu tác dụng của áp suất cao.

- Chịu mài mòn trong điều kiện làm việc của blog xy lanh và đĩa nghiêng.

- Chịu sự ăn mòn của tạp chất trong dầu.

2.2.2. Tính toán khối lượng chi tiết

Ta có : Mtc = Vct .d

Trong đó :

      + Mct : là khối lượng chi tiết

      + d: là khối lượng riêng vật liệu làm nên chi tiết

      + Vct : là thế tích của chi tiết

Suy ra:

dGX=7,03kg/dm3

mct= 7,03. 1,1= 7.7 kg

2.2.4 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

a. Chọn phôi:

  Hình dáng, kết cấu của thân bơm này có dạng phức tạp. Vật liệu làm thân bơm là gang xám ,đây là loại vật liệu cứng, chịu nhiệt chịu, mài mòn cao. Do đó, chọn phôi của thân bơm này là phôi đúc.

b. Các phương pháp chế tạo phôi:

+ Đúc trong khuôn cát 

+ Đúc trong khuôn kim loại

+ Đúc áp lực 

 Kết luận: Vậy ta thấy trong các phương pháp đúc trên thì THÂN BƠM phù hợp với  phương pháp đúc trong khuôn cát, phôi đạt cấp chính xác II .

2.3. Chọn chuẩn

Chọn chuẩn là một việc làm có ý nghĩa quan trọng. Mục đích của việc chọn chuẩn để đảm bảo 2 yêu cầu sau:

- Chất lượng chi tiết trong quá trình gia công .

- Đảm bảo năng xuất và giảm giá thành .

Dựa trên những cơ sở đó mà xác định số bề mặt dùng làm chuẩn định vị trong quá trình định vị chi tiết,chọn bề mặt định vị là chuẩn chính hay chuẩn phụ, chọn phương pháp gá lắp chi tiết sao cho đạt yêu cầu kỹ thuật khi gia công và yêu cầu về năng suất  gia công.

2.4 Tính chế độ cắt cho một số nguyên công điển hình và tra chế độ cắt cho các nguyên công còn lại.

2.4.1 Chuẩn bị phôi

Chọn vật liệu: Vật liệu sử dụng là gang xám: GX 15-32

2.4.2 Tính và tra chế độ cắt cho các nguyên công

a. Nguyên Công 1: Tiện thô mặt đầu

* Chọn máy và chọn dao :

Sử dụng máy tiện vạn năng BK8 với các thông số sau:

- Công suất động cơ 10 kw .

- Chiều cao tâm máy 200 mm .

- Khoảng cách lớn nhất giữa hai mũi tâm là 1400 mm .

- Số vòng quay trục chính n ( vòng/phút ): 12,5; 16; 20; 25; 31,5; 40; 50; 63; 80; 100; 125; 160; 200; 250;300; 315; 400; 500; 630; 700; 730; 800; 1000; 1250; 1500; 2000.

* Chế độ cắt :

+ Chiều sâu cắt t (mm) : do là tiện thô nên có thể lấy theo khả năng lớn nhất có thể tiện được.

Ta chọn t = 2 mm.

Ta chọn theo máy có tốc độ là 200 vòng/phút .

Vận tốc thực khi cắt  V = 15,7 m/phút .

Vậy nên máy đảm bảo an toàn .

b. Nguyên Công 2 : Tiện thô 130, 110 và 52

Sử dụng máy tiện vạn năng 1K62

Hiệu suất máy 0,75

Công suất động cơ: 10kw

Chọn dao: tiện trong thân cong có gắn mảnh hợp kim cứng BK8 có thông số (bảng 4.4 trang 295 sổ tay công nghệ chế tạo máy 1) :

H = 16 mm ; B = 10mm; L =100 mm; m =8; a= 8; r = 0,5 ; T= 60 phút

Tính tương tự như nguyên công 1 ta có :

- t= 2mm

- s= 0,8 mm/vòng

- n=  160 vòng/phút

e. Nguyên Công 5: Tiện tinh đáy

- Chọn máy : Máy tiện 1k62

- Công suất động cơ : 10kw

- Hiệu suất máy : 0,8

- Chọn dao : dao tiện mặt đầu có gắn lưỡi hợp kim BK8.

