ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT ÔTÔ CHỞ VÀ ÉP RÁC CƠ SỞ XE HINO WU 422L- THIẾT KẾ THÙNG PHỤ VÀ CƠ CẤU CUỘN RÁC

Mã đồ án OTTN000000087
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe thiết kế, bản vẽ tuyến hình xe cơ sở HINO WU422L, bản vẽ kết cấu thùng phụ, bản vẽ bản vẽ tổng thể bàn cuộn, bản vẽ tổng thể thùng phụ, bản vẽ pha vật liệu cuộn rác, bản vẽ xylanh bàn cuộn rác, bản vẽ pha vật liệu thùng phụ, bản vẽ chèn thuyết minh…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ KỸ THUẬT ÔTÔ CHỞ VÀ ÉP RÁC CƠ SỞ XE HINO WU 422L- THIẾT KẾ THÙNG PHỤ VÀ CƠ CẤU CUỘN RÁC.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

LỜI NÓI ĐẦU

       Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều sản phẩm vật chất phục vụ cho đời sống xã hội, và các nhu cầu thiết yếu của con người.

 Song song với sự phát triển của xã hội và sự đô thị hoá với tốc độ nhanh làm cho sự gia tăng cơ học về dân số, điều đó kéo theo sự gia tăng về số lượng lớn rác thải trong thành phố, rác thải là nguồn ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề nhức nhối của các đô thị và thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

     Khi dân số tăng, đô thị càng phát triển thì số lượng khí thải và rác thải càng nhiều về chủng loại và số lượng, chúng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

    Trong giai đoạn này bộ mặt của thành phố, thị xã, thị trấn đặc biệt là thủ đô Hà Nội ngày càng hiện đại và văn minh hơn, đòi hỏi tương ứng với nó là nhu cầu vệ sinh môi trường cũng tăng lên, vì vậy vấn đề thu gom và sử lý chất thải, khí thải là một vấn đề then chốt để đảm bảo cho một thành phố xanh, sạch đẹp.

   Xuất phát từ những nhu cầu trên của xã hội, đặc biệt là của những đô thị lớn,vì vậy việc thiết kế xe ép và chở rác là nhu cầu rất cần thiết .Vì vậy em đã được giao đề tài: “Thiết kế kỹ thuật ô tô chở và ép rác trên cơ sở ô tô sát xi  HINO WU422L”. Với nhiệm vụ riêng là: “Thiết kế thùng phụ và cơ cấu cuộn rác” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

   Sau một thời gian nghiên cứu, làm việc đến nay đồ án của em đã được hoàn thành, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và hoàn thiện đề tài của các thầy và các bạn.

   Em xin chân thành cảm ơn, thầy giáo : ThS………………. và các thầy giáo trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.! 

                                                                        ……,ngày…tháng…năm 20…

                                                                                   Sinh viên thực hiện

                                                                                   ………………… 

CHƯƠNG 1:   TỔNG QUAN

1.1. Nhu cầu sử dụng ô tô chở rác.

1.1.1.Thực trạng rác thải tại Việt Nam:

        Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người.

      Trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Theo thống kê tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 9tấn/ngày) đêm, và dự đoán chỉ năm 2015 có thể không còn chỗ để đổ rác. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 (tấn) rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý. Thời gian gần đây, tình hình xả rác bừa bãi cũng như những bất cập trong khâu xử lý chôn lấp rác thải trở thành vấn nạn ở nước ta, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

       Thực tế cho biết hầu hết rác thải sinh hoạt chỉ được chôn lấp tại các bãi với hình thức thô sơ mang nhiều nhược điểm (tốn diện tích đất, mùi hôi thối ảnh hưởng đến khu dân cư, có thể trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh). Hậu quả đã tác động nghiêm trọng tới môi trường và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái sinh.

       Theo các chuyên gia môi trường, nguồn rác thải này qua thời gian thấm xuống đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Số lượng rác được xử lý chiếm một tỷ lệ rất thấp với quy mô nhỏ bé.

     Theo nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước, nguồn rác thải ở Việt nam chưa được tận dụng đúng mức. Bên cạnh mục đích bảo vệ mội

trường thì việc xử lý rác thải còn hứa hẹn đem lại lợi ích kinh tế, xã hội rất lớn.

1.1.2. Nhu cầu sử dụng ô tô chở rác:

        Xã hội càng phát triển hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, chủng loại chất thải càng nhiều, phong phú và đa dạng về số lượng, vấn đề sử lý chúng không gây ô nhiễm môi trường là vấn đề cần làm đối với đô thị lớn. Do đó phải có một loại xe chuyên dùng để chuyên chở và xử lý chúng để không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đáp ứng nhu cầu đặt ra.

Hiện nay trên thế giới sử dụng rất nhiều phương tiện chuyên dùng để chuyên chở rác thải với nhiều hình thức vận chuyển và phương pháp vận chuyển khác nhau với nhiều loại phương tiện cơ giới khác nhau như:

  Đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường hàng không trên các mạng lưới giao thông khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là đường bộ:

   Các loại xe chở rác thải, xe chở hoá chất, xe nạo vét bùn, xe hút nước cống. Phương tiện vận tải đường bộ chúng có tính cơ động cao, khả năng thông qua cao khi vận chuyển rác thải trong thành phố, nhất là các đô thị lớn đường xá phức tạp như Hà Nội.

    Hiện  nay các phương tiện chở rác và chất thải ở Việt Nam trong  những thị xã và những đô thị lớn chủ yếu là ô tô chở và ép rác thùng kín, thùng hở… do nhiều xí  nghiệp thiết kế khác nhau do đó xe có dung tích và kích thước thùng rác khác nhau. Có nhiều ô tô chuyên dùng chưa đủ tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước và kết cấu thùng rác vị trí bố trí các thiết bị thuỷ lực chuyên dùng như các piston chưa được hợp lý:

 - Hệ thống thu gom rác hở gây rơi vãi, ô nhiễm môi trường.

 - Khối lượng vận chuyển thấp.

 - Hành trình thu gom rác chưa hợp lý.

 - Kết cấu thùng của ô tô không đủ bền, không đủ độ cứng vững khi khối lượng vận chuyển lớn và làm việc trong thời gian lâu dài.

 - Chuyển động không ổn định khi chở rác thải cồng kềnh không đảm bảo tính tiện nghi cơ giới hoá và tự động hoá.

 - Không đảm bảo tính mỹ thật so với tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

 - Giá thành ô tô còn cao so với một số xe sản xuất trong  nước và nhập từ nước ngoài.

 - Hệ thông chuyên dùng không tiện cho việc thay thế và bảo dưỡng.

 - Các pistôn thuỷ lực làm việc không ổn định hay bị tụt áp và chảy dầu.

 - Việc sử dụng và điều khiển gặp nhiều khó khăn.

   Với số lượng xe sát xi, xe tải sẵn có ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng thì việc thiết kế, cải tạo trên các dạng xe này thành các dạng xe chuyên dùng chở và ép rác là một vấn đề hết sức cần thiết. Sự phát triển của ô tô chuyên dùng về số lượng phương tiên và kiểu loại phương tiện phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt phụ thuộc vào nhu cầu vận tải.

Phần lớn các loại xe chuyên dùng hiện nay là chế tạo trên cơ sở ô tô tải sát xi thông thường có lắp đặt thùng xe chuyên dùng hoặc thiết bị chuyên dùng.Cho nên xu hướng hiện nay là ngày càng hoàn thiện các loại thùng xe và thiết bị chuyên dùng để đảm bảo tính tin cậy cao, tiện nghi cao, tính cơ giới hoá và tự động hoá cao.

   Một xu hướng khác là đa dạng hoá tải trọng xe đang dùng để tận dụng tải trọng tối đa hay nâng cao hệ số xử dụng tải trọng.

    Do có nhiều thiết bị chuyên dùng nên tải trọng của xe chuyên dùng lớn hơn tải trọng của xe phổ thông cùng loại . Để nâng cao tải trọng của ô tô chuyên dùng ta phải sử dụng vật liệu chế tạo thùng xe nhẹ, tăng kích thước của thùng xe, tăng

chất lượng động lực kéo. Nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và độ bền khi xe chuyển động.

     Ngoài ra còn có xu hướng khác là khắc phục tối đa các ảnh hưởng của các tác động bên ngoài như điều kiện đường xá, khí hậu (mưa nắng) đảm bảo một cách vận chuyển hàng hoá có hiều quả cao nhất và phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

 - Giá thành rẻ so với các loại xe trong nước và nước ngoài cùng loại.

