ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 1

Mã đồ án TNNL002023008
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 45MB. Bao gồm toàn bộ fille word (Bản thuyết minh tính toán thiết kế, bìa đồ án, phiếu đăng ký đề tài đồ án chuyên ngành, phiếu giao đề tài đồ án chuyên ngành, đề cương đồ án chuyên ngành…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV CHO VĂN PHÒNG LOẠI 1 PHƯƠNG ÁN 1.

Giá: 590,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................2

LỜI NÓI ĐẦU....................................3

LỜI CẢM ƠN.............................................4

NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN............................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................... 6

1.1. Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí.............. 6

1.2.Phân Tích Hệ Thống ĐHKK Và Chọn Hệ Thống ĐHKK Cho Tòa nhà.... 7

1.3. Giới thiệu về công trình.................................................................................. 8

CHƯƠNG 2.TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH....................................................... 10

 2.1.Tính nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11.......................................................... 10

2.2. Tính nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt (Q21)................... 12

2.3. Nhiệt hiện tuyền qua vách Q22.................................................................... 13

2.3.1.Nhiệt truyền qua tường Q22t....................................................................... 13

2.3.2.Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c.............................................................. 15

 2.3.3.Nhiệt truyền qua kính cửa sổ Q22k........................................................... 16

2.4. Nhiệt hiện tuyền qua nền Q23...................................................................... 18

2.5. Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31............................................................. 18

2.6. Nhiệt hiện  tỏa ra do máy móc thiết bị  Q32............................................... 19

2.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏa ra Q4................................................. 22

2.7.1.Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h.................................................................. 22

2.7.2.Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q...................................................................... 23

2.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào phòng QhN và QâN............ 24

2.9. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt Q5h và Q:.............................................. 26

2.10. Các nguồn nhiệt khác Q6........................................................................... 27

2.11. Năng suất lạnh Q0....................................................................................... 27

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐHKK................................. 29

3.1. Thiết lập sơ đồ điều hòa không khí............................................................ 29

 3.2.Tính toán sơ đồ điều hòa không khí........................................................... 29

 3.2.1.Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF.................................................................. 30

 3.2.2.Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF..................................................................... 30

 3.2.3.Hệ số đi vòng BF........................................................................................ 31

 3.2.4.Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF............................................................ 32

 3.2.5.Nhiệt độ đọng sương ts của thiết bị......................................................... 33

3.2.6.Năng suất lạnh và lưu lượng không khí qua dàn lạnh........................... 33

CHƯƠNG 4. CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ......................... 36

CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ..............38

5.1.Tính toán đường ống vận chuyển và phân phối không khí....................... 38

 5.1.1.Bảng lưu lượng gió cần dùng cho các phòng.......................................... 38

 5.1.2.Bảng tính chọn kích thướt đường ống và tốc độ gió đi trong  ống cho quạt thứ nhất........... 38

5.1.3.Bảng tính chọn kích thướt đường ống và tốc độ gió đi trong ống cho quạt thứ hai................39

5.1.4.Tính cho quạt thứ nhất............................................................................... 40

5.1.5.Tính cho quạt thứ hai................................................................................. 41

5.2. Thiết kế đường ống vận chuyển và phân phối không khí.............................. 42

5.2.1.Thiết kế cho quạt thứ nhất......................................................................... 42

5.2.2.Thiết kế cho quạt thứ hai........................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 44

LỜI NÓI ĐẦU

Là sinh viên khoa Nhiệt – Lạnh của trường Cao đẳng Lý Tự Trọng, sau hơn 1 năm học tập và rèn luyện dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong các bộ môn, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Theo nhiệm vụ thiết kế đồ án, đề tài của em là: “Thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho văn phòng loại 1 phương án 1”. Sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo chịu trách nhiệm hướng dẫn về đề tài này đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và có thêm kinh nghiệm cho công việc tương lai của mình.

Trong suốt quá trình làm đồ án là nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy : Ths……………..  và các thầy cô khác trong khoa, em hy vọng đồ án môn học của mình sẽ hoàn thành tốt đẹp. Trong phần thuyết trình này em sẽ cố gắng trình bày mạch lạc từ đầu đến cuối, tuy nhiên trong khi làm đồ án không tránh khỏi thiếu sót, nhẫm lẫn. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn đọc.