Chế độ cắt :

- n= 500 vòng/phút

- t= 0,05 mm

- s= 0,96 mm/vòng

g. Nguyên Công 7: Tiện mặt tiếp xúc đĩa nghiêng:

- Chọn máy : Máy tiện đứng DKE1512 có: P=  30KW

- Chọn dao : Dao gắn mảnh hợp kim cứng BK8

+ t= 1mm

+ s= 1mm/vòng

+ nmâm cặp= 200 vòng/phút

k. Nguyên Công 10 : Khoan lỗ 13 và 2 chốt- taro ren 

- Chọn máy : gia công trên máy khoan đứng 2A135

+ Công suất động cơ : 6kw

+ Hiệu suất máy : 0,75

- Chọn dao : mũi khoan D= 11mm

+ Tkhoan= 60 phút

- Chế độ cắt :

n= 392 vòng/phút

s= 0,25mm/vòng

Lực cắt Mx = Cm .Dqm . sym . kp (trang 166, sách chế độ cắt gia công cơ khí)

Cm = 0,022 ; qm = 1,8 ; ym = 1,5

Vậy Mx = 0,022 . 121,8 .0,51,5 = 6,8 KG.m

z. Nguyên Công 12 : Nhiệt luyện, mài khôn 110 và 20

- Quá trình tôi bề mặt:

   Do nung với tốc độ quá nhiệt cao cho nên tốc độ chuyển biến pha khi nung rất nhanh, thời gian nung nóng ngắn (được tính theo dây). Ở nhiệt độ cao với thời gian nung nóng ngắn hạt Ôstenit vẫn nhỏ, sau khi tôi được Mactenxit hình kim nhỏ có độ cứng cao hơn Mactenxit khi tôi bình thường nhưng lại kém dòn hơn.

- Quá trình ram thấp :

   Sau kho tôi cao tần, chi tiết được ram thấp cho tổ chức Mactenxit ram cứng chống mài mòn cao ở lớp bề mặt. Trong khi đó trong lõ không được tôi nên vẫn còn là tổ chức xoocbit ram có độ dẻo dai cao. Độ cứng bề mặt đạt được là 56 – 62 HRC. Sau khi tôi cao tần và ram thấp chi tiết đã tạo ra lớp bề mặt trạng thái ứng suất nén dư (800N/mm2) vì chuyển hóa Mactenxit làm tăng thể tích, lớp lõi không có chuyển biến gì nên trong lõi chịu kéo,bề mặt chịu nén. Lớp ứng suất dư này làm tăng khả năng chịu mỏi của chi tiết.

v. Nguyên Công  14 : Kiểm tra

Dùng đồng hồ xo để kiểm tra các mặt phẳng A, B, C, D.          

  Đảm bảo yêu cầu :

- Độ không phẳng giữa các mặt chính là 0,05

- Độ nhám bề mặt trụ trong  110và mặt phẳng tiếp xúc với đĩa nghiêng là đenta 8

- Độ không vuông góc giữa mặt đầu và mặt phẳng A là 0,1mm/100mm chiều dài

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ KHÍ

3.1 Đồ gá khoan lỗ 130

3.1.1 Giới thiệu kết cấu và nguyên lí làm việc của đồ gá

Chi tiết được định vị trên đế đồ gá thông qua phiến tỳ (phiến tỳ được định vị 6 bậc trên đế đồ gá, phiến tỳ nhằm giảm mài mòn đế đồ gá,giảm chi phí sửa chữa). Chi tiết được kẹp chặt bởi cơ cấu mỏ kẹp liên động. Cơ cấu liên động này cho phép ta tiến hành tháo chi tiết ra một cách dễ dàng.

3.1.2 Tính toán lực

a. Chọn máy:

 Chọn máy khoan đứng của Nga có ký hiệu là 2A125 có các thông số kĩ thuật như sau:

- Đường kính khoan lớn nhất: 25 mm

- Kích thước bàn máy: dài 500 mm, rộng 450 mm

- Khoảng cách từ trục chính đến bệ máy: 300 mm

- Hành trình lớn nhất của trục chính : 225 mm

- Chuyển dịch lớn nhất theo phương thẳng đứng của bàn máy: 325 mm

- Giới hạn số vòng quay của trục chính: 97-1360 (vòng/phút)

- Giới hạn chạy dao: 0,1-0,81 (mm/vòng)

- Công suất của động cơ: 2,8 KW

b. Chọndao:

Mũi khoan làm bằng thép gió chuôi trụ có các thông số sau:

+ Đường kính D :  2 – 25

+ Chiều dài L :49 – 170

+Chiều dài làm việc từ 12 – 70

3.1.4. Tính lực kẹp 

Dựa vào sơ đồ trên thì Pcó xu hướng làm cho chi tiết có xu hướng đi xuống dưới muốn cho chi tiết được cứng vững thì phản lực  N phải thắng đươc lực P