 - Thùng rác kín, hệ thống thu gom rác thấp, không gây bụi và rơi vãi.

 - Có thể thu gom rác từ các xe đẩy hoặc đổ trực tiếp vào khoang nạp, phù hợp với công nghệ thu gom của các Tỉnh, Thành phố.

 - Kết cấu thùng chứa hệ thống thu gom, hệ thống ép và hệ thống xả rác phù hợp với khả năng công nghệ chế tạo của cơ sở sản xuất có đủ pháp nhân thi công trong nước.

 - Tận dụng hết tải trọng tối đa của xe, tránh lãng phí công xuất và nhiên liệu.

 - Khi ô tô hoạt động thì đảm bảo chuyển động êm dịu ít gây tiếng ồn

 - Có tính cơ giới hoá và tự động hoá cao.

 - Đảm bảo dễ sử dụng khi vận hành và bảo dưỡng.

Vì vậy việc thiết kế xe chở và ép rác đáp ứng được những yêu cầu trên.

1.2. Lựa chọn ô tô cơ sở.

       Xe cở sở được chọn để làm xe thiết kế cần phải đảm bảo các yêu cầu của xe thiết kế như kích thước của xe thiết kế. Khả năng chịu tải tối đa của xe cơ sở, xong phải đảm bảo tải trọng của xe thiết kế phân bố lên các trục theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải. Bên cạnh đó phải đảm bảo được tính kính tế trong quá trình sử dụng.

    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ô tô sát xi ca bin được nhập khẩu từ các nước như:  Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.  Theo mục tiêu nghiên cứu chú ý đến một số loại ô tô sau (Bảng 1.1):

Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật chủ yếu của một số loại ô tô.

Thông số

 

Loại xe

        

HINO

ISUZU

FOTON

HYUNDAI

Model

WU422L

NPR85K

FD4100

HD78

Kích thước bao (mm)

(dài x rộng x cao)

6675x1995x2240

6750x2060x2300

5670x2200x2460

6515x2000x2270

Chiều dài cơ sở (mm)

3870

3845

3400

3735

Khối lượng bản thân (kg)

2450

23450

34150

3165

Khối lượng toàn bộ (kg)

8520

7000

9240

7800

Động cơ

HINO W04D TN

4JJ1-E2N

CY4105Q

D4PB-D4DD

- Công suất (kW/v/p)

86/2500

96/2800

74/3000

96

- Mô men (Nm/v/p)

353/1800

340/1600

265/2000

370

-Dung tích xi lanh (cm3)

4009

2999

4087

3907

Tiêu hao nhiên liệu (lít)

9,6

8-9

 

 

  

 Tất cả các loại ô tô cơ sở trên đều có thể lựa chọn để thiết kế, ở đây đề tài chỉ lựa chọn ra một loại ô tô cơ sở điển hình để thiết kế đó là: Ô tô HINO 300 SERIES model WU422L.

  Có tuyết hình như hình 1.1:

 

Hình 1.1: Tuyết hình ô tô cơ sở HINO WU422L.

1.3. Lựa chọn phương án thiết kế.

* Ô tô thu gom rác loại bé:

 

Hình 1.2: Ô tô thu gom rác

    Sử dụng để thu gom rác trong các ngõ xóm. Dung tích thùng đạt khoảng 3,0m3.Sau khi thu gom rác ô tô đến các container thùng rời để đổ rác.

   - Ưu điểm: Xe có kích thước gọn tạo điều kiện thuận lợi khi ra vào ngõ xóm, cơ động trong việc thu gom rác, có hệ thống tay nâng thuận tiện cho việc nâng và đổ rác

   - Nhược điểm: Hệ số sử dụng tải trọng nhỏ.

   * Xe thu gom rác dạng container: Xe  được trạng bị cơ cấu kiểu tay đòn dung để nâng hạ container.Thùng chứa đặt ở vị trí cố định, khi thùng đầy ô tô đến nâng thùng lên xe và cở đến bãi rác.

 

Hình 1.3 : Xe thu gom dạng container.

    - Ưu điểm: Không mất thời gian thu gom rác,tiết kiệm được thời gian vận chuyển rác.Thùng container được đóng kín đảm bảo  không ô nhiễm môi trường.

  - Nhược điểm: Hệ số sử dụng tải trọng nhỏ.

* Xe chở rác loại có hệ thống cuốn và ép rác:

 

Hình 1.4: Xe chở rác loại có hệ thống cuốn và ép rác.

  - Ưu điểm: Tỷ số ép của hệ thống từ 1,2 - 3 nên hệ số sử dụng tải trọng rất cao.

    Kết cấu thùng dạng kín nên giảm thiểu tối đa được sự ô nhiễm môi trường trong quá rình thu gom rác.

    Rác được chuyển trực tiếp từ xe thu gom rác của hộ dân và được nâng lên xe nhờ cơ cấu nâng do đó giảm được sức lao động của nhân công.

Kết luận: Dựa vào những ưu điểm của các loại xe chở rác trên ta chọn phương án thiết kế là: Xe chở rác loại có hệ thống cuốn và ép rác.

1.4. Giới thiệu ô tô thiêt kế.

   Ô tô thiết kế là ô tô chở rác thiết kế trên ô tô cơ sở HINO WU422L có công thức bánh xe 4x2 .Tuyết hình được thể hiện trên hình vẽ dưới:

   Bảng thông số kỹ thuật:

Bảng 1.2: Các thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô thiết kế.

TT

Thông  số

Trị số

Thông số kích thước

Kích thước bao(dài x Rộng x Cao) (mm)

6950 x 2000 x 2735

Kích thước lòng thùng hàng(đáy lớn x đáy nhỏ x rộng x cao) (mm)

3460x2650x1620x1550

Chiều dài cơ sở (mm)

3870

Vết bánh xe trước/sau (mm)

1655/1520

Chiều dài đầu xe (mm)

950

Chiều dài đuôi xe (mm)

1950

Khoảng sáng gầm xe (mm)

220

Thông số về trọng lượng

Khối lượng bản thân (N)

         - Trục trước

         - Trục sau

4405

1630

2775

Trọng tải (kg)

 

Số người cho phép chở kể cả người lái (người)

3

Khối lượng toàn bộ (kg)

         - Trục trước

         - Trục sau

7500

2600

4900

Thông số về tính năng chuyển động

Tốc dộ lớn nhất của ô tô (km/h)

82

Độ dốc lớn nhất ô tô vượt được (%)

35

Gia tốc phanh (đầy tải) ô tô ở tốc độ 30km/h (m/s2)

7

Động cơ

Kiểu loại

W04D

Loại nhiên liệu, số kỳ, số xy lanh, cách bố trí xy lanh, cách làm mát.

Động cơ Diesel, 4 kỳ, tuabin tăng nạp và làm mát khí nạp, 4 xy lanh thẳng hàng, làm mát bằng nước.

Dung tích xy lanh (cm3)

4.009

Tỷ số nén

19:0

Công suất lớn nhất (kw)/ tốc độ quay (v/ph)

ISO NET: 86/2500

Mô men xoắn lớn nhất (N.m)/ tốc độ quay (v/ph)

ISO NET: 363/1800

Ly hợp

1đĩa ma sát khô lò xo trụ; Dẫn động thủy lực

 

Hộp số

Dẫn động

Dẫn động cơ khí

Số tay số

5 số tiến, một số lùi

Tỷ số truyền

4,981; 2,911; 1,556; 1,000; 0,738; R:4,265

Hệ thống lái

Kiểu loại

Đai ốc Ecu bi tuần hoàn có trợ lực

Tỷ số truyền

20,9

Dẫn động

Cơ khí có trợ lực

Hệ thống treo

Kiểu phụ thuộc, nhíp lá, thanh cân bằng; Giảm chấn thủy lực

 

Hệ thống phanh

Phanh chính

Tang trống, dẫn động thủy lực - trợ lực khí nén

Phanh đỗ

Phanh cơ khí, dạng tang trống tác dụng lên trục ra  của hộp số

Lốp xe

 

7.50-16-14PR

7.50R16-14PR

Hệ thống nhiên liệu

Loại nhiên liệu

DIESEL

Thùng nhiên liệu

100 Lít

Tiêu hao nhiên liệu

9.6 lít/ 100 km (Sử dụng tại Việt Nam X 20%); tại tốc độ 60 km/h

Hệ thống tăng áp

Tuabin tăng áp và két làm mát khí nạp

Hệ thống điện

Điện áp định mức (V)

24

Bình ắc quy

02 bình; 12V-65Ahx2

Máy phát

50

1.4.1. Tổng thể ô tô thiết kế:

 

 

Hình 1.5: Tổng thể ô tô thiết kế.