                                                                                                       TP Hồ chí minh, ngày … tháng …. Năm 20…

                                                                                                          Nhóm sinh viên thực hiện

                                                                                                      ………………..

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ  của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh – Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặt biệt là thầy: Ths……………..  đã cùng em trong 8 tuần hướng dẫn làm đồ án môn học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy cô thì em nghĩ đồ án môn học rất khó có thể hoàn thiện được. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu xót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được nhũng ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn./.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Điều hòa không khí và tầm quan trọng của điều hòa không khí

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Trong đó môi trường không khí có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên trái đất, trong đó có sự sống con người . Môi trường không khí có đặc tính là không thể chia cắt, không có biên giới, không có ai sở hữu riêng cho mình, môi trường không khí không trở thành hàng hóa, do đó nhiều người không biết giá trị vô cùng to lớn của môi trường không khí, chưa biết quí trọng môi trường không khí và chưa biết cách tạo ra một môi trường không khí trong sạch không ô nhiễm. 

1.2. Phân tích hệ thống điều hòa không khí và chọn hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà

Điều hòa không khí là một quá trình làm thay đổi các thuộc tính của không khí (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí) nhằm duy trì trạng thái của không khí bên trong không gian cần điều hòa. Trạng thái đó phải ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều kiện khí hậu ở bên ngoài, hoặc bởi sự biến đổi của phụ tải ở bên trong. Điều hòa không khí là bước phát triển nhất của kỹ thuật thông gió. Nó có thể là hệ thống tổ hợp hoàn chỉnh để cùng lúc thay đổi và đảm bảo đầy đủ các thông số yêu cầu của môi trường bên trong hoặc có thể chỉ là bộ phận để xử lý một vài yếu tố, ví dụ chỉ làm lạnh hoặc sưởi ấm, làm khô hoặc làm ẩm không khí theo yêu cầu.

- Hệ thống điều hòa trung tâm VRV (Variable Refrigerant Volume) là một hệ thống gồm một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà

- Hệ thống điều hòa không khí trung tâm

VRV (Variable Refrigerant Volume): Tên gọi của hãng Daikin

VRF (Variable Refrigerant Flow): Tên gọi của hãng khác để phân biệt với Daikin 

- Hệ thống điều hòa VRV  được phân ra thành 4 loại bao gồm :

+ Hệ thống điều hòa trung tâm VRV castle âm trần

+ Hệ thống điều hòa trung tâm VRV âm trần nối ống gió

1.3. Giới thiệu về công trình

Villa Office Võ Thị Sáu là một tòa nhà có diện tích mặt bằng là 704 m2 với  hướng chính là hướng Đông. Tòa nhà được xây dựng để  làm văn phòng làm việc. Đây là công trình điều hòa tiện nghi.Văn phòng có 11 khu vực cần điều hòa, đó là:

- Phòng làm việc chung (1) có diện tích 518m2, có cửa kính được bố trí ở các hướng Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây.

- Phòng Tồng giám đốc (2) có diện tích 21,06m2, có cửa kính được bố trí ở hướng Nam.

- Phòng giám đốc (3) có diện tích 21,06m2, có cửa kính được bố trí ở hướng Nam.

- Phòng kế toán (9) có diện tích 9,9m2, có cửa kính được bố trí ở hướng Tây.

- Phòng nhân sự (10) có diện tích 9,75m2, có cửa kính được bố trí ở hướng Tây.

- Phòng hành chính (11) có diện tích 9,75m2, có cửa kính được bố trí ở hướng Tây.

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH

2.1. Tính nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11

- Hệ số ảnh hưởng của kính:

+ Đối với vách của phòng làm việc chung ta sử dụng kính Antisun đồng thiếc dày 12mm, tra bảng 8.10 (TL1), ta có:

αk =0,74; ρk = 0,05; τk = 0,21; εm = 0,58

+ Đối với cửa số ta sử dụng kính Carolex màu xanh dày 6mm tra bảng 8.10 (TL1), ta có:                   

αk =0,75; ρk = 0,05; τk = 0,2; εm = 0,57

+ Kính vách tường và cửa sổ đều đi kèm rèm che Brella kiểu Hà Lan, tra bảng 8.13 (TL1), ta có:

αm = 0,09; ρm = 0,77; τm = 0,14

Ta có TP.HCM có vĩ độ là 100 Bắc:

Vào mùa hè - tháng 6 là tháng nóng nhất nên ta có RT = RTmax (bảng tra 4.1 Giáo trình thiết kế HT ĐHKK).