Ta có : Mx = PzD/2 suy ra P = M.2/D = 1,37.2/0.013= 211 N

Ta có phương trình cân bằng lực là :N ≥ kP

Với : Fms1 là lực ma sát gây ra bởi phản lực N = W nên Fms1 = W*f

Và Fms2  là lực ma sát gây ra bởi lực Pz nên Fms2 = Pz.f

Thay số vào ta được: 2.W.0,3.0,18 ≥ 6,44.5,86

Suy ra W ≥ 683,8 N vậy ta chọn W ≥ 1147,84N

3.2. Đồ gá doa lỗ 110

3.2.1  Giới thiệu kết cấu và nguyên lí làm việc của đồ gá

  Chi tiết được định vị trên đế đồ gá thông qua phiến tỳ(phiến tỳ được định vị 6 bậc trên đế đồ gá, phiến tỳ nhằm giảm mài mòn đế đồ gá,giảm chi phí sửa chữa). Chi tiết được kẹp chặt bởi cơ cấu mỏ kẹp liên động. Cơ cấu liên động này cho phép ta tiến hành tháo chi tiết ra một cách dễ dàng.

3.2.2 Tính toán lực

a. Chọn máy:

Chọn máy doa đứng của Nga có ký hiệu là 2776B có các thông số kĩ thuật như sau:

- Đường kính doa lớn nhất: 200 mm

- Kích thước bàn máy: dài 750 mm, rộng 550 mm

- Khoảng cách từ trục chính đến bệ máy: 300 mm

- Hành trình lớn nhất của trục chính : 225 mm

- Chuyển dịch lớn nhất theo phương thẳng đứng của bàn máy: 325 mm

3.2.4  Tính lực kẹp 

Dựa vào sơ đồ trên thì Pcó xu hướng làm cho chi tiết có xu hướng đi xuống dưới muốn cho chi tiết được cứng vững thì phản lực  N phải thắng đươc lực P

Ta có : Mx = PzD/2 suy ra P = M.2/D = 14,1. 110/2 = 775N

Ta có phương trình cân bằng lực là : N ≥ kP

Với Fms1 là lực ma sát gây ra bởi phản lực : N = W nên Fms1 = W*f

Và Fms2  là lực ma sát gây ra bởi lực Pz nên Fms2 = Pz.f

Thay vào k = 1,5.1,2.1,4.1,2.1.1,2.1,5 = 4,54

Thayvào ta được : N  ≥ 4,54.775 = 3204,16

Suy ra W ≥ 3204,16  N

Theo sơ đồ tính lực thì momen ma sát phải thắng được momen Mp. Phương trình cân bằng momen là:

Mms1 + Mms2  ≥ kMx

Mms1  là mô men do lực ma sát  Fms1  nên  Mms1 = Fms1.L

Mms2  là mô men do lực ma sát  Fms2 nên  Mms2  = Fms2 .L

Thay số vào ta được: 2.W.0,3.0,18 ≥ 6,44.5,86

Suy ra: W ≥ 683,8 N vậy ta chọn W ≥ 3204,16N

KẾT LUẬN

  Sau khi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp với đề tài: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo thân bơm piton hướng trục xe huyndai 220LC-9S. Tôi đã đạt được kết quả sau :

- Tìm hiểu được về nguyên lý, kết cấu của hệ thống bơm trong xe ô tô.

- Lập quy trình công nghệ chế tạo thân bơm piton hướng trục.

- Thiết kế, chế tạo đồ gá của một nguyên công chế tạo thân bơm piston hướng trục.

  Quá trình làm đề tài tốt nghiệp đã giúp tôi  hệ thống hóa được những kiến thức được học tại trường đó là: Phương pháp lập một quy trình chế tạo một chi tiết ,thiết kế đồ gá rất cần thiết được đào tạo trong chuyên ngành Công nghệ chế tạo cơ khí. Cũng như tìm hiểu thêm về vị trí, kết cấu hệ thống bơm thủy lực  trong ô tô . Đây là nhưng kiến thức cơ bản và rất cần thiết cho sinh viên chúng tôi trước khi ra trường để có thể công tác tốt trong lĩnh vực cơ khí.

  Quá trình làm đề tài tốt nghiệp thì tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy: Ths ……………. cũng như các thầy cô trong bộ môn để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn để đề tài của tôi hoàn thiện hơn.

  Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Đào, Trần Thế San,Hồ Viết Bình  2002, Chế độ cắt gia công cơ khí, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

[2]. GS-TS Nguyễn Đắc Lộc, 2005, Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

[3]. GS-TS Nguyễn Đắc Lộc, 2005, Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

 [4]. Trương Nguyễn Trung,Trương Thị Phương Anh 2011, Kĩ thuật chế tạo máy, Nhà xuất bản ĐHGTVT.

 [6]. Trần Đình Quý, Trương Nguyễn Trung, Trần Thị Vân Nga, 2005,Công nghệ chế tạo phụ tùng, NXB ĐHGTVT.

[7]. Nguyễn Đăng  Phóng,2012,Bài giảng thủy lực, máy thủy lực, NXB ĐHGTVT.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"