1.4.2. Các cụm tổng thành chính của ô tô thiết kế như sau:

a. Thùng chính:

 

Hình 1.6: Kết cấu thùng chính.

01- Tôn thành thùng; 02- Xương đầu thùng; 03-Bàn xả; 04- Xy lanh xả; 05-Xương thành bên; 06- Xương nóc trên; 07- Xương cuối thùng; 08- Dầm dọc;

09- Hệ sàn thùng; 10- Tôn nóc trên.

   Thùng chứa thiết kế dạng hộp, kết cấu chắc chắn và phù hợp với công nghệ chế tạo trong nước. Toàn bộ khung xương thùng chính được chế tạo từ thép định hình gồm các mảng thành trước,hai thành bên và mảng sàn  mảng nóc ghép lại .Bên trong thùng chính bố trí cơ cấu xả rác.

b. Cụm thùng phụ:

 

Hình 1.7: Lắp thùng phụ.

01-Cụm thân sau; 02- Bàn ép rác;  03-Bàn cuốn rác; 04- Xi lanh nâng thân sau; 05- Xi lanh càng gập; 06- Xi lanh dẫn động lưỡi cuốn rác; 07- Xi lanh dẫn động bàn trượt; 08- Cơ cấu khóa thân sau; 09- Tai dẫn động cơ cấu khóa.

    Thùng phụ đươc bố trí cơ cấu bàn cuốn, cơ cấu nâng hạ xe thu gom rác. Mặt sau thùng được thiết kế mở bằng tay với cơ cấu mở khóa thùng cơ khí. Toàn bộ khung xương thùng và sàn thùng được chế tạo bằng thép định hình, gồm các mảng thành trước, thành bên, nắp thùng sau và mảng sàn. tương đương), đây là loại thép chịu mòn tốt.

c. Cơ cấu nạp rác:

    Càng gắp xe gom dùng để gom rác được thiết kế theo kích thước xe gom. Càng gắp điều chỉnh được khoảng cách để nâng các xe gom rác có chiều rộng khác nhau, càng gắp này rất thuận tiện cho người sử dụng trong quá trình làm việc .

   Chuyển động nâng xe gom và đổ rác vào khoang ép của thân sau được thực hiện nhờ hai xylanh bố trí phía bên ngoài thành thùng chứa và phía dưới. Khi ô tô chạy trên đường hai xylanh này ở vị trí co hết hành trình để gập gọn cơ cấu nạp rác lên phía trên.

d. Hệ thống cuốn ép rác:

Hệ thống cuốn ép rác gồm hai tấm:

+ Tấm cuốn ép rác có chuyển động xoay và chuyển động tịnh tiến nhờ các xylanh thủy lực.

+ Tấm ép chuyển động tịnh tiến lên xuống trong rãnh trượt nhờ hai xylanh thủy lực dẫn động , rãnh trượt ở hai bên thành thân sau được chế tạo từ thép tấm C45.

c. Hệ thống thủy lực:

 

Hình 1.8: Sơ đồ hệ thống thủy lực

 01-Thùng dầu thủy lực; 02-Van an toàn; 03-Cụm van phân phối 3 tay; 04-Xy lanh điều khiển lưới cuốn; 05- Xy lanh điều khiển bàn ép; 06-Xy lanh càng nâng; 07- Xy lanh nâng cụm thùng phụ; 08-Xy lanh xả rác; 0 9-Cụm van phân phối 2 tay; 10 Van 3 ngả;11- Van 1 chiều;12- Bơm thủy lực.

  Hệ thống thủy lực dùng để tự động thực hiện toàn bộ các thao tác của hệ thống chuyên dùng trên ô tô cuốn ép rác, hệ thống bao gồm:

- Bơm thủy lực: Là loại bơm bánh răng được dẫn động nhờ hộp trích công suất.

- Van một chiều dùng để ngăn không cho dầu tự động chảy về khi bơm ngừng làm việc, giữ cho pistông ở vị trí cố định trong xi lanh.

 - Van phân phối : Ô tô chở rác thiết kế có 7 xi lanh làm việc. Để tiện lợi điều khiển sử dụng 2 hộp van phân phối. Một hộp van phân phối ba cửa lắp đặt thân sau để điều  khiển bộ phận nạp rác và cuốn ép rác.

Một hộp van phân phối hai ngăn lắp đặt sau ca bin để điều khiển mở thân sau và xả rác.

-  Các xy lanh thủy lực: Dùng để điều khiển các hệ thống nâng thùng phụ, nâng xe thu gom, hệ thống xả, hệ thống cuốn ép rác.

- Thùng dầu: Dùng để chứa dầu.

- Bầu lọc: Dùng để lọc dầu trước khi qua các van và vào xi lanh.

- Hệ thống đường ống cứng dùng ống thép:  Ø15x25 và Ø20x3 chịu áp lực 160 KG/cm3. Hệ thống ống mềm là ống có lưới thép chịu áp lực 160 KG/cm3 có 4 loại  G41, G32, G27 và G24.

* Nguyên lý làm việc:

- Trường hợp 1:  Quá trình nạp rác: Động cơ làm việc, hộp số ở vị trí trung gian, gài hộp trích công suất, bơm thủy lực làm việc bơm dầu từ thùng chứa qua đường ống qua van phân phối tới khoang trên của xi lanh của bàn cuốn để co hết hành trình. Đồng thời điều khiển tay gạt cho dầu qua van phân phối tới khoang dưới của xy lanh ép đẩy hết hành trình, để tạo không gian chứa rác ở thùng phụ. Tiếp đó điều khiển tay gạt cho dầu qua van phân phối tới khoang dưới của xi lanh nâng xe gom, đưa càng nâng về vị trí ngang sát đất, đẩy xe gom vào vị trí điều khiển tay gạt cho dầu qua van phân phối vào khoang trên của xi lanh đồng thời dầu từ khoang dưới qua van phân phối về thùng chứa. Tiếp đó mới điều bàn cuốn ép đi xuống và cuốn ép rác nên thùng chính.

- Trường hợp 2:  Quá trình xả rác:  Động cơ làm việc, hộp số ở vị trí trung gian, gài hộp trích công suất, bơm thủy lực làm việc bơm dầu từ thùng chứa qua đường ống, đẩy van 1 chiều mở qua van 3 ngả tới van phân phối ( ở vị trí nâng thùng phụ) tới khoang dưới của xilanh,đẩy thùng phụ mở. tiếp điều khiển tay gạt mở van phân phối cho dầu tới khoang dưới của xi lanh xả, đẩy bàn xả, xả rác ra ngoài.

1.5. Giới thiệu mục tiêu và nội dung đề tài.

1.5.1. Mục tiêu:

    Với tình hình nước Việt Nam là nước đang phát triển, phương tiện đi lại ngày càng được nâng cao, vì vậy việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp ô tô tự đổ đang là nhu cầu rất cần thiết. Với cơ hội thực tiễn đó, em lựa chọn đề tài: “Thiết kế ô tô chở rác trên cơ sở ô tô sát xi “HINO WU 422L” với nhiệm vụ riêng là: ‘‘Thiết kế thùng phụ ” làm đề tài tốt nghiệp. Đề tài được tham khảo tại một số xưởng sản xuất lắp ráp ô tô. Đồng thời tham khảo kết cấu của các loại xe có tải trọng tương tự.

     Đề tài giúp em nghiên cứu sâu hơn và bổ xung được kiến thức chung về ô tô cũng như các kiến thức về nền công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô hiện nay.

1.5.2. Nội dung đề tài:

  - Thiết kế thùng phụ:

    + Lựa chọn dung tích thùng phụ.

    + Kết cấu thùng phụ.

    + Tính bền thùng phụ.

 - Tính toán cơ cấu cuốn rác:

   + Động học cơ cấu cuốn rác.

   + Kết cấu bàn cuốn rác.

   + Lựa chon xi lanh, bàn cuốn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ THÙNG PHỤ

 

2.1. Lựa chọn dung tích thùng phụ.

   Kích thước thùng xe được xác định trên các cơ sở sau:

     - Trọng tải của ô tô thiết kế.