2.2. Tính nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt (Q21)

Ta có:

Q21: Dòng nhiệt đi vào không gian cần điều hòa do sự tích nhiệt của các kết cấu mái và do độ chênh nhiệt độ của không khí giữa bên ngoài và bên trong.

k – hệ số truyền nhiệt qua mái (trần)

- Ta chọn trần bê tông dày 300mm, lớp vữa xi măng cát dày 25mm trên có lớp bitum, 797kg/cm2 vào mùa hè với trần giả bằng thạch cao dày 12mm -> k=1,42W/m2.K

tN,ef : Nhiệt độ không khí sát trên trần (0C)

tN: Nhiệt độ ngoài trời (0C) -> tN=37,30C

tT: Nhiệt độ trong phòng điều hòa (0C) -> tT=240C

αN: Hệ số tỏa nhiệt của không khí ngoài trời khi tiếp xúc trực tiếp với mái, có thể lấy αN = 20W/m2.K

εs: Hệ số hấp thụ của mái, ta chọn mái Tôn có mặt quét sơn màu vàng -> εs=0,44

RT: Nhiệt bức xạ qua kính vào phòng theo hướng mặt nằm ngang. Tra bảng 4.1 ở vĩ độ 10o Bắc vào tháng 6 lúc 12 giờ ta được RT = 766 W/m2.

2.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q22

Ta có:

Q2i: nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào, cửa sổ…

ki: hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính (W/m2.K)

Fi: diện tích tường, cửa, kính tương ứng (m2)

2.3.1. Nhiệt truyền qua tường Q22t

Áp dụng theo công thức:

Q22t= kt.Ft.Δt

Ta có:

aN = 20 W/m2.K: Hệ số tỏa nhiệt ngoài tường khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời.

aT = 10 W/m2.K: Hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà

∆t: chênh lệch nhiệt độ. Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời:

At = tN - tT = 37,3-24 = 13,30C

di: Độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (m)

li: Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường (W/m.K)

Ft: Diện tích bao quanh (m2)

2.3.2.Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

Nhiệt truyền qua cửa ra vào được xác định như sau:

Q22c= kc.Fc.Δt

Trong đó:

Fc: Diện tích cửa, m2.

Cửa kính cao 3m; rộng 2,7m cho 2 cửa

∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà. Đối với cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài trời thì: ∆t = tN – tT = 37,3 - 24 = 13,3 oC.

Cửa ra vào các phòng làm bằng kính thuộc vật liệu kính cửa sổ, 1 lớp dày δ=10mm, có hệ số dẫn nhiệt λ=0,76W/m.K 

2.5. Nhiệt hiện tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31

Ta có:

nt: hệ số tác dụng tức thời của đèn chiếu sáng; chọn số giờ sau khi bật đèn là 13 giờ với khối lượng

gs =500kg/m2 sàn ta được nt = 0,22

nd: hệ số tác dụng đồng thời, đối với công sở ta chọn nd = 0,8

Qd: Tổng nhiệt do chiếu sáng (W); các phòng đều lắp đèn led âm trần 36W

Ta lại có N=qd.F (W)

qd: Công suất định hướng chiếu sáng trên 1 m2 sàn, theo chọn qđ= 10 W/m2K

F: Diện tích sàn, m2.  

2.6. Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q32

Q32= ZNi

Với:  Ni: Công suất điện ghi trên dụng cụ, W

Động cơ điện và máy móc đều nằm trong phòng điều hòa với công suất định mức riêng từng loại ta chọn hiệu suất chung là η=0,9

2.7. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người tỏ ra Q4

Q4=Q4h + Q (W)

2.7.1. Nhiệt hiện do người tỏa ra Q4h           

Q4h = nđ.n.nt.qh  (W)

Trong đó:

nt: Hệ số tác dụng tức thời của nhiệt chiếu sáng và nhiệt hiện của người. Ttheo bảng 4.8: nt = 0,22

n: số người trong phòng điều hòa.

nđ: hệ số tác dụng không đồng thời. Đối với công sở (văn phòng) ta chọn nđ=0,75

2.7.2. Nhiệt ẩn do người tỏa ra Q

Q = n.qâ  (W)

Trong đó:

n: số người trong phòng điều hòa

qâ: Nhiệt ẩn do một người tỏa ra, W/người. Theo bảng 4.18 với nhiệt độ phòng cần điều hòa là 240C nên qh = 60 W/người tính cho nam giới trưởng thành; phụ nữ bằng 85% nam giới; trẻ em tính bằng 75% nam giới.