     - Tỷ trọng của hàng hóa mà ô tô thường chuyên chở.

     - Chiều dài sát xi của ô tô cơ sở.

     - Tải trọng cho phép của hàng hóa.

     - Theo quy chuẩn VN QCVN 09: 2011/BGTVT. Về quy định trọng lượng và kích thước của ô tô. Với ô tô thiết kế có tải trọng  là: 7,5 tấn.

  Căn cứ theo lập luận xác định kích thước sơ bộ của xe và kích thước thùng phụ chọn thùng phụ của xe có dạng hình hộp có kích thước trong lòng thùng là:

Dài x rộng x cao = 970 x1494x2011(mm).

 Thùng chứa có các kích thước sau:

                Đáy dài:                970(mm)

                Đáy ngắn:             686(mm)      

                Rộng:                    1494(mm)

                Cao:                      2011(mm)

Dung tích toàn bộ thùng chứa rác: V0 =2,91(m3 )

Phần thể tích bố trí toàn bộ bàn cuốn rác và bàn ép rác: V= 0,35( m3 )

Vậy dung tích chứa rác là: V=2,56(m3 ).

- Trọng lượng của rác chuyên chở là:

                    Qr = g.K.Vr = 1,5.322.2,56  = 1236(kg)

Với trọng lượng riêng của rác lấy theo giá trị trung bình của công ty vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội.

     Với khối lượng riêng của rác:  g= 250-450 (kg/m3). Lấy khối lượng riêng theo giá trị trung bình của rác thải đô thị: g= 322 (kg/m3).   

                      K: Hệ số ép giác K=1,5

2.2. Kết cấu thùng phụ.

 2.2.1. Kết cấu thùng phụ thiết kế:

  Thùng phụ thiết kế dạng hộp, kết cấu chắc chắn và phù hợp với công nghệ chế tạo trong nước. Toàn bộ khung xương thùng và sàn thành thùng được chế tạo từ thép hình gồm các mảng thành trước, sau, hai thành bên và mảng sàn ghép lại. mặt trước được thiết kế để lắp thùng chính vào cùng với các cơ cấu bàn xả ....       Vật liệu chế tạo thùng là thép CT3 (hoặc tương đương), đây là loại thép chịu mòn tốt.

 

Hình 1.8: Kết cấu thùng phụ thiết kế.

01-Tôn che thân sau; 02- Xương trên thân sau; 03- Xương miệng máng thân sau; 04- Xương ngang máng thân sau; 05- Tôn máng thân sau; 06- Xương đứng máng thân sau; 07- Xương đứng thân sau; 08- Xương ray trượt; 09- Xương dưới thân sau.

   Phần xương của thùng được cấu tạo bởi các U sấn. Các xương này được liên kết với nhau bằng phương pháp hàn có khí CO2 bảo vệ. Sàn thùng được lót thép tấm CT3 dày 4 mm liên kết với khung xương sàn thùng bằng phương pháp hàn điểm..

2.2.2. Các chi tiết cơ sở thùng phụ:

 - Phần xương dưới thân sau: Được cấu tạo bởi các U sấn thép CT3 100*50*3   

 

Hình 1.9: Khung xương dưới thân sau.

   Xương dưới thân sau gồm hai xương hai bên đối xứng nhau và mỗi xương được tạo thành bởi các chi tiết như hình vẽ. Các chi tiết này được liên kết với nhau bằng các mối hàn có khí CO2 bảo vệ.

- Phần xương trên thân sau: Được cấu tạo bởi các thép hộp CT3 60*50*3.

 

Hình 2.0: Khung xương trên thân sau.

Xương trên thân sau gồm hai xương hai bên đối xứng. Các xương này được tạo thành từ các chi tiết như hình vẽ và được hàn bằng các mối hàn có khí CO2 bảo vệ.

- Xương ray trượt: Được cấu tạo bởi các U sấn thép CT3 80*50*3.

 

Hình 2.1: Xương ray trượt.

 - Xương miệng máng thân sau:  Được chế tạo từ thép ống  Ø89*6.

 

Hình 2.2: Xương miệng máng thân sau.

- Xương đứng máng thân sau: Được chế tạo từ thép chữ L50*50*3. Gồm hai thân hai bên được hàn vào khung xương trên thân sau.

 

Hình 2.3: Xương đứng máng thân sau.

- Xương đứng thân sau: Là chi tiết tăng độ cứng vững cho thùng phụ và được làm từ U sấn 120*50*3.

 

Hình 2.4: Xương đứng thân sau.

- Tôn che thân sau: Là phần được hàn từ phía sau khung xương thùng phụ, có tác dụng ngăn cho rác được ép và đưa vào thùng chính không bị ra ngoài. Chi tiết được làm từ tôn sấn dầy 3mm.

 

Hình 2.5: Tôn che thân sau.

- Xương ngang máng thân sau: Được chế tạo từ thép chữ U100*50*3. Được liên kết với khung dưới thân sau bằng mối hàn có khí CO2 bảo vệ.

 

Hình 2.6: Xương ngang máng thân sau.

- Tôn máng thân sau: Được chế tạo từ tôn sấn dầy 6mm và được hàn vào phần khung xương thùng phụ.

 

Hình 2.7: Tôn máng thân sau.

2.2.3. Xác định trọng lượng của thùng phụ:

 Trọng lượng của thùng được xác định dựa vào trọng lượng của các chi tiết.

Công thức tính trọng lượng của thùng:

Gth= Σ.γ.Vi = Σn.F.L.γ (N)

Trong đó:

          - Vi: Thể tích của thanh hoặc chi tiết cần tính.

         - γ: Trọng lượng riêng, đối với thép: γt = 7,85.104 (N/m3).

         - n: Số lượng chi tiết cần tính.

         - F: Diện tích mặt cắt.

         - L: Chiều dài chi tiết.

Từ bản vẽ tính được trọng lượng của các chi tiết khung xương và trọng lượng của các mảng vỏ thùng phụ như sau:

a. Phần khung xương của thùng.

      Gồm có các chi tiết:

Bảng 2.1: Bảng kê khối lượng vật liệu khung xương thùng phụ.

TT

Tên chi tiết

Quy cách(mm)

Số lượng

(cái)

Khối lượng(kg)

Ghi chú

1

Xương dưới thân sau

3406x(100x50x3)

04

160,42

 

2

Xương trên thân sau

2917x(60x50x3)

01

20,60

 

3

Xương ray trượt

1978x(80x50x3)

04

74,53

 

4

Xương miệng máng thân sau

1494xØ89x6

01

47,87

 

5

Xương đứng máng thân sau

421x(50x50x3)

02

4,95

 

6

Xương đứng thân sau

320x(100x50x3)

01

18,08

 

7

Xương ngang máng thân sau.

1394x80x50x3

02

32,82

 

Tổng cộng

359,27

 

 

 

b. Phần tôn mãng thùng:

Gồm có các chi tiết :

Bảng 2.2: Bảng kê khối lượng vật liệu tôn mãng thùng phụ.

TT

Tên chi tiết

Quy cách(mm)

Số lượng

(cái)

Khối lượng(kg)

Ghi chú

1

Tôn che thân sau

1474x933x3

01

32,4

 

2

Tôn máng thân sau

1394x466x6

01

30,59

 

Tổng cộng

63,0

 

 

 

c. Phần tôn ốp hai bên hông thùng:

    Để tính khối lượng tôn ốp hai bên thùng ta chia thành 3 khối sau:

 

Hình 2.8: Tôn ốp hai bên hông thùng.

 

Bảng 2.3: Bảng kê khối lượng vật liệu tôn hông thùng phụ.

TT

Tên chi tiết

Quy cách(mm)

Số lượng

(cái)

Khối lượng

(kg)

Ghi chú

01

Tôn phần 01

 (644x342)/2x3

02

5,18

 

02

Tôn phần 02

[(1206+644)x1898]/2x3

02

82,69

 

03

Tôn phần 03

367(1206+444)+

02

20,99

 

Tổng cộng

108,86

 

 

 

d. Khối lượng các mối hàn và chi tiết phụ trong quá trình hàn:

 -  Khối lượng mối hàn được tính trên cơ sở kích thước mối hàn chồng, hàn giáp mối và hàn điểm. Tổng trọng lượng các mối hàn là:                                                     

                                         Gh+p  = 27(kg)

- Khối lượng phụ khác:  Gp = 10 (kG).

Do đó trọng lượng thùng phụ được là:

Gthp = Gst + Gtb +Gnt + Gh+p + Gtt + Gp

Gthp = 359,27+63+108,86+27+10 = 568,16(kg).

2.3. Kiểm tra bền thùng phụ.

2.3.1. Kiểm tra bền dầm ngang:

Để đơn giản trong tính toán có các giả thiết sau:

  - Xem các dầm ngang thép chịu toàn bộ lực tác dụng, còn tôn sàn là kết cấu gia cường. Giả thiết này có thể chấp nhận được vì kết quả tính toán thiên về hướng an toàn.

  - Các lực tác dụng phân bố đều lên 02 cặp dầm ngang và không tính cho dầm ngang đặt gối đỡ. Giả thiết này có thể chấp nhận được vì khi chuyển bài toán siêu tĩnh không gian về bài toán phẳng đã bỏ qua nhiều liên kết gia cường. Khi ôtô chuyển động, dầm ngang chịu tác dụng của các tải trọng sau:

     + Trọng lượng bản thân thùng phụ.

     + Tải trọng động khi phanh gấp hoặc khi quay vòng.

    Dầm ngang chịu tải lớn nhất khi ôtô chở đủ tải và phanh đột ngột. Vì vậy khi tính bền dầm ngang sàn chỉ cần tính cho trường hợp này.

    Khi phanh gấp các dầm chịu tác dụng của lực quán tính tác dụng trong mặt phẳng nằm ngang và trọng lượng của thành thùng, sàn và tải trọng tác dụng trong mặt phẳng thẳng đứng.

    Tính bền dầm dọc và các gối đỡ vì đây là các vị trí chịu tải trọng và tải trọng va đập lớn, có ứng suất tập trung.

Bảng 2.4: Bảng thông số tính toán độ bền dầm ngang

Khối lượng

Kí hiệu

Đơn vị

Giá trị

Khối lượng sàn

Qs

kg

241,91

Khối lượng thành bên

Gtb

kg

183,39

Khối lượng rác chuyên chở theo thiết kế

Qr

kg

1236

Số cặp dầm ngang

n

-

2

Chiều dài dầm ngang

l

cm

147,4

Gia tốc phanh

jp

m/s2

7

Bề rộng sàn

B

cm

139,4

 

*Khối lượng tác dụng theo phương thẳng đứng:

Khối lượng tập trung tại đầu đầm ngang sinh ra do trọng lượng thành bên của thùng phụ:

        Qtb = Gtb/(2.n) = 183,39/(2.2) = 45,84(kg).  (n: số cặp dầm ngang: n = 2)

Khối lượng phân bố do trọng lượng sàn, thành trước và khối lượng rác sinh ra:

qx = (Qs +Qr )/(a.2.n) = (241,91+1236)/(2.2.147,4) = 2,5(kg/cm).

n: Số cặp dầm ngang: n = 2

a: Là chiều dài toàn bộ dầm ngang: a=147,4(cm)

*Tải trọng tác dụng theo phương nằm ngang:

- Lực quán tính tập trung tại đầu các dầm ngang sinh ra do trọng lượng thành bên:

           Ppmax = Gtb . jmax/(2.g.n) =  183,39. 7/(2.9,81.2) = 32,71(kg).

- Lực quán tính do lực phân bố sinh ra:

           qy = qx.jmax/g = 2,5.7/9,81= 1,78(kg/cm).

Các dầm ngang sàn được cố định chắc chắn vào dầm dọc bằng phương pháp hàn. Khi đó vị trí nguy hiểm nhất của dầm ngang sàn là mặt cắt sát mép ngoài của dầm dọc sàn thùng. Do dầm ngang chịu lực đối xứng đối với trục dọc của ôtô nên sơ đồ lực tác dụng lên một dầm ngang như hình sau:

                                            

Pp

 

Qtb

 

M

 

x

 

=3205

 

M

 

y

 

=1602

 

q

 

x

 

q

 

yj

 

L=147,4

Hình 2.9: Biểu đồ mômen uốn tác dụng lên dầm ngang.

Mô men chống uốn theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang của mặt cắt dầm nguy hiểm tra bằng với thép: U100x50x3mm có: Wx=Jx/ymax ; Wy = Jy/xmax

 

Hình 3.0: Mặt cắt dầm ngang.

Trong đó ta tính được với thép hình chữ U như hình bên có:

       Jx =378 cm4; Jy =37,5.cm4

      Wx= 57,7 cm3; Wy =8,1 cm3

Ứng suất uốn cực đại của dầm ngang:

     σumax =   

      =  = 205,42 (kg/cm2).

     σumax = 205,42 (kg/cm).

Bảng 2.5: Bảng kê lực phân bố trên thùng phụ.

Thông số

Đơn vị

Giá trị

qx

kg/cm

2,5

qy

kg/cm

1,78

Qtb

kg

45,84

Pp

kg

32,71

M1

kg.cm

3205

M2

kg.cm

1602

Wx

cm3

57,7

Wy

cm3

8,1

Ứng suất lớn nhất

kg/cm2

205,42

Ứng  suất cho phép thép CT3

kg/cm2

1600

 

* Kiểm tra bền mối hàn:

Áp dụng theo công thức:                =                  

      Trong đó:

          - Qxmax: Lực cắt theo trục x tại mặt cắt nguy hiểm của dầm ngang.

          - Qymax: Lực cắt theo trục y tại mặt cắt nguy hiểm của dầm ngang.

          - k: Chiều cao mối hàn: k = 0,5cm.

          - ld : Chiều dài mối hàn dọc: ld =12cm.

          - ln: Chiều dài mối hàn ngang: ln=6cm.

          - L: Tổng chiều dài mối hàn dọc và ngang: L= 18cm.

+ Lực cắt theo trục x tại mặt cắt nguy hiểm của dầm ngang là:

           Qxmax = 110,55 (kg).

+ Lực cắt theo trục y tại mặt cắt nguy hiểm của dầm ngang là:

           Qymax = 57,48 (kg)

   =  =17,54 (kg/cm2)

  =  = 9,12 (kg/cm2)

       =  =19,76 (kg/cm2)

     

     

     

    

Ứng suất tổng:

Dầm ngang được chế tạo từ thép CT3 có: [s] =1600 (kG/cm2)

   Þs =435,52 £ [s]=1600 (kG/cm2

  Như vậy mối hàn đảm bảo bền chắc.

2.3.2. Kiểm tra bền dầm dọc sàn thùng phụ:

    Với giả thiết rằng các dầm dọc là kết cấu khung xương, với các liên kết siêu tĩnh chuyển về dầm tĩnh định một đầu liên kết gối cố định một đầu liên kết gối di động, chịu tải trọng phân bố đều do các dầm ngang truyền lên.

     Khi đó xem các tải trọng đó được chia đều cho các thanh dầm ngang và tổng tải trọng này chia đều lên dầm dọc khi bắt đầu nâng thùng. Tải trọng này do trọng lượng bản thân thùng tự đổ và trọng lượng hàng hóa  sinh ra. Các dầm ngang này sẽ chia đều tải trọng lên hai dầm ngang do kết cấu đối xứng.

     Giả thiết này sát với thực tế hơn vì thực tế ngoài tải trọng tập trung sinh ra do các dầm ngang phân bố đều thì còn có tải trọng phân bố lên dầm dầm dọc, vậy giả thiết này đảm bảo khi tính bền cho dầm dọc chính xác hơn, với giả thiết tính cho dầm tĩnh định cũng  thiên về tính an toàn do kết cấu siêu tĩnh luôn bền hơn kết cấu tĩnh định. Biểu đồ lực cắt và mô men uốn tính cho dầm dọc như sau:

 

Hình 3.1 : Biểu đồ  mômen tác dụng lên dầm dọc.

Trong đó: q0 =( Qth +Qh )/2.ld =(531,13 +320)/ 2.120= 3,54(kG /cm2).

Phản lực đầu gối: Z1 =Z2 = (Qth +Qh )/8 =(531,13 + 320)/ 4=  212,78 (kG).

Phương trình mô men viết cho mặt cắt cách đầu dầm khoảng là x là:

      Mx = Z2.x-q0.x2/2 = 212,78.x – 3,54.x2/2      với 0 ≤ x ≤ 120cm

Biểu đồ mô men uốn có dạng parabol giá trị cực đại tại giá trị của x sao cho:

     Mx/dx =0 →3,54x=425,56 →x= 123,35 cm chính là ứng với giá trị Mxmax.