2.8. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào phòng QhN và QâN

Phòng điều hòa luôn phải được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ oxy cần thiết cho người ở trong phòng. Ký hiệu gió tươi ở trạng thái ngoài trời là N, do gió tươi ở trạng thái ngoài trời với nhiệt độ tN, ẩm dung dN và entanpy IN lớn hơn trạng thái không khí ở trong nhà với nhiệt độ tT, ẩm dung dT và entanpy IT, vì vậy khi đưa gió tươi vào phòng nó sẽ tỏa ra một lượng nhiệt, bao gồm nhiệt hiện QhN và nhiệt ẩn QâN, được tính bằng các biểu thức:

QhN=1,2.n.l.(tN-tT) W

QâN=3,0.n.l.(dN-dT) W

+ Không khí ngoài trời N(37,30C, 82%)

+ Không khí bên trong các phòng T(240C, 60%)

2.9. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi lọt vào Q5h và Q

Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi lọt mang vào phòng được xác định bằng biểu thức:

Q5h=0,39.ξ.V.(tN-tT) W

Q=0,84.ξ.V.(dN-dT) W

Trong đó:

V: là thể tích phòng, m3

ξ: hệ số kinh nghiệm; tra trong bảng 4,20 ta được như bảng.

Nếu số người ra vào nhiều, cửa đóng mở nhiều lần phải bổ sung thêm nhiệt ẩn và nhiệt hiện sau:

Qbsh=1,23.Lbs.(tN-tT) W

Qbsâ=3.Lbs.(dN-dT) W

2.10. Các nguồn nhiệt khác Q6:

Ngoài những nguồn nhiệt đã tính toán được ở trên còn có các nguồn nhiệt khác ảnh hưởng tới phụ tải lạnh. Có thể là nhiệt ẩn, nhiệt hiện tỏa ra từ các đường ống dẫn môi chất nóng đi qua phòng điều hòa hoặc nhiệt tỏa từ quạt, nhiệt tổn thất qua đường ống dẫn gió vào làm cho không khí lạnh trong phòng điều hòa nóng lên. Trong đó nhiệt tổn thất do nhiệt tỏa từ quạt và nhiệt tổn thất qua đường ống dẫn gió là các nguồn nhiệt ảnh hưởng chủ yếu tới phụ tải lạnh. Còn các nguồn khác là không đáng kể. 

2.11. Năng suất lạnh Q0:

Q0 = Q1+Q2+Q3+Q4+Qh+Q= Q11+Q21+Q22+Q23+Q31+Q32+Q4h+Q+QhN+QâN+Q5h+Q

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

3.1.Thiết lập sơ đồ điều hòa không khí

Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp trên biểu đồ t-d.

3.2. Tính toán sơ đồ điều hòa không khí

Các hệ số đặc trưng của sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp trên biểu đồ t-d:

Điểm gốc G và hệ số nhiệt hiện SHF:

Điểm gốc G xác định trên ẩm đồ là điểm có trạng thái t=240C ; φ=50% và SHF=1,0

3.2.1. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF:
Hệ số nhiệt hiện phòng là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện thừa trên tổng nhiệt hiện thừa và nhiệt ẩn thừa của phòng. Lưu ý không tính thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn của gió tươi chủ đông đưa vào phòng và gió tươi lọt vào phòng.

+ RSH=Q11+Q21+Q22+Q23+Q31+Q32+Q4h - Nhiệt hiện thừa của phòng (W)

+ RLH=Q - Nhiệt ẩn thừa của phòng (W)

Đường VT biểu thị quá trình không khí sau khi vào phòng nhận nhiệt thừa QT và ẩm thừa WT rồi tự thay đổi trạng thái.

3.2.3. Hệ số đi vòng BF:

Hệ số đi vòng là tỷ số giữa lượng không khí không đi qua dàn lạnh hoặc có đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm so với tổng lượng không khí qua dàn.