     Mxmax = 531,13.123,35 – 3,54.123,352/2= 38583,9 (kG.cm)

Tại mặt cắt nguy hiểm lực cắt bằng không: Q=0,

Mặt cắt nguy hiểm nhất là mặt cắt ngang chính giữa dầm, tiến hành kiểm tra bền:

Mô men chống uốn theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang của mặt cắt dầm nguy hiểm tra bẳng với thép: U100x50x3mm có:

     Wx=Jx/ymax ; Wy = Jy/xmax

Trong đó ta tính được với thép hình chữ. U như hình bên có:

    Jx =302,24.104mm4;  Jy =88,32.104mm4.

    Wx = 58,84.103mm3; Wy = 31,87.103mm3.

Kiểm tra bền dầm khi chịu toàn bộ tải trọng :

               

      (kG /cm2.)

             (kG /cm2)

    

Dầm được chế tạo bằng thép CT3 có ứng suất chảy: sch = 3200kG /cm2nên ứng suất cho phép là: [s] = sch/[s] = 3200/138,2= 23,1kG /cm2

Như vậy: smax< [s] nên dầm dọc đủ bền.         

2.3.3. Kiểm tra bền thành bên:

Chế độ tải trọng tính toán:

   + Khi xe quay vòng sẽ xuất hiện lực quán tính ly tâm.

   + Áp lực do rác bị ép.

  Sơ đồ bố trí lực và mômen như hình vẽ:

 

Hình 3.2 : Biểu đồ  mômen tác dụng lên dầm thành bên

           21220 (KG)

    Trong đó:

                    - qlt: Là lực quán tính li tâm: qlt=21220(KG)

                    - V: Là vận tốc max của ô tô: v=80(km/h)

                     -g: Là gia tốc trọng trường: g=9,81(m/ )

                     -R: Là bán kính quay vòng của ô tô:R=9,5(m)

            0,206(KG/mm)

Trong đó:     

                   - q: Là trọng lượng phân bố của rác lên thành bên.

                   - Gr: Là trọng lượng của rác.

                   - L: Là chiều dài của dầm thành bên: l=1494(mm)   

                        Ra=Rb= 1209,5(KG); Mumax=1255,3 (KG.cm)

Vật liệu làm thành bên là thép: U100x50x3 có mômen chống uốn là:

 Wx=70,2

 

Hình 3.3 : Mặt cắt ngang dầm thành bên.

            17,88(KG/mm)

Mà [su] của thép CT3 là: 1600 (KG/ cm2 )    

Vậy: < [su] do đó thành bên đủ bền.

    2.3.4. Kiểm tra bền chốt trên:

- Chốt trên của thùng phụ chịu ứng suất cắt khi làm việc. Với các thông số cơ bản của chốt khi làm việc là:

  + Vật liệu chốt là thép: C45.

  + Đường kính chốt là: D=44mm.

  + Chiều dài: l=180mm.

  + Lực tác dụng: P = 9049,5 KG.

- Tiết diện chịu cắt của 02 chốt là:

       S = p.D2/4 = 2.3,14.442/4 = 3039,5 mm2

- Ứng suất cắt:

       t = P/S = 9049,5/ 3039,5 = 2,97KG/mm2      

- [tc] của thép 45 là: 13,8 KG/mm2 > t.

Vậy: Chốt đảm bảo diều kiện bền.

- Biểu đồ mômen tác dụng lên chốt:  

 

Hình 3.4: Biểu đồ mômen lực cắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 3:          TÍNH TOÁN CƠ CẤU CUỐN RÁC

 

3.1. Động học cơ cấu cuốn rác.

   Cơ cấu cuộn rác là cơ cấu có tác dụng đưa rác từ phía ngoài thùng phụ vào phía trong để chuẩn bị cho quá trình ép rác nén lại và đẩy vào thùng chính. Cơ cấu cuốn rác về mặt nguyên lý thì giống nhau cho tất các các loại xe chở rác, nhưng về kết cấu trọng lượng lại khác nhau tùy thuộc vào khối lượng cần cuốn rác, trọng lượng thùng chứa, loại xe.

 

Hình 3.4: Động học cơ cấu cuốn rác.

  3.1.1. Giải thích sơ đồ động học:

         O- Tâm chốt liên kết xilanh với thùng phụ.

         A- Tâm chốt liên kết xilanh với bàn cuốn ở bị trí ban đầu.

         B- Tâm chốt liên kết xilanh với bàn cuốn ở vị trí cuối cùng (Vị trí cuốn rác vào).

3.1.2. Nguyên lý làm việc của động học cơ cấu cuộn rác:

    Từ sơ đồ động học ta thấy khi rác được đưa lên trạng thái chuẩn bị đẩy vào khoang thùng phụ thì xilanh và bàn cuốn ở trạng thái vị trí A (Tức là vị trí bàn cuốn được xilanh đẩy về vị trí không làm việc). Khi rác được đưa vào mép thùng phụ với một khối lượng phù hợp thì người phục vụ xe sẽ điều khiển hệ thống thủy lực của xilanh bàn cuốn để cho xilanh hoạt động và đẩy xilanh ra với quãng đường hành trình là OB. Tại vị trí A=B có lắp cụm bạc quay bàn cuốn, có thể chuyển động theo một cung tròn xác định theo chiều ra vào của xilanh.

3.1.3. Xác định hành trình xilanh của bàn cuốn:

  Để xác định hành trình của xilanh bàn cuốn ta dùng phương pháp họa đồ xác định hành trình của xilanh:

- Từ tâm O ta vẽ đường tròn bán kính OA từ O ta vẽ đường tròn bán kính OB. Hành trình của bàn cuốn có quỹ đạo là một đường thẳng mà đầu xi lanh được bắt với bàn cuốn từ đó ta xác định được A và B.

- Hành trình của xilanh:

                S=OB-OA

 Trong đó:  

                    +  α: Là góc xi lanh cuốn ở vị trí ban đầu so với phương thẳng đứng

                   +   : Là góc xilanh cuốn ở vị trí cuối cùng so với phương thẳng đứng (Vị trí cuốn rác vào).

                   + A:  Là vị trí ban đầu mà đầu xilanh bắt với bàn cuốn.

                   + B: Là vị trí cuối cùng mà đầu xilanh bắt với bàn cuốn.

Sơ đồ động học và động lực học của cơ cấu xilanh cuốn rác như trên hình vẽ 3.4. Hành trình cần thiết của xilanh cuốn rác khi xilanh đi từ vị trí ban đầu đến vị trí cuối cùng để cuốn rác vào:

- Nhìn vào sơ đồ động học ta chọn xi lanh có hành trình là:

        -  = 242(mm)

Trong đó:

                + : Là hành trình xilanh cuốn rác.

                + : Là hành trình xilanh ở vị trí đầu (Vị trí không làm việc).

                + : Là hành trình xilanh ở vị trí cuối cùng (Vị trí cuốn rác vảo).

Vậy: Hành trình cần thiết của xilanh cuốn rác là: sxl= 242(mm).

3.2. Kế cấu bàn cuốn rác.

3.2.1. Cơ sở thiết kế bàn cuốn:

   Kích thước của bàn cuốn được xác định dựa trên cơ sở sau:

- Dựa vào kích thước cơ bản của ôtô cơ sở.

- Dựa vào chiều dài chiều rộng trọng lượng của loại xe ô tô chở, ép và cuốn rác.

- Dựa vào kích thước của thùng chính, thùng phụ của xe.

3.2.2.  Kết cấu bàn cuốn rác:

 * Qua tham khảo và nghiên cứu thực tế của đề tài, em  đưa ra được kết cấu bàn cuốn gồm các chi tiết sau:

- 01: Cụm bạc quay bàn cuốn.           - 08: U100x50x3(Sấn).

- 02: Tấm cuốn.                                  - 09: Hộp vuông 50x50x3(sấn).

- 03: Tấm mã bàn cuốn.                     - 10: Tấm phủ mặt sau bàn cuốn.

- 04: Bạc xilanh đầu cuốn.                - 11: Tấm tôn 10mm.

- 05: Ống Ø76x10.                             - 12: Tấm tăng cứng mã bàn cuốn.

- 06: U100x50x3(Sấn).                     - 13: Chốt đầu xilanh bàn cuốn.

- 07: U100x50x5(Sấn ốp hộp).          - 14: Chốt chẻ 50x80.

 

Hình 3.5: Tổng thể bàn cuốn rác.

* Kết cấu bàn cuốn rác bao gồm:

+  Hai cụm bạc quay bàn cuốn có lỗ trong Ø55mm. Được chế tạo từ vật liệu thép C45 có chiều dài 230mm.

 

Hình 3.6: Cụm bạc quay bàn cuốn rác.

+ Một tấm cuốn dùng để cuốn rác vào thùng. Chi tiết được làm bằng thép CT3 có chiều dài 1316x380mm.

 

Hình 3.7: Tấm cuốn.

+ Tấm mã bàn cuốn được chế tạo từ thép CT3. Gồm 4 tấm được hàn vào hai bên hông của bàn cuốn.

 

Hình 3.8: Tấm mã bàn cuốn.

+ Chi tiết hộp vuông 50x50x3mm dùng để tăng độ cứng vững cho bàn cuốn. Chi tiết được chế tạo từ thép CT3.

 

Hình 3.9: Hộp vuông 50x50x3.

+ Một ống Ø76x10 dài 980mm được hàn vào phía trong long của bàn cuốn rác. Chi tiết vừa có tác dụng tăng độ cứng vững cho bàn cuốn, vừa là gạt rác vào phía trong.

 

Hình 4.0: Ống Ø76x10.

+ Chi tiết chốt đầu xilanh gồm hai chốt  Ø55x160mm và được làm bằng thép C40. Chi tiết có tác dụng định vị đầu xilanh không bị trượt ra khỏi bàn cuốn.

 

Hình 4.1: Chốt đầu xilanh Ø55x160.

+ Một tấm tôn 10mm dài 972x62mm, được hàn phái đáy của bàn cuốn.

 

Hình 4.2: Tôn 10mm.

+ Tôn tấm phủ mặt sau bàn cuốn 3x360x972mm được chế tạo từ  thép CT3 và được dập định hình trước khi đưa vào hàn.

 

Hình 4.3: Tấm phủ mặt sau bàn cuốn.

+ Hai tấm tăng cứng mã bàn cuốn 5x615x87mm, làm từ thép CT3. Được hàn phía ngoài của bàn cuốn.

                   

 

Hình 4.4: Tấm tăng cứng mã bàn cuốn.

+ Bốn chi tiết bạc xilanh được hàn ở phía 4 đầu của bàn cuốn. Bạc được chế tạo từ thép C45 nhiệt luyện, còn áo bạc được làm từ thép CT3.

 

Hình 4.5: Bạc đầu xilanh bàn cuốn.

+ Chi tiết U100x50x5mm (Sấn ốp hộp).

 

Hình 4.6: Chi tiết U100x50x5.

+ Ba thanh thép CT3 loại U100x50x3 (sấn) được hàn phía sau bàn cuốn, có tác dụng tăng độ cứng vững cho bàn cuốn khi bàn làm việc.

 

Hình 4.6: Chi tiết U100x50x3.

+ Ba thanh thép CT3 loại U100x50x3 (sấn) cũng được hàn phía sau bàn cuốn.

 

Hình 4.7: Chi tiết U100x50x3.

3.2.3. Xác định trọng lượng bàn cuốn rác:

     Trọng lượng của bàn cuốn được xác định dựa vào trọng lượng của các chi tiết tạo thành bàn cuốn.  Để xác định trọng lượng của bàn cuốn ta đi tính các chi tiết của bàn cuốn áp dụng theo công thức:

                    Gth= Σ.γ.Vi = Σn.F.L.γ (N)

       Trong đó:

         - Vi: Thể tích của thanh hoặc chi tiết cần tính.

         - γ: Trọng lượng riêng, đối với thép: γt = 7,85.104N/m3.

         - n: Số lượng chi tiết cần tính.

         - F: Diện tích mặt cắt.

         - L: Chiều dài chi tiết.

Từ bản vẽ tính được trọng lượng của các chi tiết của bàn cuốn như sau:

 

Bảng 3.1: Bảng kê trọng lượng của bàn cuốn.

TT

Tên chi tiết

Số lượng

Chiều dài

(mm)

Vật liệu

Trọng lượng

(N)

01

Cụm bạc quay bàn cuốn

02

230xØ89/Ø55

C45

1,92 N

02

Tấm cuốn

01

6x1316x380

CT3

235,5 N  

03

Tấm mã bàn cuốn

04

12x554x348

CT3

179,6N  

04

Bạc xilanh đầu cuốn

04

Ø60x40/Ø40

C45

3,34N   

05

Ống Ø76x10

01

980xØ76/Ø56

CT3

4,83N

06

U100x50x3 (Sấn)

03

3x84x100x50

CT3

3,95 N

07

U100x50x5 (Sấn ốp hộp)

01

5x100x50x980

CT3

1,83N

08

U100x50x3 (Sấn)

03

3x50x100x91

CT3

37,4N

09

Hộp vuông 50x50x3

01

3x50x50x972

CT3

43,03N

10

Tấm phủ mặt sau bàn cuốn

01

3x360x972

CT3

82,40N

11

Tấm tôn 10mm

01

10x62x972

CT3

4,74N

12

Tấm tăng cứng mã bàn cuốn

02

5x87x615

CT3

42,01N

13

Chốt đầu xilanh bàn cuốn

02

Ø 55x160

C45

7,89N

14

Chốt chẻ Ø5x80

02

Ø 5x80

C40

0,19N

15

 

Tồng kim loại bàn cuốn

Gbc= 1,92+235,5+179,6+3,34+4,83+3,95+1,83

+37,4+43,03+82,40+4,74+42,01+7,89+0,19N

= 648,63N

 

   Ngoài ra bàn cuốn còn có các bộ phận khác như: bulông, ốc vít, các mối hàn chi tiết vào bàn cuốn…  chúng có tổng trọng lượng là: 22 N.

Vậy tổng trọng lượng của bàn cuốn là: Gbc= 648,63 + 22 = 670,63 N.

 Trọng lượng bàn cuốn chọn là: 650 N

Nhận xét: Vậy khối lương bàn cuốn lệch so với thiết kế là: 1,5%, kết quả này làhợp lý nên không cần phải tính lại.

3.2.4. Kiểm nghiệm bền một số chi tiết chịu lực của bàn cuốn.

   Để đảm bảo về điều kiện làm việc, ta cần kiểm nghiệm bền bàn cuốn tại các mặt cắt nguy hiểm:

3.2.4.1.Tính sức bền tấm ốp bàn cuốn rác:

- Lực đẩy cần thiết để cuốn rác là: Pc = 4360 KG.

- Coi lực tác dụng lên tấm cuốn phân bố đều suốt chiều dài và tấm cuốn như một dầm thẳng.

      q = = 44,48 KG/cm.

      PA=PB = 1625 KG.

     Mumax= PA.(l/2) - q.(l/2).(1/4) =79080 KG.cm.

- Mô men chống uốn tại tiết diện nguy hiểm là:

 + Thép ống: Đường kính ngoài F76x10mm. Đường kính trong F56 mm.

     Wxo =  .(1-  .(1- = 30377mm3

 + Thép chữ [100x50x5 có: Wx[ = 35200 mm3

Do đó có: su = Mu /Wu = Mu /(Wxo+ Wx[) = 0,30 KG/mm2

- [su] của thép CT3 là: 16 KG/mm2.

Vậy: su < [su] do đó tấm cuốn đảm bảo độ bền.

- Biểu đồ mômen uốn tác dụng:

 

      Hình 4.8: Biêu đồ mômen uốn.

3.2.4.2. Tính sức bền chốt tấm cuốn rác:

- Chốt tấm cuốn rác chịu ứng suất cắt khi làm việc. Với các thông số cơ bản của chốt khi làm việc là:

  + Vật liệu chốt là thép: C45.

  + Đường kính chốt là: D=55mm.

  + Chiều dài: l=160mm.

 + Lực tác dụng: P = 4360 KG.

- Tiết diện chịu cắt của 02 chốt là:

       S = p.D2/4 = 2.3,14.552/4 = 4749 mm2

- Ứng suất cắt:

       t = P/S = 4360/ 4749 = 0,98 KG/mm2      

- [tc] của thép 45 là: 13,8 KG/mm2 > tc.

Vậy: Chốt đảm bảo diều kiện bền.