+ GH: Lưu lượng không khí không đi qua dàn lạnh hoặc có đi qua dàn lạnh nhưng không TĐN ẩm (kg/s), lưu lượng này vẫn ở trạng thái điểm hòa trộn H

+ GS: Lưu lượng không khí có trao đổi nhiệt ẩm (kg/s), lưu lượng này đạt trạng thái O

+ G: Lưu lượng không khí đi tới dàn lạnh (kg)

3.2.6. Năng suất lạnh và lưu lượng không khí của dàn lạnh:

- Đối với hệ thống ĐHKK thổi từ dưới lên a = 70C

- Đối với hệ thống ĐHKK thổi từ trên xuống a = 100C

CHƯƠNG 4. CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Dựa vào Catalo chọn máy của Daikin, dựa vào tải lạnh và công suất lạnh ta chọn được máy trong bảng.

Từ bảng chọn máy và phần mềm chọn máy của Daikin, ta lập được sơ đồ máy như hình vẽ.

CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG  VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ

5.1. Tính toán đường ống vận chuyển và phân phối không khí

5.1.1. Bảng lưu lượng gió cần dùng cho các phòng

- Dựa vào bảng 7.2 (TL2), ta chọn được tốc độ gió đi trong nhánh chính là 6,5 (m/s)

- Miệng thổi đặt trên cao 3m : ω = 3 (m/s)

5.1.2. Bảng tính chọn kích thướt đường ống và tốc độ gió đi trong ống cho quạt thứ nhất.

5.1.3. Bảng tính chọn kích thướt đường ống và tốc độ gió đi trong ống cho quạt thứ hai.

Ta xác định tổn thất áp suất bằng đồ thị

- Tổn thất áp suất tổng trên dường ống:

∆p =  ∆pms +   ∆pcb  (Pa)

+ l: Chiều dài ống gió (m)

+ ∆pi: Tổn thất ma sát trên 1m đường ống (Pa), tra đồ thị 7.24 (TL2)

Khi biết đường kính ống và lưu lượng.

∆pcb: Tổn thất áp suất cục bộ (Pa)

∆pcb = l. ∆pi (Pa)

+ l: Chiều dài tương đương (m) được xác định theo bảng 7.4 và 5.5 (TL2).

5.1.4. Tính cho quạt thứ nhất

* Tổn thất ma sát:

∆pms = ∆pi.l  (Pa)

- Ta có l của đoạn có tổn thất áp suất lớn nhất bằng các đoạn:             

Quạt-A + AB + B1 + 1C + C2 + 2D + D3 + 34

= 1+6+3+2,2+2,3+2,2+2,3+4,4 = 23,4 (m)

- Tra bảng 7.3 (TL2) có kích thướt 250x350 => d (đường kính tương đương) = 322mm

- Với  d = 322mm  và lưu lượng 577,5 (l/s) ta tra bảng 7.24 (TL2) được:

∆pi = 1,7 (Pa/m)

 Vậy ∆pms  = 1,7x23,4 = 39,78 (Pa)

- Tổng tổn thất cục bộ: ∆pcb = 103,16 (Pa)

- Tổng tổn thất áp suất: ∆p = ∆pms + ∆pcb = 80,85 + 103,16 = 184,1 (Pa).

5.2. Thiết kế đường ống vận chuyển và phân phối không khí

5.2.1. Thiết kế cho quạt thứ nhất

Dựa vào phần mềm chọn quạt:

-Tương ứng với lưu lượng 0,577 (m3/s) và áp suất tổn thất 141,37 (Pa) của quạt 1, ta có áp suất tĩnh là:

∆pt = ∆p + 20 = 141,37 + 20 = 161,37 (Pa)

Ta chọn được loại quạt có mã TD-800/200SITL-4PL.

5.2.2. Thiết kế cho quạt thứ hai

Dựa vào phần mềm chọn quạt:

- Tương ứng với lưu lượng 0,326 (m3/s) và áp suất tổn thất 180,1 (Pa) của quạt 2, ta có áp suất tĩnh là:

∆pt = ∆p + 20 = 180,1 + 20 = 200,1 (Pa)

Ta chọn được loại quạt có mã MRV1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí – Nguyễn Đức Lợi (TL1)

2. Giáo trình điều hòa không khí – Lê Chí Hiệp (TL2)

3. Internet.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"