- Biểu đồ lực cắt của chốt:

 

      Hình 4.9: Biêu đồ lực cắt.

3.3. Tính toán và lựa chon xilanh bàn cuốn rác.

3.3.1. Sơ đồ động học xilanh bàn cuốn.

Căn cứ vào sơ đồ động học cơ cấu cuốn rác đã được xác định ở phần trên, ta có

 sơ đồ động học của xilanh cần tính toán như sau:

 

      Hình 5.0: Biêu đồ mômen uốn.

- Hành trình làm việc của xilanh là: S=242mm.

3.3.2. Tính toán động lực học cơ cấu cuốn rác.

    Bài toán động lực học là bài toán xác định lực đặt lên cơ cấu khi làm việc, từ đó ta tìm được lực cuốn lớn nhất cần thiết của xilanh thủy lực để có thể cuốn rác.

     Lực cuốn tác dụng vào xilanh thủy lực khi bàn cuốn cuốn vào. Tại thời điểm này ta có sơ tác dụng lực như hình vẽ:

 

Hình 5.1: Sơ đồ động lưc học hệ thống cuốn rác

 Theo sơ đồ trên, ta có phương trình tác dụng theo phương nghiêng là:

                           

        Trong đó:

                   +F: Lực đẩy của kích.

                   +G: Trọng lượng của bàn cuốn và rác:

                      G = Gbc + Gr = 650 + 750 = 1400 N

                  + : Góc nghiêng của xilanh so với phương thẳng đứng. Qua khảo sát thực tế góc nghiêng:

                   =>  F=  =  =1979,8 N.

Vì hệ thống bàn cuốn rác rác sử dụng  hai xilanh hai bên nên lực ở mỗi xilanh sẽ  là: F = 989,9 N.

Vậy: Lực đẩy của xilanh sẽ tăng từ 0 đến lớn nhất để đẩy bàn bàn cuốn rác từ ngoài vào thùng phụ sẽ là:  F = 989,9 N.

3.3.3. Đường kính xilanh cuốn rác.

* Lực cuốn cần thiết:

- Thùng phụ được thiết kế với dung tích chứa rác: Vr=2,56( m3).

- Với trọng lượng riêng của rác lấy theo giá trị trung bình của công ty vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội.

                   + g=428(kg/m3)    

                   + K: Hệ số ép giác: K=1.5

-  Hệ số ma sát cản của khối rác với thùng ôtô khi cuốn:  Kx = 0,7.

- Trọng lượng của rác chuyên chở: Qr=1236 (kg)

- Lực cuốn cần thiết: Pc = G.Kx.Kc = 1400 x 0,7 x 1,7 = 1666 KG.

- Cơ cấu cuốn rác sử dụng gồm 02 xilanh: (i=2).

  Khi làm việc xilanh làm việc từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất trong điều kiện tải trọng là tối đa, do đó để làm được việc thì đường kính xilanh phải thỏa mãn công thức sau:

+ Đường kính xilanh cần thiết là :

                   Dc2 =

Trong đó:

  + D: Đương kính trong của xilanh: (mm)

  + : Áp suất cực đại của dầu: (KG/ )

                   =>  =  =3,25cm                    

- Để đảm bảo an toàn khi làm việc ta chọn xilanh bàn cuốn có:

          + Số lượng: 2cái

         + Đường kính trong là: dxl= 80mm.  

         + Đường kính ngoài: D=110mm.

         + Hành trình lớn nhất: 980mm.

* Kết cấu xilanh của bàn cuốn:

 

Hình 5.2: Kết cấu xilanh bàn cuốn.

01: Đuôi xilanh.                                      10: Bạc đồng.

02: Bít ống dưới xilanh.                         11: Bạc chống mòn.

03: Dẫn hướng cán piston dưới.              12: Gioang chỉ.

04: Gioang chỉ.                                        13: Ống dẫn dầu.

05: Xilanh.                                               14: Bộ chia dầu 2XBSPT1/2-14.

06: Trục piston.                                       15: Gioang chỉ.

07: Dẫn hướng cán pistong trên.            16: Đai ốc.

08: Vòng bít.                                           17: Vú tra dầu.

09: Đầu xilanh.                                                

3.2: Bảng kết cấu của xi lanh của bàn cuốn rác thùng phụ.

TT

Ký hiệu

Tên gọi

S.lg

Vật liệu

01

XL00.01

Đuôi xilanh

02

Thép C40

02

XL00.02

Bít ống dưới xilanh

01

Thép C40

03

XL00.03

Dẫn hướng cán piston dưới

01

Thép C45

04

XL00.04

Gioang chỉ d29.8x3.53

04

Cao su

05

XL00.05

Xilanh

01

Thép C45

06

XL00.06

Trục piston

01

Thép C45

07

XL00.07

Dẫn hướng cán piston trên

01

Thép C45

08

TTU1744

Vòng bít 63x45x11

01

Thép C45

09

XL00.09

Đầu xilanh

01

Thép C40

10

XL00.10

Bạc đồng

02

Đồng hợp kim

11

XL00.11

Bạc chống mòn d45x15x2,5

01

Thép C45

12

XL00.12

Gioang chỉ d55.55x3.53

01

Cao su

13

XL00.13

Ống dẫn dầu

01

Thép C40

14

XL00.14

Bộ chia dầu 2XBSPT1/2-14

03

Thép C40

15

XL00.15

Gioang chỉ

01

Cao su

16

XL00.16

Đai ốc M24.TCVN 1907-26

01

Thép C40

17

XL00.17

Vú tra dầu

03

Thép CT3

 

* Nguyên lý làm việc của xilanh bàn cuốn:            

- Xilanh hoạt động nhờ áp suất dầu được dẫn từ thùng chứa dầu qua bơm, van phân phối tới xilanh

- Xilanh của bàn cuốn có nhiệm vụ là dùng để dịch chuyển tấm cuốn, cuốn rác từ ngoài vào thùng phụ.

- Từ bài toán động học ta đã xác định được hành trình xilanh, từ bài toán động lực học ta đã xác định được đường kính xilanh. Trên cơ sở đã biết đường kính và hành trình xilanh ta tiến hành lựa chọn xilanh theo tiêu chuẩn.

KẾT LUẬN

    Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Với đề tài đồ án “Thiết kế ô tô chở và ép rác trên cơ sơ ô tô HINO WU422L” với nhiệm vụ riêng là: “Thiết kế thùng phụ và cơ cấu cuộn rác” em đã hoàn thành được các nội dung đề tài như sau:

     -  Tổng quan về đề tài.

     -  Thiết kế thùng phụ.

     - Tính toán cơ cấu cuốn rác.

   Ô tô thiết kế đã đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và các quy định hiện hành. Các cơ sở sản xuất có thể thi công theo thiết kế này.

    Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong quá trình làm đồ án của em vẫn còn nhiều thiếu sót về mặt nội dung và trình bày. Nên em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo cùng các bạn để em hoàn thiện hơn đề tài của em được tốt hơn.

    Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các thầy cô bộ môn, trong khoa cơ khí, các bạn, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đề tài : ThS………………. , đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình em trong suốt quá trình làm và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Thành Bắc (1985), Sổ tay thiết kế ô tô khách, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

[2]. GS.TS. Nguyễn Hữu Cẩn (chủ biên), TS. Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng (2005), Lý thuyết ôtô- máy kéo, Nxb Khoa học & Kỹ thuật.

[3]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên (1984), Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, Nhà xuất bản đại học và trung học  chuyên nghiệp.

[4]. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (1998), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Nhà xuất bản giáo dục.

[5]. Nguyễn Danh, Điện lạnh ô tô, Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải.

[6]. Tô Đằng, Nguyễn Xuân Phú, Sử dụng và sửa chữa khí cụ điện hạ thế, Nhà xuất xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[7]. B. N. ARZAMAXOV (2000), Vật liệu học, Nhà xuất bản giáo dục.

[8]. TS. Trương Tất Đích (2001), Chi tiết máy tập, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

[9]. Chu Tạo Đoan, Kiều Thế Đức (1997), Cơ lý thuyết, Trường đại học giao thông vận tải.

[10]. Cao Trọng Hiền, Nguyễn Văn Bang, Trịnh Trí Thiện (1995), Thí nghiệm ô tô, Nhà xuất bản giao thông vận tải Hà Nội.

[11]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm (2002), Thiết kế chi tiết máy, Nhà xuất bản giáo dục.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"